Ngày 21/3, Hội Nhà báo TP.HCM tổ chức cuộc tọa đàm về Bản quyền báo chí: Các vấn đề liên quan. Buổi tọa đàm có sự tham dự của các nhà báo và các cơ quan quản lý chuyên ngành.
Buổi toạ đàm diễn ra vì gần đây một số báo in, báo nói, báo điện tử… có tình trạng sử dụng tin bài, hình ảnh của nhau dưới nhiều hình thức mà không đuợc sự đồng ý của báo nguồn. Phát pháo là báo Năng lượng mới đã dọa kiện trang thông tin điện tử baomoi.com vì đã không xin phép mà sử dụng tin, bài, hình ảnh của báo này. Theo Quy định về bản quyền và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, hành vi “copy” tin, bài, hình ảnh báo chí mà không xin phép cũng là phạm luật.
Lách luật?
Buổi tọa đàm do Hội Nhà báo TP.HCM và tạp chí Nghề báo tổ chức. Theo số liệu của BTC đưa ra, thì ở ta hiện nay có: 812 cơ quan báo chí với 1.084 ấn phẩm, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội. Đặc biệt, các trang thông tin điện tử tổng hợp chiếm số lượng nhiều nhất với con số 1.174 tính đến tháng 2/2013.
Vậy trang thông tin điện tử tổng hợp là gì? Đuợc biết, các trang này đuợc đăng ký hoạt động trên internet tại Việt Nam nhưng không có chức năng hoạt động báo chí. Tuy nhiên, đa phần các trang thông tin điện tử lại copy bài của rất nhiều tờ báo để “nội dung” và “hình thức” cũng giống như các tờ báo điện tử. Cụ thể, trang baomoi.com của công ty EPI là một truờng hợp đã vuợt quá nội dung hoạt động đã đăng ký.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Truởng phòng Quản lý Xuất bản & Báo chí – Sở TT&TT TP.HCM, cho biết: “Có ba nơi cấp phép nhiều cho các trang thông tin điện tử tổng hợp dạng này, gồm: Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ TT&TT và hai Sở TT&TT Hà Nội và TP.HCM. Tại TP.HCM có khoảng 270 trang thông tin điện tử đuợc cấp phép. Tuy nhiên, các trang này đều tổng hợp thông tin vượt quá giới hạn đã đăng ký cấp phép, nên rất cần pháp lý để quản lý. Vì các trang này không phải là cơ quan báo chí nhưng hình thức hoạt động như một cơ quan báo chí”.
Các trang như baomoi.com trong thời gian qua bị “ném đá” rất nhiều trên công luận “chính thống”. Nhưng theo luật sư Phan Đăng Thanh (báo Pháp luật TP.HCM), thì: “Không nên gọi các trang web copy lại là ăn cắp hay ăn cuớp, vì tin, bài hình ảnh của các báo vẫn còn đó của báo gốc chứ không mất đi đâu. Theo tôi, nên dung từ là họ “công nhiên chiếm đoạt”. Những lỗi này do lỗ hổng pháp lý mà ra. Tôi nghiên cứu thấy lỗ hổng này trong Luật Báo chí. Các lỗi nho nhỏ ta thuờng hay cho qua. Tại sai không làm quyết liệt để luật pháp đuợc công minh?!”
Báo cần vào… “siêu thị”
Được mời tham dự buổi tọa đàm, ông Nguyễn Anh Tuấn, đại diện trang thông tin tổng hợp baomoi.com, cho rằng: “Ngay sau khi bị báo Năng lượng mới dọa kiện, công EPI đã lập tức nhận lỗi dù chúng tôi copy lại trên tinh thần tôn trọng bản quyền. Nhưng chúng tôi biết đuợc rằng không xin phép khi copy lại là sai. Chúng tôi đã xin lỗi khoảng 160 tờ báo mà mình đã copy. Hiện chúng tôi đã liên lạc và được sự chấp nhận của 30 tờ báo cho phép baomoi.com đăng lại thông tin trên các báo này”.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho biết: “Các trang thông tin tổng hợp và các báo không bắt tay nhau thì sẽ thiệt thòi cho bạn đọc, vì thông tin trên báo mang tính đại chúng, càng nhiều nguời đọc càng có lợi. Tôi muốn baomoi.com như một siêu thị, các tờ báo như các thương hiệu để nguời đọc lựa chọn. Theo thông lệ trên thế giới, các trang thông tin điện tử sau khi xin phép đuợc copy lại, họ sẽ dẫn link gốc cũng như tôn trọng giao diện của nguồn tin”.
Vậy lợi nhuận của các trang thông tin điện tử khi copy tin, bài, hình ảnh của các báo như thế nào? Theo ông Tuấn, baomoi.com có doanh thu trong 3 năm gần đây chiếm 85% từ dịch vụ CMS, ORM và các dịch vụ tích hợp từ hệ thống. Trong đó doanh thu đến từ quảng cáo chỉ có 15% và chỉ có 8% từ baomoi.com. Ông Tuấn cho biết, sẵn sàng chia sẻ nguồn thu với các tờ báo hợp tác với mình nhằm mang đến thông tin tốt nhất, nhanh nhất cho bạn đọc.
Hiện nay, có rất nhiều tin, bài, hình ảnh giống nhau xuất hiện gần như cùng lúc trên mặt báo, nhất là các báo điện tử. Hậu quả của việc báo copy báo là gì? Hầu như các đại biểu đều cho rằng: “Việc các báo điện tử, trang mạng trích in lẫn nhau mà không xin phép là phạm luật, thêm nữa điều này khiến báo nào cũng na ná báo nào, là hiện tượng không lành mạnh cần xóa bỏ. Nếu thực trạng này cứ tiếp diễn thì sẽ triệt tiêu động lực tìm tòi, sang tạo của nhà báo chân chính. Như thế, các nhà báo sẽ không cần vất vả săn tin, chỉ cần “canh me” các đồng nghiệp có tin, bài hay rồi copy lại thì xong.”/
(Thể thao và Văn hóa)
Báo copy báo: Ai được lợi?
No comments:
Post a Comment