Tuesday, October 29, 2013

NHK giới thiệu công nghệ truyền hình siêu nét 8K

Đài Truyền hình Nhật Bản NHK vừa giới thiệu với khán giả Việt Nam công nghệ truyền hình siêu nét 8K và NHK Hybirdcast. Đây là sự kiện bên lề Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 50 Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á – Thái Bình Dương (ABU GA 50) đang diễn ra tại Hà Nội. 


Công nghệ truyền hình siêu nét 8K được coi là nỗ lực “đi tắt đón đầu” của Đài NHK trong việc đưa ra trước những sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, phục vụ tối đa nhu cầu xem và trải nghiệm truyền hình của khán giả.


Với công nghệ truyền hình siêu nét 8K, đại diện Đài NHK khẳng định, đây được coi là sản phẩm “tới hạn” về độ nét của truyền hình với 3.3 triệu pixel. Đứng trước chiếc tivi 8K, người xem có thể cảm nhận các hình ảnh thật như mọi việc đang diễn ra ngay trước mắt mình hơn với độ nét như trong các triển lãm ảnh.


 NHK giới thiệu công nghệ siêu nét 8k tại Hà Nội ngày 28/10

NHK giới thiệu công nghệ siêu nét 8k tại Hà Nội ngày 28/10


Trước khi giới thiệu tại Hà Nội, NHK đã phối hợp tổ chức buổi chiếu thử cho công chúng trong kỳ Thế vận hội London vào năm 2012 với BBC và Dịch vụ Phát thanh truyền hình Olympic (OBS). Hơn 200.000 khán giả đã thưởng thức công nghệ truyền hình siêu nét 8K tại Nhật Bản, Anh và Mỹ.


Theo NHK điểm tới hạn của thị giác con người, tivi có độ nét 8K được cho là điểm cuối cùng của công nghệ truyền hình trong tương lai gần.


Đài NHK cũng ra mắt dịch vụ Hybridcast dựa trên công nghệ kết hợp các chương trình phát trên truyền hình và những thông tin dữ liệu được truyền qua Internet.


Ngay khi xem chương trình truyền hình, khán giả có thể tiếp cận nhuengx thông tin và chức năng phù hợp với tiến triển của chương trình được cung cấp qua Internet. Khán giả cũng có thể tìm được những video clip có liên quan với chương trình đang phát.


Ti vi Hybridcast có chức năng liên hệ với điện thoại di động như các loại điện thoại thông minh, máy tính bảng nên khán giả có thể trả lời câu hỏi đố vui, và nhìn thấy câu trả lời đúng trên cả TV và mà hình điện thoại của mình.


Theo kế hoạch trong giai đoạn đầu triển khai, NHK sẽ cung cấp màn hình “trang chủ” của Hybridcast. Từ trang chủ này, khán giả xem được những thông tin như bản tin mới nhất, dự báo thời tiết, kết quả thi đấu các môn thể dục thể thao, tỉ giá hối đoái… cùng với nội dung chương trình truyền hình.


Sau đó, NHK sẽ bắt đầu dịch vụ cung cấp những thông tin liên quan tới các chương trình đang phát và dịch vụ cung cấp video clip theo yêu cầu (On-demand).


NHK đặt mục tiêu bắt đầu phát sóng thử nghiệm vào năm 2016, khi Thế vận hội tại Rio de Janeiro được tổ chức, và bắt đầu cung cấp dịch vụ chính thức vào năm 2020./.


Theo Trần Ngọc/VOV online



NHK giới thiệu công nghệ truyền hình siêu nét 8K

Monday, October 28, 2013

VOV giành giải thưởng đặc biệt tại lễ trao giải ABU

Tối 28/10, lễ trao giải ABU Prizes 2013 được tổ chức tại Hà Nội, nhằm tôn vinh các chương trình phát thanh truyền hình xuất sắc nhất Châu Á-Thái Bình Dương trong năm 2013. 

Hoạt động nằm trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 50 Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á-Thái Bình Dương (ABU GA 50) do Đài Truyền hình Việt Nam đăng cai tổ chức.


Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh nhấn mạnh ABU Prizes là giải thưởng về phát thanh, truyền hình uy tín của khu vực và trên thế giới. Giải được khởi xướng từ năm 1964 với mục đích đề cao các sản phẩm phát thanh, truyền hình xuất sắc của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á-Thái Bình Dương. 


Đại diện chương trình Hot Radio (VOV) lên nhận giải thưởng đặc biệt của BGK.

Đại diện chương trình Hot Radio (VOV) lên nhận giải thưởng đặc biệt của BGK.



ABU Prizes 2013 có 7 giải thưởng dành cho các chương trình phát thanh và 8 giải thưởng dành cho chương trình truyền hình. Đây là những tác phẩm được lựa chọn từ trên 260 chương trình của hơn 20 quốc gia tham gia đề cử tại ABU GA 50, trong đó có cả các tác phẩm thuộc thể loại phim truyền hình và phim tài liệu.

Năm nay, Hàn Quốc “thắng” lớn với 4 giải thưởng của lĩnh vực truyền hình gồm: giải cho phim, phim tài liệu, các chương trình giải trí và các chương trình thể thao.


Lĩnh vực phát thanh ghi dấu ấn của Đài Phát thanh truyền hình Iran với 2 giải: giải cho chương trình tương tác dành cho tác phẩm phát thanh và giải dấu ấn cá nhân trên sóng phát thanh. Iran cũng dành 1 giải cho tin tức ở lĩnh vực truyền hình.


Đài Tiếng nói Việt Nam nhận được giải đặc biệt của Hội đồng giám khảo cho tác phẩm “Hot Radio,” Đài Truyền hình Việt Nam nhận 2 bằng khen cho tác phẩm “Ngôi sao ước mơ” và “Bảo tồn loài voọc.”


Lần đầu tiên chủ trì một lễ trao giải ABU, Đài Truyền hình Việt Nam đã mang tới một không khí vừa sang trọng, lại vừa thân thiện, đậm đà bản sắc Việt Nam và khu vực. 


Đan xen với phần công bố giải thưởng là những tiết mục nghệ thuật ấn tượng: bài hát Chiếc khăn Piêu lần đầu tiên được ca sĩ Tùng Dương biểu diễn cùng dàn nhạc giao hưởng trẻ Rhapsody Philharmonic; nhạc phẩm Hào khí non sông do Dàn nhạc Rhapsody Philharmonic và nhóm Pha Lê xanh thể hiện; ca khúc Habanera do ca sĩ Phạm Thu Hà trình bày…


Ngoài ra, tại Lễ trao giải ABU Prizes 2013, Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á-Thái Bình Dương còn trao giải Dennis Anthony Memorial Award (giải đưa tin hay nhất trong năm dành cho các thành viên mạng trao đổi tin tức Asiavision do ABU vận hành) và 3 giải thưởng Kỹ thuật ABU (truyền dẫn phát sóng, kỹ thuật và tập san kỹ thuật)./.



Mỹ Bình (TTXVN)


VOV giành giải thưởng đặc biệt tại lễ trao giải ABU

Friday, October 25, 2013

Táng tận lương tâm!

Hôm qua, dư luận lại thêm một lần “sốc” nặng sau khi nhiều phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin về một trong những vụ lừa đảo vô cùng táng tận lương tâm: Làm giả hài cốt liệt sĩ để thu lời, bất chấp đạo lý, pháp luật.

Tác giả vụ siêu lừa này là một kẻ tự xưng là “nhà ngoại cảm”, “nhà tâm linh” tên Nguyễn Thanh Thúy (còn được gọi là cậu Thủy). Đáng chua xót thay, trong vụ lừa đảo hết sức bất nhẫn này lại có sự tiếp tay của cả những đơn vị đang phục vụ cho lợi ích của cộng đồng. Đã có 4 cuộc khai quật quy mô lớn được thực hiện trái với chức năng, trái các quy định của Nhà nước nhưng lại được hậu thuẫn bởi một số UBND cấp tỉnh và Ngân hàng Chính sách xã hội. Cơ quan giám định pháp y quân đội đã xác định có tới 105 mộ trong các nghĩa trang liệt sĩ của 3 tỉnh chứa… xương động vật. Và càng choáng váng hơn khi được biết, với mỗi bộ hài cốt giả ấy, Ngân hàng Chính sách xã hội đã chi ra 75 triệu đồng cho kẻ lừa đảo.

Kết luận cuối cùng về vụ việc này còn phải chờ cơ quan điều tra. Song những thông tin trên đây đã đủ làm cho bất cứ một người bình thường nào cũng cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng, khi có những kẻ dám cả gan nhạo báng cả những giá trị thiêng liêng nhất của mỗi người và của cả dân tộc. Nhiều gia đình liệt sĩ thêm một lần quặn đau khi bị lừa đảo… 


Sự thật là trong nhiều năm qua, việc tìm mộ và hài cốt liệt sĩ qua các nhà ngoại cảm ngày càng trở nên phổ biến dù chưa được cơ quan chức năng nào công nhận. Và chính cái sự mập mờ ấy đã dẫn đến những hậu quả đau lòng. Theo thông tin từ chương trình Trở về ký ức của Đài THVN, thậm chí đến hài cốt của cả những liệt sĩ có công lao lớn với dân tộc, với lịch sử đất nước cũng bị một nhà ngoại cảm có “tên tuổi” lừa đảo, làm giả hài cốt. 


Sự thật vẫn là sự thật. Bộ mặt thật của các nhà ngoại cảm rởm đã dần lộ ra là những kẻ lừa đảo, những kẻ buôn thần bán thánh, lợi dụng tình cảm về sự mất mát, đau thương của hàng nghìn gia đình có người thân đã ngã xuống vì Tổ quốc để trục lợi. Trong những “tên tuổi lớn” ấy có cả những “nhà ngoại cảm” mà dư luận đã quen tên như Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa, Nguyễn Thanh Thúy…


Cũng không thể không nói đến trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước trong vụ việc này. Việc một ngân hàng của Nhà nước tùy tiện tham gia trực tiếp, chi những khoản tiền lên đến hàng chục tỷ đồng cho những kẻ lừa đảo cần được làm rõ và truy cứu trách nhiệm đến cùng. Việc các địa phương tắc trách cho phép quy tập hài cốt một cách bất hợp pháp cũng cần được xử lý đến nơi, đến chốn.


Ngoài ra, vai trò quan trọng của truyền thông cần phải được định hình lại một cách nghiêm túc. Có vẻ như truyền thông của ta lâu nay đã quá dễ dãi khi thông tin về những “nhà ngoại cảm”, “nhà tâm linh”, gieo vào lòng người dân những niềm tin sai lệch, tạo đất sống cho kẻ lừa đảo.


Đã đến lúc phải lập lại trật tự trong công việc vô cùng thiêng liêng này. Năm 2012, Ban Chỉ đạo Đề án xác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin (Bộ LĐ-TB&XH) cùng một số bộ, ngành đã thống nhất coi giám định ADN là phương pháp chủ đạo xác định danh tính liệt sĩ và không coi ngoại cảm là phương pháp có thể áp dụng trong công việc này. Mong rằng, các cơ quan chức năng cũng như những người còn chưa tìm được hài cốt người thân hãy cùng tỉnh táo, tránh bị những kẻ táng tận lương tâm lừa đảo.


Tuấn Kiệt


Táng tận lương tâm!

Thursday, October 24, 2013

Để không còn chuyện đau lòng!

Vụ việc tại Thẩm mỹ viện Cát Tường đã gây rúng động dư luận trong những ngày qua, gióng lên tiếng chuông khẩn thiết về vấn đề đạo đức của người hành nghề y cũng như đạo đức xã hội. Vụ việc cũng làm lộ ra lỗ hổng lớn trong công tác quản lý các cơ sở y tế hiện nay.

Thực ra, nói bây giờ mới lộ là bởi khi xảy ra vụ việc thì người ta mới bắt đầu đặt ra vấn đề này. Trong khi lỗ hổng quản lý này đã tồn tại từ rất lâu. Hồi tháng 4-2011, cũng ngay gần với Thẩm mỹ viện Cát Tường, đã từng xảy ra vụ việc một phụ nữ tử vong sau khi bơm ngực ở một cơ sở không có giấy phép hoạt động. Điều rất đáng nói sau vụ việc chấn động trên là trách nhiệm của cán bộ quản lý. Sáng 23-10-2013, trả lời trên truyền hình, một Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, cơ sở Cát Tường chỉ ghi ngoài bảng hiệu là “thẩm mỹ viện” nên không thuộc “thẩm quyền quản lý” của ngành y tế. Ngoài ra, Sở Y tế cũng chỉ quản lý, kiểm soát, thanh tra các cơ sở đã đăng ký, còn các cơ sở không đăng ký thì… chịu, và không kiểm tra. Quan điểm này tiếp tục được Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội khẳng định lại khi trả lời báo chí vào buổi chiều cùng ngày.


Chẳng phải suy luận nhiều cũng dễ thấy sự đùn đẩy, né tránh trách nhiệm của cán bộ quản lý. Bởi sự thật là ngoài tấm biển hiệu thì cơ sở nói trên còn có bảng điện tử chạy các dòng chữ lớn quảng cáo dịch vụ “phẫu thuật thẩm mỹ”. Mà ngay cả khi không có những dòng chữ ấy thì nhà quản lý cũng không thể dùng điệp khúc “không biết, không thấy, không quản lý” được. Một cơ sở thẩm mỹ mọc lên giữa bạt ngàn các cơ sở y tế, nơi mà hầu hết người dân đều hiểu chúng có chức năng gì, cớ sao cán bộ quản lý nói không biết? Cả quản lý “dọc” là ngành y tế, và quản lý “ngang” là chính quyền sở tại cớ sao để “lọt lưới”? Ngay cả Bộ trưởng Bộ Y tế khi phát biểu ở phiên thảo luận tổ tại Quốc hội chiều 24-10 cũng thừa nhận lời giải thích “không biết nhân viên dưới quyền có thẩm mỹ viện ngay đối diện bệnh viện là không hợp lý…”.


Lâu nay, chuyện mất bò mới lo làm chuồng vẫn phổ biến. Thế nhưng, thà muộn còn hơn không. Theo thông tin từ Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có 35 cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được hành nghề thẩm mỹ như cắt mí, xăm mày… nhưng chưa có cơ sở nào được cấp phép hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ như nâng ngực, hút mỡ vì việc này chỉ thực hiện ở các bệnh viện. Thế nhưng, chẳng khó khăn khi muốn tìm một chỗ để phẫu thuật thẩm mỹ vì chúng vẫn được giăng biển công khai trên mặt phố, quảng cáo nhan nhản trong các tờ rơi, thậm chí quảng cáo công khai trên báo chí. 


Như vậy, trong lúc tình trạng các cơ sở thẩm mỹ, y tế tư nhân hoạt động bát nháo, nhiều cơ sở mọc lên không phép, sai phép thì dư luận đòi hỏi phải có sự vào cuộc nhanh chóng, sự cộng đồng trách nhiệm của các cơ quan quản lý. Nhiều cơ quan, ban, ngành phải có trách nhiệm cùng xử lý. Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Quốc hội chiều 24-10, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng nhấn mạnh: Những cơ chế, chính sách mà lâu nay chúng ta đưa ra với mong muốn tạo sự thông thoáng để cho người dân lựa chọn các dịch vụ y tế thì giờ cũng phải tính lại xem “thoáng đến mức nào là vừa”, giới hạn được làm đến đâu và việc gì không được phép… chứ không phải một con dao, một dụng cụ, một người thầy thuốc là có thể làm được mọi thứ.


Trong hai năm, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 3 vụ chết người tại cơ sở thẩm mỹ. Tiếng chuông báo động lại gióng lên. Đã đến lúc phải hành động cương quyết để không những xử lý được vụ việc này mà còn có giá trị giáo dục, cảnh báo, răn đe để không xảy ra chuyện tương tự trong tương lai.


Nữ Quỳnh


Để không còn chuyện đau lòng!

Wednesday, October 23, 2013

Đa dạng hóa truyền thông cho phụ nữ và người khuyết tật

Diễn đàn “Phụ nữ với làn sóng” – một trong những hoạt động trước thềm Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 50 của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương (ABU GA 50), do Đài Truyền hình Việt Nam đăng cai tổ chức, diễn ra sáng nay (23/10) tại Hà Nội. Bộ trưởng Lao động và Thương binh xã hội Việt Nam Phạm Thị Hải Chuyền; Tổng Thư ký Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á-Thái Bình Dương Javad Mottaghi, cùng nhiều đại biểu các nước thành viên tham dự hội thảo.


Hội thảo tập trung vào chủ đề “Truyền thông-Công nghệ mới và Trao quyền cho phụ nữ, trẻ em gái người khuyết tật”, cung cấp công cụ tiếp cận công nghệ thông tin, truyền thông cho người khuyết tật.


Đại diện đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và các tổ chức trong và ngoài nước trao đổi những ví dụ thực tiễn về các chính sách hỗ trợ đảm bảo bình đẳng giới và đối xử ưu đãi đối với người tàn tật đang được áp dụng tại các tổ chức phát thanh truyền hình, công nghệ thông tin và truyền thông.


Diễn đàn "Phụ nữ với làn sóng"

Diễn đàn “Phụ nữ với làn sóng”


Phát biểu tại Diễn đàn, Tổng Thư ký ABU Javad Mottaghi nhấn mạnh: “Đối với Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á-Thái Bình Dương, việc tạo điều kiện để phụ nữ và những người khuyết tật tham gia vào lĩnh vực truyền thông là một trong những nỗ lực đã mang những tiến triển cụ thể. Điều này thực hiện được nhờ sự hợp tác của các đối tác quan trọng của ABU, là các cơ quan truyền thông các nước thành viên, và ở Việt Nam là VTV, VOV và các cơ quan thông tấn báo chí. Hội thảo này dịp để chúng ta chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra những chính sách, chiến lược để thúc đẩy hơn nữa mục tiêu này”.


Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền phát biểu rằng, hình ảnh người phụ nữ đảm đang, thành đạt xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Phụ nữ đã và đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong gia đình, cộng đồng và xã hội.


Bộ trưởng cho biết nhiều tiến bộ đã được thực hiện trong việc trao quyền cho phụ nữ và chăm sóc người khuyết tật tại Việt Nam. Các phương tiện truyền thông sử dụng ngôn ngữ không phân biệt giới và đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy tiến bộ phụ nữ và trợ giúp người khuyết tật.


Bà đánh giá cao vai trò và sự tham gia của phụ nữ trong công tác báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin ở Việt Nam. Ước tính tại Việt Nam có khoảng 30% số lượng phụ nữ đang làm công tác báo chí, các nữ giảng viên công nghệ thông tin trong các trường Đại học cũng chiếm tới 26%…


Ông Brahima Sanou, Giám đốc Ban phát triển – Liên hiệp Viễn thông Quốc tế (ITU), khẳng định những đóng góp của các diễn giả, đại biểu sẽ mở ra một bước tiến lớn về sự tham gia của phụ nữ, trẻ em gái, đặc biệt là người khuyết tật trong công tác báo chí, truyền thông.


Ông Brahima Sanou cũng hy vọng, từ nay đến năm 2015 sẽ có thêm khoảng 2 triệu phụ nữ tham gia vào công tác truyền thông, đồng thời hướng tới xây dựng quỹ kỹ thuật số hỗ trợ cho công tác đào tạo phụ nữ trong lĩnh vực này.


Các diễn giả tham dự diễn đàn có những bài tham luận đề cao vai trò của phụ nữ, trẻ em gái và người khuyết tật trong công tác báo chí – truyền thông và hoan nghênh nỗ lực và thành tựu trong việc đảm bảo bình đẳng giới và chăm sóc người khuyết tật ở Việt Nam cũng như các quốc gia là thành viên của ABU trên thế giới như Australia, Singapore, Malaysia…


Trong khuôn khổ Diễn đàn này, các đại biểu sẽ tiếp tục thảo luận về các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em gái và người khuyết tật trong công tác truyền thông. Dự kiến, diễn đàn sẽ đưa ra Tuyên bố Hà Nội nhằm khuyến khích sự đóng góp của phụ nữ, đồng thời đưa ra những cam kết, các sáng kiến để đạt được mục tiêu đã đề ra trong tuyên bố và đáp ứng nhu cầu của phụ nữ, trẻ em gái và người khuyết tật thông qua công nghệ thông tin và truyền thông./.


Trần Ngọc/VOV online



Đa dạng hóa truyền thông cho phụ nữ và người khuyết tật

Sunday, October 20, 2013

Mikhailov: Người đưa ITAR-TASS trở lại vị thế dẫn đầu

Ngày 17/9/2012, Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev ký quyết định bổ nhiệm ông Sergey Mikhailov, “một người ngoại đạo,” làm Tổng giám đốc ITAR-TASS, thay cho người tiền nhiệm đã có hơn 20 năm lãnh đạo cơ quan này.

Nhiều người đã bất ngờ về quyết định trên của ban lãnh đạo nước Nga. Nhưng sau đó tất cả đều bị thuyết phục khi nhìn vào chặng đường sự nghiệp 15 năm, từ một cậu sinh viên năng động của một trường đại học danh tiếng, trở thành một trong những chuyên gia tham vấn được săn đón và trả lương cao nhất trên thị trường PR ở Nga, được quy hoạch vào nguồn dự trữ cán bộ quản lý của Tổng thống Nga khi mới hơn 30 tuổi đời. 

ông Sergey Mikhailov

ông Sergey Mikhailov



Người tiên phong trong lĩnh vực PR ở Nga

Mikhailov sinh năm 1971 tại Arkhangelsk. Năm 1988, anh thi vào Học viện quan hệ quốc tế Moskva MGIMO, một trong những trường đại học danh giá nhất Liên Xô và Nga hiện nay. Sau khi thi đỗ, Mikhalov chọn học khoa báo chí quốc tế với chuyên ngành quan hệ công chúng. 


Trong thời gian theo học ở trường, anh nghiên cứu cả tiếng Anh và tiếng Arập, hai lần thực hiện khóa thực tập tại các trường đại học ở Mỹ.


Năm 1990, khi đang là sinh viên năm thứ hai của Học viện MGIMO, Mikhailov đã trở thành một trong những nhà sáng lập Hiệp hội Quan hệ công chúng Nga (PACO). Và chính anh được công nhận quyền tác giả đối với thuật ngữ Public Relation phiên bản Nga. Sau này Mikhailov trở thành một trong những người đặt nền móng đầu tiên cho nghề PR ở Nga. 


Năm 1992, khi đang là sinh viên năm cuối của MGIMO, Mikhailov trở thành đối tác của Tập đoàn truyền thông nối tiếng Ya Corporation. 

Năm 1993 anh tốt nghiệp Học viện và nhận bằng đại học chuyên nghành Quan hệ công chúng. Cũng trong năm này chàng sinh viên mới tốt nghiệp đại học đã thành lập hãng PR mang tên “Mikhailov và đối tác” và lãnh đạo công ty này hơn 10 năm. Trong khoảng thời gian đó, công ty của Mikhailov đã triển khai thành công hơn 1.000 dự án khác nhau trong lĩnh vực quản lý truyền thông.


Năm 1998, công ty Mikhailov và Đối tác nhận giải thưởng quốc gia đầu tiên trong lĩnh vực PR. Đó là giải bạc quốc gia (không có giải vàng) trong hạng mục “Dự án xuất sắc nhất trong lĩnh vực kinh tế.” Năm 2004, “Mikhailov và Đối tác” được bầu chọn là công ty dẫn đầu ở Nga trong lĩnh vực kinh doanh PR. 


Cũng trong khoảng thời gian này Sergey Mikhailov là thành viên của các Hiệp hội truyền thông và PR, Liên đoàn nhà báo Nga, và là một trong những cổ đông, nhà xuất bản của tạp chí On Communication.


Từ năm 2002 và liên tục trong 5 năm liền, Mikhailov lọt vào danh sách “Top 1.000 nhà quản lý chuyên nghiệp” của Nga do tạp chí uy tín Kommersant và Hiệp hội các nhà quản lý toàn Nga bình chọn. 


Vì những đóng góp to lớn cho lĩnh vực nghề nghiệp của mình, Mikhailov đã được đưa vào nguồn dự trữ cán bộ quản lý của Tổng thống Nga.


Sergey Mikhailov được xem là một trong những chuyên gia tham vấn được săn đón và trả lương cao nhất trên thị trường PR ở Nga, trong khi vẫn tiếp tục làm việc trực tiếp với các khách hàng ở cấp cao nhất. 


Năm 2004, Sergey Mikhailov rời công ty để chuyển sang làm cổ vấn cho Chủ tịch Công ty cổ phần Đường sắt Nga. 


Năm 2005 Mikhailov được bổ nhiệm làm trưởng ban truyền thông công ty, thành viên Hội đồng quản trị công ty Đường sắt Nga. Cũng trong năm này Mikhailov lại một lần nữa được xếp vào Top 1.000 nhà quản lý chuyên nghiệp của Nga. 


Tại công ty Đường sắt Nga, Mikhailov chịu trách nhiệm điều phối tất cả các hoạt động truyền thông của công ty và quản lý và xây dựng thương hiệu, lãnh đạo các đơn vị truyền thông nội bộ, thực hiện các chương trình quảng cáo và truyền thông quy mô lớn với các đối tác Nga và ở nước ngoài.


Những thành tựu nổi bật nhất của Mikhailov tại công ty Đường sắt Nga là phát triển và thi hành chính sách truyền thông nội bộ công ty và hệ thống các kênh truyền thông đối ngoại, tiến hành đổi mới thương hiệu công ty Đường sắt Nga, phát hành chương trình truyền thông phối hợp nhằm cải tổ ngành giao thông vận tải đường sắt, bao gồm việc tổ chức đại hội đầu tiên của ngành đường sắt toàn Nga. 


Mikhailov cũng đã tổ chức thành công dự án nhiếp ảnh “Nước Nga qua ô cửa toa tàu.” Dự án này nhận được sự đánh giá cao tại các triển lãm quốc tế ở Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha và hàng loạt các quốc gia khác trên thế giới. 


Nhân dịp kỷ niệm tròn 35 năm tuyến đường sắt Baikal-Amur (nổi tiếng thời Liên Xô với tên gọi BAM), 120 năm ngành vận tải và 175 năm ngày truyền thống ngành đường sắt Nga, Mikhailov đã tham gia xây dựng bộ phim “Thiên đường” do Aleksey Uchitel làm đạo diễn. Bộ phim ra mắt công chúng vào năm 2010, giành được nhiều giải thưởng quốc tế và thu về hơn 5 triệu USD tiền bán vé. 


Ngoài ra, chính Sergey Mikhailov là tác giả ý tưởng của Diễn đàn kinh doanh đường sắt quốc tế mang tên “Đối tác chiến lược 1520.”


Tại cuộc thi quốc tế REBRAND 100 Global Awards 2011, thương hiệu đổi mới của Đường sắt Nga đã lọt vào Top 100 thương hiệu xuất sắc nhất. Cũng chính Sergey Mikhailov đang chiếm vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng hàng năm của Top 1.000 nhà quản lý xuất sắc toàn Nga trong hạng mục “Xếp hạng các giám đốc PR” của năm. 


Theo Sắc lệnh của Tổng thống Nga, Sergey Mikhailov đã được tặng thưởng huy chương Vì sự phát triển đường sắt, và nhiều phần thưởng danh giá khác cho những đóng góp đặc biệt xuất sắc cho ngành đường sắt Nga. 


Nhà lãnh đạo trẻ được kỳ vọng của ITAR-TASS


Ngày 17/9/2012, Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev ký quyết định bổ nhiệm Sergey Mikhailov làm Tổng giám đốc hãng thông tấn quốc gia ITAR-TASS, thay cho người tiền nhiệm đã có hơn 20 năm lãnh đạo cơ quan này. 


Quyết định trên khi được ban hành đã ngay lập tức gây xôn xao dư luận ở Nga. Nhiều người bày tỏ hoài nghi vì Mikhailov chưa có chút kinh nghiệm làm việc với các hãng thông tấn. Thậm chí có người không đánh giá cao việc một chuyên gia PR, một nhân vật trẻ tuổi sẽ lãnh đạo một hãng thông tấn quốc gia tầm cỡ như ITAR-TASS. 


Tuy nhiên, ban lãnh đạo nước Nga hoàn toàn tin tưởng vào năng lực “đã được minh chứng” của Sergey Mikhailov. Một nguồn tin cấp cao trong Điện Kremlin tiết lộ với tờ Kommersant rằng, chính phủ muốn “tiếp thêm cho ITAR-TASS một dòng máu tươi mới và đổi mới hãng thông tấn,” và rằng “người có thể hoàn thành được sứ mệnh này chỉ có Mikhailov.”


Nguồn tin của Kommersant còn nhấn mạnh, mặc dù tân lãnh đạo của ITAR-TASS còn thiếu kinh nghiệm làm việc tại hãng thông tấn, nhưng “chắc chắn sẽ nhận được từ anh ấy những quan điểm mới lạ và cấp tiến.”


Nhiều chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông ở Nga cũng đặt niềm tin vào Sergey Mikhailov. Ông Igor Mintusov, lãnh đạo công ty truyền thông Nikolo-M nhấn mạnh: “trong một vài năm trở lại đây Sergey Mikhailov đã kinh qua nhiều vị trí công việc, khẳng định tên tuổi trong ngành PR ở Nga và đặc biệt thành công tại một trong những công ty có tên tuổi và uy tín hàng đầu như Đường sắt Nga. Vì vậy, quyết định bổ nhiệm anh ấy (làm Tổng giám đốc ITAR-TASS) là hoàn toàn logic.”

Nhà sáng lập hãng thông tấn R.I.M Igor Pisarsky cũng dành cho Mikhailov những lời kính trọng. Ông Pisarsky nói: “Sergey đại diện cho một thế hệ lãnh đạo mới, đó là những người được đào tạo bài bản và có tài kinh doanh.”


Giám đốc Trung tâm công nghệ chính trị Nga cho rằng, việc bổ nhiệm Sergey Mikhailov là sự khởi đầu của quá trình đổi mới với quy mô to lớn hơn.


“Nếu như trước đây nhiệm vụ ưu tiên là củng cố và duy trì một hãng thông tấn quốc gia kế thừa từ TASS sau khi Liên Xô tan rã, thì ngày nay công cuộc quốc hữu hóa đội ngũ tinh hoa và cuộc chiến chống tham nhũng mạnh mẽ đang đòi hỏi những nhà lãnh đạo khác biệt. Nhà nước cần phải xây dựng một đội ngũ tinh hoa mới”./.



Khôi Nguyên (Vietnam+)


Mikhailov: Người đưa ITAR-TASS trở lại vị thế dẫn đầu

Friday, October 18, 2013

Hãy lắng nghe ý kiến cử tri!

Vài ngày trước kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, trong các cuộc được tiếp xúc với đại biểu, rất nhiều cử tri ở TP Hồ Chí Minh đã lên tiếng về dự án sân golf nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất và dự án xây mới sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai). Hầu hết cử tri đề nghị hủy ngay dự án sân golf và dừng xây dựng sân bay Long Thành cho đến khi có nhu cầu.


Trên thực tế thì việc có cái nhìn xa về quy hoạch hạ tầng cũng là điều cần thiết. Đối với sân bay Long Thành cũng vậy, có thể hầu hết cử tri đều không có điều kiện hoặc không có đủ thông tin tài liệu về các ý tưởng, đồ án của các nhà hoạch định chính sách nên chưa có những đánh giá trúng nhất. Tuy nhiên, việc tuyệt đại đa số cử tri đều không ủng hộ một dự án lớn, có ý nghĩa chiến lược, hẳn cũng có những lý lẽ riêng mà các nhà quản lý nên xem xét, tiếp thu. Một trong những luận điểm của cử tri đưa ra là sự “cần thiết hay chưa” của sân bay này trong khi mức đầu tư vào nó quá lớn? Một công trình dự kiến phải đầu tư hàng chục tỉ đô la, song đến thời điểm này các thông tin về dự án, cũng như hiệu quả đầu tư vẫn chưa được rõ ràng, chưa thuyết phục được người dân. Bỏ ra hàng chục tỉ đô la lấy từ tiền đóng thuế của dân để đầu tư vào một công trình mà các tính toán về hiệu quả chưa được làm rõ thì hẳn là dân chưa “thông” cũng thật dễ hiểu. Nhất là trong bối cảnh nền kinh tế trong nước cũng như thế giới nói chung đang nhiều khó khăn, chưa nhìn thấy lối thoát như hiện nay. Thêm nữa là tình trạng đầu tư dàn trải, không hiệu quả gây lãng phí phổ biến thời gian qua càng khiến cho người dân thêm thận trọng. Mà hẳn đây là sự thận trọng không thừa. Trong khi đó, những thắc mắc liên quan đến dự án mà cử tri nêu ra như: Vì sao phải xây sân bay mới khi mà cả nước đang có tới hơn 50 sân bay, nhiều sân bay trong số ấy chưa khai thác hết công suất; vì sao phải có sân bay Long Thành trong khi đã có Tân Sơn Nhất… thì chưa được trả lời tới nơi tới chốn.


Tương tự như vậy, Rất nhiều cử tri bức xúc khi 157ha đất ở sân bay Tân Sơn Nhất bị cho thuê làm sân golf trong khi Bộ Giao thông vận tải lại kêu thiếu đất để mở rộng sân bay này. Chưa kể đến các vấn đề về môi trường, các hệ luỵ với hạ tầng đô thị, thì việc xây dựng một sân chơi gofl trong khu vực sân bay vốn là đất quốc phòng thì vấn đề an ninh, an toàn sẽ được đặt ra như thế nào đến lúc này vẫn chưa được các nhà hoạch định nêu rõ.


Trước đó, báo cáo Thủ tướng, Bộ GTVT khẳng định sân bay Long Thành là lựa chọn hiệu quả nhất để hỗ trợ, thay thế sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khi quá tải. Có thể những luận giải của bộ là đúng, không chỉ với hàng không mà ở mọi lĩnh vực cũng đều cần thiết phải có những quy hoạch mang tầm nhìn xa. Chúng ta đã từng có những ví dụ đáng để học hỏi từ nhiều năm trước, đó là dự án cầu Thăng Long cho Hà Nội và dự án đường dây 500kv bắc nam. Thời điểm các công trình này được triển khai cũng đã có không ít những ý kiến phản đối. Nhưng đến bây giờ thì chắc mọi người đã thấy rõ được hiệu quả của nó. Chính vì thế, việc xây dựng sân bay Long Thành có thể là yêu cầu bức thiết, vì nhu cầu thực sự. Vậy nhưng, như đã nói ở trên, trước khi triển khai một dự án lớn, có ảnh hưởng lớn đến quốc kế dân sinh mà đa số ý kiến cử tri, dư luận chưa đồng thuận thì các nhà hoạch định cũng nên nhìn nhận lại sao cho thấu đáo. Cũng như vài năm trước, khi Chính phủ lập dự án làm mới đường sắt bắc nam, đã có những phản biện khá mạnh từ cử tri, và kết quả là dự án được thống nhất chưa triển khai, để chờ đến một thời điểm phù hợp. Giờ đây với sân bay Long Thành cũng vậy. Bình tĩnh lắng nghe ý kiến của cử tri và cùng bàn thảo, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định là điều nên làm. Đạt được một sự đồng thuận trong dân cũng chính là một phần thành công, hiệu quả của dự án.


Tuấn Kiệt



Hãy lắng nghe ý kiến cử tri!

Wednesday, October 16, 2013

Nghẹn lòng miền Trung!

Khúc ruột miền Trung những ngày này lại oằn mình trong bão lũ. Chỉ trong hơn chục ngày, hai cơn bão lớn nhất trong nhiều chục năm qua đã đổ bộ vào khu vực này.


Cuối tháng chín, bão số10 quét qua gây ra những thiệt hại nặng nề. Hàng chục người thiệt mạng và mất tích, hàng trăm người bị thương; hàng trăm nghìn ngôi nhà, trường học, trạm y tế bị tốc mái, sập đổ, ngập sâu trong nước; hàng trăm nghìn hecta hoa màu bị hỏng… Chưa kịp hoàn hồn, miền Trung lại đón tiếp bão số 11, quần thảo suốt từ đêm 14-10 đã tàn phá một dải từ Quảng Nam ra đến Quảng Bình, biến những vùng đất đẹp và thơ mộng như Đà Nẵng, Hội An trở thành hoang tàn, tiêu điều. Lại người chết, lại nhà tan, lại trắng trời nước lũ… Buồn thương và xót xa!


Sức tàn phá ghê gớm của thiên tai đã làm “biến dạng” cuộc sống, khắc sâu vào nỗi đau của mỗi con người miền Trung. Cứ như vậy, sau mưa bão là lũ lụt. Giữa mênh mông biển nước, người ta chỉ còn thấy bóng dáng nhoè mờ của những nóc nhà nhô lên khói mặt nước, ở đó có hàng ngàn hàng vạn số phận đang ngoi ngóp, lay lắt. Bão chồng bão, lũ chồng lên lũ. Mà cứ bão lũ về là không tránh khỏi đau thương, tang tóc. Chỉ quét qua trong chốc lát, nhưng bão lũ cuốn đi tất cả những gì người dân chắt chiu có được. Bão đến rồi đi, nhưng để lại phía sau bao xót xa, bao nỗi đau nghẹn lòng.


Và cứ sau một “cơn thịnh nộ của thiên nhiên” thì cả nước lại chung một tấm lòng, gửi gắm sẻ chia với nỗi đau quá lớn của người miền Trung. Triệu triệu tấm lòng hướng về miền Trung. Lúc này, truyền thống tương thân tương ái của người Việt như thể hiện mãnh liệt nhất. Mỗi người đều mong góp một phần nhỏ mong làm vơi đi nỗi đau, giúp người dân vùng bão lũ vượt qua khó khăn, bĩ cực để ổn định cuộc sống.


Một sự chia ngọt sẻ bùi là cần thiết, song chỉ thế thôi thì chưa đủ, chưa trọn trách nhiệm với đồng bào miền Trung. Đặc điểm lũ lụt ở khu vực này từ muôn đời đã như vậy. Do đó ngoài việc chung tay khắc phục hậu quả sau mỗi cơn bão lũ, thì việc chủ động tính kế lâu dài cần thiết phải được đặt làm trọng.


Ai cũng hiểu, một trong những nguyên nhân gây lũ lớn kéo dài xảy ra trên diện rộng là do rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị khai thác bừa bãi và việc quy hoạch, xây dựng chưa phù hợp tạo thành tuyến ngăn lũ, hoặc hướng lũ thêm dữ dội. Chúng ta đã có rất nhiều bài học về hậu quả lũ lụt từ các công trình thuỷ điện gây ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào trong những năm qua. Nhưng xem ra việc áp dụng các giải pháp khắc phục vẫn chưa mấy được cải thiện. Tình trạng này hầu như vẫn phổ biến trên cả nước.


Bao giờ mới chủ động? Câu trả lời vẫn chưa có. Thực tế các công trình hồ thuỷ lợi, thuỷ điện về nguyên tắc phải đảm bảo cắt giảm lũ cho vùng hạ lưu, thế nhưng hiện vẫn tồn tại nghịch lý là hồ thuỷ điện, thuỷ lợi không giúp dân giảm lũ mà có khi lại bất thần đổ lũ xuống đầu dân. Ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, đến ngày 16-10, đã có 13/20 hồ thủy điện lớn gần đầy và xả tràn. Ở Quảng Trị, hôm qua, chính quyền đã bắc loa truyền thanh thông báo cho bà con nhân dân chuẩn bị các nhu yếu phẩm cần thiết để sẵn sàng đón lũ. Thật đau xót khi mà người ta chẳng thể làm gì khác được ngoài việc tất tưởi lo “rước lũ về nhà”. Thuỷ điện miền Trung, lợi bất cập hại đã rõ. Và nỗi ám ảnh thiên tai của người dân nơi đây dường như chưa thể dứt. Suốt một giải từ phía nam tỉnh Thanh Hoá đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Quảng Trị, vào tới Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam… hết nắng cháy lại đến mưa sa, lũ lụt. Mỗi mùa mưa đến, người miền Trung lại oằn mình chống chọi. Thế nhưng họ có đủ sức, đủ khả năng chống chọi được không, và đến bao giờ, khi mà bên cạnh “thiên tai” thì “nhân tai” vẫn chưa được xử lý, khi thuỷ điện vẫn mọc ra, rừng vẫn bị tàn phá, và người dân vẫn phải sống trong vùng “túi nước”…?


Nữ Quỳnh



Nghẹn lòng miền Trung!

Chuyện về nữ phát thanh viên tiếng Anh huyền thoại của Việt Nam

Người Việt biết tới bà với nghệ danh Thu Hương. Binh lính Mỹ gọi bà là nàng tiên cá Hannah Hanoi. Tên thật của bà là Trịnh Thị Ngọ – nữ phát thanh viên huyền thoại của Việt Nam.


Học tiếng Anh vì mê “Cuốn theo chiều gió”


Bà Trịnh Thị Ngọ sinh năm 1931 trong một gia đình tư sản tại Hàng Bồ, Hà Nội. Cha của bà là ông Trịnh Đình Kính – người vẫn được mệnh danh là “ông hoàng thủy tinh Đông Dương” với thương hiệu Thanh Đức. Ngay từ những năm tháng thiếu nữ, Trịnh Thị Ngọ đã nổi tiếng là người thông minh và xinh đẹp.


Lính Mỹ gọi bà bằng cái tên "nàng tiên cá" Hannah Hanoi.

Lính Mỹ gọi bà bằng cái tên “nàng tiên cá” Hannah Hanoi.


Bà thi đậu tú tài Pháp rồi tự học thêm lớp tiếng Anh của bà Lucine Hà Văn Vượng. Thời đó, học phí học tiếng Anh rất đắt, khoảng 25 đồng tiền Đông Dương cho một giờ. Trong khi đó, mỗi tháng học phí tại trường học cũng chỉ vài chục đồng. Thế nên, chuyện con gái Việt đi học tiếng Anh như bà Ngọ đích thị là của “độc, hiếm” thời đó.


Bà Trịnh Thị Ngọ không ngại thổ lộ: thực ra lúc đầu bà học tiếng Anh chỉ là do “cha bà muốn vậy”. Nhưng rồi, không lâu sau đó, bà đã trở nên đam mê với thứ ngôn ngữ phương Tây xa lạ này. Lý do khiến bà thay đổi như vậy chính là những bộ phim kinh điển của điện ảnh Mỹ, đặc biệt là “Cuốn theo chiều gió”.


Bà tới rạp xem đi xem lại bộ phim ấy cả thảy 5 lần. Bà mê phim đến độ muốn tự mình nghe, hiểu những gì các diễn viên đang nói mà không cần thông qua phụ đề dịch. Thế nên, cô thiếu nữ cá tính Trịnh Thị Ngọ mới đam mê và học giỏi tiếng Anh. Trong khi đa số thanh niên thời đó chỉ thạo tiếng Pháp, bà Trịnh Thị Ngọ tường tận cả hai thứ ngôn ngữ Tây phương.


Một trong những phát thanh viên tiếng Anh đầu tiên của Việt Nam


Năm 1955, Đài tiếng nói Việt Nam mở chương trình phát thanh tiếng Anh. Khi đó, bà Trịnh Kim Ngọ vừa tốt nghiệp khoa tiếng Anh, trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Với vốn tiếng Anh thành thạo, giọng đọc truyền cảm, bà đã trở thành phát thanh viên kiêm biên dịch và biên tập viên.


Năm 1965, chiến trường miền Nam có sự chuyển hướng mạnh mẽ. Mỹ chuyển sang loại hình chiến tranh mới, quân viễn chinh Mỹ ồ ạt đổ bộ vào miền Nam Việt Nam. Trước tình hình này, Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp với Cục địch vận (Tổng cục Chính trị của Bộ Quốc phòng) làm chương trình “Chuyện nhỏ với binh sĩ Mỹ” – một chương trình Mỹ vận.


Bà Ngọ lấy cái tên Thu Hương để trò chuyện với lính Mỹ trên sóng radio, giúp họ có cái nhìn đúng đắn về cuộc chiến tranh Mỹ đã gây ra ở Việt Nam. Câu mở đầu chương trình của bà thường là: “Đây là Thu Hương trò chuyện với binh sĩ Mỹ ở Nam Việt Nam…”


Huyền thoại Hannah Hanoi


Đến tận bây giờ, nhiều cựu binh Mỹ vẫn lưu giữ băng cát-sét thu tiếng nói của “nàng tiên cá Hannah”. Sở dĩ họ gọi bà với biệt danh như vậy bởi giọng nói của bà như có ma lực, cực kỳ lôi cuốn. Binh lính Mỹ thời đó sợ giọng nói của bà, sợ những câu chuyện của bà trên sóng phát thanh. Thế nhưng họ vẫn muốn nghe, vẫn mong chờ chương trình của Hannah Hanoi mỗi ngày dù bị cấp trên cấm.


Phát thanh viên Trịnh Thị Ngọ năm 1966.

Phát thanh viên Trịnh Thị Ngọ năm 1966.


Ban đầu, buổi phát thanh chỉ dài 5 – 6 phút mỗi lần và mỗi tuần có 2 buổi phát. Tuy nhiên, về sau tăng dần thời lượng mỗi ngày 3 buổi, mỗi buổi 30 phút. Mỗi ngày, bà Trịnh Thị Ngọ có 90 phút trò chuyện cùng binh lính Mỹ. Người phụ nữ nhỏ bé chỉ bằng giọng đọc “chết người” của mình đã cảm hóa, thu phục được hàng trăm ngàn binh lính Mỹ.


Chương trình của bà mang tên “Chuyện nhỏ với binh sĩ Mỹ”, những câu chuyện của bà cũng rất gần gũi với họ. Bà tìm hiểu những chuyện thường ngày ở đất nước quê hương họ, chuyện gia đình của họ. Bà kể về tâm sự của người lính Việt sau cuộc chiến, của những người phụ nữ Việt Nam có chồng ở ngoài mặt trận. Con số thương vong của lính Mỹ, tình hình chiến trận cũng được bà cập nhật mỗi ngày. Thậm chí, Hannah Hanoi còn gửi lời chúc sinh nhật muộn màng tới một người lính Mỹ ngay cả khi anh ta đã chết.


Những câu chuyện của Hannah Hanoi là nỗi ám ảnh của binh sĩ Mỹ thời đó. Bà đọc tên “Những người đã chết nhưng không phải vì danh dự của nước Mỹ” nhằm tác động vào tinh thần của lính Mỹ, truyền cho họ một thông điệp: “Các anh đang chiến đấu bởi một cuộc chiến tranh phi nghĩa”.


Rất nhiều binh sĩ Mỹ đã bị cảm hóa bởi giọng đọc của bà và tìm cách thoát khỏi cuộc chiến. Họ còn tìm mọi cách để gửi thư cho Hannah Hanoi. Chính Tổng thống Mỹ J.Kennedy đã thông báo về mối nguy hiểm này rằng: “Việt Cộng đã dùng một giọng nói đàn bà để quyến rũ và làm lung lay tinh thần của đội quân Mỹ ở Việt Nam”.


Bà Trịnh Thị Ngọ cùng chồng trong dịp sinh nhật 77 tuổi của bà.

Bà Trịnh Thị Ngọ cùng chồng trong dịp sinh nhật 77 tuổi của bà.


Bà Trịnh Thị Ngọ trở thành một huyền thoại đối với lính Mỹ thời đó. Họ ám ảnh tới mức cho rằng bà là… ma, là phù thủy dùng giọng nói xâm nhập vào trí óc, cảm xúc của họ. Có những người lính sau chiến tranh vẫn luôn nhớ về bà, trong đó có một cựu binh Mỹ tên Don. Ông đã quay trở lại Việt Nam, tìm kiếm người phụ nữ ông luôn bị ám ảnh bởi giọng nói suốt mấy chục năm và xin được phỏng vấn bà. Và ông ta nhận ra rằng, bà không phải là ma, cũng không phải là phù thủy, bà chỉ là một người phụ nữ Việt Nam nhỏ bé với vẻ đẹp đằm thắm và giọng nói ngọt ngào.


Ngày 30/4/1975, bà vinh dự là người được đọc trực tiếp bằng tiếng Anh, thông báo với thế giới sự kiện lịch sử của Việt Nam: “Sài Gòn đã được giải phóng, đất nước Việt Nam đã hoàn toàn độc lập thống nhất”. Sau ngày giải phóng, bà theo chồng vào miền Nam sinh sống và làm việc ở Đài Tiếng nói thành phố Hồ Chí Minh.


Hiện bà đã hơn 80 tuổi nhưng câu chuyện về bà, về Hannah Hanoi – người phụ nữ có “giọng nói ma quỷ”, “giọng nói huyền thoại” hay “nàng tiên cá của binh sĩ Mỹ” vẫn được nhiều người nhắc đến.


Không phải là một ngôi sao nổi tiếng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa nhưng Hannah Hà Nội lại được nhiều tờ báo nước ngoài (The New York Times, Life, L’Hebdo, People) đăng hình, viết bài và phỏng vấn. Bà đã trở thành một huyền thoại. Ngay cả cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi gặp bà cũng trìu mến gọi bà bằng cái tên Hannah Hanoi.


Theo Trí thức trẻ



Chuyện về nữ phát thanh viên tiếng Anh huyền thoại của Việt Nam

Sunday, October 13, 2013

Vì sao VTV không truyền hình trực tiếp toàn bộ lễ tang Đại tướng?

Ngày hôm qua (13.10), nhân dân trong và ngoài nước cùng hướng về Hà Nội, chờ đợi được xem đầy đủ hình ảnh lễ quốc tang Đại tướng thông qua chương trình truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).


Tuy nhiên, ngoài lễ truy điệu và lễ an táng, những hình ảnh xúc động suốt dọc hành trình đưa linh cữu Đại tướng từ nhà tang lễ tới sân bay Nội Bài, rồi về quê hương Quảng Bình đã không được truyền tải đến khán giả. Sự việc này đã gây ra nhiều thắc mắc và bức xúc.


Tang lễ Đại tướng

Tang lễ Đại tướng


Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Hà Nam (Trưởng ban Thư ký biên tập, Đài Truyền hình Việt Nam) giải thích: “Đài Truyền hình Việt Nam đã truyền hình trực tiếp lễ tang của Đại tướng theo đúng kịch bản, trong đó có những điểm quan trọng trong suốt quá trình diễn ra. Tất cả những gì có trong kịch bản đều đã được thực hiện, truyền tải tới khán giả, chứ không phải do yếu tố kỹ thuật nào”.


Trong khi đó, kênh truyền hình của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV Giao thông) được đông đảo người xem đánh giá cao vì đưa những hình ảnh đưa tiễn Đại tướng.


Ông Vũ Minh Tuấn (Phó tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam kiêm Giám đốc kênh truyền hình VOV Giao thông) cho biết: “Cách đây 5 ngày khi biết được lộ trình đưa linh cữu Đại tướng, VOV Giao thông đã quyết định truyền hình trực tiếp những hình ảnh này đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Kịch bản của chương trình cũng chỉ mới được hoàn thành vào đúng buổi chiều trước khi lễ tang diễn ra một ngày”.


Cùng với hệ thống camera sẵn có, những ngày qua, các kỹ thuật viên đã lắp đặt thêm camera tại các


điểm đoàn xe đi qua. Mặc dù, vẫn còn những hạn chế về mặt kỹ thuật, nhưng những hình ảnh của VOV Giao thông đã trở thành niềm an ủi lớn với khán giả, những người muốn dõi theo cuộc hành trình cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. 


Ngọc An (Thanh niên)



Vì sao VTV không truyền hình trực tiếp toàn bộ lễ tang Đại tướng?

HTV xin lỗi sự cố người dẫn chương trình lỡ lời

Đài truyền hình TP.HCM chân thành xin lỗi đồng bào, đồng chí lãnh đạo, chiến sĩ cả nước và TP.HCM, đặc biệt với gia quyến Đại tướng”


Sau sự cố MC lỡ lời trong chương trình An toàn giao thông đường phố được truyền hình trực tiếp trên HTV1 tối 12/10, ông Lê Quang Trung – Phó Bí thư Đảng ủy Đài truyền hình TP HCM, Trưởng ban điều hành kênh HTV1 – đã lên sóng chính thức lên tiếng xin lỗi.


MC lỡ lời trong chương trình An toàn giao thông đường phố

MC lỡ lời trong chương trình An toàn giao thông đường phố


Ông Lê Quang Trung nhấn mạnh: “Những người thực hiện chương trình đã có sai sót nghiêm trọng khi lỡ lời vô ý nói rằng để có một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui đã làm ảnh hưởng tâm tư, tình cảm của đồng bào chiến sĩ cả nước trong ngày quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.”


Ông Trung nói: “Tôi xin nhận trách nhiệm và vô cùng hối tiếc về sự cố này và rút kinh nghiệm sâu sắc. Đài truyền hình TP.HCM chân thành xin lỗi đồng bào, đồng chí lãnh đạo, chiến sĩ cả nước và TP.HCM, đặc biệt với gia quyến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trước anh linh đại tướng cầu mong Đại tướng rộng lòng tha thứ cho chúng con những lỗi  lầm.”./


Theo VOV



HTV xin lỗi sự cố người dẫn chương trình lỡ lời

Friday, October 11, 2013

Giảm phí để khoan sức dân

Thông tin mới được báo chí công bố trong tuần này là hiện nay trên cả nước có đến 432 khoản phí và lệ phí đang được thực hiện (gồm 357 khoản phí và 75 khoản lệ phí). Nguồn tin này cũng cho biết, hiện nông dân phải chịu 131 khoản đóng góp, gồm 93 loại phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước và 38 khoản đóng góp xã hội khác. Trung bình trong 5 năm qua, tỷ lệ thu thuế, phí tính trên GDP (không kể dầu thô) của Việt Nam là hơn 20%, trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan chừng 15,5%, Philippines là 13%… 

Đây là những con số đáng suy nghĩ. Thực tế, dường như việc thu phí, lệ phí đang bị lạm dụng, diễn ra ở mọi lĩnh vực trong đời sống. Cần tiền là người ta lập kế hoạch thu phí. Và gần đây dư luận cũng đã bàn luận nhiều về tình trạng “phí chồng phí”. Có những loại phí còn thống kê được, nhưng cũng có những loại phí không tên, cá biệt song người dân vẫn phải đóng định kỳ, hoặc có những loại phí mà mới chỉ nghe qua đã thấy không hợp lý. Ví như việc quy định phí ngủ đêm trên Vịnh Hạ Long trong khi mua tour du lịch thì hiển nhiên hành khách phải có quyền được “ngủ, nghỉ”. Thế nhưng đến Hạ Long thì du khách sẽ phải đóng thêm cho một đêm ngủ nghỉ là 200.000 đồng. Hay như mới đây, những nhà quản lý ngành điện đã đưa vào dự thảo Luật Điện lực một loại phí “lạ” là phí điều tiết hoạt động điện lực. Dự thảo này ngay lập tức đã bị Thường trực Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường phản đối vì cho rằng, điều tiết điện lực là hoạt động quản lý nhà nước, phải được ngân sách nhà nước bảo đảm, không thể thu thêm phí mới. 

Hai năm trước, Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đã thống kê trên cả nước có tổng cộng 340 loại phí, lệ phí, nên đã có kiến nghị phải nghiên cứu bãi bỏ một số loại phí, lệ phí không phù hợp. Vậy nhưng đến nay, danh sách các loại phí không giảm mà đang có chiều hướng tăng mạnh. Việc phải đóng nhiều loại phí sẽ khiến tăng chi phí sản xuất đối với doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh. Lạm dụng thu phí cũng sẽ làm tăng các chi phí xã hội, gây tâm lý không tốt trong nhân dân. Điển hình như nông dân vốn rất khó khăn về nâng cao thu nhập nhưng phải gánh tới 131 loại phí thì quả là bất thường. Thực tế đã có những phản ánh bức xúc về việc một số địa phương thu các khoản phí xây dựng nông thôn mới như phí làm đường, phí xây dựng nhà văn hóa, phí đồng ruộng… lên đến cả triệu đồng, vượt quá xa so với túi tiền còm cõi của nông dân.


Đóng phí là trách nhiệm của người dân với Nhà nước khi họ sử dụng dịch vụ, sản phẩm do Nhà nước đầu tư. Nhưng, thu phí tùy tiện sẽ dẫn đến những tiêu cực, trục lợi. Và quan trọng hơn là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay thì việc tùy tiện đặt ra các khoản phí, lệ phí sẽ tạo gánh nặng lên người dân. Chính vì thế Nhà nước cần có một chính sách phí, thuế khoan sức dân thay vì thu ở mức cao hoặc áp dụng nhiều khoản thu. Nhà nước cũng nên rà soát, xem lại mức chi tiêu, cách sử dụng các khoản phí, lệ phí thu từ dân, nếu thấy bất hợp lý thì bỏ, hoặc giảm bớt thu. Phải lấy mục tiêu khoan sức dân làm đầu mới là kế sách lâu bền.



 

Tuấn Kiệt


Giảm phí để khoan sức dân

Bắt quả tang một nhà báo tống tiền

Chiều tối 10-10, công an huyện Phúc Thọ, Hà Nội bắt quả tang ông Phạm Huy (35 tuổi, trú tại Hà Nội), phó Ban Kinh tế báo Xây dựng (cơ quan ngôn luận của Bộ Xây dựng), đang có hành vi cưỡng đoạt tài sản của một số cán bộ trên địa bàn huyện.


tongtienThông tin ban đầu cho biết ông Huy đã đòi tiền một số cán bộ thanh tra giao thông huyện Phúc Thọ 10 triệu đồng. Ngay sau đó, ngày 11-10, cơ quan công an đã làm việc với lãnh đạo báo Xây dựng để làm rõ hành vi vi phạm pháp luật của ông Huy.


Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Anh Dũng, Tổng Biên tập báo Xây dựng, cho biết chưa nhận được thông tin chính thức nào về việc cán bộ của mình bị cơ quan công an bắt giữ. Tuy nhiên, ông Dũng xác nhận công an Hà Nội đã đến báo Xây dựng làm việc để xác minh ông Huy có được cử đi công tác tại huyện Phúc Thọ hay không. Báo Xây dựng sau đó đã cử người làm việc, cung cấp các nội dung làm việc theo yêu cầu.


M.QUANG - LÂM HOÀI


(nguồn: Tuổi trẻ)



Bắt quả tang một nhà báo tống tiền

Thursday, October 10, 2013

Xung quanh vụ bắt giữ PV Kim Cương: Nhà báo và nỗi buồn lạc lối

Nếu mỗi nhà báo, tự xem mình là người lính trong công cuộc đấu tranh vì mục tiêu công bằng cho xã hội, nói không với tiêu cực, với sai trái, với cái xấu, họ xứng đáng được xem là những chiến sĩ. Và một khi, người chiến sĩ ấy thỏa hiệp với cái xấu nhằm trục lợi cá nhân, tức là họ đã đi chệch hướng với mục đích cao đẹp mà họ đã đặt ra. Không thể gọi họ khác hơn ngoài cụm danh từ “những người lạc lối”. Lạc lối, vì không vượt qua được những cám dỗ do ham muốn thụ hưởng cá nhân mang lại, là sự lạc lối vô cùng nguy hiểm.


 Phóng viên Báo Thanh Niên bị bắt giữ


Cuối giờ chiều ngày 2/10/2013, tôi nhận được tin nhắn “K.C. sẽ bị bắt”. Thường thì trong giới làm báo từ nguồn này, nguồn kia… không hẳn tin nào cũng chắc chắn. Nhưng, đa phần thường chính xác. Khoảng 19 giờ 30 phút, nhận tiếp tin: “Đã bắt, đang khám xét nhà và văn phòng làm việc”. Vậy là, chuyện anh em trong nghề râm ran với nhau bấy lâu nay đã thành sự thật.


kimcuong

Phóng viên Kim Cương (dấu x) rời khỏi VPĐD Báo Thanh Niên khu vực Đông Nam Bộ dưới sự áp giải của lực lượng Công an.


Tối cùng ngày, Cơ quan điều tra cũng đã tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc của PV Kim Cương thu giữ một số giấy tờ, tài liệu để phục vụ công tác điều tra”.


Cuối tháng 8/2013, khi phóng viên  Duy Đông (tên thật là Võ Thanh Tùng, bút danh khác là Võ Tùng) công tác tại Báo Pháp luật TP.HCM bị bắt giữ về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”, dân trong làng báo đoán chắc “sẽ đến lượt  Kim Cương và một vài cá nhân khác, không chỉ phóng viên  mà có thể còn là “quan báo”. Bởi, phóng viên Kim Cương và Duy Đông có mối quan hệ mật thiết với nhau, dân trong làng báo hay đùa kiểu, “đồng nghiệp mà như đồng bọn”.


Một thực tế đang diễn ra trong làng báo, ở một số phóng viên, mối quan hệ “đồng nghiệp mà như đồng bọn”, chính là mỗi khi phóng viên quyết định “đập” doanh nghiệp, đơn vị hay cá nhân nào đó, họ sẽ rủ đồng bọn để “đập tập thể”… Một khi đã chơi trò “đập” hội đồng, thì rất khó để dư luận tin rằng “phóng viên đó viết nhằm nhân danh công lý hay công bằng xã hội”.


Theo kết quả điều tra ban đầu vụ phóng viên Duy Đông, chỉ tính riêng trong vụ gỗ lậu, “sau khi viết bài “Rừng quanh Vườn Quốc gia Cát Tiên ngày đêm chảy máu”, Tùng (tức Duy Đông) đã đứng ra mua gỗ trái phép từ rừng Đạ Tẻh, Lâm Đồng để vận chuyển về Đồng Nai tiêu thụ”. Thật là đáng sợ, không thể tin được rằng lại có người mang danh phóng viên để “đứng ra thu mua gỗ trái phép để tiêu thụ”. Có thông tin cho biết, phóng viên Kim Cương là một mắt xích trong vụ cùng phóng viên Duy Đông (và một vài nhà báo khác) bảo kê cho lâm tặc.


Họ bảo kê bằng cách, “nhận tiền của lâm tặc này, viết báo tẩn lâm tặc kia và sau đó đứng ra tự thu mua gỗ lậu”, tức là một dạng “mafia báo chí” đúng nghĩa. Vì tất cả chúng ta đều có thể mường tượng được sự khốc liệt trong cuộc cạnh tranh gỗ lậu thuộc về những tay giang hồ thứ thiệt, những gã lưu manh máu lạnh. Đó hoàn toàn không phải là công việc mà người lương thiện có thể đảm nhiệm được. Tin còn nói thêm rằng, vào cuối năm 2012, Công an huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) bất ngờ khám xét căn nhà được xác định của Duy Đông chứa nhiều gỗ lậu, trị giá ước tính lên đến hàng chục tỉ đồng.


Trong quá trình điều tra, Công an huyện Vĩnh Cửu đã chuyển hồ sơ lên cấp trên và báo cáo lên Bộ Công an để cùng phối hợp làm rõ. Mở rộng vụ án, cơ quan chức năng xác định số gỗ trên có liên quan đến Duy Đông và Kim Cương. Không thể tin được rằng, cá nhân mang danh nhà báo của tờ báo lại có những hành vi kỳ lạ đến vậy.


Thông tin riêng của PV Chuyên đề ANTG, thì trong một vài vụ việc liên quan đến hành vi “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi” của bộ đôi Kim Cương – Duy Đông, thì Kim Cương là người xếp “chiếu trên”, tức là Kim Cương nắm vai trò chỉ đạo, Duy Đông giữ vai trò thực hiện. Trước Kim Cương ít lâu, một cộng tác viên chính thức của báo Thanh niên là Xuân Bình tại Bình Phước cũng bị bắt giữ về hành vi “Cưỡng đoạt tài sản”.


Điều khó chấp nhận được ở Xuân Bình chính là việc anh nhân cơ hội một phụ nữ nghèo khó, có oan sai để đặt vấn đề “đưa tiền mới được viết bài đăng báo”. Số tiền Xuân Bình nhận của người phụ nữ này là 15 triệu đồng, Xuân Bình bị Cơ quan Công an bắt quả tang  khi đang nhận tiền.


Chiều 3/10, lại xuất hiện thông tin sẽ có thêm nhà báo bị bắt. Lần này, là một nhà báo “rất lớn”(?). Nhưng, thực tế chưa xảy ra.


Nỗi buồn lạc lối


Không hiểu từ lúc nào, dư luận bắt đầu thôi bớt nóng trước thông tin “nhà báo bị bắt giữ”. Tôi nhớ cách đây độ 3 năm, vào năm 2010, một nhà báo bị bắt giữ ngay lập tức khiến dư luận xôn xao. Tuy nhiên, điều này đã không còn ở thời điểm hiện tại. Điều nguy hiểm chính là, dư luận đã quen dần với thông tin đó. Điều đó, đồng nghĩa với sự tin tưởng của họ dành cho người làm báo đã bắt đầu suy giảm. Trước đây, khi nhà báo bị bắt, lập tức xuất hiện mối hồ nghi: “Nhà báo chống tiêu cực, nhà báo bị trả thù”. Hóa ra, không ai trả thù nhà báo cả, chỉ là nhà báo có hành vi phạm tội nên bị xử lý đó thôi.


Lại vẫn trước đây, chỉ có một vài nhà báo ở các cơ quan ngôn luận ít được biết đến mới có hành vi phạm tội bị bắt giữ. Đó đích xác chỉ là những cá nhân mượn mác nhà báo để trục lợi, nhóm này ít được để ý đến. Thì bây giờ chuyện này đã xảy ra ở một số tờ báo trong nhóm cơ quan truyền thông đáng tin cậy.


Anh em đồng nghiệp cùng nghề báo thường mắc phải căn bệnh “than”, chứ thực tế, thu nhập minh bạch từ nghề báo với người làm nghề nghiêm túc là sống được. Sống được hiểu trong nghĩa đơn giản là đủ tiền để lo chi phí cho cá nhân, chắt chiu thì lo thêm được cho người thân… Tất nhiên là nghề nào cũng vậy, phải chăm chỉ thì mới đảm bảo được sự thụ hưởng mà cá nhân mong muốn. Theo nghề báo rất khó để trở nên giàu có, nhưng cá biệt có nhà báo ở biệt thự, đi ôtô xịn, sở hữu khách sạn hay gì gì đó… không hẳn là vì họ nhận tiền của người này, bảo kê cho người khác. Một thực tế là nhà báo có nhiều mối quan hệ, và nếu tận dụng tốt các mối quan hệ của mình thì đương nhiên họ sẽ có nhiều cơ hội để gia nhập tầng lớp từ trung đến thượng lưu của xã hội.


Có cá nhân theo nghề báo là vì niềm đam mê được viết điều mình thích. Có cá nhân theo nghề báo là nhằm thỏa mãn khâu oai. Nhà báo có oai không(?!). Nhà báo, có oai. Nhà báo thường được săn đón trong mỗi sự kiện, được tiếp nồng nhiệt trong các cuộc vui… Những nhà báo làm điều tra kiểu Duy Đông, hay Kim Cương thì thuộc dạng “hét ra lửa”. Gọi tếu táo thì nhóm này thuộc dạng “ngồi uống rượu thả ga, tàn cuộc chỉ cần nhấc máy điện thoại lên là có thể thoải mái đi về”. Nhà báo làm vì oai, thường mắc phải hội chứng khệnh khạng kiểu “Mày có muốn anh tẩn cho một bài không? Anh mà tẩn cho một bài thì mày ra đường ở ngay”.


Chính vì nghĩ mình oai, chính vì tự cho phép mình được khệnh khạng, được làm “bề trên của người khác” nên nhà báo phạm sai lầm.


Ban đầu, chỉ là nhận một ít quà cảm ơn. Kế đến là bữa rượu, mừng ngày quen biết, rồi dịp lễ tết, Ngày Nhà báo… nhận riết quen tay. Và từ đây, những cá nhân này nhận ra được chuyện “trục lợi từ nghề báo”.


Khi mà họ nhận ra chuyện lợi dụng danh nghĩa của cơ quan nơi họ đang công tác, lợi dụng công việc của bản thân… để tống tiền người này, để ép người kia phải chung chi bao nhiêu… thì họ đã không còn là người làm nghề báo nữa. Họ không chỉ bán rẻ danh dự của chính họ, mà họ còn bán rẻ cả một niềm tin của chính những người bị họ tống tiền.


Họ tưởng, người ta đưa tiền cho họ là họ oai à(?!). Họ sai vô cùng, người ta vừa đưa tiền vừa khinh. Là chuyện tế nhị, tôi không tiện kể thẳng tên. Có ông anh chơi với tôi, từng nhờ tôi ra ngồi làm chứng để một phóng viên của tờ báo L. biết ông anh cũng chơi với nhà báo, nhằm “chịu giảm số tiền đòi chung chi xuống”. Tôi hỏi: “Anh báo công an chưa?”. Ông anh trả lời: “Anh ngại”. Tôi từ chối, “Vậy thôi, quyền lợi của anh, anh không biết tự bảo vệ. Ai biểu anh làm sai rồi tiếp tục thỏa hiệp với cái sai khác”.


 Tám năm về trước tôi vừa tốt nghiệp đại học, có dịp đi công tác chung với một anh nhà báo lớn tuổi hơn, công tác ở báo P.. Đường miền Tây thời điểm đó phải qua nhiều phà, chưa có các cây cầu huyết mạch như hiện nay. Muốn lên được phà để qua sông phương tiện phải xếp hàng rất dài, xe chúng tôi đang xếp hàng như mọi xe khác, thì bất thần ông anh đi cùng rút thẻ nhà báo ra, đặt vào vị trí kính chắn gió của xe phía trước mặt tài xế rồi yêu cầu tài xế không cần xếp hàng cứ lái xe nhào tới để tranh lên phà trước.


Tài xế tin vào tấm thẻ nhà báo của ông anh bấm còi nhấn ga lao đến khu vực lên phà, xe đang ngon trớn thì nhân viên bảo vệ trật tự chặn xe lại. Yêu cầu lái xe quay ngược về vị trí xếp hàng dành cho xe ôtô, ông anh nhảy xuống xe lớn tiếng xưng “Tui là nhà báo của báo P., tui đi công tác gấp”. “Ở đây ai không gấp, anh có là ai thì cũng phải xếp hàng”, nhân viên bảo vệ kiên quyết. Đuối lý, ông anh hậm hực nhảy lên xe, yêu cầu tài xế quay lại vị trí xếp hàng cho xe ôtô chờ qua phà. Lần này, còn phải xếp hàng từ rất xa.


Sau khi lên được phà, ông anh rút máy chụp ảnh để chụp chỗ này một tấm, chụp chỗ kia một kiểu, rồi tuyên bố “Tao về viết bài đập cái phà này vì… mất vệ sinh”. Nhìn ông anh trong hoàn cảnh đó, thật lòng tôi thấy rất đáng thương và tội nghiệp. Chứng kiến trọn vẹn câu chuyện này, đã để lại trong tôi nhiều suy nghĩ về chuyện người, chuyện nghề.


Tôi nghĩ rằng, cá nhân làm nghề lấy nghề để trục lợi, tưởng rằng đó là chuyện không ai biết ngoại trừ bản thân mình và “đối tác”, ấy là chuyện liền lạc như áo trời, nhưng sự thật hoàn toàn không là vậy. Viết đến đây, tôi nhớ đến điển tích “Tứ tri”, tạm dịch “Chuyện xưa bốn người biết”.


Dương Chấn được bổ đi làm thái thú quận Đông Lai. Lúc đi phó nhậm, qua đất Xương Ấp, quan huyện ở đấy là Vương Mật, trước được nhờ ông đề bạt cho, vào yết kiến. Rồi đợi đêm khuya, đem vàng đến lễ. Dương Chấn bảo: “Trước tôi biết ông là người khá, mới cử ông lên, thế mà ông vẫn chưa biết bụng tôi, còn đem vàng tới cho tôi ư”. Vương Mật cố nài, thưa rằng: “Xin ngài cứ nhận cho, bây giờ đêm khuya không ai biết”. Dương Chấn nói: “Trời biết, đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại bảo là không ai biết”.


Nhà báo, trước khi tống tiền ai đó hay nghĩ đến chuyện nhận tiền, hoặc có ý định vi phạm pháp luật, cứ nhớ đến câu chuyện này. Làm gì có chuyện xảy ra trên đời mà lại giấu giếm được mãi. Chỉ có một thứ bí mật duy nhất, đó là thứ bí mật chưa xảy ra.


Với lại, điều này quan trọng hơn, nhà báo cũng có những người thân yêu và họ luôn nhìn nhà báo với rất nhiều hy vọng. Một khi nhà báo bị ô danh, không chỉ có nhà báo mất danh dự, mà đau lòng hơn, chính là những người thân yêu bên cạnh nhà báo.


Họ mới chính là những người đau đớn nhất, lãnh hậu quả nặng nề nhất từ hành vi vi phạm pháp luật của nhà báo.


(Theo CAND)



Xung quanh vụ bắt giữ PV Kim Cương: Nhà báo và nỗi buồn lạc lối

Wednesday, October 9, 2013

Công an, đầu gấu còn chẳng sợ...

Nợ đọng bảo hiểm kéo dài ở khối doanh nghiệp là nguyên nhân dẫn đến tình trạng Quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) đang rơi vào tình trạng mất cân đối nghiêm trọng giữa thu và chi. Lâu nay, chúng ta đã nói rất nhiều về nguy cơ vỡ Quỹ BHXH, nhưng vấn đề tìm giải pháp xử lý thì vẫn bế tắc, cứ như chạy vào ngõ cụt dù biết mối nguy hiểm đang bám sát sau lưng.

Tuần trước, dư luận đã khá sốc khi nghe thông tin Bộ Tài chính muốn giảm 100.000 đồng trong phần tiền lương tối thiểu chung, như một biện pháp “cân đối thu – chi” cho quỹ lương của Nhà nước.


Chưa bàn về đề xuất này có hợp lý hay không, nhưng như vậy xem ra cái khó khăn đã cập kề miệng túi của người lao động. Thế mà, tuần này những con số về tình trạng nợ đọng BHXH dù chỉ là nghe lại nhưng nhiều người cũng không tránh khỏi giật mình. Báo cáo thống kê đến tháng 6-2013, các doanh nghiệp còn nợ đọng gần 6.000 tỷ đồng, tính lũy kế đến hết tháng 2-2013, các doanh nghiệp, đơn vị trên cả nước nợ tiền đóng BHXH, BHYT lên tới gần 10.400 tỷ đồng. Trong đó, nợ BHXH chiếm gần 7.800 tỷ đồng, nợ BHYT hơn 2.600 tỷ đồng. 


Thực tế, mặc dù cơ quan BHXH cũng đã áp dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ, nhưng không đạt được hiệu quả. Tình trạng chây ỳ, nợ đọng vẫn tiếp diễn. Khi danh sách và số nợ ngày càng tăng, cơ quan BHXH buộc phải chọn cách kiện doanh nghiệp ra tòa và hầu như đều thắng kiện, nhưng thắng cũng chỉ để thắng thế thôi chứ đâu có thu hồi được nợ.


Vấn đề ở chỗ, cơ chế nào khiến doanh nghiệp nghiêm túc trong thực thi nghĩa vụ đóng bảo hiểm? Rõ ràng, việc trốn nghĩa vụ với Nhà nước là vi phạm pháp luật, nhưng chúng ta lại không thể có được một chế tài cứng rắn, đủ sức răn đe. Thật đáng suy nghĩ khi nghe một cán bộ BHXH huyện Từ Liêm cho biết, “có doanh nghiệp giao thông nói thẳng thừng: Công an, đầu gấu còn chẳng sợ, huống gì mấy ông bảo hiểm”. Câu chuyện này dường như đã nói quá rõ bản chất của sự việc cũng như đưa ra một gợi ý tốt về hướng ứng xử. Tức là lúc này cái mà cơ quan BHXH cần là một biện pháp mạnh tay, chứ không phải cứ chạy theo doanh nghiệp. 


Khi mà việc kiện ra tòa đòi tiền không mang lại hiệu quả do doanh nghiệp chây ỳ hoặc đã phá sản, bỏ trốn thì việc quy định trách nhiệm hình sự có thể sẽ là “cứu tinh”. Các chính sách ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp và các đơn vị liên quan cũng cần phải được thiết lập cho cả quá trình thực thi chính sách BHXH, như: Nâng chế tài xử phạt; nâng lãi suất chậm nộp cao hơn mức trần lãi suất ngân hàng; bắt buộc quyền ưu tiên xử lý thanh toán khi doanh nghiệp phá sản là dành cho BHXH chỉ sau việc chi trả lương cho người lao động để tránh tình trạng ngân hàng phong tỏa tiền, tài sản của doanh nghiệp để giành lợi thế đòi nợ về mình. 


Chỉ khi nào chúng ta mạnh tay mới có thể khắc phục được tình trạng trốn nợ BHXH, mà bản chất cũng là một dạng trốn thuế với Nhà nước, đồng thời cứu nguy cho Quỹ BHXH. Xử lý được tình trạng trốn, nợ BHXH cũng đồng nghĩa là bảo vệ được quyền lợi của người lao động trước cả những nguy cơ bị cắt giảm tiền lương trong những hoàn cảnh không mong muốn.


Nữ Quỳnh


Công an, đầu gấu còn chẳng sợ...

Monday, October 7, 2013

Đại tướng làm báo

Thế giới biết Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà quân sự vĩ đại của Việt Nam. Nhưng trước hết, ông là một nhà chính trị, và trong hơn 70 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng luôn luôn coi báo chí là một vũ khí đấu tranh cách mạng sắc bén.


Báo Điện tử Chính phủ xin ghi lại những câu chuyện về Đại tướng-Nhà báo Võ Nguyên Giáp thông qua lời kể của Trung tướng Phạm Hồng Cư, người được Đại tướng tin cậy giao phó thực hiện cuốn sách “Đại tướng Võ Nguyên Giáp thời trẻ”.


Bài báo đầu tiên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ông viết khi còn là học sinh Trường Quốc học Huế. Trong phong trào đòi trả tự do cho cụ Phan Bội Châu và để tang cụ Phan Chu Trinh, Võ Nguyên Giáp đã viết bài báo nhan đề “Đả đảo tên bạo chúa Trường Quốc học”. Đây là bài báo được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên tờ I’Annam của luật sư Phan Văn Trường xuất bản tại Sài Gòn, một tờ báo dũng cảm công khai đả kích thực dân Pháp.


Đại tướng tiếp nữ nhà báo Mỹ Catherine Karnow năm 1994. Nguồn ảnh: VnExpress

Đại tướng tiếp nữ nhà báo Mỹ Catherine Karnow năm 1994. Nguồn ảnh: VnExpress


 Sau đó, Võ Nguyên Giáp vào làm biên tập ở báo Tiếng Dân của cụ Huỳnh Thúc Kháng. 


Tiếng Dân là một tờ báo lớn ở Trung Kỳ có xu hướng tiến bộ. Đây là giai đoạn học nghề làm báo của Võ Nguyên Giáp. Ông viết nhiều thể loại, dưới nhiều bút danh. Vào thời gian này, ông đã có loạt bài tuyên truyền chủ nghĩa Marx. Mặc dù đã khôn khéo cân nhắc chữ nghĩa nhưng nhiều lần bài viết của Võ Nguyên Giáp bị nhà cầm quyền Pháp xóa trắng từng cột báo sau khi kiểm duyệt.


 Giai đoạn hoạt động báo chí sôi nổi nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thời kỳ Mặt trận Dân chủ (1936-1939). Thời kỳ này Đảng ta triệt để tận dụng mọi khả năng hoạt động công khai của báo chí để đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, đòi đặc xá chính trị phạm, ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp… Võ Nguyên Giáp là người khởi xướng ra tờ báo cách mạng công khai đầu tiên, chớp thời cơ ra báo sớm nhất. Đó là tờ “Hồn trẻ tập mới” (mua lại bản quyền của tờ “Hồn trẻ” của Hướng đạo sinh vì thua lỗ, phải tạm ngừng xuất bản). Tờ báo kịp thời ra mắt ngày 6/6/1936, chỉ 2 ngày sau khi Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp do Leon Blum làm Thủ tướng lên nắm quyền. 


 Tuy vậy, báo ra được 5 số thì bị nhà cầm quyền thực dân đóng cửa. Thế nhưng “Hồn trẻ” đã trở thành tiếng chuông báo hiệu phong trào hoạt động báo chí công khai của Mặt trận Dân chủ. 


Ngay lúc đó, Võ Nguyên Giáp lại chuyển sang làm báo tiếng Pháp, vì theo đạo luật của chính quyền thực dân, ra báo tiếng Pháp chỉ phải nộp tờ khai, còn ra báo tiếng Việt thì phải qua nhiều thủ tục phiền phức kéo dài. Và Võ Nguyên Giáp đã cộng tác với Nguyễn Thế Rục, là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, học viên Trường Đại học Phương Đông của Quốc tế Cộng sản. Hai ông đã cùng nhau xuất bản tờ “Le Travail” (Lao Động). 


Tờ báo ra mắt độc giả ngày 16/9/1936 và “sống” được 7 tháng với 30 số báo. Tới ngày 16/4/1937, tờ báo bị nhà cầm quyền đóng cửa. Võ Nguyên Giáp là biên tập viên chính của “Le Travail”, đảm nhiệm nhiều đề tài. Ông đi sâu vào phản ánh cuộc đấu tranh của nông dân, công nhân thời kỳ đó. 


Ngay sau đó, Võ Nguyên Giáp tham gia “Ủy ban Hành động bán hợp pháp” của Đảng do đồng chí Trường Chinh phụ trách. Ủy ban có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đường lối chính trị của Đảng đối với báo chí công khai. Hàng chục tờ báo của Mặt trận Dân chủ, của các đoàn thể nối tiếp nhau ra đời như các tờ: Thời thế, Bạn dân, Tin tức, Đời nay, Ngày mới, Thế giới… Báo tiếng Pháp thì có: Rassemblement (Tập hợp), En Avant (Tiến lên), Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta). Khi đó, Võ Nguyên Giáp viết báo tiếng Pháp là chính, đồng thời, ông cũng tham gia viết báo tiếng Việt. 


Nhà báo Võ Nguyên Giáp thời trai trẻ. Ảnh tư liệu

Nhà báo Võ Nguyên Giáp thời trai trẻ. Ảnh tư liệu


Bác Hồ khi ấy ở Trung Quốc đã gửi bài dưới bút danh P.C.Lin để bắt liên lạc với Trung ương Đảng và góp ý kiến chỉ đạo phong trào Mặt trận Dân chủ. 


Tại Hội nghị báo giới Bắc Kỳ do Xứ ủy lãnh đạo và tổ chức họp tại Hà Nội ngày 24/4/1937, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã được cử làm Chủ tịch, đồng chí Trần Huy Liệu làm Phó Chủ tịch. Trước đó, Võ Nguyên Giáp cũng đã đại diện cho báo giới Bắc Kỳ vào Huế để dự Hội nghị báo giới Trung Kỳ. 


Giai đoạn Mặt trận Dân chủ đã đánh dấu sự trưởng thành, nhạy bén, sắc sảo, vững vàng và thạo nghề làm báo của Võ Nguyên Giáp. Sau này, ông đã nhận xét rằng: “Nghề báo là một nghệ thuật đầy hứng thú. Làm một số báo giống như tổ chức một trận đánh hiệp đồng”. 


Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Giữa năm 1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Phạm Văn Đồng được Đảng cử sang Trung Quốc gặp Bác Hồ tại Côn Minh, rồi đến đầu năm 1941 theo Bác trở về nước. Sau Hội nghị Trung ương 8, thành lập Mặt trận Việt Minh và Bác Hồ ra báo Việt Nam Độc lập. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã được phân công viết các bài báo trên Việt Nam Độc lập. Sau khi được Bác Hồ duyệt bài, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thấm nhuần được rõ yêu cầu viết báo của Bác: Ngắn gọn, dễ hiểu, súc tích, thiết thực! 


 Tháng 12/1944, Bác Hồ giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp thành lập đội quân chủ lực đầu tiên: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. Tờ báo của Đội mang tên “Tiếng súng reo”. Khi thống nhất các lực lượng vũ trang của Đảng thành Quân giải phóng Việt Nam, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thành lập báo Quân giải phóng. 


Tháng 6/1945, khi thành lập Khu giải phóng Việt Bắc, Võ Nguyên Giáp được cử làm Thường trực Ủy ban giải phóng, ông đã ra báo “Nước Nam mới”. Tờ báo phát hành được 7 số thì Cách mạng tháng Tám thành công.


 Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành lập, đồng chí Võ Nguyên Giáp được phân công nhiều việc quan trọng, công tác vô cùng bận rộn nhưng ông vẫn viết bài cho các báo: Cờ Giải phóng, Cứu quốc, Sao vàng. 


Bước vào hai cuộc kháng chiến của dân tộc, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở cương vị Tổng Chỉ huy, Tổng Chính ủy rồi Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân ủy Trung ương nhưng ông vẫn thường xuyên viết bài cho các báo của Đảng, của Mặt trận, của các đoàn thể và luôn quan tâm đặc biệt đến hoạt động báo chí, xuất bản trong lực lượng vũ trang nhân dân, luôn coi báo chí là một “vũ khí sắc bén” trong cuộc đấu tranh cách mạng dân tộc. 


Liên Phương (chinhphu.vn)



Đại tướng làm báo

Friday, October 4, 2013

Đừng coi thường ”tham nhũng vặt”!

Ngày 1-10, Tổ chức Minh bạch quốc tế – một tổ chức xã hội dân sự toàn cầu về chống tham nhũng – công bố bản báo cáo tham nhũng trong giáo dục dày 442 trang với các phân tích và khuyến nghị của 70 chuyên gia và hơn 50 quốc gia trên thế giới. Theo báo cáo này, Việt Nam có tỷ lệ 49% người dân đánh giá “giáo dục có tham nhũng hoặc tham nhũng cao”.

Lý do chính khiến ngành giáo dục có nguy cơ tham nhũng cao là nguồn lực lớn được phân bổ thông qua các cấp hành chính rườm rà, nhiều cấp, trong khi sự giám sát lại không đầy đủ.


Mặt khác, do giáo dục mang tính chất quyết định tương lai của con cái nên các bậc cha mẹ thường dễ dàng bị lôi kéo vào trào lưu chạy đua với mong muốn cho con cái cơ hội học hành tốt nhất. Chính trong tâm thế ấy đã khiến các bậc phụ huynh không nhận thức được, hoặc cố tình làm ngơ trước những hành vi bất hợp pháp.


Có thể nói, tham nhũng trong giáo dục đang cản trở nghiêm trọng đối với giáo dục chất lượng cao cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội, hủy hoại uy tín của ngành giáo dục ở nhiều quốc gia. Những hành vi tham nhũng làm xói mòn chất lượng giáo dục, gây ra nhiều hậu quả nguy hại, làm giảm đi cơ hội tiếp cận giáo dục của một bộ phận người dân, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng gánh nặng lên các doanh nghiệp và xã hội, ảnh hưởng sự phát triển của đất nước.


Tuy nhiên, trong khi mức độ tham nhũng trong giáo dục đang ngày càng mạnh mẽ hơn thì ở Việt Nam lâu nay chúng ta lại chỉ gọi hành vi này với một “khái niệm” khá khiêm tốn là: “Tham nhũng vặt”. Có thể chính từ tâm lý chỉ là chuyện “vặt” đó đang khiến cho tình trạng thêm nghiêm trọng, khi mà sự vặt vãnh đã không chỉ còn đơn giản là nhận quà cáp mỗi dịp lễ nghi, hay lạm thu đầu năm học, mà nó đang còn nổi cộm thêm nhiều vấn đề phức tạp như mua bằng giả, mua bán điểm, mua bằng cấp, chứng chỉ, chạy trường, chạy lớp… Những khoản tham nhũng mà nhiều người cho là “vặt vãnh” vì giá trị vật chất một lần không lớn. Thế nhưng thiệt hại vô hình do nó gây ra thì lại vô cùng lớn. Nó không chỉ tạo sự bất bình đẳng xã hội mà còn đưa vào xã hội những sản phẩm “lỗi”, những “mặt hàng” rởm là những luận án vô bổ, những kỹ sư, cử nhân “rỗng tuếch”. Điều này sẽ để lại những hệ lụy vô cùng xấu về sau với xã hội. 


Dẫu rằng, thời gian qua ngành giáo dục cũng đã có những nỗ lực để thay đổi thực trạng này với những điều chỉnh liên tục quy định về các vấn đề như dạy thêm, tiền trường đầu năm, tuyển sinh trái tuyến… Song phải nhấn mạnh rằng, khi mà sự phi lý đang được xã hội mặc nhiên thừa nhận thì sẽ thật khó có thể loại bỏ tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.


Chính vì thế, để giải quyết tốt hơn thực trạng này cần bắt đầu từ thái độ ứng xử, nhận thức của xã hội. Nếu chỉ coi những hành vi tiêu cực là “tham nhũng vặt” thì các bậc cha mẹ học sinh dù có biết là sai trái, nhưng trước cái lợi của con em họ sẵn sàng chấp nhận. Thực tế là mọi người đang vẫn làm như vậy…!


Nữ Quỳnh


Đừng coi thường ”tham nhũng vặt”!

Giả danh tổng biên tập, 'dọa nạt' chủ tịch xã

Nhận là phóng viên, tổng biên tập của một tờ báo giáo dục, Thuyết đến gặp chủ tịch xã “dọa” vị này ký hợp đồng quảng cáo. 


Ngày 3/10, Công an huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, cơ quan này đang tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Thuyết (32 tuổi, ở xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.


Nguyễn Văn Thuyết.

Nguyễn Văn Thuyết.


Thuyết là kẻ bị tình nghi về việc đã giả danh phóng viên, “đòi” UBND xã Vân Côn, huyện Hoài Đức ký “hợp đồng tuyên truyền quảng cáo” để chiếm đoạt tài sản.


Theo điều tra ban đầu, ngày 18/9, lãnh đạo UBND xã Vân Côn (huyện Hoài Đức) nhận được điện thoại của một người tự xưng là tổng biên tập một tờ báo thuộc ngành giáo dục có trụ sở ở Hà Nội.


Qua điện thoại, người này đề nghị xã làm hợp đồng quảng cáo “tuyên truyền nhiệm vụ giáo dục tại địa phương”. Sau một số lần liên hệ, đại diện UBND xã Vân Côn đã đồng ý hẹn gặp.


Ít ngày sau, Nguyễn Văn Thuyết đã đến, tự xưng là cán bộ làm việc tại tờ báo kia. Thuyết đưa ra công văn có dấu của tòa soạn cùng biểu giá quảng cáo.


Đại diện ủy ban đã chọn “hợp đồng tuyên truyền” giá 2,5 triệu đồng nhưng Thuyết lại nài ép xã ký hợp đồng 7,5 triệu đồng.


Trước kinh phí này, UBND xã từ chối, Thuyết lại yêu cầu ký hợp đồng “Gửi lời chúc trên báo nhân ngày 20/11” với giá 2 triệu đồng.


Nghi ngờ trước hành vi của “phóng viên”, cán bộ UBND xã đã yêu cầu Thuyết xuất trình CMND và giấy giới thiệu. Thuyết ấp úng nói rằng có giấy tờ nhưng đã bị hỏng. Lãnh đạo UBND xã đã thông báo cho Công an huyện Hoài Đức để mời người này về trụ sở làm rõ.


Tại đây, Thuyết thừa nhận hành vi giả danh phóng viên. Hắn nói mình vốn là người không có nghề nghiệp ổn định, được một người cùng thôn dạy cách “làm việc” với các cơ quan, tổ chức để mời làm hợp đồng quảng cáo kiếm tiền.


Qua khám xét, công an Hoài Đức còn thu giữ được của Thuyết 7 cuốn danh bạ điện thoại cơ quan, lãnh đạo, cán bộ các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.


Cơ quan CSĐT đề nghị ai là bị hại của Nguyễn Văn Thuyết, hãy liên hệ với Công an huyện Hoài Đức theo SĐT: 04.3366.4502 để giải quyết.


Theo Nguyễn Dũng
VTC News



Giả danh tổng biên tập, 'dọa nạt' chủ tịch xã