Tuesday, July 30, 2013

Ngành phát thanh tìm cách thích ứng với giới trẻ

Giới trẻ có thể sẽ xa rời chiếc đài nếu loại hình phát thanh truyền thống không được thay đổi sang phát thanh kiểu mới và được phổ biến trên các thiết bị kỹ thuật số thông dụng. 


Đó là vấn đề được nêu ra tại Hội nghị Phát thanh châu Á 2013 với chủ đề “Phát thanh và truyền thông xã hội: Xu hướng phát triển trong tương lai” khai mạc tại Hà Nội chiều 29/7. Đây là diễn đàn đề cập và chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề của phát thanh, đặc biệt là đưa ra một số dự báo, xu hướng, định hướng của phát thanh trong sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự bùng nổ của truyền thông xã hội.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị Phát thanh châu Á 2013. Ảnh: Trúc Quỳnh.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị Phát thanh châu Á 2013. Ảnh: Trúc Quỳnh.


Tại Hội nghị, Tổng thư ký Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á – Thái Bình Dương (ABU), ông Javad Mottaghi, phát biểu: “Người làm phát thanh hiểu rằng, giới trẻ có thể xa rời radio nếu ngành phát thanh không thay đổi từ radio truyền thống sang radio kiểu mới và không xuất hiện trên các diễn đàn mạng và thiết bị phổ biến hiện nay”.


 Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, trong đó có công nghệ số và sự bùng nổ của truyền thông xã hội mang lại cho công chúng cơ hội tiếp cận thông tin nhiều hơn, đa dạng hơn, và đang nhanh chóng thay đổi bối cảnh truyền thông trên phạm vi toàn cầu và quốc gia.


 Đây thực sự là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của tất cả loại hình báo chí, đồng thời cũng là thách thức trực tiếp, ngày càng lớn, đòi hỏi chúng ta phải luôn năng động, sáng tạo và hợp tác hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hơn của xã hội.


“Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành phát thanh Việt Nam theo hướng hiện đại hóa về công nghệ, thực hiện lộ trình ứng dụng kỹ thuật số đến năm 2020, chuyên nghiệp hóa về sản xuất và đa dạng hóa về thể loại chương trình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhân dân và của bạn bè quốc tế”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, ngành phát thanh Việt Nam đã phủ sóng mặt đất trên 99% khu vực dân cư và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo, và luôn là phương tiện truyền thông đáng tin cậy trong mọi tình huống khó khăn.


Tỉnh táo với tin mạng


Trong hội nghị kéo dài đến ngày 31/7, các chuyên gia phát thanh đầu ngành chia sẻ quan điểm về các chủ đề được nhiều người quan tâm như đa phương tiện cho phát thanh số, ứng dụng Killer cho phát thanh, tương tác “trực tuyến” với khán giả, phát thanh: Nhà sản xuất thân thiện – thính giả sáng tạo…


Ông Steve Ahern, giảng viên cao cấp tại Tổ chức Đào tạo Truyền thông Cộng đồng (CMTO) của Úc, tác giả cuốn “Cẩm nang làm việc trong ngành phát thanh thời kỹ thuật số”, nói rằng, trong xu hướng hội tụ truyền thông, các nhà báo “nói” nên tận dụng mọi cơ hội mà mạng xã hội và thiết bị kỹ thuật số mang lại.


Cụ thể như nắm bắt thông tin thời sự, tương tác với người hâm mộ, quảng bá cơ quan qua Facebook, Twitter…, cũng như sử dụng iPhone, iPad để tác nghiệp linh hoạt, hiệu quả. Tuy nhiên, nhà báo phát thanh phải tỉnh táo trước biển thông tin thời kỹ thuật số, phải biết sàng lọc, kiểm chứng trước khi phát tin, tránh tình trạng “ăn quả lừa”, đưa “tin vịt”, ảnh hưởng xấu tới bản thân, cơ quan, người nghe, thậm chí cả một cộng đồng xã hội, ông cảnh báo.


Hội nghị Phát thanh châu Á 2013 do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp ABU tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam với sự tham gia của khoảng 500 đại biểu đến từ các tổ chức phát thanh truyền hình khu vực và thế giới, cũng như lãnh đạo các bộ, ngành chức năng, các đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương của Việt Nam.


 (Nguồn: Tiền Phong)



Ngành phát thanh tìm cách thích ứng với giới trẻ

Monday, July 29, 2013

Truyền hình Hàn gây phẫn nộ vì ghi hình người tự tử

Một đài truyền hình Hàn Quốc quay toàn bộ quá trình một người đàn ông tự vẫn bằng cách nhảy cầu xuống sông Hàn, gây phẫn nộ về vấn đề đạo đức dù đài này không phát sóng đoạn phim.


 Vụ việc xảy ra cuối tuần trước, khi ông Sung Jae-gi, chủ tịch một tổ chức nam quyền ở Hàn Quốc nhảy từ cầu Mapo, bắc qua sông Hàn trước sự chứng kiến của hai đồng nghiệp và một người quay phim của đài truyền hình KBS.


 Một ngày trước đó, ông viết tin nhắn trên mạng cảnh báo về việc nhảy cầu để thu hút sự chú ý đối với nhóm Man of Korea, tổ chức bảo vệ nam quyền được thành lập từ năm 2008. Korea Times dẫn lời ông tuyên bố việc nhảy cầu là nhằm kêu gọi quyên góp 100 triệu won (gần 90.000 USD) giúp trả nợ cho tổ chức của ông. Ông cũng cho biết các đồng nghiệp của ông sẽ chụp ảnh lại hành động tự tử.


Nhà quay phim của đài truyền hình KBS và hai đồng nghiệp của ông Sung tác nghiệp khi ông chuẩn bị nhảy cầu tự tử. Ảnh: Twitter

Nhà quay phim của đài truyền hình KBS và hai đồng nghiệp của ông Sung tác nghiệp khi ông chuẩn bị nhảy cầu tự tử. Ảnh: Twitter


Thực tế là những bức ảnh chụp ông Sung nhảy cầu đã được đăng trên trang Twitter của ông sau đó, cùng dòng chữ ghi: “Tôi biết điều này là đáng xấu hổ. Tôi xin lỗi. Tôi sẽ ăn năn hối cải suốt phần đời còn lại của tôi”.


 Những bức ảnh cho thấy ba người đàn ông quay phim chụp ảnh ông Sung nhảy cầu mà không hề can ngăn gây phẫn nộ đối trong công luận Hàn Quốc về đạo đức báo chí và đạo đức con người.


 Các phóng viên bị người dùng mạng cáo buộc khuyến khích, tiếp tay cho người đàn ông tự tử thay vì ngăn cản ông, một hành vi có thể bị phạt tù 10 năm theo luật Hàn Quốc.


 Đáp lại sự chỉ trích, hãng KBS tuyên bố trên trang web rằng nhà quay phim đã báo cảnh sát trước và sau khi người đàn ông nhảy khỏi cầu. Họ cũng giải thích rằng nhân viên đài đã không có đủ thời gian để cứu ông Sung.


(nguồn: VNE)


 



Truyền hình Hàn gây phẫn nộ vì ghi hình người tự tử

Sunday, July 28, 2013

VnExpress tuyển phóng viên

Các vị trí tuyển dụng


I. PHÓNG VIÊN THƯỜNG TRÚ TẠI ĐỊA PHƯƠNG (mỗi địa bàn 1 phóng viên)


 - Quảng Ninh (Mã tuyển dụng: VNE QN)


 - Hải Phòng (Mã tuyển dụng: VNE HP)


 - Lạng Sơn (Mã tuyển dụng: VNE LS)


 - Nghệ An (Mã tuyển dụng: VNE NA)


 1. Mô tả công việc:


 Viết tin bài cho các chuyên mục của báo VnExpress


 2. Yêu cầu:


Tốt nghiệp đại học (ưu tiên ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành báo chí)


Đưa tin khách quan


Khả năng ứng trực, sẵn sàng làm việc cường độ cao


Ưu tiên ứng viên có kỹ năng làm báo thời sự, có khả năng viết bài, chụp ảnh và quay video cho báo điện tử


VnExpress tổ chức theo hình thức tòa soạn hội tụ. Ảnh: Hoàng Hà.

VnExpress tổ chức theo hình thức tòa soạn hội tụ. Ảnh: Hoàng Hà.


II. PHÓNG VIÊN ẢNH (Mã tuyển dụng: VNE PVA)


 1. Mô tả công việc:


 Viết tin bài, chụp ảnh báo chí cho các chuyên mục của VnExpress


 2. Yêu cầu:


Tốt nghiệp đại học (ưu tiên ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành báo chí)


Kỹ năng tốt về chụp ảnh


Khả năng ứng trực, sẵn sàng làm việc cường độ cao


III. QUYỀN LỢI


Làm việc tại toà soạn báo tiếng Việt có nhiều độc giả nhất trên toàn cầu


Làm việc trong môi trường báo chí chuyên nghiệp, nhiều cơ hội phát triển năng lực cá nhân


Tham gia các khoá đào tạo chuyên môn của toà soạn


Mức thu nhập tương xứng với năng lực


IV. CHUẨN BỊ HỒ SƠ (KHI ĐI PHỎNG VẤN)


Đơn xin việc (tự viết bằng tiếng Việt, nêu rõ năng lực sở trường)


SYLL có xác nhận trong vòng 06 tháng


Giấy khám sức khoẻ có xác nhận trong vòng 03 tháng


Bản sao giấy khai sinh, CMT


Bản sao bằng tốt nghiệp


02 ảnh 4×6 mới nhất


Bản photocopy những bài báo đã được đăng (nếu có)


V. NỘP HỒ SƠ 


Hồ sơ online (ghi rõ mã tuyển dụng trên tiêu đề Email) vui lòng gửi về:


Ms.Vân phòng Nhân sự, email vannb@fpt.com.vn


Điện thoại: 04.7300.9999 ext 4826



VnExpress tuyển phóng viên

Friday, July 26, 2013

Hội thảo quốc tế “Phát thanh số và Trình diễn công nghệ DAB+”

Sáng ngày 26/7, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phối hợp với Hiệp hội Phát thanh-Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương (ABU) khai mạc Hội thảo quốc tế “Phát thanh số và Trình diễn công nghệ DAB+”. Đây là hội thảo bên lề củaHội nghị Phát thanh châu Á (Radio Asia 2013), diễn ra từ ngày 29-31/7 do VOV đăng cai tổ chức.


Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu trong và ngoài nước. Các đại biểu quốc tế đại diện cho các hãng truyền thông quốc gia thành viên của ABU và các tổ chức, tập đoàn cung cấp giải pháp và thiết bị phát thanh số chuẩn DAB+ (DAB là viết tắt của Digital Audio Broadcasting).


Hội thảo về phát thanh số này nằm trong các kế hoạch nghiên cứu để đưa ra lộ trình phát triển phát thanh số của VOV cho đến năm 2020. Đây là lần đầu tiên Đài TNVN tổ chức hội thảo kết hợp thử nghiệm phát thanh số theo chuẩn tiên tiến DAB+ tại Việt Nam với sự hỗ trợ của ABU.


DAB g cac dai bieu chup anh

Các đại biểu và diễn giả dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm


Việt Nam hiện là một trong các nước ASEAN đi đầu trong lĩnh vực phát triển phát thanh số. Hồi năm 2005 và năm 2009, VOV đã thử nghiệm thành công phát thanh số theo chuẩn DRM và HD Radio.


Hội thảo chia làm 2 phần chính là Hội thảo về Phát thanh số (trong ngày 26/7) và Trình diễn Công nghệ Phát thanh số chuẩn DAB+ (tập trung trong ngày 27/7, với các hoạt động thử nghiệm DAB+ như đo thử nghiệm hệ thống này ngoài hiện trường tại Hà Nội, phân tích dữ liệu thu được). Các đại biểu tham dự hội thảo sẽ được tham gia trực tiếp đoàn đánh giá, đo kiểm chất lượng phát sóng và vùng phủ sóng các hệ phát thanh VOV.


Ngày 29/7 Hội nghị tổng kết các kết quả thu được và đưa ra các khuyến nghị cho việc triển khai sóng phát thanh số tại Việt Nam.


Một trong các diễn giả tại hội thảo là bà Joan Warner, Chủ tịch tổ chức World DMB khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuyết trình, chia sẻ kinh nghiệm và trình diễn công nghệ DAB+ nhằm cung cấp thông tin cho Việt Nam và các nước trong khu vực lựa chọn công nghệ trong lĩnh vực phát thanh số.


VOV mong muốn qua chương trình thử nghiệm lần này, giới thiệu với thính giả chương trình phát thanh theo phương thức số với chất lượng âm thanh cao hơn so với phát analog truyền thống.


DAB+ được cho là mang lại âm thanh chất lượng cao hơn đáng kể. Với chuẩn MPEG-4, máy thu thanh số dùng cho DAB+ có thêm chức năng hiển thị dữ liệu hình ảnh và văn bản kèm theo.


Đài phát thanh quốc gia VOV là một trong những đơn vị đi tiên phong trong công cuộc số hóa, từ khâu sản xuất, lưu trữ đến truyền dẫn phát sóng, trên cơ sở nhận thức rõ xu hướng tất yếu này.


Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Tổng Giám đốc VOV Vũ Hải nhấn mạnh, “từ lâu các đài (tại Việt Nam –PV) đã dần thay thế phương thức sản xuất chương trình truyền thông trên các hệ thống analog bằng phương thức hiện đại trên hệ thống thiết bị số”, và vấn đề hiện nay không còn là bàn luận về việc hội nhập nữa, mà là đánh giá tác động của hội tụ công nghệ đa phương tiện đối với báo chí nói chung và ngành phát thanh nói riêng.


Tất nhiên, để phù hợp với các đặc điểm của đất nước về kinh tế, xã hội, và địa hình, Việt Nam sẽ từng bước thực hiện quá trình số hóa phát thanh theo lộ trình thích hợp, chứ không thể chuyển đổi quá đột ngột. Trong quá trình chuyển sang số hóa, có nhiều thách thức như phải lựa chọn tiêu chuẩn sao cho thích hợp với cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế, trình độ dân trí, có khả năng tích hợp toàn hệ thống. Bản thân việc chuyển đổi thiết bị thu, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa đã là một vấn đề lớn phải vượt qua.


Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Đào Duy Hứa, nguyên Phó Tổng Giám đốc VOV, Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam, kêu gọi quan tâm hơn nữa đến phát thanh vì nó “nhanh, rẻ và tiện ích”. Trước đó bà Joan Warner cũng khẳng định tầm ảnh hưởng rộng rãi của phát thanh đối với công chúng kể cả trong kỷ nguyên internet./.


 


(Nguồn: VOV)



Hội thảo quốc tế “Phát thanh số và Trình diễn công nghệ DAB+”

Thursday, July 25, 2013

VOV đã sẵn sàng cho Hội nghị Phát thanh châu Á 2013

Hội nghị Phát thanh châu Á 2013 (Radio Asia 2013) do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Hiệp hội Phát thanh-Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương (ABU) phối hợp tổ chức tại Hà Nội từ ngày 29-31/7. Đây là hội nghị quan trọng của khu vực liên quan tới lĩnh vực phát thanh.


Nhân dịp này, phóng viên VOV đã phỏng vấn ông Nguyễn Đăng Tiến – Tổng Giám đốc Đài TNVN (VOV).


** Với tư cách là đồng chủ tịch Hội nghị, xin ông cho biết ý nghĩa của Hội nghị Phát thanh châu Á 2013?


TGĐ Nguyễn Đăng Tiến:  Đài TNVN (VOV) là thành viên đầy đủ của Hiệp hội Phát thanh-Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương (ABU) từ năm 1964. VOV tham gia rất tích cực trong các hoạt động của ABU. Năm 2013, VOV được ABU lựa chọn đăng cai tổ chức hội nghị của tổ chức này tại Hà Nội. Điều này thể hiện sự tin tưởng của ABU đối với Đài TNVN.


Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Nguyễn Đăng Tiến (ảnh: Huy Phương)

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Nguyễn Đăng Tiến (ảnh: Huy Phương)


Với việc tổ chức Radio Asia 2013, Đài TNVN sẽ nâng cao vị thế của ngành phát thanh nước nhà so với các nước trong khu vực.


Hội nghị năm nay có chủ đề “Phát thanh và Truyền thông Xã hội: Xu hướng Phát triển trong Tương lai”, mang một ý nghĩa rất lớn, không riêng gì đối với phát thanh Việt Nam mà còn cả phát thanh của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tại diễn đàn này, các nhà quản lý phát thanh sẽ chia sẻ những kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực phát thanh, sẽ trao đổi những kinh nghiệm cũng như những xu hướng phát triển của phát thanh trong tương lai. Phát thanh trong giai đoạn hiện nay phải vượt qua chính mình để thích nghi với xu hướng phát triển hiện đại, đồng thời đáp ứng nhu cầu của xã hội và công chúng.


**Thưa ông, tại Hội nghị này, VOV sẽ chia sẻ với bạn bè quốc tế những kinh nghiệm gì để vượt qua những thách thức mà phát thanh đối diện trong kỷ nguyên internet và mạng xã hội?


TGĐ Nguyễn Đăng Tiến: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cùng với sự bùng nổ truyền thông xã hội đang đặt ra nhiều thách thức đối với phát thanh khu vực, mà Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Những sự phát triển nói trên đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà quản lý phát thanh trong giai đoạn hiện nay. Khi công chúng tiếp cận và chia sẻ thông tin nhanh nhạy hơn, nhiều hơn thì những người quản lý phải làm sao phải nắm bắt được các thông tin đó, phải xử lý được những vấn đề liên quan mật thiết như bản quyền, đạo đức nghề nghiệp trong việc cung cấp thông tin. Trong giai đoạn hiện nay, ngành phát thanh phải vượt qua chính mình và các nhà quản lý phát thanh phải thấy được điều đó.


Tham gia Hội nghị Radio Asia lần này, Đài TNVN có 2 chủ đề chính là văn hóa dân gian Việt Nam trong phát thanh và trao đổi tọa đàm phát thanh.


Thời gian qua, VOV đã ứng dụng mạng internet để truyền tải các chương trình phát thanh- truyền hình, đã đưa nội dung do mình sản xuất lên internet, qua địa chỉ vov.vn của Đài Tiếng nói Việt Nam. Đầu năm nay, Đài TNVN đã cho ra đời kênh radiovietnam.vn, tích hợp chương trình phát thanh của 63 tỉnh thành trong cả nước trên mạng internet. Sắp tới VOV sẽ tổ chức phát sóng bản quyền bóng đá giải ngoại hạng Anh trên làn sóng phát thanh và qua mạng internet.


Những công việc này là điều mà VOV có thể chia sẻ với các đại biểu tham gia hội nghị.


**Xin ông cho biết về công tác chuẩn bị của Đài TNVN cho Hội nghị Phát thanh châu Á cho đến thời điểm hiện tại?


TGĐ Nguyễn Đăng Tiến: Tôi tin tưởng rằng với kinh nghiệm và khả năng của mình, Đài TNVN sẽ tổ chức tốt Hội nghị Phát thanh châu Á lần này tại Hà Nội. Đến nay công tác chuẩn bị cho hội nghị đã được hoàn tất. Ngay từ năm 2012, VOV đã phối hợp với các ngành, các cấp có liên quan chuẩn bị chu đáo cho Hội nghị này. Tôi tin rằng các vị đại biểu tham dự Hội nghị sẽ hài lòng với sự chuẩn bị của VOV, qua đó hiểu biết thêm về đất nước, con người Việt Nam, về ngành phát thanh Việt Nam trong đó có VOV. Chúng tôi tin rằng Hội nghị sẽ thành công tốt đẹp.


**Xin cảm ơn ông!


 


(Theo VOV Online)



VOV đã sẵn sàng cho Hội nghị Phát thanh châu Á 2013

Wednesday, July 24, 2013

Đằng sau nỗi đau

Một tuần, có 4 trẻ sơ sinh tử vong “liên quan” đến tiêm vắc xin. Và điều “chưa có tiền lệ” đó là có tới 3 trẻ cùng tử vong một thời điểm, ở cùng một bệnh viện. Sự việc đã gây sốc mạnh trong dư luận, dấy lên nỗi hồ nghi và hoang mang. 


Chưa rõ, hay nói đúng hơn là cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về các trường hợp này. Nhưng dù có thế nào thì vẫn có lỗi từ hệ thống y tế. Nỗi đau mất người, chắc chắn ai cũng có thể thấu hiểu, nhưng cảm nhận nỗi đau ấy chắc hẳn chỉ có những người mẹ, người thân của nạn nhân mới có thể thấu. 


Dĩ nhiên nỗi đau của người mẹ mất con là không thể bù đắp. Nhưng sau sự việc, nếu chúng ta không thay đổi thái độ, người “có trách nhiệm” không nhận thức đúng, không có tâm đức thì nỗi đau ấy không những không thể nguôi ngoai mà còn là “cơ hội” để nỗi đau khác lại xảy đến.


Những “vết đen” trong bệnh viện không phải bây giờ mới có. Từ lâu lắm rồi, chuyện y đức, chuyện chiếc phong bì, chuyện chất lượng thuốc trong bệnh viện, rồi cả những sơ sảy trong y thuật đã được bàn luận nhiều. Đáng tiếc là có nhiều điểm lỗi như thế lại do chủ quan của con người. Chỉ trong một thời gian ngắn, dư luận liên tiếp “nóng” trước những thông tin chẳng hay từ bệnh viện, đó là một y tá gian lận trong tiêm vắc xin, đó là một hộ lý vô ý làm rơi 5 đứa trẻ còn đỏ hỏn, đó là thông tin thuốc giá “bèo”, kém chất lượng tràn vào bệnh viện…


Tất cả những sai sót ấy đâu phải là tự nhiên! Hẳn rằng nếu những người quản lý bệnh viện có tâm đức thì chắc chắn thuốc kém chất lượng đâu có chỗ ở cái nơi vốn là chữa bệnh, cứu người. Và chắc chắn những cái chết oan uổng của trẻ sơ sinh vì tiêm vắc xin sẽ được giảm bớt nếu việc ấy có cơ chế chặt chẽ, quản lý nghiêm túc. Ngành y tế vẫn hô hào quyết tâm “nói không với phong bì”, nhưng thật trớ trêu là “phong bì” cũng chỉ là một cách để một số bác sỹ, y tá cảm thấy mình “nên có trách nhiệm” với bệnh nhân. Tất nhiên, có nhiều sơ suất chết người của bác sỹ cũng không phải vì đồng tiền, nhưng thay vào đó lại là vì sự tắc trách, non kém tay nghề, thiếu trách nhiệm, hay thờ ơ với tính mệnh của người khác.


Sau những “sự cố”, dẫu nhiều cán bộ y tế đã bị kỷ luật, chẳng hạn như vụ “ăn bớt vắc xin” xảy ra mới đây ở Hà Nội, nhưng cảm nhận rõ nét là thái độ sau các vụ việc, sự thay đổi trong ý thức của những người có trách nhiệm dường như vẫn rất ít chuyển biến. Chỉ riêng các sự cố trong tiêm vắc xin cho trẻ cũng vẫn để lại bao nỗi băn khoăn, chưa có lời giải đáp cụ thể trong người dân. Quy trình cụ thể ra sao, chất lượng vắc xin như thế nào, ai chịu trách nhiệm giám sát khi người dân vẫn có thể tiêm ở bất cứ đâu, ở bệnh viện, phòng khám hay nhà riêng cán bộ y tế… Tất cả đều vẫn như “hỏa mù”. Sau mỗi sự cố, vẫn là đủ các loại thông tin, kẻ nói ngược, người bảo xuôi để rồi thời gian lại khỏa lấp đi phần nào trách nhiệm, những tồn tại không được xử lý thấu đáo, để rồi những nỗi đau đáng tiếc lại tiếp diễn. 


Tai biến trong y học hay sơ suất của một cá nhân con người là điều vẫn có thể xảy ra. Nhưng việc thuốc kém chất lượng lại nghiễm nhiên tồn tại hợp pháp trong bệnh viện không phải là nỗi hổ thẹn với các lương y lắm sao? Những sơ suất cướp đi sinh mạng người khác không làm các y, bác sỹ day dứt chút nào?


Xin hãy nhớ, đằng sau nỗi đau của những người mẹ mất con nói trên là trách nhiệm không thể chối bỏ của những người làm thầy thuốc!


Tuấn Kiệt


Đằng sau nỗi đau

Tuesday, July 23, 2013

Định hướng, thực hiện tốt quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

Chiều 23/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với tập thể lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam. Báo cáo về tình hình hoạt động của hội, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu nêu rõ: Qua 63 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Nhà báo Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam, đã không ngừng lớn mạnh.

Đến nay, cả nước có trên 19.000 hội viên, sinh hoạt thống nhất tại 63 Hội nhà báo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 18 Liên chi hội và 210 chi hội trực thuộc. Tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục củng cố, có nhiều hoạt động phong phú, có hiệu quả thiết thực, thể hiện vai trò của tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.


Hội quan tâm giáo dục chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của hội viên, bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của phóng viên, nhà báo và tập hợp, đoàn kết đội ngũ những người làm báo.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: TTXVN



Hội tham gia công tác quản lý, chỉ đạo báo chí trong cơ chế phối hợp với Ban Tuyên giáo, Bộ (Sở) Thông tin truyền thông và Hội Nhà báo. Các cấp hội tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Các cấp hội đã xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức, học tập phong cách làm báo của Bác Hồ, tích cực hưởng ứng cuộc vận động, sáng tác và quảng bá các tác phẩm báo chí về chủ đề học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Năm 2012, Hội đã tổ chức trên 200 cuộc sinh hoạt chính trị, nghiệp vụ bằng các hình thức: lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội thảo, tọa đàm, giao lưu. Trung tâm Bồi dưỡng bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tổ chức 40 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho gần 900 hội viên bằng các nguồn kinh phí khác nhau.


Trong thời gian tới, Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục nâng cao vai trò của Hội trong quản lý, chỉ đạo báo chí và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; đẩy mạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hội triển khai toàn diện các mặt công tác, bảo đảm các hội viên – nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, làm tốt công tác thông tin báo chí, nghiêm túc thực hiện Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, tổ chức tốt các hoạt động thường xuyên về xây dựng tổ chức hội, công tác nghiệp vụ, các hoạt động xã hội.


Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những kết quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời gian qua. Phát huy truyền thống 63 năm xây dựng và trưởng thành, gắn bó chặt chẽ với nền báo chí cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo các cấp đã đóng góp hiệu quả vào thành tựu chung trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước. Công tác tuyên truyền đã góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội, đưa đất nước vượt qua khó khăn, phát triển bền vững.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị cần tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới. Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp quản lý chỉ đạo báo chí thực hiện tốt công tác thông tin, thông tin đúng định hướng, thực hiện tốt các quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.


Hội tăng cường chỉ đạo, theo dõi, kiểm giám sát hoạt động của các cấp hội, tạo sự gắn kết giữa các cấp hội để triển khai đầy đủ và hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác, trong đó chú trọng đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vận dụng để nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí. Hội Nhà báo Việt Nam tăng cường hoạt động bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho hội viên – nhà báo; tổ chức tốt Giải Báo chí Quốc gia theo hướng đổi mới, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức hấp dẫn của giải…Hội đẩy mạnh và mở rộng hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường giao lưu nghiệp vụ và thúc đẩy tình hữu nghị, hợp tác với giới báo chí quốc tế.


Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đại diện lãnh đạo các Bộ đã xem xét cho ý kiến một số đề xuất của Hội Nhà báo Việt Nam về: Điều lệ Hội; Biên chế, kinh phí, điều kiện hoạt động; Chế độ của cán bộ làm công tác hội; Giải Báo chí Quốc gia; Đề án “Tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao ở Trung ương, địa phương giai đoạn 2016-2020;” Dự án xây dựng cơ bản của Hội; Đề án “Bảo tàng báo chí Việt Nam”; Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ và công tác Hội cho cán bộ, hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, giai đoạn 2013-2018;” Công tác đối ngoại báo chí, nhằm tạo điều kiện, giúp Hội Nhà báo Việt Nam phát huy vai trò, vị thế của Hội, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho hội viên./.



Hương Thủy (TTXVN)


Định hướng, thực hiện tốt quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

Monday, July 22, 2013

Máy chủ “đánh” báo điện tử tạm thời bị vô hiệu hóa


Anh Nguyễn Hồng Phúc, một thành viên diễn đàn bảo mật HVA Online cho biết, sáng 16/7 máy chủ điều khiển mạng máy tính ma (botnet) tấn công một số báo điện tử ở Việt Nam như Dân trí, Tuổi trẻ, VietNamNet đã tạm thời bị vô hiệu hóa.

Đây là nỗ lực của diễn đàn HVA Online và cộng đồng mạng trong việc trợ giúp các trang báo điện tử Việt Nam trước cuộc tấn công lớn của tin tặc bằng hình thức DDoS trong suốt hai tuần qua.


Anh Phúc cho hay, khi biết các báo bị tấn công, HVA Online đã thực hiện việc theo dõi cuộc tấn công này bằng nhiều cách, trong đó có việc cung cấp một công cụ kiểm tra khả năng bị lây nhiễm mã độc tấn công DdoS.

Độc giả có thể tự kiểm tra xem máy tính của mình có nằm trong mạng máy tính ma hay không theo hướng dẫn của HVA Online. (Ảnh: Vietnam+)

Độc giả có thể tự kiểm tra xem máy tính của mình có nằm trong mạng máy tính ma hay không theo hướng dẫn của HVA Online. (Ảnh: Vietnam+)



Qua đó, người dùng có thể kiểm tra xem máy tính của mình có đang trở thành thành viên của mạng máy tính ma hay không thông qua www.antibotnet.tk. Nếu công cụ thông báo máy “Có nguy cơ bị nhiễm” cùng với dấu hiệu máy tính đang truy cập mạng chậm và trong vòng 10 ngày qua chưa khởi động lại modem thì nhiều khả năng máy tính của người dùng đã nằm trong mạng máy tính ma lớn nhất Việt Nam.

Trong trường hợp này, HVA Online đề nghị người dùng liên lạc về địa chỉ hvaddosresponseteam@gmail.com để được hướng dẫn cách lấy mẫu virus cũng như gỡ bỏ.


Vẫn theo anh Phúc, chính nhờ sự tích cực tham gia hỗ trợ của cộng đồng mạng mà HVA Online đã truy tìm ra mẫu virus, thực hiện phân tích mẫu thu thập được để truy tìm các máy chủ điều khiển tấn công các báo mạng trong thời gian qua. Và, HVA Online đã tìm được một số máy chủ phát lệnh tấn công được đặt tại Công ty Lease Web GmbH của Đức.

“Chúng tôi đã thông báo cho các nhà cung cấp dịch vụ về việc hosting của họ đang lưu trữ các máy chủ kiểm soát mạng máy tính ma ở Việt Nam. Đến sáng 16/7, các máy chủ ấy đã tạm thời bị vô hiệu hóa,” anh Phúc nói.


Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết “cũng chưa xác định được nhà cung cấp dịch vụ vô hiệu hóa máy chủ, hay chính hacker làm việc này.”


Theo quan sát của phóng viên Vietnam+, hiện việc truy cập vào các báo điện tử đã khá dễ dàng. Tuy nhiên, việc hacker có quay trở lại tấn công vẫn là một nguy cơ thường trực.


HVA Online và cộng đồng mạng sẽ tiếp tục gửi mẫu virus đã thu thập được cho các đơn vị chống virus toàn cầu để thực hiện những bước cuối cùng trong việc tiêu diệt mạng máy tính ma này.


Trước đó, Vietnam+ đã đưa tin về một loạt các báo điện tử lớn ở Việt Nam như Tuổi trẻ, Dân trí, VietNamNet và trang thông tin điện tử Kenh14.vn bị tấn công, khiến độc giả nhiều lúc không thể truy cập được.


Tuy là phương thức tấn công không mới, song nó đem lại khá nhiều hiệu quả bởi hacker đã dùng lượng truy cập lớn cùng thời điểm vào website, khiến các tờ báo bị tê liệt trong từng thời điểm nhất định.


Trên website của mình, báo Dân trí và Tuổi trẻ đã đăng tải thông tin xác nhận sự việc cũng như nỗ lực dùng nhiều biện pháp để chống đỡ những cuộc tấn công này./.



Kỳ Dương (Vietnam+)

 



 

 


Máy chủ “đánh” báo điện tử tạm thời bị vô hiệu hóa

Sunday, July 21, 2013

Tướng Hữu Ước: Tôi sung sướng lắm, thấy nhẹ người

Ngay sau khi có quyết định thôi giữ chức vụ Tổng biên tập của báo CAND, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Trung tướng Hữu Ước về vấn đề này.


 


- Thưa Trung tướng Hữu Ước, vừa nhận quyết định chuyển giao chức vụ Tổng biên tập báo Công an nhân dân và ‘đứa con đẻ’ của mình là tờ An ninh thế giới cho Đại tá Phạm Văn Miên, ông có thể cho biết cảm xúc hiện tại của mình?


Tôi cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm. Tôi xây dựng cái hệ thống truyền thông này gần như từ hai bàn tay trắng, từ một cái xe Angel trả góp ngày lập nghiệp để ra tờ Văn nghệ công an, rồi An ninh thế giới (ANTG), sau này là Cảnh sát toàn cầu. Tôi là người sáng tạo ra chúng. Còn báo công an nhân dân thì đã có lịch sử của nó rồi, tôi chỉ là người kế thừa. Tờ báo Công an nhân dân (CAND) bây giờ là tờ một tờ báo chính trị, phục vụ nhu cầu chính trị. Còn tất nhiên những ấn phẩm khác cũng để phục vụ nhu cầu chính trị, nhưng mà nó bám thị trường hơn.


Trung tướng Hữu Ước.

Trung tướng Hữu Ước.


Sau này tôi lại ra kênh truyền hình ANTV, và bây giờ cũng rất thành công dù giai đoạn đầu đầy khó khăn.


Tôi nhẹ nhõm ở chỗ là gì? Nhiều báo trên thế giới đã đánh giá hệ thống truyền thông của Bộ Công an Việt Nam là mạnh nhất thế giới so với các hệ thống truyền thông của các nước, kể cả Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc. Hệ thống truyền thông của công an Việt Nam có ảnh hưởng xã hội, có tia ra phát hành lớn nhất, kênh truyền hình cũng là một trong những kênh truyền hình có số lượng người xem nhiều nhất. Như vậy thì tôi đã hoàn thành một sứ mệnh lịch sử rất vinh quang.


Tất nhiên phải nói rằng, để làm được điều này thì đây là sự chỉ đạo rất chặt chẽ của lãnh đạo Bộ công an đặc biệt là lãnh đạo Tổng cục xây dựng lực lượng chỉ đạo trực tiếp. Thứ hai nữa là cái sự đồng lòng của những người làm báo CAND và của truyền hình CAND. Chứ tôi một mình tôi cũng không làm được.


Nhưng mà tôi là thủ lĩnh. Tôi là người khởi xướng. Chính vì vậy mà khi hệ thống báo viết đã quá mạnh như hiện nay với số lượng phát hành hàng triệu bản một ngày của tất cả các ấn phẩm cộng lại. (Hiện nay tôi có 7 ấn phẩm).


Khi nó đã mạnh rồi, và tôi cũng đã làm tổng biên tập đến giờ này đã được 17 năm, thì việc phải bàn giao cho thế hệ trẻ là rất đúng. Tôi nhẹ nhõm cũng chính là vì điều đó.


Đây có thể nói là một trong những đơn vị có thu nhập cao nhất trong hệ thống báo chí. Cán bộ chiến sĩ đều có nhà có cửa, cơ quan được trang bị kỹ thuật tốt nhất. Chính vì đã hoàn thành sứ mệnh rồi nên tôi rất nhẹ nhõm giao cho thế hệ đàn em.


- Ông có thể cho biết lý do chính xác của lần chuyển giao cương vị Tổng biên tập báo CAND và ANTG?


Hiện nay tôi đang giữ cùng lúc 3 cương vị, tôi là người kiêm nhiều nhất: Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục Xây dựng lực lượng CAND, Tổng biên tập báo CAND, Tổng biên tập truyền hình CAND.


Như vậy có nhiều quá không? Mà tôi lại là người hoạt động văn học nghệ thuật. Tôi rất say mê văn học nghệ thuật. Làm gì có Tổng biên tập nào sáng tác nhiều như tôi đâu. Tôi sáng tác tất cả các lĩnh vực.


Chẳng qua là cái giai đoạn trước tôi phải dựng cho nó xong. Giờ thì mình phải bàn giao đi chứ. Tuổi thì 60 rồi, đáng lẽ ra đã nghỉ hưu nhưng do cái nhu cầu vì kênh truyền hình còn mới nên bộ giữ tôi lại để làm tiếp kênh truyền hình. Sắp tới tôi chuẩn bị cho ra một kênh truyền hình nữa.


Cán bộ chúng tôi đã đủ sức để gánh vác cái hệ thống báo viết này rồi. Phó của tôi, họ đã chờ đợi 15 năm nay, họ chờ mãi thế nào được.


- Ông có chút bất ngờ nào trước quyết định này không?


Sao lại bất ngờ? Đó là đề xuất của tôi. Tôi phải xin Bộ, đề xuất với lãnh đạo Tổng cục cách đây gần 4 năm rồi để bàn giao cái này. Bàn giao đến giờ này là muộn.


Đến bây giờ báo CAND ra hàng ngày, An ninh thế giới tuần 2 số, cuối tháng, giữa tháng. Cảnh sát toàn cầu cũng 2 số đầu tháng giữa tháng, Văn nghệ công an rồi Báo điện tử. Tôi đã làm hết những phần việc gì phải làm. Về cơ sở vật chất thì cũng là một đơn vị khang trang nhất, đường hướng mạch lạc nhất.


Cũng như một người mẹ đẻ ra con, đến ngày đến tháng thì phải cho nó đi lấy chồng chứ, giữ làm gì. Tôi sung sướng lắm và thấy nhẹ người. Có gì đâu mà bất ngờ. Tôi là người hoàn toàn chủ động đấy chứ.


- Tròn 1 tháng nữa (19/8) là đến ngày kỷ niệm của ngành. Ông sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi nhận quyết định trước hay sau ngày đặc biệt này?


Tôi đã nói rồi, bàn giao đến ngày này là muộn. Nhưng mà vì thủ tục hành chính nhiều khâu. Chứ tôi đề xuất cách đây vài năm rồi.


Mà hiện nay tôi vẫn đang phụ trách. Mặc dù tôi thôi chức Tổng biên tập, bàn giao lại cho Đại tá Phạm Văn Miên, nhưng tôi vẫn người được lãnh đạo Bộ giao chỉ đạo trực tiếp, là người chỉ đạo báo


- Ông có thể chia sẻ một vài trăn trở của mình về những điều chưa làm được khi ông còn giữ chức vụ Tổng biên tập của CAND và ANTG?


Tôi không có một điều gì phải áy náy, hay một điều gì phải trăn trở cả. Bởi vì tôi đã làm được hết. Và những cái gì tôi đã làm, tôi đều thành công cả. Tôi không nợ nần ai trong cái cuộc chơi này và không có điều gì phải trăn trở cả. Tôi vui như Tết.


Giờ tôi bắt tay ngồi vẽ, ngồi làm thơ, ngồi viết tiểu thuyết có phải sướng không? Bạn nên nhớ rằng tôi là nhà văn, nhà thơ, đủ loại, các tác phẩm đủ lĩnh vực của tôi dày đến cả mét. Thế nên đối với chúng tôi cái quan trọng nhất là được tự do và sáng tác. Còn đây là trách nhiệm, ăn cơm của Đảng mặc áo của dân, thì mình làm thôi. Mà mình làm đến tận cùng.


- Có một kỷ niệm đáng nhớ nào khi còn giữ chức vụ Tổng biên tập của Báo CAND và ANTG mà ông có thể chia sẻ được không?


Kỷ niệm của tôi dài đến một mét. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là không dưới 4 lần chuẩn bị cách chức.


- Ông có thể nói rõ hơn?


Tôi không thể nói rõ được. Nhưng đó là kỷ niệm. Thế nên làm báo là bầm dập, gian nan như thế đấy. Vì thế tôi mới nói là làm Tổng biên tập 5 năm đã là thượng thọ, 10 năm đã là đại tượng thọ. Tôi làm đến 17 năm.


- Theo ông, Tổng biên tập của một tờ báo muốn thành công phải như thế nào?


Đổi mới, tiên phong, xung kích, quyết liệt. Giống như người lính mà đi trước hàng quân dễ ăn đạn nhất. Nếu là người lạc hậu thì không bao giờ chết cả, bình bình thì không bao giờ chết. Nhưng cái mới thì phải có thời gian. Cái mới đầu tiên người ta khó chấp nhận lắm. Lạ mới, người ta không quen.


Cũng như ở đất nước này có ai làm nhiều chức như tôi không? Nhưng trong thực tiễn thì nó lại hợp lý. Trong giai đoạn này nếu tôi không làm thì ai làm để xây dựng hệ thống truyền thông như thế này? Lý luận nó là màu xám. Thực tiễn vẫn là thực tiễn.


- Ông có thể chia sẻ một chút về người kế nhiệm?


Tôi không chia sẻ, chỉ biết kế nhiệm là kế nhiệm thôi.


- Ông có tin tưởng vào năng lực của người kế nhiệm mình không?


Tin tưởng chứ. Nếu không có niềm thì sao lại đề xuất. Họ đảm đương được. Mà biết đâu sau này giao cho người ta lại tài hơn mình thì sao. Như bây giờ đang có 7 ấn phẩm, ông ấy tài có thể ra 14 ấn phẩm thì sao. Trước đây ông ấy là phó thì chỉ thực hiện theo mệnh lệnh của mình nhưng bây giờ làm trưởng, biết đâu đấy…


- Dự định của ông trong thời gian sắp tới là gì?


Cố gắng làm kênh truyền hình cho tốt. Lúc nào Bộ bảo nghỉ hưu thì lại ngồi viết văn (cười).


Tôi là người đi cày, cày hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác. Tôi là người không bao giờ ngoảnh nhìn lại những gì mình đã làm. Mà làm xong là không bao giờ gặm nhấm quá khứ cả. Không bao giờ gặm nhấm hào quang. Tôi coi đó là việc của ngày hôm qua.


Tôi vẽ, thấy chán thì chuyển sang làm thơ, làm thơ không được thì ngồi viết văn, viết văn không được thì ngồi viết kịch, không ổn thì viết truyện ngắn, truyện ngắn không ổn thì viết tiểu thuyết. Bất lực trước ngòi bút của mình thì nó lại nảy ra cái khác. Chỉ có bia cỏ, thuốc lào là không bao giờ bỏ được.


- Ông có dự định phát triển ANTV lên một tầm cao mới?


Sắp tới tôi định cho ra thêm kênh 2, nhưng vẫn đang đợi quyết định của Nhà nước.


Hiện nay tôi đã 40 năm tuổi Đảng. Tôi như một người chiến binh, một con kỵ mã lúc nào cũng phi không bao giờ nghỉ. Hết lao lên đỉnh núi này chán lại lao lên đỉnh núi khác.


Tôi quan điểm đã làm cái gì cũng phải ngoại hạng. Đã ra thì phải tạo được ấn tượng ngay, không thì thôi. Làm báo mà bán đến 3 – 5 nghìn đến 1 vạn thì làm làm gì. Đến 2 – 3 vạn tôi cũng không làm. Ra kênh truyền hình mà không có người xem thì cũng đừng có làm. Viết 1 bản nhạc mà cuối cùng không có ai nghe thì viết làm gì?


Ngày đầu tiên tôi nói sẽ cho ra một kênh truyền hình ngoại hạng, 24/24, trong tay chưa hề có 1 cái gì, mọi người cứ tưởng nói phét. Lúc làm tờ ANTG cùng với Như Phong, tưởng chỉ đỉnh cao được độ 5 năm thôi. Nhưng không ngờ nó ‘trường tồn’ đến thế!


Xin cảm ơn về buổi trao đổi hôm nay!


Theo Trí Thức Trẻ



Tướng Hữu Ước: Tôi sung sướng lắm, thấy nhẹ người

Saturday, July 20, 2013

Đại lộ tuyển thư ký tòa soạn, phóng viên (đợt 1)

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Dailo.vn- cơ quan thuộc Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cần tuyển nhân sự cho các vị trí sau:

-Thư ký tòa soạn: 01 người 

-Biên tập viên: 03 người

-Phóng viên: 05 người

 

 dailo

Yêu cầu:

-Có kinh nghiệm làm báo (báo điện tử là lợi thế)

-Tuổi: 24- 30 cho vị trí PV, BTV.

-Có bằng cấp phù hợp với từng vị trí tuyển dụng. Riêng vị trí PV có thể tiếp nhận sinh viên năm 3- 4 ĐH ngành Báo chí và 1 số ngành liên quan đảm nhiệm vị trí. 

 

Hồ sơ ứng viên (hoặc CV) gửi về: email toasoan@dailo.vn

Hoặc: Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam- P1208, Tòa nhà 198 Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Liên hệ trực tiếp: Tổng biên tập Nguyễn Quý Đại 0913.236340

Thời gian nhận đợt 1: từ 20/7/2013 đến 30/7/2013


Đại lộ tuyển thư ký tòa soạn, phóng viên (đợt 1)

Friday, July 19, 2013

Đua nhau "ăn cắp", bán cả "vịt trên trời"!

ANTĐ - Do sự quản lý còn lỏng lẻo, cùng với sự phản đối chưa quyết liệt của các tờ báo chính thống (bị hại), nhiều trang tin đã vô tư ăn cắp sản phẩm báo chí của người khác để kinh doanh kiếm lời.


 

  “Kẻ cắp” nhiều như nấm

Với mỗi người làm báo, chỉ cần kích chuột vào một số trang web, trang tin… là có thể thấy ngay những “công nghệ” xào tin, đạo bài hết sức trơ tráo. Đây có lẽ không chỉ là vấn đề riêng của mỗi phóng viên, nhà báo khi quyền tác giả của mình bị xâm phạm, mà còn là vấn đề uy tín danh dự của tờ báo khi bị các trang web, trang tin “đội lốt” như: 24h, Eva, Socbay, Cafef, Gafin, vietstock, xzone, vietgiaitri, nhanh, hay tin247… lấy cắp thông tin, xâm phạm bản quyền.


Nhóm phóng viên Báo ANTĐ đã thử vào một loạt trang tin như: vietgiaitri, nhanh, tin247, citinews… thì thấy rất nhiều tin bài của phóng viên các báo, trong đó có của Báo ANTĐ, bị những trang tin này “chôm” về chỉnh sửa đẩy lên như tin của mình một cách trắng trợn. 


Ông Trần Ngọc Tùng (bên phải), một trong những nạn nhân của Socbay trao đổi với phóng viên về việc phải trả tiền vô lý cho Naiscorp để đọc tin ăn cắp từ Báo ANTĐ

Ông Trần Ngọc Tùng (bên phải), một trong những nạn nhân của Socbay
trao đổi với phóng viên về việc phải trả tiền vô lý cho Naiscorp để đọc tin ăn cắp từ Báo ANTĐ


Riêng Báo ANTĐ đã có hàng loạt bài bị các trang web này ăn cắp về “luộc” lại. Trơ trẽn hơn vì vẫn nội dung tin, bài ấy nhưng bị “gọt đầu, gọt đuôi” để ra một sản phẩm khác chẳng giống ai. Nhiều bức ảnh phóng viên phải mất bao công sức mới “săn” được, đã được đóng dấu (logo An ninh Thủ đô) nhưng vẫn bị những trang tin này ăn cắp về, đóng dấu trang web của họ đè lên. 


Vi phạm trắng trợn nhất trong việc này phải kể đến trang tin Vietgiaitri. Hàng loạt bài viết, phóng sự ảnh của phóng viên Báo ANTĐ bị trang này ăn cắp và đóng dấu “Vietgiaitri…” đè lên dấu của Báo ANTĐ…


Một kiểu ăn cắp “trọn gói” khác là trang nhanh.net.vn. Trang tin này ăn cắp hầu như toàn bộ thông tin của các tờ báo chính thống, cũng như nhiều trang tin chuyên… ăn cắp tin khác. Trên trang tin này, có hẳn một mục ANNINHTHUDO, khi bấm vào mục này sẽ hiện ra toàn bộ các chuyên trang, chuyên mục của Báo An ninh Thủ đô điện tử. Với cách ăn cắp trọn gói này, gần như 100% các tin bài, video của Báo ANTĐ sau khi đăng tải tại địa chỉ www.anninhthudo.vn đều được trang nhanh.net.vn trắng trợn copy lại. 


Biết sai vẫn vi phạm

Trong quá trình thực hiện loạt bài này, có khá nhiều độc giả gọi đến đường dây nóng của Báo ANTĐ tố rằng, họ đang là những nạn nhân của một số trang web, trang tin tổng hợp có những dịch vụ như tin tức, tin nóng dành cho thuê bao điện thoại di động. Người dùng khi đăng ký sử dụng dịch vụ của các trang tin này phải trả tiền phí hàng tháng, hoặc có thể khi truy cập và bị trừ tiền ngay tức khắc. Khi xảy ra sự cố tranh chấp, các trang web cung cấp dịch vụ thu tiền này phủi tay bỏ mặc khách hàng…


Sau hàng chục cú điện thoại liên lạc với một bị hại và nhiều ngày tìm đến địa chỉ của người này, cuối cùng phóng viên Báo ANTĐ đã tiếp cận được ông Trần Ngọc Tùng (ở phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Trước đó, ông Tùng đã gọi điện đến đường dây nóng Báo ANTĐ và một số tờ báo khác phản ánh tình trạng bị một số trang tin tổng hợp bán thông tin “ăn cắp” từ báo khác. Ông Tùng cho biết, ông có tất cả 5 sim điện thoại sử dụng một số dịch vụ như đọc báo, truy cập tin tức của một số trạng web có thu phí. Điển hình như số thuê bao 0944395XXX, mỗi tháng ông phải trả cho trang mobile.socbay.com 40 nghìn đồng để đọc tin tức. Còn nếu muốn vào xem một số video clip thì phải trả thêm 8.000 đồng/video clip. Gần đây, mặc dù không vào đọc tin tức nhưng ông Tùng vẫn bị trừ tiền một cách khó hiểu.


Ông Tùng cho biết, ông đã liên lạc với trang Socbay để thắc mắc, thì những nhân viên trực điện thoại chỉ ậm ừ hết giới thiệu sang bộ phận nọ, bộ phận kia rồi cũng chẳng giải quyết được gì. 


“Cực chẳng đã, tôi đành phải gọi đến một số tờ báo, trong đó có Báo ANTĐ, nơi xuất hiện các gói tin thu phí trên trang Socbay, thì mới biết những thông tin trên Socbay là do ăn cắp của một số tờ báo chính thống về “tút tát” rồi đưa vào dịch vụ, bán cho khách hàng thu lợi nhuận, không hề có sự hợp tác, xin phép, thỏa thuận nào với các cơ quan báo chí”, ông Trần Ngọc Tùng bức xúc.


Qua tìm hiểu, phóng viên Báo ANTĐ được biết, chủ quản trang Socbay.com là Công ty cổ phần dịch vụ công nghệ thông tin Naiscorp (có trụ sở tại nhà 101 – B1 Nguyễn Khánh Toàn, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Trong vai một khách hàng muốn sử dụng dịch vụ của trang tin Socbay, phóng viên đã gọi điện đến số máy 04.62813272. Sau khi kết nối với nhân viên tổng đài, phóng viên đã trình bày về nhu cầu muốn đăng ký sử dụng đọc tin tức trả tiền qua điện thoại di động thì được nhân viên này giới thiệu khá niềm nở và kết nối để nói chuyện với nhân viên bộ phận chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, khi đề cập vấn đề Naicorp lấy cắp thông tin của Báo bán cho các thuê bao điện thoại di động với một nhân viên ở bộ phận chăm sóc khác hàng, sau ít phút lưỡng lự nhân viên này vội nói: “Chắc anh nhầm máy rồi” và cúp máy.


Phóng viên Báo ANTĐ đã trực tiếp đến trụ sở công ty Naicorp để tìm hiểu. Ông Hồ Minh Đức – Phó Giám đốc Naiscorp cho biết, việc Naiscorp có cung cấp và thu tiền dịch vụ tin tức (News.socbay.com) cho mobile là có. Phần tin tức có thu phí là 1 trong tổng số 14 dịch vụ của Naiscorp. Thời gian gần đây, News.socbay.com tạm ngừng cung cấp dịch vụ này vì bị báo chí cũng như cơ quan quản lý lên tiếng xử lý những tin mà các trang tin tổng hợp, trong đó có phần “biên tập” của Naiscorp tổng hợp lấy từ các báo khác, không có sự hợp tác, xin phép. 


Tại buổi làm việc này, ông Đức cũng thừa nhận: Giữa Naiscorp và Báo  ANTĐ chưa có hợp tác ký kết nào về việc trao đổi, khai thác thông tin, nên việc Naiscorp sử dụng tin, bài của Báo ANTĐ là hoàn toàn sai.


Có thể khẳng định, kinh doanh theo kiểu “bán vịt giời”, lấy sản phẩm báo chí của người khác để bán kiếm lời, không chỉ xảy ra ở Naiscorp. Rất nhiều trang tin tổng hợp khác còn “leo” lên sống ngon lành trên lưng đồng nghiệp, những người làm báo ở các tờ báo chính thống. 


(Còn nữa)


 


Nhóm phóng viên


(nguồn: An ninh thủ đô)



Đua nhau "ăn cắp", bán cả "vịt trên trời"!

Trắng trợn “xào tin, đạo bài” để câu khách

ANTĐ - Công nghệ bùng nổ, nhiều trang web, trang tin tổng hợp hiện nay cũng “làm báo” chạy theo công nghệ, sống “ký sinh” trên lưng những phóng viên, những tờ báo chính thống. Nhiều bài viết chưa ráo mực, phóng viên đi làm về chưa ráo mồ hôi, vừa đăng lên đã bị các trang tin ăn cắp, xào xáo một cách trắng trợn, thậm chí làm sai lệch nội dung để câu khách… 



24h - một trong những trang web sống “trên lưng” các báo chính thống

24h – một trong những trang web sống “trên lưng” các báo chính thống



Phè phỡn trên mồ hôi nước mắt phóng viên các báo


Hầu như ai cũng biết rằng, việc đưa tin của cơ quan báo chí đòi hỏi hàng đầu là sự kịp thời, khách quan, trung thực, đa chiều và có kiểm chứng. Có lẽ vì thế, các toà soạn báo chính thống đều quán triệt cho phóng viên của mình không được “làm báo salon”, xa rời thực tế. Một phóng viên có nghề và có tự trọng không thể là người chỉ ngồi “vợt” tin người khác rồi xào xáo biến thành của mình. Họ phải dấn thân trong nỗi vất vả, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng để có được tác phẩm báo chí đúng nghĩa, phục vụ bạn đọc. 


Nhiều báo điện tử đã ra đời ở Việt Nam, hoạt động theo đúng tôn chỉ, phục vụ công tác tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, theo chuyên môn, lĩnh vực ngành…, với đội ngũ cán bộ, phóng viên tận tâm với nghề nghiệp, nhưng cũng có rất nhiều tờ báo, đặc biệt là trang tin điện tử núp bóng công ty truyền thông, lại hoạt động theo kiểu bát nháo, bất chấp các quy định của pháp luật. Những trang tin này ngang nhiên “xào” tin, “đạo” bài, ăn cắp thông tin của những tờ báo chính thống, vi phạm luật nghiêm trọng. 


Cũng chính vì lợi ích kinh tế, những trang tin này đã “sống ký sinh” trên mồ hôi công sức của những người làm báo thực thụ. Lâu nay, nhiều tờ báo chính thống phải chi những số tiền lớn để trả lương, nhuận bút cho cán bộ, phóng viên, cộng tác viên. Bởi chỉ có đầu tư như vậy, mới có thể sản sinh ra được những “đứa con tinh thần” mang bản sắc riêng. Trong khi đó, với những trang web “đội lốt” công ty truyền thông thì chẳng cần phải mất nhiều công sức như thế. Họ dễ dàng lập ra những “tòa soạn ảo” chuyên lấy tin bài của báo khác rồi chế lại và đăng lên. Theo đó, chỉ cần dăm ba “chuyên viên xào, nấu”, ngồi phòng lạnh thực hiện các lệnh “Copy – and – Paste” những tin mới, nóng của báo khác là có thể tạo ra những trang tin nóng, thu hút lượng đọc rất lớn, “cướp” đi khá nhiều bạn đọc của chính các tờ báo chính thống.


Nhiều khi, trò đạo bài, xào tin của những trang web này thô thiển, trơ trẽn đến mức… chẳng giống ai. Vì không có chuyên môn hoặc có nhưng vô trách nhiệm, đội ngũ “xào xáo viên” của những trang web này khi ăn cắp bài của báo khác trên mạng về, cũng muốn thể hiện nó là “đứa con tinh thần” của mình nên đã gọt đầu, gọt đuôi một cách vô lối, khiến nhiều tin bài bị biến dạng. Nhiều trường hợp các đoạn video, các hình ảnh đã được đóng dấu logo khẳng định bản quyền, còn bị xóa rồi đóng dấu logo của trang tin đó lên. Thậm chí một số trang còn đóng dấu logo đè lên logo của tờ báo giữ bản quyền thông tin, hình ảnh đó. Lại có nhiều trường hợp, đội ngũ xào xáo viên này loại bỏ những chi tiết mang tính tích cực của sự việc, rồi phịa ra nhiều tình tiết ly kỳ, theo kiểu “vẽ rắn thêm chân”, cốt sao tạo ra những tít bài, những dòng giới thiệu thật câu khách để thu hút lượng đọc, và đích cuối cùng là làm ra lợi nhuận từ quảng cáo…


Điểm mặt những “ký sinh” 

Thời gian gần đây, các bộ, ban, ngành, các cơ quan nhà nước và UBND các tỉnh, thành phố đều nhận được thông báo 1432/BTTTT-PTTH&TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo về việc nhiều trang web “đội lốt” các cơ quan báo chí. Nhân viên của những trang Web như: cafef.vn; gafin.vn; vietstock.vn; xzone.vn; stockbiz.vn… tham dự họp báo, hội nghị, hội thảo do các Bộ, ngành … tổ chức để đưa tin như các cơ quan báo chí, vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về báo chí, về thông tin điện tử trên internet.


Trở lại chuyện một số trang web, trang tin chuyên xào tin, đạo bài, thì nhiều lãnh đạo đến phóng viên các tờ báo điện tử cũng chẳng lạ gì. Điển hình như Công ty quảng cáo 24h với trang 24h.com.vn. Chỉ với thao tác “copy-and-paste”, thậm chí là hệ thống tự động copy, là 24h đã có cho mình một sản phẩm. Trang web này chỉ cần đầu tư phát triển công nghệ, lôi kéo độc giả và cứ thế là quảng cáo, thu tiền. Và một điều chắc chắn là doanh thu của 24h cao hơn đa số các tờ báo điện tử ở Việt Nam. Chỉ nhờ vào việc “ăn cắp” thông tin của những trang báo điện tử chính thống khác, 24h nghiễm nhiên leo lên top đầu của trang tin có lượng truy cập khủng, và kéo theo đó là mức doanh thu khủng từ quảng cáo. Nhờ đó mà thu nhập của họ cao hơn cả làm phóng viên các báo chính thống.


Ra đời từ năm 2004, mô hình tòa soạn của 24h tiếp tục tham vọng gom thêm lượng độc giả bằng cách sản sinh ra trang tin “Eva”. Trang “Eva” cơ bản vẫn kế thừa quan điểm sống “ký sinh” của 24h. Tuy nhiên, trang web này còn đáng ngại hơn khi chỉ đề cập đến cuộc sống phòng the, xoay quanh vài mét vuông của chiếc giường… để câu bạn đọc.


Cũng bằng cách “ăn cắp” tin bài như 24h, hiện nay có rất nhiều trang web núp bóng một tờ báo nào đó, hoặc của một công ty truyền thông được lập ra và xây dựng hoạt động như một tờ báo. Nhờ “công nghệ” ăn cắp tin bài rồi “làm mới”, những trang tin này chỉ chọn những tin, bài với những tiêu đề giật gân, câu khách thu hút bạn đọc. 


Một số trang tin thậm chí còn mượn danh “hợp tác” để kiếm tiền trên lưng đồng nghiệp. Vì thực chất, khi tìm hiểu thì những thông tin mà một số trang web ăn cắp, bịa ra theo báo nọ, báo kia lại không có bất kỳ một văn bản ký kết nào về việc thỏa thuận cho phép lấy lại tin bài như: http://nhanh.net.vn; http://socbay.com (trong đó có News.socbay.com); http://www.tin247.com… Đặc biệt với trang Socbay còn có dịch vụ bán tin cho các thuê bao điện thoại di động. Đây là câu chuyện mà chính Báo ANTĐ đang là một trong những nạn nhân.


(Còn nữa)

 


Nhóm phóng viên 


(Nguồn: An ninh thủ đô)



Trắng trợn “xào tin, đạo bài” để câu khách

Đã minh bạch đến đâu?

Tăng giá xăng dầu, đó là chuyện bình thường theo quy luật kinh tế thị trường, khó tránh khỏi. Thế nhưng sau mỗi lần điều chỉnh giá xăng dầu của chúng ta dù thế nào cũng vẫn để lại những băn khoăn trong dư luận, có khi gây sốc. Như nhiều lần trước, lần tăng giá mới nhất vào ngày 17-7 cũng khiến dư luận ngỡ ngàng. Vì sao lại như vậy, dù chúng ta đang tiến tới “điều hành giá xăng dầu theo thị trường”?

Có lẽ lý do đầu tiên để lý giải chính bởi biên độ tăng giá lần này khá cao. Nhưng điều đáng chú ý hơn chính là sự đột ngột của quyết định này. Chỉ mấy ngày trước, khi bắt đầu có thông tin doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “than lỗ”, ngỏ ý muốn tăng giá thì người dân đã được trấn an bằng những thông tin từ các cơ quan quản lý, rằng liên bộ Tài chính – Công thương vẫn yêu cầu các doanh nghiệp theo dõi và tạm thời giữ nguyên giá bán. Thậm chí, có tin cho rằng, cơ quan quản lý đang xem xét giảm thuế nhập khẩu, tiếp tục sử dụng Quỹ bình ổn và chưa tăng giá. Vậy nhưng, giá vẫn tăng và là lần tăng thứ ba liên tiếp chỉ trong hơn một tháng qua, khiến dư luận cảm thấy sốc.

Như đã nói, thực tế thì khả năng tăng giá xăng là điều dễ hiểu, nhưng điều khiến nhiều người băn khoăn chính là cách thức điều hành của cơ quan quản lý. Thật khó hiểu khi ngay cả bộ chủ quản cũng gửi thông cáo chậm gần nửa tiếng sau khi các công ty đã bán giá mới.


Cũng có người giải thích rằng, thông tin phải được giữ kín đến phút chót để không bị các đối tượng lợi dụng găm hàng. Song, điều này lại cho thấy cái mà các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lâu nay vẫn khẳng định là “minh bạch” trong quản lý giá mặt hàng này vẫn là điều chưa được thực hiện. Thậm chí cách thức minh bạch như thời gian qua còn đang khiến cho người dân rối hơn, như sa vào ma trận. Nói cách khác là cách công bố thông tin về xăng dầu đang “có vấn đề”, thông tin công khai cũng như không, khiến người dân bức xúc. Các phát ngôn thiếu thống nhất, sự chưa rõ ràng trong công bố các thông tin liên quan đến cách tính giá làm cho tính minh bạch bị ảnh hưởng. Liên quan đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu, theo quan điểm của một số chuyên gia, hiện tại Bộ Tài chính mới chỉ công khai thu, chi của quỹ, còn việc sử dụng khoản lợi nhuận thu được từ quỹ hằng năm ra sao thì chưa bao giờ công bố. Ngay như việc trước lần tăng giá nào đó thì y như rằng doanh nghiệp lại than lỗ, nhưng lỗ thế nào thì đến lúc này chắc chắn ít người có thể giải thích được. Nên chuyện tưởng như minh bạch lại chưa thực sự sáng tỏ.


Rõ ràng, việc công bố đúng, rành mạch các con số sẽ là yếu tố quyết định tránh gây sốc với xã hội. Khi có đủ thông tin cơ sở, đủ yếu tố để đánh giá thì tự người tiêu dùng có thể nhận định được tình hình thị trường, sẵn sàng đón nhận các biến động. Ngoài ra, việc công bố thông tin, cũng như phát ngôn từ cơ quan quản lý cũng cần được chuẩn hóa bằng quy chế chặt chẽ, vừa để cung cấp thông tin đúng đến người dân, vừa tránh bị lợi dụng để trục lợi hoặc kẻ xấu tung tin làm rối loạn thị trường.


 

Tuấn Kiệt


Đã minh bạch đến đâu?

Đại tá Phạm Văn Miên được bổ nhiệm làm TBT Báo Công an Nhân dân

Đại tá Đặng Văn Lân, Phó Tổng Biên tập Báo CAND, xác nhận: Trung tướng Hữu Ước thôi nhiệm vụ tổng biên tập và chuyển giao nhiệm vụ này cho Đại tá Phạm Văn Miên.

 


Đại tá Phạm Văn Miên (bên trái). Ảnh: CAND

Đại tá Phạm Văn Miên (bên trái). Ảnh: CAND


Sáng nay (19/07), Bộ Công an đã tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Đại tá Phạm Văn Miên giữ chức vụ Tổng biên tập Báo Công an Nhân dân thay cho Trung tướng Hữu Ước, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng. Trước đó, Đại tá Phạm Văn Miên giữ nhiệm vụ Phó Tổng Biên tập của báo. Quyết định công bố có hiệu lực từ ngày hôm nay.

Trao đổi với PV Infonet, Đại tá Đặng Văn Lân, Phó Tổng Biên tập Báo CAND, xác nhận: Trung tướng Hữu Ước thôi nhiệm vụ tổng biên tập và chuyển giao nhiệm vụ này cho Đại tá Phạm Văn Miên.


Trung tướng Hữu Ước hiện giờ vẫn là Bí thư Đảng bộ Báo CAND, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục XDLL- Bộ Công An và là Tổng Biên tập truyền hình ANTV. 


Vai trò TBT Báo CAND, ông Hữu Ước đảm nhận từ năm 2003.


 

Theo Infonet.vn


Đại tá Phạm Văn Miên được bổ nhiệm làm TBT Báo Công an Nhân dân

Wednesday, July 17, 2013

Báo chí không đăng, mạng xã hội sẽ chiếm lĩnh

 Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn đưa ra hai nguyên nhân để sửa đổi Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí là từ thực trạng cơ quan công quyền né tránh báo chí và sự bùng nổ của mạng xã hội.


Ngày 17/7, tại hội nghị triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí khu vực phía Nam, Cục trưởng Cục báo chí Hoàng Hữu Lượng cho biết, so với quy chế cũ, Quy chế sửa đổi (hiệu lực ngày 1/7) có 8 điểm đổi mới về người phát ngôn, thời hạn phát ngôn, xử lý vi phạm…


Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn

Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn


Cơ quan công quyền né báo chí


Trả lời báo chí bên hành lang hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn cho biết, hai nguyên nhân quan trọng để có Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí (sửa đổi) là từ việc né tránh phát ngôn của cơ quan hành chính nhà nước và thực trạng các trang mạng xã hội đang nổi lên hiện nay.


Thứ trưởng cho rằng, trong quá trình thực hiện quy chế cũ, có một số cơ quan né tránh, từ chối và gây khó khăn trong việc cung cấp thông tin cho báo chí. “Có những nơi cung cấp chậm, cá biệt có trường hợp cung cấp sai, không giải quyết được nhu cầu về thông tin mà còn làm nhiễu thông tin trong xã hội gây phân tâm cho người dân. Vì thế, quy chế mới ra đời để điều chỉnh thực trạng này”, ông Doãn nói.


Trong 5 năm qua có sự bùng nổ các trang mạng xã hội, Thứ trưởng Doãn cho hay, đó cũng là nguyên nhân cần phải có quy chế mới để tạo điều kiện cho báo chí chính thống phát triển, tiếp cận thông tin nhanh nhất, kịp thời nhất.


“Nếu báo chí chính thống thông tin không kịp thời hoặc cơ quan hành chính nhà nước cung cấp thông tin cho báo chí không kịp thời thì các loại thông tin khác có thể sẽ là những loại thông tin điều chỉnh các vấn đề trong xã hội”, ông Doãn lý giải về sự cần thiết phải có quy chế mới.


Ông cho rằng, đây cũng là một thách thức lớn không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới. “Trong một xã hội mở, một thế giới phẳng, nếu chúng ta không thông tin thì các trạng mạng xã hội sẽ thông tin. Do vậy, báo chí truyền thống phải chiếm lĩnh”, ông Doãn nói.


Sợ bị hiểu nhầm khi phát ngôn với tư cách cá nhân


Điểm sửa đổi chính của quy chế là cá nhân được phát ngôn với báo chí nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước. Vấn đề đặt ra ở chỗ, báo chí ghi chức danh ngay sau tên của người phát ngôn với tư cách cá nhân nhằm tạo độ tin cậy cho thông tin là chuyện bình thường.


Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho biết, đây là một trong những điều mà trong nhận thức của các cơ quan hành chính nhà nước cũng như những người được phân công trách nhiệm phát ngôn còn chưa đầy đủ.


Chức danh cá nhân của người phát ngôn không phải để khẳng định là đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước. “Tôi là công dân, tôi phát ngôn ở góc độ Thứ trưởng nhưng vẫn là tư cách cá nhân. Tuy nhiên, khi tôi là Thứ trưởng thay mặt Bộ Thông tin và Truyền thông thì là đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước, hai cái này hoàn toàn khác nhau. Khi báo chí chỉ ghi tên của tôi mà không ghi là Thứ trưởng thì chỉ như ông bình thường, nhưng khi một công dân là Thứ trưởng thì uy lực sẽ khác, độ tin cậy sẽ khác”, Thứ trưởng nói.


Vì thế, Thứ trưởng cho biết, khi xác định rõ vấn đề này thì chắc chắn không ai e ngại và sợ là mình bị hiểu lầm khi phát ngôn với tư cách cá nhân.


Từ chối phát ngôn có thể bị khởi kiện?


Trả lời câu hỏi hiện nay có nhiều cơ quan cản trở báo chí và từ chối phát ngôn, quy chế mới có đưa ra khung xử lý nhưng quy trình xử lý ra sao và ai là người xử lý, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn cho hay vấn đề này sẽ được quy định cụ thể trong Nghị định về xử lý vi phạm hành chính.


“Tôi nghĩ, quy trình đó sẽ thế này: Trong quá trình tác nghiệp của báo chí hay thậm chí của người dân, cơ quan hành chính nhà nước không làm đúng chức trách phận sự của mình thì những người tham gia có quyền khởi kiện hoặc có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền. Ở địa phương là Sở Thông tin và Truyền thông, Sở có thanh tra chuyên về lĩnh vực này sẽ xem xét, thụ lý và có thể xử lý. Phía Bộ Thông tin và Truyền thông cũng có thanh tra của Bộ”, ông Đỗ Quý Doãn khẳng định.



Theo Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí sửa đổi, ngoài người phát ngôn chính thức, các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước được cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, cá nhân này khi cung cấp không được nhân danh cơ quan hành chính nhà nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí, không được tiết lộ bí mật điều tra, bí mật công vụ, thông tin sai sự thật, chịu trách nhiệm về nội dung cung cấp…


Thời hạn phát ngôn và cung cấp thông tin cũng được rút ngắni. Trong trường hợp đột xuất, bất thường cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất 2 ngày. Quy chế mới sửa đổi rút ngắn xuống còn chậm nhất 1 ngày.


3 người có thể phát ngôn gồm: người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, người được người đứng đầu giao nhiệm vụ phát ngôn, người được người đứng đầu ủy quyền phát ngôn. Số điện thoại và địa chỉ email phải được công bố công khai.



Tá Lâm (ghi)



Báo chí không đăng, mạng xã hội sẽ chiếm lĩnh

Friday, July 12, 2013

Làm luật, đừng xúc phạm dân!

Dư luận lại thêm một lần xáo động xung quanh một số chính sách được các cấp quản lý công bố trong mấy ngày qua. Đầu tiên phải kể đến là dự thảo nghị định của Bộ Công an quy định “phạt” một loạt hành vi như: vợ chồng chì chiết nhau, “kiểm soát tài chính của nhau”, “bố mẹ cấm con cái đi chơi hoặc đe dọa con cái”…; tiếp đó là quy định về chính sách ưu đãi với “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” trong việc thi tuyển đại học…
Sau khi dư luận phản ứng mạnh. Một số cơ quan chủ quản đã lên tiếng giải thích. Thôi thì mỗi ngành có một quan điểm nên cũng chưa thể ngã ngũ dù thực tế vẫn còn khá nhiều điều bất ổn trong các dự thảo và văn bản nêu trên.

Nhưng, ngay khi các chuyện trên chưa dứt thì lại có thêm thông tin tại TP Hồ Chí Minh công bố dự thảo quy định “phụ nữ trên 33 tuổi không được sinh con”, hay Giám đốc Sở Y tế Hậu Giang đề nghị người dân đi khám bệnh vào buổi chiều. Đến nước này thì không nói không đành vì các ý tưởng này thể hiện sự ấu trĩ của người đề xuất, sự yếu kém của một bộ phận công quyền, đặc biệt là thái độ coi thường quyền lợi người dân. 


Có thể trong thực tế có chỉ số nào đó trong lĩnh vực dân số, y tế liên quan đến việc sinh nở sau tuổi 33 của phụ nữ đã vượt quá mức. Nhưng chuyện này phần nào cho thấy một bộ phận người làm luật “quen ngồi máy lạnh”, thiếu sâu sát thực tế chỉ mong muốn giải quyết được việc của mình mà quên đi quyền lợi hợp pháp của người khác. Cấm phụ nữ sinh con sau tuổi 33. Không thể giải thích cho đặng vì sao người ta lại nghĩ ra ý tưởng “táo bạo” như vậy. Ở đây các nhà soạn thảo định như thế nào? Họ khuyến khích những cặp gia đình mà người vợ trên độ tuổi này chưa có con phải xin con nuôi, hay khuyến khích các “đức ông” bỏ vợ tìm con ngoài luồng? Nói rộng hơn, thì quy định này là sự xúc phạm nghiêm trọng đến phụ nữ, những người có thiên chức được làm mẹ và hơn thế còn xúc phạm đến quyền được “mưu cầu hạnh phúc” của công dân, kể cả với đàn ông.


Xây dựng pháp luật cần phải sát với đời sống, vì cuộc sống. Những quy chế như trên không thể lý giải được sau khi ban hành rồi sẽ được thực thi thế nào. Về khía cạnh nào đó, có những hành vi nhất thiết phải để con người tự điều chỉnh theo hoàn cảnh, chứ không thể bắt phải hành động như một cỗ máy, hay gò theo một khuôn khổ cứng nào đó.


Pháp luật chắc chắn không đi vào cuộc sống khi nó mông lung, xa vời. Người xây dựng pháp luật phải nghiêm túc, chứ không phải cứ đưa ra dự thảo rồi sai thì sửa. Xây dựng dự thảo cũng là hoạt động hành chính tiêu tiền ngân sách. Nên khi công việc ấy tiêu tốn tiền nhà nước mà lại vô bổ thì cần thiết phải xử lý, xem xét trách nhiệm của cơ quan hoặc cá nhân người soạn thảo. Họ phải bồi thường chi phí nếu những đề xuất đưa ra trái ngược với các chuẩn mực chung của xã hội. Hơn thế họ cần phải được đánh giá lại về năng lực, phẩm chất xem có phù hợp ở vị trí công bộc của dân, là công chức của nhà nước hay không…


Phải khẳng định, pháp luật là những thiết chế của xã hội, nên ngay từ bản chất nó phải vì xã hội, vì nhân dân. Do vậy, rất mong rằng mỗi khi xây dựng pháp luật cần thiết phải suy nghĩ bắt đầu từ lợi ích của nhân dân và vì nhân dân, đất nước. Khi làm luật, đừng vì cảm tính mà thiếu thực tiễn…


Nữ Quỳnh


Làm luật, đừng xúc phạm dân!

Thursday, July 11, 2013

"Trùm" côn đồ chém nhà báo lĩnh án

Sáng 11/7, TAND thành phố Vinh (Nghệ An) mở phiên sơ thẩm xét xử Lê Văn Linh (SN 1971, tức ‘Linh Cọt’) về tội ‘Cố ý gây thương tích’. “Linh Cọt” chính là đối tượng đã tổ chức cho nhóm côn đồ đàn em chém nhà báo Võ Thanh Mai, PV báo NNVN tại Nghệ An.


Theo cáo trạng, ngày 28/5/2011, Trần Hoài Kỷ (còn gọi là ‘Đông Bu’, 33 tuổi) đến nhà Lê Văn Linh và được Linh chỉ thị: “Có lẽ vài bữa nữa phải dạy cho ông nhà báo ni một bài học”.


Sáng 30/5/2011, Kỷ đang ngồi uống cà phê thì nhận được điện thoại của Lê Quốc Hùng (SN 1992, tức ‘Hùng Linh’, con trai cả của Linh Cọt) kêu đến để đi “dạy cho nhà báo bài học”.


Lê Văn Linh, kẻ cầm đầu băng nhóm chém nhà báo đứng trước vành móng ngựa.

Lê Văn Linh, kẻ cầm đầu băng nhóm chém nhà báo đứng trước vành móng ngựa.


Trần Hoài Kỷ điện thoại cho Võ Thanh Tuấn (“Tuấn chuột”, 25 tuổi) và Nguyễn Anh Tú (còn gọi là “Tú Mai”, 24 tuổi) cùng đi. Cả nhóm về nhà ‘Hùng Linh’ thủ sẵn một con dao mẹo rồi chạy theo sau xe của nhà báo Võ Thanh Mai.


Khi đến vòng xuyến giao nhau đường Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai, anh Võ Thanh Mai tạt xe vào đổ xăng. Lập tức Kỷ bảo với Tú: “Sang chém ông nhà báo đi ô tô đang đổ xăng”. Tú cầm dao chạy sang chém một nhát vào vai trái và cẳng tay trái anh Mai.


Sau khi gây án, nhóm đối tượng bỏ trốn khỏi hiện trường. Nhà báo Võ Thanh Mai sau đó được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự CA Nghệ An, anh Mai bị thương tật vĩnh viễn 10%.


Sau khi nhóm đàn em gây án, Lê Văn Linh đưa cho ‘Tú Mai’ 2 triệu đồng.


Từ các kết quả điều tra, cơ quan công an đã tiến hành bắt giữ Trần Hoài Kỷ, Lê Quốc Hùng, Võ Thanh Tuấn và Nguyễn Anh Tú. Riêng “trùm” nhóm côn đồ này là Lê Văn Linh đã bỏ trốn khỏi địa phương.


Ngày 15/5/2012, TAND TP. Vinh mở phiên tòa xét xử nhóm Kỷ, Hùng, Tú, Tuấn về tội danh “Cố ý gây thương tích”.


Ngày 6/2/2013, Lê Văn Linh đã bị bắt giữ theo lệnh truy nã. Cơ quan chức năng tiến hành hoàn tất hồ sơ vụ án.


Cũng theo cáo trạng, Lê Văn Linh còn có vai trò


Nhà báo Võ Thanh Mai tại phiên tòa.

Nhà báo Võ Thanh Mai tại phiên tòa.


chỉ đạo trong vụ “Cố ý gây thương tích” tại quán cà phê Lili (117 Lê Hoàn, TP. Vinh). Tại đây, Lê Văn Linh cùng đồng bọn dùng hung khí gây thương tích cho anh Dương Xuân Tuấn (tỷ lệ thương tật 15,4%) và anh Trần Cảnh Vinh (4,96 %).


Căn cứ vào hồ sơ vụ việc, vai trò trong cả 2 vụ án, HĐXX đã tuyên phạt Lê Văn Linh 4 năm tù giam.


C. Thái (Vietnamnet)



"Trùm" côn đồ chém nhà báo lĩnh án

Phóng viên Ai Cập tự quay cảnh bị bắn chết

Đoạn phim không rõ nét đã ghi lại cảnh một binh sĩ Ai Cập đang chĩa súng về phía ống kính và bắn thẳng vào Ahmed Samir Assem trước khi màn hình chuyển sang màu đen.


Phóng viên Ahmed Samir Assem.

Phóng viên Ahmed Samir Assem.


Nhiếp ảnh gia 26 tuổi của tờ Al-Horia Wa Al-Adala là một trong số ít nhất 51 người thiệt mạng khi các lực lượng an ninh nổ súng vào một đám đông tụ tập bên ngoài trụ sở Câu lạc bộ Vệ binh Tổng thống Cộng hòa tại Cairo, được cho là nơi đang giam giữ Tổng thống bị lật đổ Mohamed Morsi.


 Assem đã có mặt tại hiện trường khi những người biểu tình ủng hộ Tổ chức Anh em Hồi giáo quỳ gối cầu nguyện trước rạng sáng thứ Hai, 8/7.

Đồng nghiệp và người thân của Assem chỉ biết tin anh đã qua đời sau khi chiếc camera đẫm máu và chiếc điện thoại di động vấy máu được tìm thấy tại nơi cắm trại của người biểu tình.


“Khoảng 6 giờ sáng, một người đàn ông tới văn phòng với một chiếc máy ảnh dính máu và nói với chúng tôi rằng một trong những đồng nghiệp của chúng tôi đã bị thương,” biên tập viên văn hóa Ahmed Abu Zeid nói.


“Một tiếng sau đó, tôi đã nhận được tin Ahmed bị một tay súng bắn tỉa bắn vào trán trong lúc đang quay phim trên tầng thượng một tòa nhà quanh nơi biểu tình. Chiếc máy quay của anh ấy về bằng chứng về vụ đụng độ đẫm máu hôm đó.”


 


http://youtu.be/-fovK4NDGqI


 


Sầm Hoa (Vietnamnet)



Phóng viên Ai Cập tự quay cảnh bị bắn chết

Wednesday, July 10, 2013

Truyền hình Hàn Quốc xin lỗi người Trung Quốc vì nói hớ

Kênh truyền hình Channel A vừa phải gửi lời xin lỗi đến người dân Trung Quốc, sau khi một biên tập viên phát ngôn khiếm nhã về hai nạn nhân thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay của hãng Asiana Airlines.


Theo People’s Daily, trong một bản tin về vụ tai nạn của chuyến bay Asiana Airlines 214, biên tập viên Yoon Kyeong-min bình luận rằng, thật may mắn vì hai nạn nhân nhỏ tuổi bị thiệt mạng là người Trung Quốc chứ không phải Hàn Quốc. Yoon giải thích rằng anh muốn nói đến sự may mắn xét từ góc độ của người Hàn.



Tuy nhiên, phát ngôn trên của Yoon đã gây phẫn nộ ch o cả người dân Hàn Quốc lẫn Trung Quốc. Người dân trong nước chỉ trích biên tập viên này là không tôn trọng mạng sống con người. Họ cho biết đã rất sốc khi một biên tập viên truyền hình có thể nói ra những lời lẽ như trên trong một bản tin trực tiếp.


Hai biên tập viên của kênh Channel A trong bản tin về vụ tai nạn máy bay của hãng Asiana. Ảnh: peopledaily

Hai biên tập viên của kênh Channel A trong bản tin về vụ tai nạn máy bay của hãng Asiana. Ảnh: peopledaily


Một số phóng viên Hàn Quốc bày tỏ hy vọng những ngôn từ thiếu trách nhiệm như trên sẽ không làm tổn thưởng người dân hai nước.


“Mạng sống con người có giá trị như nhau dù họ mang quốc tịch gì. Chúng ta cần có sự cảm thông khi đưa tin về những vụ tai nạn như thế. Biên tập viên này đã phạm sai lầm trong một bản tin khẩn cấp”, một phóng viên nói.


Kênh Channel A sau đó phải gửi lời xin lỗi đến người dân Trung Quốc thông qua sứ quán Hàn Quốc ở nước bạn. Thông báo của kênh truyền hình thừa nhận, biên tập viên Yoon đã không đưa tin một cách trôi chảy trong chương trình trực tiếp và phát ngôn trên là sai lầm, cẩu thả.


Chiếc máy bay chở hơn 300 người của hãng hàng không Hàn Quốc Asiana Airlines va chạm khi hạ cánh và bốc cháy tại sân bay San Francisco, Mỹ, hôm 6/7, làm hai người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.


Hai nạn nhân trong vụ tai nạn được xác định là Ye Mengyuan và Wang Linjia, đều 16 tuổi, đến từ Giang Sơn, tỉnh Chiết Giang. Hai cô bé bay sang Mỹ với dự định cùng hơn 30 học sinh khác tham gia trại hè ở Trường West Valley Christian, ngoại ô Los Angeles.


Anh Ngọc (Vnexpress)




Truyền hình Hàn Quốc xin lỗi người Trung Quốc vì nói hớ

Tin đồn và sự trợ giúp của báo chí

Thí sinh tham dự cuộc thi Hoa hậu các Dân tộc Việt Nam – 2013 đã thừa nhận tung tin tân hoa hậu mua giải 1,5 tỉ đồng và quan hệ với con trai Phó ban tổ chức giải. Thế là nghi ngờ được sáng tỏ, nhưng cũng từ câu chuyện này cần nhìn lại trách nhiệm thông tin.


 Báo chí biến lời đồn thành tin để câu khách, sau đó đưa tin đã có người thừa nhận tung tin. Báo chí coi như mình chỉ là  người đưa tin và vô can trong chuyện này. Tuy nhiên, chuyện này không thể vô can. Người làm báo có trách nhiệm thẩm định nguồn tin, thông tin, ít nhất trong trường hợp này, câu hỏi đặt ra là một cô sinh viên lấy đâu ra 1,5 tỉ đồng để mua danh hiệu? Liệu có phải tin đồn này là do thói ghen ăn tức ở của những người cùng dự thi mà ra. Nếu có đơn tố cáo, có người chứng, có chứng cứ thì lại là chuyện khác.


Nếu chỉ là một tin nhảm không căn cứ, nó có thể lan nhanh qua cửa miệng của những người tò mò, thích chuyện giật gân, nhưng nó không thể dễ dàng xuất hiện trên báo chí. Với vụ tin đồn vừa qua, báo chí tiếp tay quá nhiệt tình, biến hoang tin thành tin chính thức,  với những cụm từ hấp dẫn “dính nghi án”… Cho dù người ta chỉ viết là “nghi án”, nhưng chính cái sự ”nghi” đó mới chết người.
hoa
Những gì đã xảy ra cho thấy, mới chỉ “nghi án” thôi, thế mà nạn nhân là có thiệt. Trước hết là tân hoa hậu xứ Thanh phải chịu tiếng mang lời, phải chống chọi với dư luận, phải đấu tranh với bản thân để vượt qua về sự tổn thương tinh thần trong lúc này. Cuộc sống đáng ghét ở chỗ là lòng tốt thường ít hơn cái xấu. Nghe tin một hoa hậu mua danh hiệu người ta sung sướng hơn, tò mò hơn, thích thú hơn là nghe tin một hoa hậu đoạt danh hiệu bằng tài năng. Cho dù những thông tin mua danh hiệu không thuyết phục, nhưng đáng tiếc là người ta cố thuyết  phục nhau và tự thuyết phục mình tin vào điều ấy, chỉ với mục đích thoả mãn cái tâm lý thích nhìn người khác thất bại và đau khổ. 

Một nạn nhân khác là cậu bé 15 tuổi – con trai của bà phó trưởng ban tổ chức. Cậu bé bị một cú sốc khủng khiếp khi báo chí đưa tin về ”nghi án giường chiếu” của cậu với tân hoa hậu. Cậu có thể giải thích với gia đình, người thân, bạn bè, thậm chí không cần giải thích thì họ cũng hiểu, nhưng với bản lĩnh của cậu bé 15 tuổi, làm sao không hoảng sợ khi bị một trận cuồng phong dư luận phủ xuống đầu. Cho dù cậu đã được giải oan, nhưng sự độc ác của lời đồn sẽ là nỗi ám ảnh trong tâm hồn của cậu.


Đã từng có nhiều tin đồn làm sụp đổ một con người, một gia đình hoặc phá sản một doanh nghiệp. Mới năm trước, chỉ vì một tin đồn người phụ nữ chủ tiệm thuốc tây có quan hệ luyến ái với một học sinh ở Quảng Ngãi, gia đình người phụ nữ này chịu đựng không nổi  vì dư luận tại địa phương, vì tiếng xì xào của người qua lại. Gia đình, con cái, dòng họ đều bị hành hạ theo, cuối cùng, cơ quan điều tra xác minh là tin bịa đặt. Dù chuyện đã minh bạch, nhưng cái án mà dư luận đổ xuống đầu người phụ nữ này còn hơn cả án tử.


Lời đồn, hoang tin là bình thường trong xã hội, nhưng cái chết người là khi tin đồn đó có sự trợ giúp của báo chí.


 

Lê Thanh Phong (Báo Lao Động)


Tin đồn và sự trợ giúp của báo chí

Các dọn đường đón Google và tự đóng cửa nhà mình

Một hiện tượng gần đây khiến mình băn khoăn: đó là các báo điện tử, trang tin đều dành vị trí, mật độ, diện tích… dành cho quảng cáo Google đều hoành tráng hơn xưa bội phần.


Hỏi ra mới biết, các báo này tích hợp quảng cáo Google để tăng nguồn thu. Ít thì được vài trăm Obama, nhiều thì vài ngàn USD. Nguồn tiền từ quảng cáo Google bất ngờ trở thành thu nhập chính của 1 số báo điện tử, trang tin.


Tuy nhiên nhìn xa hơn, nếu việc này tiếp tục lan rộng và phổ biến, sẽ trở nên nguy hiểm với chính các báo điện tử. Vô hình trung, các báo đều tự chặt chân mình, nâng Google lên vị thế mới.


 


googleKhi mà các báo đã tràn ngập Google, các DN không có lý do gì để từ chối người khổng lồ này bởi Google hỗ trợ quảng cáo quá tốt. Là một công cụ tìm kiếm thông tin, có kinh nghiệm làm quảng cáo qua tìm kiếm, Google luôn biết cách tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng nhất. Mà với các DN, cứ đơn vị nào quảng cáo hiệu quả, trúng đích hơn thì họ sẽ làm. Hệ luỵ là, dần dà các doanh nghiệp sẽ tìm đến Google để quảng cáo chứ không quảng cáo qua các báo nữa.


Đặc biệt, việc Google mở văn phòng ở VN thời gian vừa rồi sẽ dọn chỗ để hãng này trở thành nhà phân phối quảng cáo khổng lồ ở VN. Đúng lúc các báo điện tử trong nước đang giai đoạn khó khăn, Google xuất hiện như cứu tinh. Quả thật, thiên thời- địa lợi- nhân hoà để Google thôn tính thị trường quảng cáo trực tuyến đang lên như diều gặp gió.


Đáng tiếc là, khi đang đói, ai cũng chỉ nghĩ tới cách nhanh nhất giải quyết cho cái bụng của mình. Chính vì thế, dù chỉ 500 USD, 1.000 hay 5.000  USD thì cũng có thể khiến các báo thấy yên tâm hơn. Song với hướng đi như vậy, các báo điện tử nhỏ, các trang tin trong vài năm tới sẽ tự đánh mất đi thị trường quảng cáo của mình.


Tất cả đều nhận thức chưa đầy đủ, rằng Google chính là đối thủ lớn nhất của họ trong vòng 2 năm nữa. Do vậy, tất cả đều đang quảng cáo cho Google, quảng bá thương hiệu cho Google và chuyển hoá dần khách hàng tiềm năng của mình cho Google. 


Thứ còn lại ngoài quảng cáo, sẽ là các bài PR và tổ chức sự kiện. Song với các báo điện tử nhỏ, các trang tin thì chỉ thu được tiền lẻ của DN. Bởi các báo điện tử lớn như VnE, Dân trí, Vietnamnet mới là sự lựa chọn hàng đầu. 


Nếu các báo không tỉnh táo, cùng bắt tay nhau để loại đối thủ khổng lồ ngay thời điểm này, thì chỉ 2 năm nữa, họ không còn cơ hội làm điều đó nữa. Cứ bằng lòng với mức ấy- trong lúc khó khăn này- chẳng phải là các báo đang tự đóng cửa nhà mình rồi hùa nhau mở ra 1 cánh cổng to đùng cho anh Google hay sao?


 


Nguồn: Nguyễn Quyết


 



Các dọn đường đón Google và tự đóng cửa nhà mình

Saturday, July 6, 2013

Nhiều báo điện tử ở Việt Nam bị tấn công từ chối dịch vụ

Vài ngày qua, một số báo điện tử tại Việt Nam lâm vào tình trạng khó truy cập được, có dấu hiệu bị tấn công từ chối dịch vụ.

Thực tế, khoảng từ ngày 2/7 đến nay, việc vào một trang như VietNamNet, Tuổi trẻ, Dân trí, Kênh 14… thường bị gián đoạn. Đôi lúc, độc giả khi truy cập chỉ thấy trình duyệt hiện lên dòng thông báo 503 Service Unavailable (máy chủ web tạm thời không hoạt động).


Cho tới sáng 7/7, khi truy cập vào các trang báo trên, phóng viên Vietnam+ thấy tốc độ có lúc nhanh như bình thường và có lúc rất chậm. Thậm chí, báo Dân trí thì yêu cầu thực hiện một phép tính đơn giản mới truy cập được.


Nguồn tin từ một tờ báo điện tử lớn cho biết, trong lúc cao điểm, tốc độ truy cập của tờ báo này tăng tới hàng chục lần so với thông thường. Cho dù, website của tờ báo được đặt tại máy chủ của nhiều nhà cung cấp khác nhau, song tốc độ vẫn bị chậm đáng kể.


 


Độc giả phải làm phép tính mới mong truy cập Dantri. (Ảnh chụp màn hình sáng 7/7)

Độc giả phải làm phép tính mới mong truy cập Dantri. (Ảnh chụp màn hình sáng 7/7)



Trên các diễn đàn tin học, việc các trang báo trên bị tấn công thu hút nhiều sự chú ý. Nhiều ý kiến cho rằng hacker đã dùng phương thức tấn công từ chối dịch vụ (Distributed Denial of Service-DDoS) để “làm hại” các website thông tin.


Có ý kiến cho rằng, hiện đang có một đợt tấn công DDoS lớn nhắm vào hệ thống máy chủ của Trung tâm điện toán và truyền số liệu khu vực 2 (thuộc Công ty Điện toán và truyền số liệu VDC), gây ra hiện tượng nói trên.


Trao đổi với phóng viên Vietnam+ sáng 7/7, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Giám đốc VDC cho biết, về kỹ thuật, các website báo chí nói trên được đặt trên hệ thống máy chủ của VDC cùng với các website của doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, hiện chưa thấy dấu hiệu tấn công vào website của các doanh nghiệp, mà chỉ có một số website của báo mạng bị ảnh hưởng.


Theo ông Hải, thông thường các website phát hiện ra sớm, có thể phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ để ngăn chặn bằng cách mở băng thông, ứng cứu… sẽ giảm bớt tác hại. Hiện, đơn vị này đang phối hợp với VietNamNet và Dân trí để xử lý.


Còn ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc bộ phận an ninh mạng Bkav không đưa ra ý kiến cụ thể song nói rằng Bkav sẵn sàng trợ giúp các website bị tấn công. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, đơn vị này vẫn chưa nhận được lời đề nghị giúp đỡ nào.


Còn nhớ năm 2010-2011, VietNamNet và một số website cũng nhiều lần bị hacker tấn công bằng phương thức này, thậm chí báo VietNamNet còn bị nghẽn mạng trong quãng thời gian khá dài.


DDoS là phương thức tấn công mạng khá phổ biến. Hacker điều khiển mạng máy tính ma truy cập đồng thời để làm tê liệt các hệ thống mạng, máy chủ khiến độc giả không thể truy cập vào website. Nói một cách khác, tấn công DDoS như tình trạng nghẽn mạng sóng di động khi nhiều điện thoại cùng liên lạc trong một thời điểm./.



Kỳ Dương (Vietnam+)


Nhiều báo điện tử ở Việt Nam bị tấn công từ chối dịch vụ

Wednesday, July 3, 2013

Xoá nghèo… tư duy

Xoá nghèo, hai từ ấy từ lâu vẫn như một nhân tố “máu thịt”, là giấc mơ đau đáu của người nông dân. Đã bao đời nay, nông dân vẫn là thành phần thiệt thòi nhất, “chậm tiến” nhất. Quanh năm quần quần với ruộng đồng mà chẳng phải nhiều người được sung sướng với thành quả lao động của mình. Tuy thực tế đã có nhiều “lão nông” từ xoá được nghèo tiến tới làm giàu. Song qua nhiều năm rồi, cái giấc mơ “xoá nghèo” vẫn cứ đeo đẳng với đa số nông dân.


Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung đang gặp rất nhiều khó khăn, thì đời sống của nông dân càng thêm ảm đạm, khó càng thêm khó. Không chỉ bị giảm thu nhập, họ còn luôn trong tư thếđối mặt với những tác động “bất khả kháng” từ thiên tai, dịch bệnh, mất mùa, mất giá…


Thực tế, Đảng và Nhà nước đã rất cố gắng, tạo dựng các cơ chế thuận lợi, triển khai những chính sách hỗ trợ với mong muốn làm cho khu vực nông thôn, nông dân có đời sống khấm khá hơn, ổn định hơn. Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong những chính sách ấy. Nó được xem như một hướng rộng mở, một mô hình nhanh nhất trong bối cảnh hiện nay giúp thay đổi bộ mặt nông thôn.


Nhưng trong nỗ lực ấy, đâu đó vẫn còn vấp phải những “hòn đá” lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu xoá bỏ chữ “nghèo” của người nông dân. Điển hình như chuyện (không mới) vừa được báo chí phản ánh. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa nghèo được xác định là tiêu chí quan trọng vì chỉ có thoát nghèo thì mới có thể coi bộ mặt nông thôn được thay đổi. Tuy nhiên, khi mục đích cao đẹp ấy trở thành tiêu chí phải phấn đấu thì lại xuất hiện những tư duy, cách nghĩ, cách làm ở nhiều địa phương khiến chúng ta phải băn khoăn. Đó là thực trạng một số hộnghèo đã buộc phải thoát nghèo bị động, “thoát nghèo trên giấy” để địa phương “đạt tiêu chí nông thôn mới”. Nói cách khác đây vẫn là hệ quả của “căn bệnh” mãn tính: Bệnh thành tích.


Kết quả điều tra của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp thực hiện tại 12 tỉnh thành cho thấy, tuy thu nhập của bình quân của nông dân tăng từ 2,5 triệu đồng/năm 2008 lên hơn 12 triệu đồng/năm 2012. Song tỷ lệ hộ nghèo không giảm, thậm chí số hộ tái nghèo còn tăng. Trong lúc chúng ta có khá nhiều chính sách hỗ trợ về nguồn vốn cho nông dân, nhưng thực tế sốngười được tiếp cận sự hỗ trợ này lại quá ít. Kết quả điều tra nói trên cũng đưa ra con số hơn 50% số hộ được điều tra phải vay nợ, mà chủ yếu là vay tư nhân, còn nguồn vay từ ngân hàng chỉ chiếm khoảng hơn 13%. Khó càng thêm khó, nên tình trạng di cư từ nông thôn ra thành thị tìm việc làm, kiếm kế sinh nhai đang ngày càng tăng kéo theo biết bao hệ luỵ.


Có lẽ, để cho bức tranh nông nghiệp nông thôn tươi sáng hơn đúng như mong muốn, trước nhất phải bắt đầu từ chính việc “xoá nghèo” trong tư duy để hành động thật hơn, mang lại kết quả thực chất hơn. Trong một cuộc hội thảo được tổ chức hồi tháng trước tại Hà Nội về vấn đề này, một cán bộ Hội Nông dân một huyện của Hà Nội nêu quan điểm rằng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, nhưng quan trọng hơn là phải làm sao để chính sách đến được với nông dân… Quả thật, nếu người làm chính sách hay thực thi chính sách không gần với nông dân, lắng nghe ý kiến của dân, không vì nông dân thì giấc mơ xoá bỏ chữ “nghèo” sẽ chẳng bao giờ thành hiện thực; các mô hình, chính sách sẽ chỉ thành công trong báo cáo của một ai đó…


Nữ Quỳnh



Xoá nghèo… tư duy