Sunday, March 31, 2013

AP thành hãng tin đầu tiên mở văn phòng ở Myanmar

Hãng tin Associated Press (AP) của Mỹ cuối tuần qua đã trở thành hãng tin nước ngoài đầu tiên mở văn phòng tại Myanmar kể từ khi chính quyền cải cách lên cầm quyền 2 năm trước và bắt đầu nới lỏng các hạn chế tự do báo chí.
 
apTheo AP, sự kiện này giúp hãng mở rộng hoạt động đưa tin về giai đoạn chuyển tiếp ở Myanmar cho khách hàng của hãng trên toàn thế giới.


Có 6 nhà báo sẽ làm việc toàn thời gian tại văn phòng Myanmar.
 
Bộ Thông tin Myanmar cùng ngày cho biết đã cấp giấy phép mở văn phòng của AP hoạt động đầy đủ tại Yangon. 


Bên cạnh đó, đài phát thanh truyền hình NHK của Nhật Bản cũng được cấp phép. 
 
Trước đây, Chính phủ Myanmar chỉ cấp quy chế phóng viên thường trú cho Tân Hoa xã và nhật báo Quang Minh của Trung Quốc./.


 


(theo Vietnam+)



AP thành hãng tin đầu tiên mở văn phòng ở Myanmar

Trao quyết định trúng tuyển viên chức cho 44 CB, PV, NV Báo Hànộimới

Chiều 28-12, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội đã trao quyết định cho 44 cán bộ, phóng viên, nhân viên (CB, PV, NV) Báo Hànộimới trúng tuyển viên chức năm 2012. Dự buổi lễ có UVTV, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hồ Quang Lợi.


Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng trao quyết định cho cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Hànộimới. Ảnh: Nguyệt Ánh

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng trao quyết định cho cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Hànộimới. Ảnh: Nguyệt Ánh


Trước đó, ngày 1-12, Ban Tổ chức Thành ủy đã tổ chức cuộc kiểm tra, sát hạch tuyển viên chức năm 2012 cho đối tượng là CB, PV, NV của Báo Hànộimới. Cuộc kiểm tra, sát hạch được tổ chức nghiêm túc, minh bạch, đúng pháp luật, theo chỉ tiêu, qua đó thẩm định và kết luận chính xác chất lượng thí sinh. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, CB, PV, NV Báo Hànộimới có nhận thức chính trị cao, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu công tác cũng như những tiêu chuẩn viên chức do Thành ủy Hà Nội đề ra. Do vậy, 100% CB, PV, NV Báo Hànộimới dự kỳ kiểm tra, sát hạch đều trúng tuyển, với 100% đạt khá, giỏi. Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy biểu dương nỗ lực của Ban Biên tập Báo Hànộimới trong công tác tổ chức; đánh giá cao nỗ lực, đóng góp của CB, PV, NV trúng tuyển trong đợt này và yêu cầu CB, PV, NV trúng tuyển tiếp tục cố gắng trau dồi, rèn luyện phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp vào nhiệm vụ phát triển cơ quan Báo Hànộimới nói riêng, cũng như đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.


(Theo Hanoimoi)


Chiều 28-12, Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội đã trao quyết định cho 44 cán bộ, phóng viên, nhân viên (CB, PV, NV) Báo Hànộimới trúng tuyển viên chức năm 2012. Dự buổi lễ có UVTV, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng; UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hồ Quang Lợi. 

 




Trao quyết định trúng tuyển viên chức cho 44 CB, PV, NV Báo Hànộimới

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng trao quyết định cho cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Hànộimới. Ảnh: Nguyệt Ánh




Trước đó, ngày 1-12, Ban Tổ chức Thành ủy đã tổ chức cuộc kiểm tra, sát hạch tuyển viên chức năm 2012 cho đối tượng là CB, PV, NV của Báo Hànộimới. Cuộc kiểm tra, sát hạch được tổ chức nghiêm túc, minh bạch, đúng pháp luật, theo chỉ tiêu, qua đó thẩm định và kết luận chính xác chất lượng thí sinh. Theo đánh giá của Ban Tổ chức, CB, PV, NV Báo Hànộimới có nhận thức chính trị cao, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu công tác cũng như những tiêu chuẩn viên chức do Thành ủy Hà Nội đề ra. Do vậy, 100% CB, PV, NV Báo Hànộimới dự kỳ kiểm tra, sát hạch đều trúng tuyển, với 100% đạt khá, giỏi. Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy biểu dương nỗ lực của Ban Biên tập Báo Hànộimới trong công tác tổ chức; đánh giá cao nỗ lực, đóng góp của CB, PV, NV trúng tuyển trong đợt này và yêu cầu CB, PV, NV trúng tuyển tiếp tục cố gắng trau dồi, rèn luyện phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đóng góp vào nhiệm vụ phát triển cơ quan Báo Hànộimới nói riêng, cũng như đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô.


Trao quyết định trúng tuyển viên chức cho 44 CB, PV, NV Báo Hànộimới

Saturday, March 30, 2013

Trao giải tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật tiêu biểu

Hưởng ứng Năm du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng 2013, ngày 29/3, tỉnh Ninh Bình đã tổng kết, trao giải cuộc thi viết về đề tài du lịch Ninh Bình cho 28 tác phẩm báo chí gồm ba giải A, 7 giải B, 8 giải C và 10 giải khuyến khích thuộc các thể loại báo hình, báo nói, báo in, báo ảnh và báo điện tử.


Sau chín tháng phát động, cuộc thi đã thu hút 32 tác phẩm tham gia của đội ngũ phóng viên, cộng tác viên đến từ các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Nội dung các tác phẩm phản ánh khá toàn diện về mặt hoạt động du lịch trên địa bàn, quảng bá đậm nét về các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình như Khu du lịch sinh thái Tràng An đang được đệ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản thế giới; Vườn quốc gia Cúc Phương; hệ thống hang động ngập nước Vân Long….


Nhiều bài viết đã ghi nhận công tác bảo tồn, quản lý, khai thác hiệu quả trong hoạt động du lịch Ninh Bình; đồng thời giới thiệu các đặc sản của địa phương, một số mặt hàng thủ công truyền thống để thu hút du khách; phát hiện cách làm mới của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc gìn giữ, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thực hiện nếp sống văn minh tại các khu du lịch.


Nhà báo Nguyễn Thị Thơm, tác giả của tác phẩm “Cánh cửa để Tràng An trở thành di sản đã rộng mở” đạt giải A, chia sẻ: Cuộc thi là “sân chơi” để các nhà báo thể hiện tiếng nói của mình trong việc tuyên truyền, giới thiệu về du lịch Ninh Bình nói chung, Quần thể danh thắng Tràng An nói riêng đến với bạn bè trong nước và quốc tế.


Hy vọng trong thời gian tới đây sẽ là giải báo chí được tổ chức thường xuyên với quy mô lớn, góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, xây dựng quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh./.



(Vietnam+)



Trao giải tác phẩm báo chí, văn học nghệ thuật tiêu biểu

Ảnh báo chí Việt Nam và câu chuyện tính chuyên nghiệp

Trong bối cảnh trầm buồn của thể loại ảnh báo chí những năm qua, nhiều tâm tư đã được lên tiếng tại cuộc Hội thảo “Tác nghiệp ảnh báo chí: Vấn đề và giải pháp” diễn ra tại Hà Nội sáng 27/3 để trả lời cho câu hỏi ảnh báo chí Việt Nam đã chuyên nghiệp chưa và làm thế nào để trở nên chuyên nghiệp?


Gam màu buồn…


Trả lời cho câu hỏi, Việt Nam đang sử dụng ảnh trên báo như thế nào, nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến thừa nhận thực tế, chính vì họa sỹ thường là nghiệp dư, làm do thói quen, không học về đồ họa và thư ký tòa soạn không hề có kiến thức về nhiếp ảnh nên ở không ít tờ báo, ảnh một đằng bài một nẻo, hay ảnh chỉ mang tính minh họa, chưa đủ tầm đứng độc lập, từ đó báo loạn màu sắc, thiếu tập trung…


Bộ ảnh "Yêu là Yêu" trong triển lãm tại Viện Goethe Hà Nội.

Bộ ảnh “Yêu là Yêu” trong triển lãm tại Viện Goethe Hà Nội.


Còn nhà báo Việt Văn của Báo Lao động, người từng đoạt được nhiều giải ảnh quốc tế trong những năm gần đây, cũng đánh giá, một thực tế không thể phủ nhận đó là mặt bằng chung của ảnh báo chí Việt Nam còn yếu, những bức ảnh báo chí ấn tượng, phản ánh hiện thực thật sự mạnh mẽ và giàu tính thông tin không nhiều.


Tuy các tờ báo lớn đã dành nhiều “đất” hơn cho ảnh, tính thông tin của ảnh cũng được quan tâm hơn nhưng xem ra số người chụp xuất sắc ảnh báo chí còn ít và cũng không đều tay.


Thậm chí, theo ông Việt, hiện tượng Maika Elan (Nguyễn Thanh Hải) đoạt giải Nhất ảnh báo chí thế giới danh giá World Press Photo) 2013 ở hạng mục Vấn đề đương đại (Contemporary Issue) cũng chỉ được đánh giá là sự tỏa sáng của một cá nhân chứ chưa đủ sức che lấp cho cả bức tranh mang một gam màu trầm buồn của ảnh báo chí nước nhà.


Và vì thế, ông Việt Văn nhận định, ở Việt Nam chưa có phóng viên ảnh nào thể hiện rõ dấu ấn hướng tới việc định hình một phong cách riêng biệt trong ảnh báo chí.


“Nhược điểm chung của nhiều phóng viên ảnh Việt Nam không chỉ là chụp ảnh đơn còn nghèo nàn, thiếu thông tin mà chụp ảnh bộ còn tệ hơn. Tính thống nhất trong kết cấu một bộ ảnh cũng chưa được chú ý đúng mức, như phần thông tin đi kèm ảnh và bộ ảnh vẫn thiếu, có khi vẫn chung chung không đủ 6W như cơ bản. Với ảnh báo chí, tính thông tin phải được thể hiện ngay từ tít ảnh,” ông Việt Văn nói.


Các đại biểu tham dự hội thảo cũng đồng tình khi cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến cho ảnh báo chí trong nước thời gian qua có vẻ èo uột, thiếu sức sống là bởi không chọn được đề tài tốt cũng như phóng viên ảnh chưa thực sự dấn thân, bỏ tâm huyết vào những sự kiện nóng như thiên tai bão lũ, dịch bệnh để chụp lại những hình ảnh mang tính thời sự mà vẫn đậm chất nhân văn.


Hội thảo cũng ghi nhận một số ý kiến đề cập đến thực trạng nhiều trang báo vi phạm bản quyền trong việc sử dụng tràn lan ảnh của nhau mà không xin phép hay việc có nên đăng ảnh cá nhân có liên quan đến con người cụ thể lên báo không?


“Cứu” cách nào?


Để ảnh báo chí trong nước chuyên nghiệp hơn và để có đội ngũ phóng viên ảnh chuyên nghiệp ông Việt Văn cho rằng, mọi chuyện vẫn phải bắt đầu từ khâu đào tạo.


Theo các chuyên gia, trò không giỏi nếu thầy không giỏi. Vì thế cần các lớp đào tạo làm thầy trước, tiếp đến nếu có thầy giỏi thì tuyển chọn “đầu vào” phải hết sức nghiêm ngặt. Phóng viên ảnh phải là nhà báo với đầy đủ kỹ năng báo chí và con mắt ảnh chứ không phải chỉ là thợ ảnh.


“Về phía các tòa soạn, ngoại trừ một số tờ báo lớn đã chú trọng ảnh báo chí, nhiều tòa soạn khác nên thay đổi hẳn quan niệm, phải coi tác phẩm ảnh báo chí thực sự tương đương giá trị như một tác phẩm viết. Không coi nhẹ ảnh báo chí như ảnh minh họa, trang trí nữa…” ông Việt Văn đề xuất.


Để hoàn thiện, theo ông Việt Văn cần tổ chức lại cơ cấu bộ máy với nhất thiết phải có tổ phóng viên ảnh, mỗi phóng viên ảnh chuyên sâu một vài lĩnh vực. Ban thư ký tòa soạn cũng cần một biên tập ảnh (photo editer) đã được đào tạo bài bản, có trình độ cao để tuyển chọn, biên tập ảnh phóng viên ảnh gửi về.


Cơ chế trả nhuận ảnh, công tác phí cho phóng viên ảnh cũng cần nâng cao hơn để khuyến khích những tác phẩm tốt.


Dưới góc nhìn của một phóng viên ảnh có kinh nghiệm làm việc cho hãng thông tấn quốc tế Reuters chục năm nay, ông Nguyễn Huy Khâm chia sẻ kinh nghiệm, luôn lưu ý một quan điểm làm việc với người chụp ảnh là “bạn chụp ảnh chứ không phải máy chụp ảnh.”


Theo ông Khâm, người cầm máy cần phải suy nghĩ tính toán và lên kế hoạch trước khi bắt đầu công việc và theo tận cùng câu chuyện bằng ảnh. Thêm nữa, việc “luôn động não và sáng tạo” sẽ góp phần tạo dựng một phong cách riêng biệt và thương hiệu cho mỗi nhiếp ảnh gia.


Ông Khâm cũng đặc biệt lưu ý “sự trung thực trong tác nghiệp, tuyệt đối không tác động đến hiện thực khách quan đã, đang và sẽ xảy ra.”


Bởi việc sắp xếp, dàn dựng trong ảnh báo chí (ngoại trừ ảnh chân dung) là tuyệt đối cấm. Một minh chứng thuyết phục nhất cho vấn đề này là câu chuyện phóng viên ảnh David Lesson (Mỹ) của tờ Dallas Morning News từng đoạt giải ảnh Pulitzer vào năm 2004 cho bộ ảnh những người lính Mỹ ở Iraq.


Một trong số 12 bức ảnh đoạt giải của David chụp hai người lính đang nhảy xuống nước tắm sông trong giờ nghỉ giữa hai cuộc chiến. Khi đó David đã nghe thấy hai người lính rủ nhau đi tắm và một trong hai người tỏ ra chần chừ. Lúc đó, David chỉ muốn giục hai người đi tắm để anh chụp ảnh nhưng thực tế anh chỉ thầm cầu nguyện chứ không nói ra. Và, “Chúa đã giúp anh,” như sau này David chia sẻ.


Đến khi bộ ảnh đoạt giải, phóng viên của tờ báo đó đã tìm đến tận nơi để hỏi hai người lính xem có ai sắp xếp cho họ tắm không. Nếu lần đó, David chỉ cần nói một câu thôi thì lập tức giải thưởng của anh đã bị thu hồi và sự nghiệp của anh coi như chấm dứt!


Trong khi đó ở Việt Nam, hiện tượng dàn dựng ảnh báo chí lại diễn ra khá phổ biến. Và nhiều năm nay có quá ít những tác phẩm ảnh khiến người xem rung động hay phải trăn trở, suy tư, chứ chưa nói đến có thể chạm tới tận cùng của cảm xúc.


Cuối cùng, thông điệp mà ông Khâm muốn chia sẻ với các đồng nghiệp, những người luôn mong muốn sự tiến bộ về nhiếp ảnh đó là điều quan trọng không nằm ở sự thay đổi và tiến bộ của người chụp ảnh mà là sự thay đổi nhận thức và cách dùng ảnh của người chịu trách nhiệm đưa hình ảnh lên các ấn phẩm báo chí.


“Vì thế, điều mà chúng ta cần làm là người phóng viên ảnh, người biên tập ảnh phải biết tự giải phóng mình để đem đến cho người xem sự khác biệt sáng tạo,” ông Khâm nhấn mạnh./.


(Vietnam+)



Ảnh báo chí Việt Nam và câu chuyện tính chuyên nghiệp

Khai tử truyền hình Analog vào năm 2021

Từ năm 2021, Việt Nam sẽ không phát sóng truyền hình mặt đất theo công nghệ Analog và chuyển hẳn sang công nghệ truyền hình số mặt đất. 


Người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong thị trường truyền hình trả tiền cạnh tranh.

Người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong thị trường truyền hình trả tiền cạnh tranh.


Với quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn và phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020, kể từ thời điểm 1/1/2021, Việt Nam sẽ loại bỏ hệ thống phát sóng theo công nghệ Analog và chuyển toàn bộ sang công nghệ truyền hình số mặt đất. 


Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông, Nguyễn Bắc Son cho biết việc áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng số hóa truyền hình có ý nghĩa rất lớn với xã hội, bởi truyền hình là phương tiện truyền thông có ảnh hưởng cao và được người dân sử dụng phổ biến. 


Bộ trưởng cũng cho biết thêm xu hướng số hóa khâu truyền dẫn phát sóng là xu thế phổ biến trên toàn thế giới trong tình hình CNTT đang ngày càng phát triển. Đây chính là yếu tố quan trọng để Việt Nam triển khai Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 theo Quyết định 2451/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 


Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đánh giá, năm 2013 là năm có vị trí quan trọng trong việc triển khai Đề án, cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong nhân dân cả nước về việc chuyển đổi công nghệ và thiết bị truyền hình từ Analog sang kỹ thuật số. 


Phó Thủ tướng đã yêu cầu cụ thể từ nay đến tháng 6/2013, các đài địa phương có báo cáo với lãnh đạo tỉnh mình về tiến độ tham gia Đề án. Sau đó các UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình các tỉnh nên có phiên họp phiên chuyên đề bàn về những khó khăn, giải pháp, hợp tác tham gia Đề án trình lên Bộ Thông tin và Truyền thông. 


Hiện tại, ở Việt Nam có 3 đài truyền hình đã và đang triển khai công nghệ truyền hình số. VTC thực hiện phát sóng theo chuẩn công nghệ DVB-T từ năm 2001, AVG theo chuẩn DVB-T2 từ 2010 và VTV cũng theo chuẩn này bắt đầu từ 2012. 


VTC hiện là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực số hóa truyền hình với 47 trạm phát sóng truyền hình số DVB-T trên toàn quốc, phủ sóng đạt trên 20% diện tích lãnh thổ Việt Nam và khoảng 50% vùng dân cư sinh sống. 


Bộ Thông tin & Truyền thông cũng đưa ra yêu cầu các đơn vị truyền hình VTC, VTV, AVG cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình số mặt đất. Phấn đấu tới 31/12/2015, tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ sẽ tắt sóng analog, chuyển hoàn toàn sang truyền hình số mặt đất. 


 


Theo VTC



Khai tử truyền hình Analog vào năm 2021

Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII- năm 2012: Đổi mới để xứng tầm

Năm 2013, Giải Báo chí Quốc gia (BCQG) đã bước sang tuổi thứ 7. 7 năm qua, Giải thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm, hưởng ứng ngày càng đông đảo của các nhà báo trong cả nước. Với những đổi mới, cải tiến và điều chỉnh quan trọng, Giải BCQG lần thứ VII đang được khẩn trương triển khai, tổ chức thực hiện- kỳ vọng sẽ tăng thêm sức nặng, xứng đáng là giải thưởng cấp quốc gia vinh danh người làm báo.


Nhìn lại để đổi mới 


Chặng đường 6 năm qua của Giải BCQG không phải quá dài đối với một lĩnh vực luôn vận động và nóng hổi như báo chí, nhưng cũng đủ để nhìn lại những cái được, cái mạnh, cái yếu của Giải. Theo đánh giá của Hội đồng Giải BCQG, cái được nhất hiện nay là Giải đã và đang thu hút được sự tham gia, hưởng ứng ngày càng đông đảo của các nhà báo chuyên và không chuyên, đặc biệt là từ các Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố. Những năm gần đây ngày càng có nhiều địa phương tham gia và đạt nhiều giải cao. Chính điều đó đã động viên, khuyến khích các nhà báo, cộng tác viên tiếp tục sáng tạo những tác phẩm báo chí chất lượng hơn.


giai-nhiCái được nữa là sau một năm, các bài báo đã được phát hành, các tác phẩm phát thanh, truyền hình đã được phát sóng, sau đó được tuyển chọn dự thi, người ta có thể nhìn lại, đánh giá cái được, cái chưa được trong tác nghiệp báo chí để rút kinh nghiệm, để làm tốt hơn nữa. Mỗi mùa giải đều chọn lọc ra được những tác phẩm xuất sắc nhất để trao các giải A, B, C…, đã tìm ra những chủ nhân xứng đáng để vinh danh. Nhưng điều đáng tiếc là nhiều năm qua những tác phẩm đạt giải A còn ít quá, chưa có những tác phẩm báo chí thật sự xuất sắc. Bên cạnh đó, kể từ khi có quyết định lập Giải BCQG (năm 2006), đời sống báo chí có nhiều thay đổi, công nghệ thông tin phát triển với tốc độ chóng mặt; báo mạng, báo điện tử đã trở thành phương tiện truyền thông lớn mạnh, có ưu thế nhanh về tốc độ, tiếp cận nhanh với công chúng, nhưng chưa có giải báo điện tử riêng… Còn một vấn đề không trực tiếp liên quan tới cơ cấu Giải, đó là kinh phí cho Giải, mức thưởng chưa cao. Có ý kiến cho rằng tuy điều này không chính yếu lắm, nhưng có khi cũng làm giảm sức hấp dẫn của Giải ?! 


Những điều chỉnh cần thiết 


Chuẩn bị cho một mùa giải mới, trước thực trạng và những đòi hỏi khách quan đó, Hội đồng Giải BCQG- bao gồm những nhà báo uy tín, lãnh đạo các cơ quan báo chí đều rất trăn trở về việc làm sao cho Giải BCQG thể hiện đúng tầm quốc gia của nó; những tác phẩm, tác giả đạt giải phải có hiệu quả xã hội cao, mang tầm ảnh hưởng quốc gia và quốc tế. Chính vì vậy, sau nhiều lần thảo luận, những điểm mới và sự điều chỉnh các nội dung liên quan đến quy chế, điều lệ của Giải BCQG lần thứ VII-2012 đã được ban hành thực sự là vô cùng cần thiết và quan trọng. 


Giải BCQG lần thứ VII- năm 2012 sẽ được tổ chức, triển khai, thực hiện theo tinh thần đổi mới, phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được, khắc phục những mặt còn hạn chế, khiếm khuyết, tạo thêm uy tín cho Giải, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của báo giới và toàn xã hội. Do đó, điểm mới của Giải lần này thể hiện trước hết ở cơ cấu Giải. Sẽ có một số thay đổi, bổ sung, gồm 5 loại giải với 13 giải chính thức (tăng so với cơ cấu cũ chỉ có 3 loại giải với 8 giải). Đặc biệt, các tác phẩm báo điện tử và báo ảnh tham dự Giải với tư cách độc lập. Đồng thời, sẽ có giải phụ do Hội đồng Giải xem xét hàng năm. Và mức thưởng cho mỗi giải năm nay sẽ cao hơn những năm trước. Tiếp đến là tăng cường chất lượng tuyển chọn từ các hội đồng giải cơ sở; Hội đồng chấm sơ khảo theo hướng tăng thêm số lượng và coi trọng yếu tố chất lượng- đó phải là các nhà báo giỏi nghề, tâm huyết và có trách nhiệm; tăng thêm thời gian xem xét và thẩm định tác phẩm… Hội đồng chung khảo cũng sẽ là những nhà báo uy tín, giàu kinh nghiệm…


 Với những sự điều chỉnh này, hy vọng, Giải BCQG lần này sẽ được thực hiện một cách chuyên nghiệp, bài bản, phù hợp với hoạt động thực tiễn của báo chí Việt Nam hơn, thực sự nâng tầm, xứng đáng với vị thế một Giải thưởng cấp Quốc gia của nền Báo chí cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, phát triển…


 


Lan Vi (Công luận)



Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII- năm 2012: Đổi mới để xứng tầm

Friday, March 29, 2013

Đấu thầu vàng: Không để bình ổn giá?

Sáng 28-3, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện phiên đấu thầu vàng đầu tiên với mục tiêu “bình ổn thị trường vàng”. Song kết quả của phiên đấu giá đã cho thấy không ít vấn đề: Có 21 thành viên dự đấu giá, nhưng chỉ có 2 đơn vị mua vàng với số lượng khoảng 2.000 lượng. Còn lại tới 24.000 lượng được chào hàng nhưng lại ế trơ ế chỏng bởi giá sàn mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra cao hơn giá thị trường ở cùng thời điểm đó (43,81 triệu đồng/lượng so với 43,37 triệu đồng/lượng). Nhiều người ngỡ ngàng không hiểu vì sao giá vàng đấu giá lại cao như thế và vì sao có 2 đơn vị mua với mức giá cao như thế để làm gì? 

Về nguyên tắc, việc Ngân hàng Nhà nước đưa thêm vàng vào thị trường thông qua việc đấu thầu là chủ trương tốt, tạo thêm nguồn cung trong bối cảnh giá vàng trong nước đang luôn cao hơn thế giới tới vài triệu đồng mỗi lượng. Thế nhưng sau phiên đấu giá, không ít người đã đặt ra những nghi ngờ, thắc mắc về mục đích của động thái này. Bởi ngay sau phiên mở đấu giá thì thị trường lập tức có những phản ứng tiêu cực, thay vì phải giảm giá thì thị trường lại tăng và khoảng cách chênh lệch giá với thị trường thế giới lại thêm nới rộng, lên 3,1 triệu đồng/lượng so với mức 2,77 triệu đồng/lượng trước đó.


Dù Ngân hàng Nhà nước cho rằng số lượng vàng (26.000 lượng) đưa ra đấu giá trong phiên đầu tiên đã được tính toán dựa trên những thăm dò cung cầu, tham khảo doanh số mua bán trên thị trường trong thời gian qua và đây được cho là số lượng hợp lý cho phiên đấu giá đầu tiên, song thực tế đã cho kết quả ngược lại. Chẳng khó để lý giải sự bất thành công ấy bởi việc bán đấu thầu với một số lượng lớn, nói một cách dân dã là bán buôn, mà lại bán cao hơn cả bán lẻ thì chắc chắn mười mươi thất bại là điều không cần bàn cãi. 


Một vấn đề khác là việc tung vào thị trường hàng tấn vàng mà như kỳ vọng của Ngân hàng Nhà nước là để hỗ trợ bình ổn thị trường, nhưng cũng như với thị trường bất động sản, hay đơn giản như thị trường tiêu dùng, việc tung hàng, trợ giá hay hỗ trợ lãi suất không phải cứ muốn là được, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. 


Rõ ràng, việc tham gia điều tiết là cần thiết, nhưng xem ra sự can thiệp quá sâu vào thị trường vàng như thời gian vừa qua của Ngân hàng Nhà nước có lẽ không phải là cách mà các ngân hàng trên thế giới lựa chọn. Trong khi thực tế nhiều chuyên gia cho rằng, thay vì can thiệp vào thị trường kim loại quý này thì Ngân hàng Nhà nước nên tập trung cho việc tái cơ cấu ngân hàng hay giải quyết nợ xấu của nền kinh tế.


Theo dự kiến, đầu tháng 4 tới Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức phiên đấu thầu thứ hai. Ngày hôm qua, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã giải thích với báo chí rằng, việc tăng cung vàng miếng là nhằm can thiệp bình ổn thị trường vàng, không nhằm mục tiêu bình ổn giá vàng và đặc biệt là không bù lỗ cho bất cứ đối tượng nào. Và thật lạ khi vị đại diện này cũng khẳng định, mặc dù mức giá sàn cao hơn giá niêm yết trên thị trường nhưng vẫn có tổ chức đặt thầu và trúng thầu mua vàng miếng.


Xem ra, với cách tư duy này thì chắc chắn phiên đấu thầu thứ hai dự kiến sẽ được tổ chức vào đầu tháng 4 tới cũng sẽ khó thoát khỏi cái bóng của lần đấu thầu đầu tiên. Tức là “con gà” sẽ khó mà “đẻ trứng vàng” như mong đợi của Ngân hàng Nhà nước.


 

Tuấn Kiệt


Đấu thầu vàng: Không để bình ổn giá?

Thursday, March 28, 2013

'Ông Trùm' Playboy qua đêm với hơn 1000 phụ nữ

Tổng biên tập tạp chí Playboy mới đây tiết lộ rằng ông đã ngủ với rất nhiều phụ nữ và không thể nhớ nổi con số đó là bao nhiêu.


Là một tổng biên tập giàu có và quyền lực, Hugh Hefner luôn có hàng tá các cô nàng nóng bỏng xung quanh và luôn muốn được làm người phụ nữ của ông. Trong cuộc phỏng vấn mới trên tạp chí Esquire, ‘ông trùm’ đào hoa 86 tuổi này thú nhận đã qua đêm với vô số phụ nữ trong đời. Sự thật là có quá nhiều người đến mức không thể đếm nổi.


 304621_488


Hugh chia sẻ: ‘Làm sao tôi có thể nhớ hết được cơ chứ? Hơn một nghìn người đẹp, tôi chắc chắn thế. Tuy nhiên khi tôi đang có vợ, tôi không bao giờ ngoại tình dù cuộc sống hôn nhân của tôi gặp nhiều rắc rối. Tôi chỉ ngủ với các cô gái khi đã ly hôn. Bạn phải luôn biết cách kiểm soát bản thân mình’. 



Hugh Hefner đã ly hôn hai lần và hiện sống với cô vợ thứ ba, người mẫu Crystal Harris, 26 tuổi. Triệu phú giới truyền thông đã kết hôn với người đẹp này vào tháng 12 năm ngoái. Hugh thổ lộ rằng ông đang rất hạnh phúc và khẳng định mình là một người đàn ông chung thủy ‘một vợ một chồng’.



‘Tất cả bạn bè của tôi đều ví von rằng cuộc hôn nhân của tôi giống như ở trên thiên đường. Chỉ những người không hiểu mới đánh giá bâng quơ theo kiểu ông già và người đẹp. Tôi chỉ cảm thấy mình vô cùng may mắn khi tìm được cô ấy. Tôi đã kịp cứu vãn cuộc đời mình một cách tuyệt vời nhất’.


Hugh đang mãn nguyện với cuộc sống hiện tại và ông tiếp tục muốn tận hưởng niềm hạnh phúc đó trong quãng đời còn lại: ‘Tôi muốn tương lai mọi thứ vẫn cứ diễn ra như bây giờ, như những gì tôi đang có’.


 Chinh Phạm (Theo Tiền Phong/Huffingtonpost)



'Ông Trùm' Playboy qua đêm với hơn 1000 phụ nữ

Wednesday, March 27, 2013

Thuế với báo chí, không thể tính như doang nghiệp thuần túy

Hiện nay, cơ quan báo chí đang phải nộp thuế thu nhập DN 25%, là mức cao nhất trong các mức thuế suất như DN kinh doanh thuần túy.


In báo Nhân dân (ảnh: DĐDN)

In báo Nhân dân (ảnh: DĐDN)


Ngày 18/3/2013, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng và dự thảo Luật Thuế Thu nhập DN. Nhiều ý kiến tại cuộc họp ủng hộ quan điểm của Bộ Tài chính (đơn vị soạn thảo dự luật) về việc cần áp dụng một chính sách thuế hợp lý hơn cho các đối tượng chịu thuế, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, liên quan đến chính sách thuế với báo chí, ý kiến từ ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, không nên miễn, giảm thuế cho đối tượng này, với lý do các cơ quan báo chí đang hoạt động… có lãi.


Báo chí: cần cái nhìn chuẩn mực khi định hình chính sách thuế


Trái ngược với quan điểm của ông Giàu, nhiều ý kiến cho rằng, cần có một cái nhìn chuẩn mực về vị trí, vai trò của ngành báo chí trước khi xem xét chính sách thuế. Thực tế, cơ quan báo chí không thể được xem là một DN thuần túy, bởi vì DN sinh ra là để kinh doanh, còn cơ quan báo chí được thành lập để thực hiện nhiệm vụ chính trị, là vũ khí của Đảng và Nhà nước trên mặt trận tư tưởng.


Hiện nay, cơ quan báo chí đang phải nộp thuế thu nhập DN 25%, là mức cao nhất trong các mức thuế suất như DN kinh doanh thuần túy. Trong khi đó, những năm gần đây, cơ chế chính sách tài chính đối với báo chí đã chuyển dần từ bao cấp sang cơ chế tự trang trải về tài chính, góp phần giảm bớt gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, đây là một công việc hoàn toàn không dễ dàng đối với nhiều cơ quan báo chí, nhất là báo in.


Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ số lượng đầu báo, tạp chí, cạnh tranh trên thị trường báo chí diễn ra hết sức gay gắt, dẫn đến những hậu quả tiêu cực. Mặc dù xu hướng này đã được các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước nhắc nhở, cảnh báo trong nhiều năm, nhưng vẫn tiếp tục diễn ra. Một trong những lý do là, vì áp lực tài chính, cạnh tranh trên thị trường báo chí nẩy sinh những biểu hiện tiêu cực, bất bình đẳng như nâng tỷ lệ hoa hồng lên mức rất cao để thu hút quảng cáo – điều mà luật pháp không cho phép. Kết quả là những cơ quan báo chí tuân thủ quy định của pháp luật về tỷ lệ hoa hồng bị suy giảm doanh thu một cách đáng kể.


Những khó khăn của các cơ quan báo chí trong quá trình tự trang trải về tài chính càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh tình hình kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, hàng vạn DN phải giải thể, ngừng hoặc cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh khó khăn chung nói trên, hệ thống báo in đang phải đương đầu với những thách thức lớn nhất. Sự phát triển của internet, các mạng xã hội, blogs… khiến nhu cầu đối với báo in ngày càng giảm sút. Đây là vấn đề không chỉ riêng đối với nước ta mà ở cả nhiều nước trên thế giới. Ngay cả những tờ báo lớn như tờ The Sydney Morning Herald và The Age của Australia, tờ NewsWeek của Mỹ… cũng đã phải đóng cửa để tập trung phát triển báo mạng và các loại hình truyền thông khác.


Để vượt qua khó khăn, các cơ quan báo in phải đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ tin học và đặc biệt phải đầu tư phát triển trang thông tin điện tử, báo điện tử. Đây là những khoản đầu tư không nhỏ và khó có thể thực hiện được nếu thiếu sự hỗ trợ về cơ chế chính sách tài chính của Nhà nước.


Báo chí: cần chính sách thuế hợp lý hơn


Không phủ nhận Quốc hội, Chính phủ đã có sự ưu đãi nhất định về thuế đối với báo chí, như không thu thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu từ xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành. Tuy nhiên, sự ưu đãi về thuế là chưa đủ để báo in tăng sức cạnh tranh với các phương tiện thông tin truyền thông khác; chưa đủ để các cơ quan báo chí nâng cao chất lượng ấn phẩm nhằm đấu tranh trực diện với những thông tin độc hại, phản cảm, phi văn hoá, thậm chí là phản động xuất hiện ngày càng nhiều trên Internet trong thời đại bùng nổ thông tin.


Theo số liệu tại Báo cáo đánh giá cạnh tranh trong 10 lĩnh vực của nền kinh tế do Bộ Công thương thực hiện năm 2012, thị trường quảng cáo tại Việt Nam đang tăng trưởng rất mạnh. Nếu như năm 2008, tổng doanh thu của thị trường quảng cáo mới đạt 9.057 tỷ đồng, thì đến năm 2011 đã đạt 17.206 tỷ đồng và theo ước tính, vào năm 2015, tổng doanh thu quảng cáo sẽ đạt trên 24.000 tỷ đồng cùng với sự góp mặt của trên 4.000 DN cung cấp dịch vụ quảng cáo.


Thị trường quảng cáo tăng trưởng 20-30%/năm, nhưng doanh thu quảng cáo của các cơ quan báo in lại tăng trưởng rất thấp, hiện chỉ đạt khoảng 2.332 tỷ đồng, chỉ tăng 13% so với năm 2008. Như vậy, nếu trừ đi tốc độ lạm phát trong 5 năm vừa qua là 63% thì doanh thu quảng cáo trên báo in giảm khoảng 25%.


Cả nước hiện có trên 780 cơ quan báo in với hơn 1.000 ấn phẩm đang phải chia nhau “miếng bánh quảng cáo” quá nhỏ, chỉ chiếm 13% tổng doanh thu quảng cáo trên báo chí và khó có thể nâng được thị phần trước sự cạnh tranh quyết liệt của truyền hình (chiếm 81% thị phần), báo điện tử (chiếm 5% thị phần) nếu không có cơ chế đặc thù về thuế đối với báo in.


Với mức thuế suất 10%, hiện ngân sách cũng chỉ thu được khoảng 233 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng từ hoạt động quảng cáo của báo in – số tiền quá nhỏ nếu đem so với khoản tiền mà các cơ quan thụ hưởng ngân sách chi tiêu không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ (năm 2012, Kho bạc Nhà nước tạm dừng chưa thanh toán trên 800 tỷ đồng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức). Nhưng số tiền này lại đủ lớn để hỗ trợ các cơ quan báo in nâng cao chất lượng ấn phẩm, cải thiện đời sống cho người làm báo, tăng sức cạnh tranh trong thu hút quảng cáo với Internet và truyền hình.


Luật Thuế Thu nhập DN và Luật Thuế Giá trị gia tăng hiện hành đã bộc lộ nhiều bất cập, không còn phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là các quy định về thuế suất, ưu đãi thuế đối với cơ quan báo chí nói chung, báo in, tạp chí nói riêng. Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, khi xem xét sửa đổi Luật Thuế Thu nhập DN và Luật Thuế Giá trị gia tăng tại Kỳ họp thứ 5 tới đây, Quốc hội cần cân nhắc tính đặc thù của báo chí để ưu đãi thuế như đối với lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường để áp thuế thu nhập DN với thuế suất 10%. Coi doanh thu quảng cáo của báo in, tạp chí như doanh thu từ sản phẩm nông nghiệp, bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn, dịch vụ tài chính phái sinh, dịch vụ bưu chính, dạy học, dạy nghề… để đưa vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.


Báo chí rất cần có sự ưu đãi về thuế hợp lý mới thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chính trị của mình. Tổng biên tập một số cơ quan báo chí lớn cho biết, họ mong muốn có một cuộc đối thoại với các cơ quan chức năng để làm rõ các vấn đề liên quan đến chính sách thuế với báo chí, nhằm góp phần làm cho luật pháp của nước ta trở nên hoàn thiện, công bằng và bình đẳng hơn./.



(Đầu tư chứng khoán)



Thuế với báo chí, không thể tính như doang nghiệp thuần túy

Hội thảo tác nghiệp ảnh báo chí: Vấn đề và giải pháp

Sáng ngày 27-3, tại Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (Red) đã tổ chức Hội thảo “Tác nghiệp ảnh báo chí: Vấn đề và giải pháp”.


Hội thảo tác nghiệp ảnh báo chí. Ảnh: Tô Phán

Hội thảo tác nghiệp ảnh báo chí. Ảnh: Tô Phán


Các diễn giả đã đưa ra nhiều nội dung thiết thực như: Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Huyến chia sẻ về thực trạng và những vấn để lý luận của ảnh báo chí Việt Nam; nhà báo Việt Văn (Báo Lao Động) với những nhận xét về mặt bằng chung ảnh báo chí Việt Nam, trong đó đề cập đến vấn đề dàn dựng, hời hợt, thiếu thông tin…; phóng viên Huy Khâm (Hãng tin Reuter), dưới góc nhìn của phóng viên làm việc cho hãng thông tấn quốc tế cũng có nhiều trao đổi về ảnh báo chí; vấn để tác quyền ảnh báo chí dưới góc nhìn của người sử dụng được nhà báo Lâm Quang Hiếu (Báo Tuổi trẻ) đề cập…


Từ những nhìn nhận, đánh giá lại vai trò của ảnh báo chí; những vấn đề bất cập tác nghiệp và sử dụng ảnh trên báo, Hội thảo đã đưa ra các ý kiến, giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển ảnh báo chí ở Việt Nam.


Trọng Hải (QĐND)



Hội thảo tác nghiệp ảnh báo chí: Vấn đề và giải pháp

Thêm 8 báo tư nhân cấp phép xuất bản tại Myanmar

 


THX đưa tin, Truyền thông chính thống Myanmar ngày 26/3 đưa tin, Bộ Thông tin nước này đã quyết định trao cấp phép xuất bản tạm thời cho thêm 8 nhật báo tư nhân từ ngày 1/4 tới. 


 


myanmar newspaperTám tờ báo được cấp phép xuất bản lần này gồm Daily Eleven, San Taw Chein, Khit Thit Daily, Yangon Times, Myanmar Dikai, Union Athan, 7-Day Daily và tờ D- Wave của thủ lĩnh đối lập San Suu Kyi. 


 


Tám nhật báo tư nhân được cấp phép xuất bản đợt đầu tiên là Khit Moe Daily, Shwe Naing Ngan Thit Daily, Union Daily, Empire Daily, The Messenger, Up-Date Daily, Myanmar Newsweek Daily và Mizzima Daily. 


 


Hiện Myanmar có năm nhật báo nhà nước là Myanma Alin, Kyemon, Myawaddy và tờ “Ánh sáng Mới của Myanmar” xuất bản bằng tiếng Anh./.


 


 


 


(Vietnam+)


 



Thêm 8 báo tư nhân cấp phép xuất bản tại Myanmar

AP thắng cuộc trong trận chiến bản quyền

Cuộc chiến pháp lý do AP khởi xướng chống lại việc vi phạm bản quyền của dịch vụ theo dõi tin tức Meltwater từ hơn một năm qua đã gặt hái được kết quả ban đầu.


apTheo thông cáo báo chí của AP, thẩm phán Tòa án quận Manhattan, bà Denise Cote, ngày 20-3 (giờ New York) đã tuyên bố Meltwater vi phạm quyền sử dụng nội dung của AP.



AP đệ đơn khởi kiện Meltwater từ tháng 2-2012. Trong đơn kiện, AP cáo buộc Meltwater thu thập các bản tin của AP mà không trả phí dịch vụ cho hãng tin này. Meltwater là dịch vụ theo dõi thông tin có thu phí đã hoạt động hơn 10 năm qua. Khi sử dụng dịch vụ của Meltwater, các doanh nghiệp phải trả phí để được cung cấp các thông tin báo chí – mà AP là một trong số đó – phản ánh về hoạt động kinh doanh và hình ảnh doanh nghiệp.


Phản bác lại đơn kiện của AP, website Meltwater khẳng định Meltwater chỉ đơn thuần là một công cụ tìm kiếm và luôn hướng người dùng đến bài báo gốc của các website.


Tuy nhiên, AP bác bỏ những lập luận này và chỉ ra những hành vi sai trái của Meltwater như: một là, Meltwater trích dẫn những đoạn đắt nhất của AP nên người đọc cũng không cần phải nhấp chuột tiếp để dẫn đến những trang web hợp pháp khác; hai là, Meltwater cung cấp dịch vụ lưu trữ nội dung toàn văn bản tin, trong khi theo quy định của AP đối với khách hàng thì đơn vị mua tin phải xóa bản tin của AP sau khi đã đăng được một thời gian nhất định. Và điều quan trọng nhất khiến Meltwater phải chấp nhận thua cuộc – chứ không thể được đối xử như các công cụ tìm kiếm Google, Yahoo, Bing… – chính là hoạt động thu phí và hoàn toàn khép kín của Meltwater là hoàn toàn vì mục đích lợi nhuận chứ không phải để phổ cập hoặc hỗ trợ tiếp cận thông tin.


“Phán quyết của tòa án đã làm rõ như ban ngày việc Meltwater sử dụng sai trái nội dung tin tức từ AP để tạo ra thông tin của họ, trong khi họ chẳng trả chi phí liên quan nào đến việc xây dựng được bản tin gốc. Đây là một phán quyết quan trọng không chỉ với AP mà còn cả những hãng thông tấn khác đã nỗ lực rất nhiều để cung cấp những bài báo chất lượng cao dành cho công chúng” – thông cáo báo chí của AP dẫn lời Tổng giám đốc AP Gary Pruitt./.



(Tuổi trẻ)




AP thắng cuộc trong trận chiến bản quyền

Đe dọa nhà báo có thể bị phạt đến 50 triệu đồng

Người nào có hành vi đe dọa, uy hiếp, hủy hoại tài sản của nhà báo, phóng viên đang tác nghiệp có thể sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng và buộc xin lỗi.


Một vụ phóng viên bị hành hung

Một vụ phóng viên bị hành hung


Đây là một trong những điểm mới của Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản và thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.


Theo đó, dự thảo đã có sự điều chỉnh trong việc tăng mức phạt đối với vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản và thông tin điện tử so với Nghị định số 02 được ban hành năm 2011 của Chính phủ.


Dự thảo quy định rõ: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật (trước đây bị phạt từ 5 đến 10 triệu đồng).


Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật (trước đây bị phạt từ 10 đến 20 triệu đồng).


Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; Huỷ hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên (trước đây bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng).


Dự thảo cũng quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên để trục lợi hoặc can thiệp trái pháp luật hoặc cản trở hoạt động đúng pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân (trước đây chỉ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng).


Theo kế hoạch, việc tổ chức xin ý kiến góp ý dự thảo sẽ kết thúc vào ngày 6/4/2013; sau đó Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định để thay thế Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 6/1/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản./.



(VTC News)



Đe dọa nhà báo có thể bị phạt đến 50 triệu đồng

Báo copy báo: Ai được lợi?

Ngày 21/3, Hội Nhà báo TP.HCM tổ chức cuộc tọa đàm về Bản quyền báo chí: Các vấn đề liên quan. Buổi tọa đàm có sự tham dự của các nhà báo và các cơ quan quản lý chuyên ngành.


vi_pham_ban_quyen1Buổi toạ đàm diễn ra vì gần đây một số báo in, báo nói, báo điện tử… có tình trạng sử dụng tin bài, hình ảnh của nhau dưới nhiều hình thức mà không đuợc sự đồng ý của báo nguồn. Phát pháo là báo Năng lượng mới đã dọa kiện trang thông tin điện tử baomoi.com vì đã không xin phép mà sử dụng tin, bài, hình ảnh của báo này. Theo Quy định về bản quyền và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, hành vi “copy” tin, bài, hình ảnh báo chí mà không xin phép cũng là phạm luật.


Lách luật?


Buổi tọa đàm do Hội Nhà báo TP.HCM và tạp chí Nghề báo tổ chức. Theo số liệu của BTC đưa ra, thì ở ta hiện nay có: 812 cơ quan báo chí với 1.084 ấn phẩm, 74 báo và tạp chí điện tử, 336 mạng xã hội. Đặc biệt, các trang thông tin điện tử tổng hợp chiếm số lượng nhiều nhất với con số 1.174 tính đến tháng 2/2013.


 


Vậy trang thông tin điện tử tổng hợp là gì? Đuợc biết, các trang này đuợc đăng ký hoạt động trên internet tại Việt Nam nhưng không có chức năng hoạt động báo chí. Tuy nhiên, đa phần các trang thông tin điện tử lại copy bài của rất nhiều tờ báo để “nội dung” và “hình thức” cũng giống như các tờ báo điện tử. Cụ thể, trang baomoi.com của công ty EPI là một truờng hợp đã vuợt quá nội dung hoạt động đã đăng ký.


Ông Nguyễn Văn Thanh, Truởng phòng Quản lý Xuất bản & Báo chí – Sở TT&TT TP.HCM, cho biết: “Có ba nơi cấp phép nhiều cho các trang thông tin điện tử tổng hợp dạng này, gồm: Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử – Bộ TT&TT và hai Sở TT&TT Hà Nội và TP.HCM. Tại TP.HCM có khoảng 270 trang thông tin điện tử đuợc cấp phép. Tuy nhiên, các trang này đều tổng hợp thông tin vượt quá giới hạn đã đăng ký cấp phép, nên rất cần pháp lý để quản lý. Vì các trang này không phải là cơ quan báo chí nhưng hình thức hoạt động như một cơ quan báo chí”.


Các trang như baomoi.com trong thời gian qua bị “ném đá” rất nhiều trên công luận “chính thống”. Nhưng theo luật sư Phan Đăng Thanh (báo Pháp luật TP.HCM), thì: “Không nên gọi các trang web copy lại là ăn cắp hay ăn cuớp, vì tin, bài hình ảnh của các báo vẫn còn đó của báo gốc chứ không mất đi đâu. Theo tôi, nên dung từ là họ “công nhiên chiếm đoạt”. Những lỗi này do lỗ hổng pháp lý mà ra. Tôi nghiên cứu thấy lỗ hổng này trong Luật Báo chí. Các lỗi nho nhỏ ta thuờng hay cho qua. Tại sai không làm quyết liệt để luật pháp đuợc công minh?!”


Báo cần vào… “siêu thị”


Được mời tham dự buổi tọa đàm, ông Nguyễn Anh Tuấn, đại diện trang thông tin tổng hợp baomoi.com, cho rằng: “Ngay sau khi bị báo Năng lượng mới dọa kiện, công EPI đã lập tức nhận lỗi dù chúng tôi copy lại trên tinh thần tôn trọng bản quyền. Nhưng chúng tôi biết đuợc rằng không xin phép khi copy lại là sai. Chúng tôi đã xin lỗi khoảng 160 tờ báo mà mình đã copy. Hiện chúng tôi đã liên lạc và được sự chấp nhận của 30 tờ báo cho phép baomoi.com đăng lại thông tin trên các báo này”.


Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho biết: “Các trang thông tin tổng hợp và các báo không bắt tay nhau thì sẽ thiệt thòi cho bạn đọc, vì thông tin trên báo mang tính đại chúng, càng nhiều nguời đọc càng có lợi. Tôi muốn baomoi.com như một siêu thị, các tờ báo như các thương hiệu để nguời đọc lựa chọn. Theo thông lệ trên thế giới, các trang thông tin điện tử sau khi xin phép đuợc copy lại, họ sẽ dẫn link gốc cũng như tôn trọng giao diện của nguồn tin”.


Vậy lợi nhuận của các trang thông tin điện tử khi copy tin, bài, hình ảnh của các báo như thế nào? Theo ông Tuấn, baomoi.com có doanh thu trong 3 năm gần đây chiếm 85% từ dịch vụ CMS, ORM và các dịch vụ tích hợp từ hệ thống. Trong đó doanh thu đến từ quảng cáo chỉ có 15% và chỉ có 8% từ baomoi.com. Ông Tuấn cho biết, sẵn sàng chia sẻ nguồn thu với các tờ báo hợp tác với mình nhằm mang đến thông tin tốt nhất, nhanh nhất cho bạn đọc.


Hiện nay, có rất nhiều tin, bài, hình ảnh giống nhau xuất hiện gần như cùng lúc trên mặt báo, nhất là các báo điện tử. Hậu quả của việc báo copy báo là gì? Hầu như các đại biểu đều cho rằng: “Việc các báo điện tử, trang mạng trích in lẫn nhau mà không xin phép là phạm luật, thêm nữa điều này khiến báo nào cũng na ná báo nào, là hiện tượng không lành mạnh cần xóa bỏ. Nếu thực trạng này cứ tiếp diễn thì sẽ triệt tiêu động lực tìm tòi, sang tạo của nhà báo chân chính. Như thế, các nhà báo sẽ không cần vất vả săn tin, chỉ cần “canh me” các đồng nghiệp có tin, bài hay rồi copy lại thì xong.”/


(Thể thao và Văn hóa)



Báo copy báo: Ai được lợi?

Báo chí Anh bất mãn vì chính phủ siết truyền thông

Các tờ báo Anh đã thề sẽ xem xét kỹ thỏa thuận tăng cường quản lý báo chí mà các chính đảng lớn ở nước này đạt được, vốn bị cánh báo chí xem là có thể đe dọa 318 năm tự do ngôn luận.


Bao-anhCác nghị sỹ nói rằng thỏa thuận mới sẽ giúp giảm thiểu các vụ bê bối như vụ nghe lén điện thoại của tờ News of the World, trong khi không hạn chế tự do báo chí. Tuy nhiên các tờ báo nói rằng chính quyền đã đi qua giới hạn.


Thủ tướng David Cameron cho biết cơ quan điều phối mới sẽ có quyền xử nặng các tờ báo phạm luật, gồm việc phạt tới 1 triệu bảng (1,5 triệu USD). Ông nói với Quốc hội rằng Anh cần một hệ thống điều phối độc lập, mạnh tay, bênh vực các nạn nhân.


Cameron cảnh báo rằng việc điều phối hệ thống báo chí nổi tiếng ngang bướng của anh phải giúp mang lại lợi ích cho các nạn nhân bị báo chí xâm hại.


Cameron nói rằng cơ quan điều phối mới sẽ có thể buộc các tờ báo phải đưa ra lời xin lỗi trên trang nhất vì đã đưa các câu chuyện mang tính xâm phạm cuộc sống của người khác. Nó cũng phải có trách nhiệm mang tới một hệ thống phân xử miễn phí cho các nạn nhân.


Các tờ báo từ chối tham gia hệ thống một cách tự nguyện có thể sẽ bị phạt rất nặng nếu bị đưa ra tòa.


Một thông báo do tập đoàn Daily Mail Group, Telegraph Media Group và News International, các nhà xuất bản của những tờ The Sun và Times, đưa ra đã cho biết họ cần phải “có thời gian nghiên cứu” trước khi phản ứng với các vấn đề bên trong kế hoạch.


Tờ Guardian, vốn đã phát hiện vụ bê bối nghe lén, nói rằng thông báo này cho thấy “nhiều người chơi mạnh vẫn đang tính toán xem họ có vào cuộc hay không.”


Các lãnh đạo chính trị nói rằng thỏa thuận mới, đạt được lúc 2 giờ 30 sáng 18/3, sau nhiều tháng thương thảo, đã giải quyết các vụ lạm dụng do báo chí thực hiện, được phanh phui trong vụ điều tra Leveson nhằm vào đạo đức báo chí hồi năm ngoái.


Tuy nhiên quy định mới sẽ không chấm dứt hơn 3 thập kỷ tự do báo chí ở Anh.


Song tờ Daily Telegraph nói rằng các nghị sỹ đã vượt quá giới hạn. “Đêm qua, Quốc hội đã quyết định rằng 318 năm là quá đủ để báo chí nằm ngoài tầm ảnh hưởng của mình” – Telegraph viết trong bài xã luận.


Tờ Times thì nói rằng thỏa thuận giữa các chính đảng đã để lại “tiền lệ nguy hiểm” và gọi thứ Hai là “một chương ảm đạm trong lịch sử tự do báo chí Anh”.


Tờ The Sun đã chạy tít chính “Bộ Sự thật” trên trang nhất, gợi nhớ tới một xã hội chuyên quyền đã được George Orwell hình dung ra trong tiểu thuyết 1984.


Cameron đã cho tiến hành điều tra sau khi biết tờ News of the World của trùm báo chí Rupert Murdoch đã nghe lén hòm thư thoại của một nữ sinh bị sát hại cùng hàng chục quan chức chính quyền.


Trong 8 tháng điều tra, thẩm phán Brian Leveson đã nghe lời khai từ hàng chục nạn nhân bị nghe lén, gồm diễn viên Hugh Grant và tác giả bộ truyện Harry Potter J.K Rowling, cũng như các chính trị gia, nhà báo và các lãnh đạo cơ quan báo chí.


Leveson kết luận trong báo cáo cuối cùng rằng báo chí Anh đã “gây hại tới cuộc sống của dân thường vô tội” và đề nghị việc cải tổ toàn bộ hệ thống điều phối, dưới sự hỗ trợ của một đạo luật mới.


Chính quyền liên minh đã chia rẽ trong việc triển khai các khuyến cáo của Leveson ra sao, trong đó lãnh đạo đảng Bảo thủ Cameron đã bác bỏ các kế hoạch triển khai luật báo chí mới do các đối tác trong liên minh là Công đảng và đảng Dân chủ Tự do đề xướng.


Thỏa hiệp đã đạt được vào ngày 18/3, trong đó người ta sẽ tạo ra một cơ quan giám sát báo chí mới, dựa trên một văn kiện hoàng gia. Văn kiện đặc biệt này cũng đã dùng để lập ra các tổ chức như Ngân hàng Anh và đài BBC.


Các bên trong liên minh đều đã tuyên bố chiến thắng sau khi thỏa thuận đạt được, với Cameron nói rằng ông đã cứu báo chí khỏi bị kiểm duyệt, trong khi lãnh đạo Công đảng Ed Miliband tuyên bố hệ thống mới sẽ được bảo vệ khỏi sự can thiệp của các chính trị gia.


Cameron nói rằng các quy định mới không ảnh hưởng tới luật báo chí. “Sẽ rất sai trái khi tạo ra một phương tiện để các chính trị gia có thể dễ dàng sử dụng trong tương lai để triển khai các quy định mang tính ép buộc nhằm vào báo chí” – ông nói.


Hacked Off, tổ chức vận động đại diện cho các nạn nhân bị báo chí xâm hại đời tư, nói rằng quy định điếu phối báo chí mới sẽ giúp ngăn chặn việc lặp lại bê bối nghe lén.


Tuy nhiên các nhà vận động vì tự do ngôn luận Index on Censorship lại cảnh báo nó đang bóp nghẹt tự do báo chí ở Anh./.



(Vietnam+)



Báo chí Anh bất mãn vì chính phủ siết truyền thông

Ảnh báo chí Việt Nam: Mơ về một dĩ vãng “bùng nổ”

Tròn 60 năm nền Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam (15/3/1953-15/3/2013) đã đi qua cùng với nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc. Song không thể phủ nhận rằng, chính thời kỳ non trẻ và gian khổ nhất lại là giai đoạn “bùng nổ” và rực rỡ nhất của ảnh báo chí Việt Nam.


xh216baochiBởi một lẽ, cuộc chiến tranh chính nghĩa của Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của cả thế giới và chính sự kiện này đã “chắp cánh” cho biết bao tác phẩm ảnh báo chí đến gần hơn với mối đồng cảm, ủng hộ của bạn bè năm châu và cả những giải thưởng lớn từ các cuộc thi ảnh quốc tế.


Còn trong giai đoạn này, ảnh báo chí dường như đang nhường những vị trí rực rỡ nhất cho các thể loại khác. Một trong những lý do được các chuyên gia “mổ xẻ” là vì ảnh báo chí của Việt Nam hiện nay quá hiền, thiếu gai góc, không có tính chiến đấu.


Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi cởi mở với Chủ tịch Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam Vũ Quốc Khánh quanh câu chuyện về ảnh báo chí thời nay.


Một dĩ vãng “bùng nổ”


- Ông có thể nói gì về chặng đường 60 năm phát triển của nền nhiếp ảnh Việt Nam?


Ông Vũ Quốc Khánh: Cách đây tròn 60 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập “Doanh nghiệp quốc doanh Chiếu bóng và Chụp ảnh Việt Nam.” Đó chính là thời điểm nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam ra đời phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.


Tuy nhiên, từ trước đấy nhiếp ảnh đã thực sự “bùng nổ” từ sau thời điểm 2/9/1945. Và nhiếp ảnh đã đi theo hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, góp phần nhỏ bé vào công cuộc bảo vệ đất nước thông qua các hình ảnh ở chiến trường, ở địa phương, ở hậu phương… đồng thời giới thiệu cuộc chiến đấu anh dũng của dân tộc ta ra nước ngoài để nhận sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của nhân dân thế giới.


Cũng nhờ những hình ảnh đó mà nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ này phát triển rất rực rỡ. Bằng chứng là rất nhiều tác phẩm ảnh được giải trong nước và đặc biệt là giải quốc tế.


Sau giải phóng, nhiếp ảnh cũng bắt đầu đồng hành cùng đất nước trong công cuộc xây dựng quê hương và có những thay đổi, đó là tiến tới cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế… Thời gian này, nhiếp ảnh Việt Nam phát triển nhanh và mạnh mẽ nhờ được hỗ trợ nhiều bởi công nghệ số.


Bắt đầu từ 1986 trở đi phong trào nhiếp ảnh lan rộng trên toàn quốc. Lực lượng nhiếp ảnh của Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam phát triển mạnh từ 71 hội viên của giai đoạn đầu tới giờ có 902 hội viên phủ kín 61/63 tỉnh thành. Hội của chúng tôi cũng tham gia Liên đoàn nghệ thuật nhiếp ảnh thế giới-FIAP với 90 quốc gia thành viên.


Cũng từ đây, nhiếp ảnh Việt Nam hội nhập quốc tế nhiều hơn, mỗi năm có hàng trăm tác phẩm ảnh nghệ thuật được giải quốc tế.


- Vì sao Việt Nam được nhiều giải ảnh nghệ thuật vậy, thưa ông?


Ông Vũ Quốc Khánh: Mỗi cuộc thi quốc tế là một ban giám khảo khác nhau và thường họ rất thích ảnh của Việt Nam vì sự khác biệt nên dễ được giải. Nghệ thuật là sáng tạo nên khi chúng ta gửi ảnh ra nước ngoài thì ban giám khảo thường cảm thấy rất mới, lạ. Có thể khẳng định chất lượng, bố cục, ánh sáng, tạo hình của nhiếp ảnh Việt Nam không tồi, thậm chí là đẹp.


Càng “nóng” càng dễ đoạt giải


- Thế còn ảnh báo chí thì sao, thưa ông? Tôi thấy ảnh báo chí của ta dường như rất “kém duyên” với các giải thưởng quốc tế. Thời chiến, khi nhiếp ảnh còn non trẻ chúng ta được rất nhiều giải quốc tế, trong khi đó, sau mấy chục năm phát triển, lại được công nghệ số hỗ trợ đắc lực mà mãi đến đầu năm 2013 này chúng ta mới có được một giải Nhất thể loại “Vấn đề đương đại” cho bộ ảnh “The Pink Choice” của Maika Elan (tên thật Nguyễn Thanh Hải) do tập đoàn báo chí thế giới World Press Photo Foundation tổ chức. Theo ông là vì sao?


Ông Vũ Quốc Khánh: Tôi cho rằng, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, bản thân sự kiện chiến tranh ác liệt ở Việt Nam được cả thế giới đồng cảm, theo dõi. Chiến thắng của chính nghĩa Việt Nam đã tác động nhiều tới các cuộc thi ảnh báo chí. Và những tác phẩm về sự kiện gây chấn động toàn cầu này là tâm điểm của giới thông tin mà trong đó được các cuộc thi ảnh quốc tế ủng hộ. Cho nên ảnh báo chí thời đó của ta được nhiều giải là đúng.


Nhưng giờ đây khi Việt Nam đã hòa bình, nếu ảnh của ta chỉ phản ánh được công cuộc xây dựng đất nước bình thường, đẹp theo kiểu nhà cao cửa rộng… thì không bao giờ được giải. Vì quốc tế họ quan tâm đến những thân phận, số phận con người khổ đau, những đề tài mang tính nhân văn nhiều hơn và đặc biệt là những vấn đề nóng của thời đại. Do đó, sự kiện càng “nóng” càng dễ đoạt giải.


Chùm ảnh mà Maika được giải cũng là vấn đề mà châu Âu rất quan tâm và hiện nay họ cũng đang đấu tranh cho vấn đề đó. Dù không phải là dân báo chí, phóng viên ảnh hay nghệ sỹ nhiếp ảnh nhưng thành công mà Maika có được là điều rất đáng trân trọng!

- Là dân “ngoại đạo” nhưng Maika lại thành công với ảnh báo chí, bởi cô gái này có cách nhìn vấn đề mới mẻ và rất kỳ công tìm tòi, theo đuổi đề tài, nhân vật… Trong khi đó thực tế có rất nhiều phóng viên ảnh “xịn” không có được tố chất này. Vậy ông đánh giá thế nào về ảnh báo chí cũng như năng lực của các nhà nhiếp ảnh báo chí Việt Nam hiện nay ở các cơ quan báo chí?


Ông Vũ Quốc Khánh:
 Tôi cũng hay đi chấm các cuộc thi ảnh quốc tế trong đó có các giải quốc gia, tôi cho rằng ảnh báo chí của Việt Nam lành quá. Vừa hiền vừa lành, không gai góc, sức chiến đấu ít.


Có thể có nhiều lý do, nhưng một lý do quan trọng đó là việc định hướng của tòa soạn, của các tổng biên tập.


Nếu những người lãnh đạo của tòa báo không đưa ra được định hướng, không chọn được những tác phẩm có nội dung thực sự cần cho báo chí, phản ánh cuộc sống xã hội mà chỉ chọn những tác phẩm đèm đẹp, chung chung thì anh em báo chí sẽ không bao giờ làm tốt được. Ngoài ra, trong một sự kiện bản thân phóng viên cũng có hạn chế là chưa tác nghiệp thật tốt, chưa phản ánh được hết tinh thần sự kiện, nhân vật.


- Tôi thấy có một thực tế là báo chí hiện nay rất ưu ái cho các tác phẩm ảnh, thậm chí có những ảnh chỉ dùng để “trang trí” cho mặt báo thêm bắt mắt chứ chẳng có nội dung thông tin gì. Theo ông, các tòa soạn nên tăng giá trị cho các bức ảnh trên trang báo của mình bằng những đề tài thế nào để ảnh không chỉ là thứ “minh họa”?


Ông Vũ Quốc Khánh: Tôi cho rằng hiện nay trên báo đã dành nhiều đất hơn cho ảnh, nhưng đúng là nhiều bức ảnh chỉ mang tính minh họa, mà trong báo chí thì sự minh họa chẳng nói lên được điều gì cả. Ảnh báo chí bản thân nó là một thể loại, nên anh phải có những bức ảnh tin thì phải nói được vấn đề, thậm chí không cần bài viết, như thế ảnh báo chí mới thực sự có tính chiến đấu cao.


Cuộc sống thì luôn ăm ắp đề tài, chỉ có điều phóng viên ảnh đã theo sát sự kiện chưa, nắm bắt được sự kiện nóng để tác nghiệp hay chưa. Ở Việt Nam, những bức ảnh phản ánh về vấn đề môi trường, vấn đề về thân phận con người… theo tôi có thể khai thác tốt.

Vâng, xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!


 


(Vietnam+)



Ảnh báo chí Việt Nam: Mơ về một dĩ vãng “bùng nổ”

Monday, March 25, 2013

The Washington Post sẽ thu phí đối với độc giả

Tờ báo của Mỹ The Washington Post ngày 19/3 thông báo họ sẽ bắt đầu thu phí độc giả trên mạng kể từ giữa năm 2013, với một số chi tiết còn phải thống nhất. Động thái này đã được công bố từ trước, người xem sẽ được yêu cầu đăng ký có trả tiền sau khi đọc 20 bài báo hoặc các bản tin truyền thông đa phương tiện mỗi tháng. 


 


washington


The Washington Post sẽ bắt đầu thu phí độc giả trên mạng 


 


Công ty Washington Post cho biết trang chủ của tờ báo, các trang bìa và phần tít không bị giới hạn. Công ty cho biết vẫn chưa định chính xác ngày thu phí, hay mức phí sẽ thu. 


Tất cả những người độc giả mua báo giấy dài hạn tại nhà sẽ được tiếp cận miễn phí các nội dung trên mạng của báo. 


Sinh viên, học sinh, những người làm trong ngành giáo dục, lĩnh vực nhà nước và quân đội cũng được tiếp cận không hạn chế nội dung trên mạng của báo “khi ở trường và ở nơi làm việc.” 


Washington Post là một trong những tờ báo hàng đầu cuối cùng ở Mỹ bắt đầu thu tiền trên mạng, nhưng đã gặp nhiều khó khăn về tài chính giống như hầu hết các báo khác trong ngành truyền thông. 


“Những khách hàng mới rất hiểu biết, họ hiểu chi phí cao của việc thu thập thông tin chất lượng và tầm quan trọng của những bản tin sâu nổi tiếng của tờ báo,” Katharine Weymouth của công ty Washington Post nói. “Gói kỹ thuật số của chúng tôi là một lựa chọn giá trị và chúng tôi sẽ yêu cầu người đọc trả tiền và ủng hộ việc thu thập tin tức như họ đã làm nhiều năm với bản in.” 


Bà nói việc thu phí “còn cho phép chúng tôi duy trì kết nối với những người thỉnh thoảng mới ghé vào trang mạng hoặc tìm thấy chúng tôi qua các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội và giúp chúng tôi có thêm doanh thu để hỗ trợ cho công việc tuyệt vời của phòng phóng viên”. 


Tờ báo nói những đường liên kết dẫn tới báo qua Google, Facebook hay các đường liên kết chia sẻ và tìm kiếm khác sẽ không cần phải đăng ký mới xem được. 


Một nghiên cứu công bố ngày 18.3 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy ngành công nghiệp báo chí Mỹ đang có hy vọng hồi phục sau nhiều năm điêu đứng. 


Theo nghiên cứu, trong khi ngành này đã giảm một nửa quy mô so với thời đỉnh cao, thì đã xuất hiện những dấu hiệu tích cực, bao gồm dòng thu nhập mới từ dịch vụ thu tiền trên mạng và sự tăng trưởng kinh tế nói chung cũng có lợi cho các tờ báo. 


 


Theo Vietnam+



The Washington Post sẽ thu phí đối với độc giả

Nhà báo trước hết phải là công dân có đạo đức tốt

Tính trung thực trong khai thác và xử lý thông tin; Trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của Tổng biên tập, của Ban biên tập, của phóng viên và Biên tập viên trong khai thác và xử lý thông tin; Vấn nạn sao chép thông tin hiện nay”… là một trong những vấn đề “nóng” đã được đưa ra bàn luận, “mổ xẻ” tại cuộc hội thảo “Đạo đức nhà báo và xử lý nguồn tin” do Hội Nhà báo Hải Phòng tổ chức ngày 22/3/2013.


Tới dự và chỉ đạo hội thảo có đồng chí Hà Minh Huệ- Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Trần Bá Dung, Trưởng Ban nghiệp vụ- Hội Nhà báo Việt Nam…


Phát biểu định hướng hội thảo, đồng chí Hà Minh Huệ đã nêu rõ tính thời sự của chủ đề hội thảo- đây là một vấn đề đang được xã hội quan tâm, vừa có ý nghĩa thời sự trong đời sống xã hội, vừa mang ý nghĩa lâu dài, cơ bản trong hoạt động báo chí. Đồng chí cũng mong muốn và đề nghị các đại biểu cùng đóng góp ý kiến, tập trung thảo luận, phân tích nguyên nhân các vi phạm đạo đức nghề nghiệp, các biểu hiện vi phạm, nhất là trong môi trường hoạt động báo chí ở địa phương Hải Phòng; đồng thời trao đổi kinh nghiệm, đề xuất đưa ra những kiến nghị, sáng kiến tìm giải pháp cải thiện tình hình hoạt động báo chí nói chung, góp phần nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo Hải Phòng. 


Cụ thể, trong phát biểu đề dẫn hội thảo, Chủ tịch Hội Nhà báo Hải Phòng- Bùi Thanh Long đã nêu ra ví dụ từ sự kiện Cống Rộc ở huyện Tiên Lãng (đầu năm 2012) cho đến nay vẫn còn là bài học nóng hổi không chỉ đối với các cơ quan lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí, mà còn là đề tài cần được trao đổi thấu đáo đối với những người làm báo về đạo đức và xử lý nguồn tin nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo trước Đảng, trước Nhà nước và nhân dân… Vì vậy, HNB Hải Phòng mong muốn thông qua cuộc hội thảo này, những người làm báo trên địa bàn Hải Phòng cùng nhau bàn thấu đáo những vấn đề như: Tính trung thực trong khai thác và xử lý thông tin; Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin và hành lang pháp lý cần có để giúp nhà báo hoạt động đúng pháp luật, không vi phạm đạo đức nghề nghiệp… 


Theo đánh giá của các đại biểu, về cơ bản, các cơ quan báo chí của Hải Phòng đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, đặc biệt là những thông tin chủ đạo góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đất nước, của thành phố. Tuy nhiên, những hạn chế, thiếu sót, việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng cũng đã làm ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của báo giới thành phố. Tại hội thảo, với 5 bài tham luận cùng nhiều ý kiến phát biểu tâm huyết, thấu đáo, các đại biểu đã cùng nhau mổ xẻ, phân tích chỉ ra những hạn chế, khiếm khuyết, yếu kém thuộc về kỹ năng tác nghiệp, phạm trù đạo đức trong khai thác và xử lý nguồn tin của các cơ quan báo chí trên địa bàn Hải Phòng trong thời gian qua. 


Bài tham luận của Nhà báo Vũ Đức Tâm- Báo An ninh Hải Phòng đã chỉ những sai phạm thường gặp trong tác nghiệp báo chí là thiếu tính trung thực trong khai thác và xử lý thông tin. Đồng thời, nhà báo Vũ Đức Tâm đã đưa ra một cách nhận biết mới về tình trạng tiêu cực trong nghề báo hiện nay nằm ở chỗ là không đưa những thông tin nào đó (đáng lẽ phải đưa) lên mặt báo mới là nặng nề nghiêm trọng hơn những thông tin đã đưa. 


Đưa ra một ví dụ cũ đã từng “nổi tiếng” trong làng báo thành phố Cảng những năm 80 của thế kỷ trước về câu chuyện “chữa” khuyết tật cho “ông Thủ cống câm” như một điển hình cho kiểu làm báo quan liêu dẫn đến sai lệch thông tin, gây phảm cảm, nhà báo Ngọc Ánh- Báo Hải Phòng nêu quan điểm- Nhà báo cần sự trung thực… Và cũng có trường hợp, cái đúng- sai nằm trong ranh giới rất mong manh, những vụ việc mà chúng ta thường gọi là “nhạy cảm”, vậy thì dù đứng trên góc độ nào, nhà báo và các cơ quan báo chí phải hoạt động đúng Luật Báo chí nói riêng và pháp luật nói chung… 


Đặc biệt, bài tham luận của nhà báo Nguyễn Văn Toàn- Phó Tổng Biên tập báo Hải Quân Việt Nam đề cập rất rõ và cụ thể đến một vấn đề đang “nóng” của báo chí đó là “vấn nạn sao chép thông tin hiện nay”. Nhà báo đã đặt ra những câu hỏi: “Việc ăn cắp bản quyền tác phẩm báo chí hiện nay đang diễn ra ở mức độ nào?”, “Tại sao người ta biết sai mà vẫn cứ làm?” và “ở Việt Nam tình trạng này có khắc phục được không?” Câu trả lời là: Có. Theo nhà báo Nguyễn Văn Toàn, hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng này nếu chúng ta nêu cao trách nhiệm ở từng khâu, từng công đoạn và trước hết phần việc quan trọng thuộc về vai trò gác cổng của Ban Biên tập…Nhưng về cơ bản, lâu dài vẫn phải đề cao đạo đức của người làm báo, bởi bên cạnh việc bảo vệ Luật bản quyền và tôn trọng quyền tác giả thì việc kêu gọi lương tâm con người, cái tôi công dân là việc làm cực kỳ quan trọng. Nhà báo trước hết phải là công dân có đạo đức tốt… 


Đồng thời, theo nhà báo Duy Tuấn (Báo Xây dựng, thường trú tại Hải Phòng) và nhà báo Phạm Nguyên (Chi hội Đài PT-TH Hải Phòng), thì bên cạnh những phẩm chất hết sức quan trọng trên để tránh được những sai phạm thì nhà báo phải có “nghề”; có nhãn quan chính trị, tư duy chính trị và có phẩm chất nghề nghiệp…


Phát biểu chia sẻ tại hội thảo, TS. Trần Bá Dung- Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam đã đề cập đến nhiều nội dung xung quanh về chủ đề hội thảo này, trong đó nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa nhà báo và nguồn tin; mối quan hệ giữa pháp luật và trách nhiệm xã hội của báo chí. Trên nền tảng chung của đạo đức nhà báo đó là sự trung thực. Mà muốn làm được điều đó thì nhà báo phải có một vốn tri thức phong phú, những kiến thức về chuyên ngành, y văn; không ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin; văn hóa ứng xử nghề nghiệp của nhà báo và cần tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của người làm báo (áp dụng với từng cơ quan báo chí) làm căn cứ, hàng lang để nhà báo hoạt động nghề nghiệp được tốt hơn, làm tròn trách nhiệm xã hội và đạo đức công dân của nhà báo. 


Hầu hết các đại biểu đều nhất trí một quan điểm khi đi tìm giải pháp để khắc phục những vi phạm của báo chí hiện nay, đó là đã tìm ra “bệnh” nhưng quan trọng là cách “điều trị” và liệu chúng ta có ý chí và dũng khí để uống thuốc đó không, uống có đủ liều không…? Có lẽ đó vẫn là những câu hỏi cần một sự vào cuộc mạnh mẽ và rốt ráo hơn nữa của báo giới nói chung.


 


Ngọc Lành (Công luận)



Nhà báo trước hết phải là công dân có đạo đức tốt

Những nguyên tắc không hề thay đổi của báo chí

 Tại Hội nghị Báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức tại Hà Nội, đồng chí Lê Hồng Anh – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nhận định rằng trong những thành tích mà đất nước ta đạt được, có đóng góp rất quan trọng của các cơ quan báo chí và những người làm báo… 


bao-chi-viet-nam-toan-canhTuy nhiên, đồng chí Lê Hồng Anh cũng nêu lên một thực tế: Một số cơ quan báo chí còn thiên về phản ánh mặt trái, tiêu cực của xã hội, chạy theo thị hiếu tầm thường, xâm phạm đời tư cá nhân, trái với truyền thống văn hóa dân tộc…; thiếu thận trọng khi thông tin, bình luận, những vấn đề kinh tế – xã hội nhạy cảm hoặc đưa lại thông tin không chính xác, có hại từ báo chí nước ngoài… 


Thực tế báo chí hiện nay đang đặt ra rất cấp thiết về trách nhiệm xã hội, trách nhiệm công dân của người làm báo.


Xã hội phát triển, đời sống con người được nâng cao, nhu cầu được thông tin cũng ngày càng lớn hơn. Trong một thế giới phẳng, thông tin không có biên giới quốc gia, gia đình và xã hội. Với một máy tính nối internet, người ta có thể tìm kiếm thông tin từ mọi ngóc ngách của đời sống trên khắp tinh cầu. Khái niệm báo chí và người làm báo trong thời đại bùng nổ thông tin cũng đã thay đổi theo hướng mở rộng biên độ. Thế nhưng có những nguyên tắc không thay đổi với mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí. Trước hết, đó là trách nhiệm trước mỗi thông tin.


Báo chí hiện đại coi trọng thông tin đa chiều. Chúng ta lên án việc “bao cấp” thông tin, “ém” thông tin nhưng không vì thế mà chấp nhận việc ai đó “quẳng” thông tin một cách vô trách nhiệm cho công chúng tùy sức tiếp nhận, hay tung thông tin sai lệch, thao túng thông tin vì lợi ích cục bộ, vì tư lợi. Là sản phẩm văn hóa nên mỗi tác phẩm báo chí (dù bất cứ loại hình nào: báo in, báo nói, báo hình, báo mạng…) trước hết phải mang tính nhân văn, phải hướng tới cái thiện, cái đẹp vì lợi ích cộng đồng. 


Không phải là quá lời nếu nói rằng những năm gần đây, báo chí Việt Nam đã “bùng nổ” và ngày càng có sức ảnh hưởng rộng rãi đến cộng đồng. Với sự tham gia tích cực và trách nhiệm của báo giới, nhiều vụ án tham nhũng tiêu cực đã được lôi ra ánh sáng, nhiều vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện chính sách đã được phản ánh kịp thời… Đây là điều đáng được ghi nhận và đã được ghi nhận. Song cũng có một thực tế đáng buồn là không ít trường hợp báo chí đã gây ra những hoang mang lo lắng cho xã hội. Các vụ đưa tin bưởi có chất gây ung thư ở Đồng bằng sông Cửu Long, chất tạo nạc trong chăn nuôi heo ở Đồng Nai, phun thuốc kích thích tăng trưởng cho rau tại Hà Nội… không chỉ gây khốn đốn cho người dân “một nắng hai sương” mà còn làm hại nhiều doanh nghiệp. Hàng ngàn tỷ đồng “không cánh mà bay” cùng những thông tin “nóng” theo kiểu “nghe đồn”, liệu có thể coi đó là những “tai nạn nghề nghiệp” của giới truyền thông? Trên thương trường cạnh tranh khắc nghiệt, một thông tin “ác ý” có thể làm phá sản nhiều doanh nghiệp hoặc khiến cả vùng kinh tế lao đao. Lẽ nào người làm báo không hiểu điều đó?


Thiệt hại về vật chất có thể tính toán được, có thể khắc phục được nhưng thiệt hại về tinh thần liệu có thể bù đắp? Một bộ phận báo chí đã và đang lao vào những câu chuyện gây sốc, kích động. Lướt trên web của những cơ quan báo chí có tên tuổi không khó tìm những “góc hình táo bạo của mẫu Việt”, những “sao teen nổi loạn và bất trị”, “nóng bỏng mắt, rãy tay”, hay chuyện “thầm kín phòng the”… Thông tin, hình ảnh từ sinh hoạt, sở thích đến chuyện riêng tư, chuyện hậu trường nhạy cảm được cập nhật hằng ngày, hằng giờ. Những vụ scandal của người nổi tiếng trở thành đề tài “hot” được trưng ra trang nhất hoặc kéo lê thê bằng những loạt bài dài kỳ. Nhiều báo mạng lập riêng chuyên mục 


để phơi ra hình ảnh hở hang của giới Showbiz, biến phương tiện truyền thông trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kiểu “người của công chúng” đánh bóng tên tuổi, và không ai khác chính những tờ báo này đã góp phần làm cho những bê bối của giới Showbiz ngày một gia tăng. Mang đến cho công chúng những điều họ cần là nguyên tắc nghề nghiệp nhưng điều đó không có nghĩa là bất chấp mọi giá, giẫm đạp lên mọi quy chuẩn của cái đẹp để đáp ứng nhu cầu của một bộ phận độc giả cấp thấp và trở thành công cụ tuyên truyền cho lối sống tha hóa.


Cũng trên các trang báo mạng có thể tìm thấy nhiều cảnh đời trớ trêu, nhiều nỗi bất hạnh và ám ảnh. Không ít trong đó là những câu chuyện có thật. Báo chí có quyền thông tin tất cả những khía cạnh của cuộc sống, con người, xã hội nhưng không thể biến sự thật thành những câu chuyện giật gân hoặc đẩy lên một cách cố ý để gieo vào người đọc cảm nhận về một xã hội toàn màu xám. Những vụ Sầm Đức Xương, Nguyễn Trường Tô, Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa… đã làm chấn động dư luận. Nhưng phía sau đó là gì? Trong mỗi con người chắc chắn đâu đó còn bản năng, suy nghĩ con người. Chiến đấu với cái xấu đang vấy bẩn xã hội, là trách nhiệm của người làm báo – trách nhiệm hướng đến giá trị, phẩm hạnh của con người, đánh thức giá trị chân, thiện, mỹ vốn có trong bản thân mỗi con người. Đáng buồn rằng không ít tờ báo mải miết lôi kéo độc giả vào những chi tiết, tình tiết ghê rợn, thậm chí bẩn thỉu… để rồi vô tình hay hữu ý bỏ quên trách nhiệm với cộng đồng. 


Đó là chưa kể đến những trường hợp bóp méo thông tin, đưa thông tin sai lệch “một nửa thông tin” hoặc lao vào “chụp mũ”, “đánh hội đồng”, kích động dư luận “ném đá” để phục vụ cho những “nhóm lợi ích” nào đó trong xã hội. “Tung” ra cho công chúng một mảng tối trần trụi hoặc một ánh hào quang rực rỡ, liệu người làm báo đã làm hết trách nhiệm của mình? “Một nửa chiếc bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Trách nhiệm của báo chí là đi đến cùng của sự thật, là thông tin một cách khách quan trung thực, không thiên vị và không bị ảnh hưởng bởi các lợi ích bên ngoài và phải vì lợi ích cộng đồng, lợi ích quốc gia, dân tộc. Có như vậy, báo chí mới thực hiện được chức năng định hướng, giúp bạn đọc có suy nghĩ, hành động đúng để bảo vệ cái tốt, cái đẹp, loại trừ cái xấu, cái ác. Và như vậy, có thể khẳng định rằng một bộ phận không nhỏ cơ quan truyền thông đã không làm tròn trách nhiệm định hướng, dẫn đường, giáo dục thẩm mỹ cho công chúng. 


Những điều vừa nêu trên chúng tôi muốn dẫn đến nguyên tắc không hề thay đổi của báo chí cách mạng: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?… Đây không chỉ là câu hỏi đặt ra đối với người làm báo, mà hơn hết đây là nguyên tắc cơ bản nhất của báo chí cách mạng. Giữa vô vàn sự kiện diễn ra hằng ngày, chọn sự kiện nào để thông tin, thông tin mức độ nào, dưới hình thức nào, vào thời điểm nào… không chỉ thể hiện trách nhiệm xã hội, bản lĩnh nghề nghiệp của người làm báo mà còn thể hiện đẳng cấp của mỗi tờ báo. Thông tin nhanh, chính xác là đòi hỏi “sống còn” của từng tòa soạn. Nhưng mỗi thông tin mà nhà báo đưa đến với công chúng phải là một thông điệp tích cực, có tiêu chí, quan điểm rõ ràng, có sự cân nhắc lợi-hại đối với việc tiếp nhận thông tin của công chúng. Đây là đòi hỏi tất yếu của xã hội. Với báo chí, nhìn thẳng vào sự thật chính là tôn trọng sự thật khách quan, và nói rõ sự thật khi đã đánh giá đúng sự thật – tìm hiểu, phân tích tới bản chất sự thật. 


Báo chí ở đâu cũng thế, thời nào cũng thế, đều có tính mục đích, không tách rời lợi ích quốc gia, dân tộc. Bởi không một tổ chức nào lập ra cơ quan truyền thông để mặc cho ai muốn nói gì thì nói. Do vậy, chỉ có nhà báo thuộc về một dân tộc, một quốc gia. Mỗi người làm báo nếu ý thức được rõ ràng trách nhiệm trước công chúng, trước cộng đồng, trước dân tộc chắc chắn sẽ lựa chọn và đưa ra thông tin một cách tối ưu nhất. Người làm báo cần thực hiện trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của chính mình bằng những sản phẩm thật sự nhân văn, thật sự có ích cho cộng đồng xã hội, cho quốc gia, dân tộc.


Cù Xuân Trường (Hanoimoi)


Những nguyên tắc không hề thay đổi của báo chí

Người dùng hưởng lợi từ cạnh tranh truyền hình trả tiền

Ngày 12/3 vừa qua, Hiệp hội Truyền hình trả tiền (VNPayTV) tiếp tục có văn bản gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư, tổng Thanh tra Chính phủ với nội dung chính là đề nghị không cấp phép dịch vụ truyền hình trả tiền cho Viettel.


Người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong thị trường truyền hình trả tiền cạnh tranh.

Người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi nhiều hơn trong thị trường truyền hình trả tiền cạnh tranh.


Văn bản đề nghị làm rõ cơ sở pháp lý để cấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình cáp cho các tập đoàn viễn thông và chốt lại chỉ kiến nghị dừng cấp phép cho Viettel – đơn vị đã chính thức nộp hồ sơ xin cấp phép lên Bộ Thông tin – truyền thông.


VNPayTV cho rằng đang có quá nhiều đài truyền hình, thị trường truyền hình đang có dấu hiệu bão hòa, kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, Nhà nước đang có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước, các đơn vị truyền hình đang thực hiện lộ trình số hóa, việc tập đoàn Viettel xin đầu tư để cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ gây ra nhiều hệ quả xấu… 


Theo văn bản của VNPayTV, nếu cấp phép Viettel thì Bộ Thông tin và Truyền thông không thực hiện đúng Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình và lộ trình số hóa mà Thủ tướng đã phê duyệt. Bản thân Viettel cũng đang vận hành đơn vị cung cấp truyền hình Internet là NetTV, tại sao không tập trung vào dịch vụ truyền hình Internet để phát triển mà dứt khoát bỏ ra chi phí nhiều ngàn tỉ đồng để đầu tư mới sang truyền hình cáp.


VNPayTV khẳng định việc ra đời một đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền như Viettel chắc chắn gây ra những mâu thuẫn và bất ổn định nghiêm trọng giữa các đơn vị đang tham gia thị trường truyền hình trả tiền, gây thiệt hại hàng chục ngàn tỉ đồng mà các đơn vị này đã đầu tư. 


Ngày 20/3, Bộ TTTT trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ nêu quan điểm: Thị trường truyền hình trả tiền sau 10 năm phát triển cả nước có khoảng trên 4 triệu hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình trả tiền, đạt tỉ lệ 20% hộ dân, chủ yếu ở vùng thành thị, 80% hộ dân còn lại tại nông thôn, vùng sâu vùng xa chưa sử dụng dịch vụ này.


Tổ chức hệ thống phát thanh truyền hình gồm 3 khâu: Sản xuất nội dung chương trình (Các đài PTTH), Hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng (các doanh nghiệp viễn thông) và tổ chức cung cấp dịch vụ (các doanh nghiệp cung cấp các kênh phát thanh truyền hình đến người xem).


Đối với khâu sản xuất nội dung chương trình, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch hệ thống báo chí và PTTH trên cả nước, trong đó nội dung quy hoạch này sẽ chủ yếu điều chỉnh số lượng các kênh PTTH, mô hình tổ chức, bộ máy, hoạt động của các đài PTTH trên toàn quốc…


Đối với hạ tầng truyền dẫn, phát sóng PTTH điều chỉnh về hạ tầng, mạng lưới tập trung chủ yếu đối với phương thức PTTH mặt đất. Hiện đã có Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng PTTH đến năm 2020 được phê duyệt tại quyết định số 22/2009/QĐ-TTg ngày 16/02/2009, Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 theo Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/201. Phần cung cấp dịch vụ THTT hiện chưa có quy hoạch điều chỉnh. Vì vậy để hoàn thiện hệ thống quy hoạch quản lý lĩnh vực PTTh, Bộ đề xuất xây dựng Quy hoạch phát triển dịch vụ PTTH Việt Nam đến năm 2020.


Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định nội dung của Quy hoạch hoàn toàn phù hợp với Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020 và quyết định số 2451/QĐ-TTg phê duyệt đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020.


Ở đây có sự hiểu sai và trích dẫn chưa đầy đủ về nội dung quy định tại 2 văn bản này của Hiệp hội Truyền hình trả tiền (như việc chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự tại 5 thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2015 và chấm dứt phát sóng truyền hình tương tự trên toàn quốc vào năm 2020) chủ áp dụng đối với phương thức phát thanh, truyền hình thương tự mặt đất (là phương thức sử dụng tài nguyên tần số), không áp dụng đối với truyền hình cáp tương tự.


Đối với truyền hình cáp tương tự, Quyết định 22/2009/QĐ-TTg quy định: “Ngừng việc sử dụng công nghệ truyền hình cáp tương tự trước năm 2020”.


Việc lựa chọn công nghệ, giải pháp thuộc phương án kinh doanh của doanh nghiệp, do đó nên đặt mục tiêu hướng tới việc phổ cập dịch vụ truyền hình đến mọi người dân. 


Nếu quy định doanh nghiệp phải triển khai áp dụng công nghệ cáp số ngay, sẽ tiếp tục ngăn cản người dân tiếp cận dịch vụ truyền hình trả tiền do với công nghệ truyền hình cáp số, mỗi tivi sẽ phải đầu tư 1 đầu thu để thu tín hiệu truyền hình với giá khoảng 1.500.000 đồng (nếu mỗi hộ có 3 tivi sẽ phải đầu tư 4.500.000 đồng), với 80% hộ dân còn lại rất khó khăn khi mà các hộ dân này tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.


Vì vậy, tại phần định hướng quy hoạch dịch vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất: “Ưu tiên cấp phép cho các doanh nghiệp có cam kết đầu tư để cung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng, dịch vụ truyền hình số hoặc có cam kết lộ trình rõ ràng và khả thi về việc chuyển đổi hoàn toàn sang dịch vụ truyền hình số theo quy định của Nhà nước khi kết hợp cả công nghệ số và tương tự. Không cấp phép truyền hình cáp hữu tuyến tương tự tại 5 thành phố trực thuộc trung ương trong đề án số hóa truyền hình mặt đất được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 245/QĐ/TTg ngày 27/12/2011.


Phát triển hài hòa, hợp lý các loại hình dịch vụ phát thanh, truyền hình theo nguyên tắc trung lập về công nghệ. Khuyến khích ứng dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành và xu hướng phát triển trên thế giới để mở rộng phạm vi cung cấp, nâng cao chất lượng và hạ giá thành dịch vụ, đặc biệt cho người dân ở miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo”.


Việc các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng nên khuyến khích, do xu hướng hội tụ công nghệ trên một sợi cáp viễn thông có thể cung cấp các dịch vụ: thoại, Internet và truyền hình. Mặt khách doanh nghiệp viễn thông với ưu thế có cơ sở hạ tầng mạng cáp đã được đầu tư rộng khắp trên cả nước nên việc triển khai cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền dễ dàng, tiết kiệm chi phí đầu tư và nguồn lực của xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng dịch vụ của 80% hộ dân chưa được xem truyền hình trả tiền.


Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh truyền hình đến năm 2020 chủ đề cập chủ yếu đến các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc để hướng tới việc phát triển thị trường truyền hình trả tiền cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, chống độc quyền, nhằm huy động nguồn lực xã hội góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu và đáp ứng nhu cầu giải tri lành mạnh ngày càng đa dạng của người dân.


Việc cấp phép dịch vụ truyền hình trả tiền không phụ thuộc vào Quy hoạch này mà được thực hiện theo các tiêu chí, yêu cầu và điều kiện được quy định chi tiết tại các văn bản như: Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Quyết định 20/2011/QĐ-TTg ngày 24/3/2011 về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền.


 


Nguyễn Vũ  (Vietnamnet)



Người dùng hưởng lợi từ cạnh tranh truyền hình trả tiền

Lấy ý kiến về thực hiện chiến lược số hóa truyền hình

 

Sáng 25/3, tại Đồng Nai, Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các đài phát thanh - truyền hình khu vực phía Nam về các vấn đề mà các đơn vị này quan tâm khi thực hiện chiến lược số hóa truyền hình.

 


 


vtcTheo Quy hoạch tần số, Bộ Thông tin và truyền thông sẽ cấp phép cho duy nhất một công ty truyền dẫn phát sóng và công ty này sẽ phát sóng bằng một mạng đơn tần, 2 kênh tần số cho toàn bộ 19 đài phát thanh - truyền hình khu vực phía Nam. Đa số ý kiến các đại biểu cho rằng, nên chọn phương thức cấp phép cho một công ty cổ phần mà cổ đông là các đài, hoặc đa số các đài trong khu vực. Ưu điểm của phương án này là đảm bảo sự đồng thuận cao và cạnh tranh công bằng giữa các đài truyền hình địa phương về hoạt động truyền dẫn phát sóng, trong điều kiện công ty cổ phần này hoạt động thua lỗ thì vẫn có thể duy trì được hoạt động trên cơ sở bù lỗ bằng ngân sách.


Ông Nguyễn Văn Thư, Phó cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện cho biết, trên cơ sở các ý kiến tại hội thảo, Ban chỉ đạo đề án số hóa truyền hình mặt đất sẽ đề nghị các Đài Phát thanh – Truyền hình, UBND các tỉnh, thành phố thực hiện quyền dẫn, phát sóng nhằm phục vụ tốt nhất các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của các địa phương./. 


 


(Theo VOV News)



Lấy ý kiến về thực hiện chiến lược số hóa truyền hình


 


 


Lấy ý kiến về thực hiện chiến lược số hóa truyền hình

Wednesday, March 20, 2013

Nhuận bút báo sẽ không chỉ là 'tấm lòng thơm thảo'

Một tác phẩm báo chí được đầu tư công sức sẽ được trả nhuận bút tương xứng, không chỉ cho riêng phóng viên trực tiếp thực hiện mà cả những người ở hậu kỳ như biên tập viên, người cung cấp thông tin.


Bao-inĐó là một phần trong những quy định của dự thảo nghị định Quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản của Chính phủ sắp ban hành. Cục Báo chí – Bộ Thông tin và Truyền thông hôm nay (20/3) đã có cuộc họp kỹ thuật chốt lần cuối, tham vấn trực tiếp với các báo, nhà xuất bản.


Nghị định này thực chất không phải bản nghị định mới. Nó được soạn thảo nhằm thay thế chương 2, 5, 6 của nghị định 61 ban hành năm 2002 về chế độ nhuận bút vốn đã quá lạc hậu, bất cập.


Thoáng?


Đối với báo chí, nếu cơ chế cũ trước đây ấn định chi tiết về tài chính nhuận bút (thậm chí quy định cụ thể đến mức trần của từng cái tin) thì lần này, nghị định chỉ tạo khung pháp lý cơ bản để các báo linh hoạt áp dụng và quyết định cụ thể dựa trên chất lượng từng ấn phẩm.


Nghị định được cho là “cú hích”, tạo ra một cơ chế thông thoáng hơn về tài chính nhuận bút đối với các báo, đơn vị xuất bản hoạt động chủ yếu bằng ngân sách nhà nước, do cơ quan chủ quản cấp. 


 





Theo dự thảo nghị định, tác nghiệp trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm sẽ được hưởng thêm nhuận bút

Trong khi đó, đối với cơ quan báo chí tự cân đối được kinh phí, nghị định tạo ra những cơ chế để các tổng biên tập “vững tâm” quản lý, như lời Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn.


“Với những báo sống bằng ngân sách, số lượng phát hành không nhiều như các báo đảng bộ địa phương thì quả thực nhuận bút là sự khó khăn. Quy định như trước đây đúng là khó. Có những bài tác giả chỉ được trả 100 nghìn, làm sao đòi hỏi vắt óc được. Nhiều khi nhận nhuận bút chỉ vì tấm lòng thơm thảo” – ông Doãn nêu và đồng tình phải sửa đổi.


Theo đó, quỹ nhuận bút hàng năm của các báo hoạt động theo ngân sách nhà nước, cơ quan chủ quản cấp sẽ không bị đóng cứng trong khoản ngân sách mà còn được bổ sung từ các nguồn thu khác có sự đồng ý của cơ quan chủ quản.


Với cơ quan báo chí tự cân đối kinh phí và có lãi do hoạt động báo chí và các hoạt động kinh tế hỗ trợ, tổng biên tập có thể tự quyết định mức hệ số nhuận bút của tác phẩm. Tổng biên tập có thể trả cho tác giả cao hơn mức nhuận bút bình quân chung, miễn không quá quỹ nhuận bút cho phép.


Một trong những cơ chế mới từ nghị định sắp ban hành, đó là “nhuận bút khuyến khích” ngoài nhuận bút đương nhiên cho mỗi tác phẩm báo chí – tức khoản thù lao trả cho chất lượng nổi bật hay mức độ, công sức đầu tư lớn, sự sáng tạo của người thực hiện.


Tính công làm hậu kỳ


Cục trưởng Cục Báo chí Hoàng Hữu Lượng cũng cho hay, một tác phẩm báo chí xuất bản được đầu tư công sức sẽ được trả nhuận bút, thù lao tương xứng, không chỉ cho riêng người viết (phóng viên) trực tiếp thực hiện mà cả những người ở hậu kỳ như biên tập viên, cho đến những người cung cấp thông tin.


“Các tác phẩm do phóng viên thực hiện để xuất hiện trên mặt báo có công sức của những người ở phía sau là biên tập viên, tòa soạn giúp biên tập, tổ chức thực hiện, tác nghiệp. 


Tác phẩm của phóng viên có hay, nổi bật là do biên tập viên. Nếu chỉ trả cho phóng viên mà không trả cho biên tập viên thì sẽ không khuyến khích được những nhà báo giỏi tham gia công việc biên tập, làm công việc tòa soạn. Sẽ không có người giỏi ở hậu kỳ – giai đoạn cuối, quan trọng của chu trình xuất bản báo chí” – ông Lượng nói. 


 


Theo dự thảo nghị định, nếu tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được cơ quan báo chí sử dụng được hưởng 100% nhuận bút thì biên tập viên, người tham gia thực hiện công việc liên quan đến tác phẩm báo chí ở giai đoạn hậu kỳ (tùy theo mức độ đóng góp) cũng được hưởng 100% thù lao.


Dự thảo nghị định đó là việc quy định cụ thể các loại tác phẩm báo chí thuộc điện tử như trực tuyến, media (clip, truyền hình, âm thanh…) và hệ số khung nhuận bút chi trả cho loại tác phẩm này cao nhất so với các loại tác phẩm khác do tính phức hợp về công nghệ, nhân lực thực hiện.


Tổng biên tập báo Hà Nội mới Tô Phán trăn trở, vấn đề lớn nhất của cơ chế nhuận bút nói riêng hay sự phát triển của một tờ báo nói chung, đó là “tiền ở đâu”.


Theo ông, vấn đề cốt lõi là thuế thu đối với báo chí hiện đang ở mức cao, không kém thuế của những loại hình kinh doanh dịch vụ như karaoke.


Trong khi QH đang bàn việc giảm thuế cho doanh nghiệp, ông mạnh dạn kiến nghị xem xét miễn giảm thu thuế đối với báo chí.


“Như vậy các báo sẽ có thể tái cơ cấu phát triển, không chỉ là vấn đề nhuận bút báo chí” – ông cho hay.


Linh Thư


 



Nhuận bút báo sẽ không chỉ là 'tấm lòng thơm thảo'