Friday, November 29, 2013

Để Luật Đất đai mới thực thi hiệu quả

 Ngày 29-11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), một dự luật thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận thời gian qua khi nó có tác động trực tiếp đến quyền lợi của hầu hết người dân.

Trước đây, trong thực tiễn thi hành Luật Đất đai đã phát sinh nhiều vướng mắc, dẫn đến nhiều bức xúc, nhiều trường hợp gây khiếu kiện kéo dài. Rất nhiều vấn đề cần được tháo gỡ bằng việc sửa đổi luật đã được nhân dân, cử tri góp ý, chuyển tải tới Quốc hội. Qua một quá trình dài chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo đến khi được thông qua, có những vấn đề “nóng” vốn gây nhiều tranh cãi đã đạt được sự thống nhất, giải quyết được một số vướng mắc đặt ra từ thực tiễn. Đặc biệt là vấn đề thu hồi đất và giá bồi thường khi thu hồi đất. Luật mới thông qua, tuy chưa đáp ứng được hết mong muốn của cử tri, cũng chưa giải quyết được trọn vẹn những vấn đề đại biểu đưa ra trong các cuộc thảo luận, nhưng cũng đã làm rõ hơn các vấn đề như loại đất nào, khi nào được thu hồi, ai có quyền được thu hồi… 

Dự thảo đã được thông qua thành luật, sẽ có nhiều chính sách, quy trình phải điều chỉnh và đây chính là điều mà người dân quan tâm nhất khi đưa luật vào áp dụng. Cũng sẽ có nhiều điều khoản của luật còn phải chờ hướng dẫn của Chính phủ. Tức là thực tế đang đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải xây dựng các quy định sát với thực tế nhất, hạn chế thấp nhất những vướng mắc đã từng xảy ra. Quy định làm sao để việc thu hồi đất tránh được sự tùy tiện, không để lợi ích nhóm lợi dụng, chi phối… Thực tế nhiều năm qua đã xảy ra không ít vụ việc thu hồi đất, định giá đất đã bị lợi dụng, lạm quyền ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất. Vì thế, khi xây dựng các văn bản dưới luật, hướng dẫn… cần chi tiết hóa về trình tự, thủ tục cưỡng chế áp dụng thống nhất trong cả nước. Đây là vấn đề phức tạp, liên quan đến quyền và lợi ích của người dân. Phải có những chế tài bảo đảm trật tự, an toàn khi thực hiện quyết định thu hồi đất, bảo đảm tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật. 


Một vấn đề nữa, trên thị trường những năm gần đây đã xuất hiện tình trạng “bong bóng”, đẩy giá đất lên cao và liên tục biến động khiến cho giá bồi thường cách biệt khá xa so với giá thị trường là nguyên nhân dẫn đến những bức xúc của người dân và tình trạng khiếu nại kéo dài. Luật mới đã ấn định các “nguyên tắc” định giá, nhưng làm thế nào, quy trình thủ tục ra sao để bảo đảm giá đất được bồi thường sát thị trường không phải là chuyện đơn giản trong thực tế. Giải quyết vấn đề thu hồi đất trên cơ sở bảo đảm hài hòa quyền lợi giữa nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất thì “gốc” vấn đề vẫn là giá bồi thường, chính sách bảo đảm an sinh xã hội, việc làm cho người có đất bị thu hồi.


Về bản chất, không hẳn là các vấn đề này chưa được quy định trong Luật Đất đai trước đây. Hoặc ngay như một số quy định trong Luật Đất đai 2003 không phải khó thực hiện. Nhưng thực tế trước đây chúng ta đã ban hành nhiều quy định sau luật có những kẽ hở, chồng chéo tạo điều kiện cho các hiện tượng lách luật, làm sai luật xâm hại đến lợi ích của nhân dân và nhà nước. Một đạo luật ra đời sẽ tạo ra hành lang pháp lý mang tính định khung về kỷ cương, trong khi thực tiễn lại muôn hình vạn trạng nên việc áp dụng luật vào trong thực tiễn không thể đòi hỏi tuyệt đối hóa. Luật sẽ chỉ đi vào cuộc sống nếu việc thi hành luật bảo đảm hài hòa lợi ích hợp pháp của người dân và lợi ích chung của đất nước…


Nữ Quỳnh


Để Luật Đất đai mới thực thi hiệu quả

Thursday, November 28, 2013

Nhân dân quyết định Hiến pháp

Tại kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIII, một trong những nội dung thu hút sự quan tâm của mọi người dân Việt Nam là Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Và hôm qua, 97,59% tổng số đại biểu Quốc hội đã bấm nút thông qua Hiến pháp mới, bản hiến pháp thứ 5 của nước CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1-1-2014.

Đây là một sự kiện đánh dấu thời kỳ mới trong công cuộc đổi mới, đưa đất nước hội nhập và phát triển. Hiến pháp năm 1992 là bản hiến pháp của thời kỳ đầu đổi mới, sau hơn 20 năm thực hiện, đất nước đã có nhiều thay đổi trong xu hướng vận động mạnh mẽ của thế giới. Vì thế việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển mới và nguyện vọng của người dân Việt Nam. Bản Hiến pháp 2013 mới được thông qua là kết quả của một quá trình làm việc cần mẫn, tâm huyết, tận tụy của các đại biểu Quốc hội, là sự chắt lọc trí tuệ của nhân dân cả nước. 


Hiến pháp là văn bản chính trị pháp lý, là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc trong hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền, phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc, thể hiện tâm nguyện của toàn Đảng, toàn dân. Chính vì vậy, trước khi được “nhấn nút” thông qua, việc lấy ý kiến nhân dân về các nội dung của Hiến pháp sửa đổi đã được tiến hành từ tháng 1-2013. Đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến đóng góp và 28.000 cuộc hội nghị, hội thảo được tổ chức. Đây được xem là một đợt sinh hoạt chính trị – pháp lý sâu rộng và dân chủ nhất được tổ chức trên phạm vi cả nước với nhiều hình thức đa dạng. Việc tiếp thu ý kiến rộng rãi của nhân dân cũng đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của mỗi người dân Việt Nam vào việc xây dựng một “đạo luật gốc”, là thể hiện rõ nét nguyên tắc mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân có vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng và sửa đổi Hiến pháp và pháp luật. Quá trình lấy ý kiến nhân dân, hoàn thiện Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã phát huy rộng rãi quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết của nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân. 


Tuy rằng vẫn còn một bộ phận nhân dân, trong đó có cả đại biểu Quốc hội có ý kiến khác nhau về một số vấn đề đặt ra khi tiến hành sửa đổi Hiến pháp. Nhưng thực tế là đại đa số nhân dân và đặc biệt là tuyệt đại đa số đại biểu Quốc hội, những người được người dân bầu ra làm đại diện cho mình, đã đồng tình cao với bản Hiến pháp thông qua lần này. Hiến pháp 2013 với tinh thần đổi mới đã thể hiện rõ ý Đảng lòng dân, được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học, kế thừa và phát huy đầy đủ giá trị của 4 bản Hiến pháp trước đó; tổng kết thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của đất nước. Nhiều ý kiến đóng góp xác đáng của các tầng lớp nhân dân và các đại biểu Quốc hội, được Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp ghi nhận, tiếp thu bổ sung, hoàn chỉnh để có được một bản Hiến pháp hoàn chỉnh nhất, thực sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. 


Trong quá trình lấy ý kiến, nhiều người đã nói “để dân phúc quyết” và Đảng, Nhà nước đã tạo cơ hội thuận lợi nhất để người dân góp ý. Vậy là chính nhân dân đã quyết định sự ra đời của bản Hiến pháp mới. Hiến pháp mới có hiệu lực từ 1-1-2014, sẽ được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tổ chức thực hiện, đưa đất nước bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa hòa bình, độc lập, dân chủ, văn minh.


Tuấn Kiệt


Nhân dân quyết định Hiến pháp

Washington Post bán trụ sở với giá 159 triệu USD

Nhật báo uy tín Mỹ Washington Post hôm qua 27-11 xác nhận đã đạt được thỏa thuận bán trụ sở lâu đời của mình ở ngay trung tâm thủ đô Washington cho một công ty bất động sản với giá 159 triệu USD.

 

Hợp đồng giữa Grahams Holdings, chủ sở hữu trước đây của Washington Post, và công ty Carr Properties sẽ chính thức được thực hiện vào tháng 3 năm sau với giá 159 triệu USD, theo AFP.

Tờ Washington Post đã phải đối diện với một tương lai ảm đạm (Nguồn: AFP) Tờ Washington Post đã phải đối diện với một tương lai ảm đạm (Nguồn: AFP)


AFP cho biết Washington Post vẫn sẽ thuê lại văn phòng này sau khi bán cho chủ mới, trong thời gian chờ tìm một mặt bằng khác để xây dựng trụ sở.


Washington Post được nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos mua lại hồi tháng 10, song kế hoạch thay đổi trụ sở đã có từ trước thương vụ này, theo AFP.


Grahams Holdings là tên mới của công ty của gia đình Donald E. Graham sau khi bán lại Washington Post cho Bezos.


Tòa nhà của Washington Post đặt tại 1150 15th NW St Washington, chỉ cách Nhà Trắng bốn khối nhà và là nơi ghi dấu nhiều thăng trầm của tờ báo có lịch sử 136 năm này.


Một trong những thời khắc lịch sử đã diễn ra tại tòa nhà này là khi hai nhà báo Carl Bernstein và Bob Woodward phanh phui vụ Watergate, bê bối nghe lén đã khiến tổng thống Richard Nixon phải từ chức sau đó.


 

Theo Trường Sơn (Tuổi trẻ)


Washington Post bán trụ sở với giá 159 triệu USD

Tuesday, November 26, 2013

Nhà báo Phan Phú Khương (Vnexpress) từ trần vì tai nạn giao thông

Tòa soạn VnExpress đau xót báo tin, nhà báo Phan Phú Khương, Trưởng ban Thể thao của báo, đã đột ngột từ trần ở tuổi 39 vào hồi 3h50 ngày 27/11 sau một tai nạn giao thông bi thảm.


Nhà báo Phan Phú Khương. Nhà báo Phan Phú Khương.


Anh Khương là một trong những nhà báo đầu tiên của VnExpress. Anh công tác tại Ban Số hóa từ năm 2003 và giữ chức Trưởng ban trong 10 năm. Từ tháng 10/2013, anh đảm nhận chức Trưởng ban Thể thao.


 o chính trực, có uy tín và chuyên môn cao, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Anh được đồng nghiệp nể trọng vì phong cách làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc và đáng tin cậy. Trong cuộc sống, anh là người nhiệt tình, thân thiện và hòa đồng. 


Trong những giờ phút cuối được cấp cứu tại Bệnh viện Việt – Đức, gia đình và các phóng viên của VnExpress đã luôn túc trực bên anh. Mặc dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa, anh Khương đã không qua khỏi. 


Lễ viếng nhà báo Phan Phú Khương diễn ra lúc 11h30-13h30 thứ bảy ngày 30/11 tại nhà tang lễ Phùng Hưng. Lễ hỏa táng diễn ra lúc 14h30 tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, Hà Nội.


Theo Vnexpress



Nhà báo Phan Phú Khương (Vnexpress) từ trần vì tai nạn giao thông

Monday, November 25, 2013

Ảnh nude của phóng viên Lao Động được triển lãm New York (Mỹ)

Việt Văn, phóng viên LĐ là tác giả VN duy nhất được “New York Center Photographic Art” (Mỹ) lựa chọn triển lãm (Jury’s selection)  với tác phẩm ảnh nude nghệ thuật “Màu xanh” trong cuộc thi ảnh “Màu cơ bản“ (Primary Color). 



Màu xanh Màu xanh


“Màu xanh” sẽ được triển lãm tại New Century Artist gallery trong tháng 5. 2014, cũng sẽ được in vào cuốn catalogue  của triển lãm. Đây là tác phẩm nằm trong chủ đề “Ký ức” của Việt Văn được thực hiện vài năm trở lại đây. 


Giám khảo cuộc thi là Stephen Perloff, người sáng lập tạp chí nhiếp ảnh hàng đầu của Mỹ “Photo Review” và biên tập viên của “Photography Collector”- nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho thị trường nhiếp ảnh Mỹ , là chuyên gia phê bình ảnh cho các báo “The New York Times”, “The Toronto Globe”và “The Wall Street Journal”.   


Việt Văn cũng là nhà nhiếp ảnh Việt Nam duy nhất thắng giải ảnh danh giá Px3 (Paris, Pháp, 5 năm liên tục), giải Pollux Liên hoan ảnh toàn cầu (Anh- 2 năm liền), Art of Photography Show (Mỹ) có ảnh được Win- Iniative (New York- Mỹ) sưu tập ảnh.


 


(Theo Lao động)




Ảnh nude của phóng viên Lao Động được triển lãm New York (Mỹ)

Nhà báo truy đuổi tên cướp như phim hành động

Truy đuổi nam thanh niên cướp túi xách của một nữ sinh trên đường phố Hà Nội, nhà báo Thiên đã áp sát, đạp đổ xe rồi lao tới khống chế hắn. Tên cướp chống trả quyết liệt và tháo chạy, bỏ lại chiếc xe Exciter cùng tang vật.


Hơn 10h sáng 25/11, một đôi trai gái đang đi trên đường Đại Cồ Việt (Hà Nội) thì bất ngờ bị một thanh niên đi xe Exciter vọt lên giật túi xách và đạp đổ xe của hai người, rồi tháo chạy về phía đường Lê Duẩn. 


Nhà báo tên Thiên (báo điện tử Petrotimes), đang trên đường tác nghiệp chứng kiến sự việc liền rồ ga đuổi theo. Rượt đuổi tên cướp trên quãng đường hơn 3km khi đến đoạn ngã tư Bà Triệu – Tô Hiến Thành, nam nhà báo đã phóng lên đạp đổ chiếc xe và lao tới khống chế tên cướp.


Sau khi bị nhà báo Thiên đạp đổ và lao đến khống chế tên cướp (có đánh mũi tên màu đỏ) liên tục kêu la mình bị cướp để hòng tháo chạy. Ảnh: Sơn Dương Sau khi bị nhà báo Thiên đạp đổ và lao đến khống chế tên cướp (có đánh mũi tên màu đỏ) liên tục kêu la mình bị cướp để hòng tháo chạy. Ảnh: Sơn Dương


 ”Tôi đạp đổ chiếc xe, túm được áo của tên cướp nhưng hắn luôn kêu la bị cướp, khi đó một số người dân cầm búa chạy tới định đánh tôi, nên tôi đành buông tay để giải thích với họ. Lợi dụng lúc đó, hắn trốn thoát”, anh Thiên kể lại. 


“Hắn to khỏe, cao hơn 1.7m, sức của một mình tôi thì không thể nào khống chế nổi, nhưng nếu được người dân trợ giúp chắc chắn hắn khó lòng chạy thoát”, nhà báo này khẳng định. 


Sự việc xảy ra được ít phút, Công an phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) đã có mặt tại hiện trường. Ngoài chiếc xe Exciter, công an còn thu giữ một túi xách bên trong có đăng ký xe và một con dao Thái Lan. 


Cơ quan chức năng cũng thu tại hiện chiếc túi xách của nạn nhân, bên trong có 600 nghìn tiền mặt, 1 điện thoại IPhone 5 và một số giấy tờ tùy thân.


 Trao đổi với Vnexpress.net, lãnh đạo của Đội cảnh sát chống cướp giật – Công an Thành phố Hà Nội cho biết, sau khi nhận được thông tin, đội đã phối hợp với công an phường Nguyễn Du cho xác minh chiếc xe và in hình tên cướp để truy tìm tung tích. 


Một cán bộ trực tiếp truy tìm cũng tiết lộ, chiếc xe Exciter đăng ký ở Hà Nam, nhưng đã chuyển chủ sở hữu và hiện tại người chủ này sống ở Hà Nội. Vị cán bộ này cũng cho biết, tên cướp từng thực hiện một vài vụ tương tự ở địa bàn và hiện các trinh sát đã nhận diện được tên cướp này. 


Bá Đô (Vnexpress)



Nhà báo truy đuổi tên cướp như phim hành động

Friday, November 22, 2013

”Nợ” văn bản: Vẫn chưa hết lo!

Có thể thấy tình trạng văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành không được ban hành kịp thời đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý điều hành và món nợ “thâm căn cố đế” này liên tục là vấn đề nóng tại các kỳ họp Quốc hội những năm qua. Đại biểu “truy” quyết liệt vì tình trạng “nợ xấu” này gây khó khăn cho công tác điều hành, quản lý xã hội, kìm hãm sự phát triển và là nút thắt trong việc vận hành thể chế. 


Giở “sổ nợ” những năm trước cho thấy, từ năm 2006 Chính phủ còn tồn 526 văn bản; năm 2007 là 481 văn bản, đến năm 2012 còn 163 văn bản, và đến cuối năm 2012, con số được công bố chỉ còn 19 văn bản. Để có kết quả này, Chính phủ đã phải quyết liệt đốc thúc các bộ, ngành. Vậy nhưng, bước sang năm 2013, “dư nợ” lại tăng đột biến với con số báo cáo là 107. Vì vậy con số được “giật” về 19 văn bản (mục tiêu của Chính phủ sẽ xóa nốt trong thời gian từ nay đến cuối năm) chưa hẳn đã khả thi.


Việc trả được “món nợ” văn bản là chuyện không đơn giản. Thủ tướng Chính phủ cho biết đã đề ra 4 nhóm giải pháp, trong đó giải pháp quan trọng nhất là đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm xây dựng dự án luật trình Quốc hội. Tuy nhiên, vấn đề là khi ép về số lượng và tiến độ, liệu chất lượng có bảo đảm? Gần đây, có khá nhiều văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được ban hành nhưng không sát thực, khó triển khai, thậm chí nhiều văn bản đã phải thu hồi. Điều đó cho thấy thực trạng ban hành văn bản còn nhiều điều phải bàn.


Thực tế, muốn giải quyết triệt để loại “nợ” này, đồng thời nâng cao chất lượng văn bản QPPL, đòi hỏi có sự đổi mới quy trình xây dựng pháp luật từ khâu soạn thảo, thông qua, giải thích, hướng dẫn đến thi hành. Nên chăng, Quốc hội cần thành lập một ủy ban chuyên soạn thảo các dự án luật, tức là sẽ không giao cho các cơ quan, tổ chức soạn thảo dự án luật như hiện nay. Bộ, ngành chuyên môn chỉ giữ vai trò tham mưu, góp ý hoàn thiện văn bản. Điều này cũng khắc phục được tính cục bộ, xây dựng chế tài có lợi cho ngành mình mà không vì lợi ích chung. Mọi văn bản hướng dẫn cần phải (bắt buộc) được ban hành trước khi luật, pháp lệnh có hiệu lực. Bên cạnh đó, cần thiết hoàn thiện cơ chế chịu trách nhiệm của cơ quan chủ trì, soạn thảo xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành. Nếu để xảy ra tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm.


Chỉ khi gom về một mối trong việc xây dựng, ban hành và hướng dẫn thi hành văn bản pháp luật, nâng cao vai trò lập pháp của Quốc hội, tách bạch giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp thì mới có thể hy vọng có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ, giải quyết tận gốc “nợ xấu”, đồng thời nâng cao chất lượng văn bản QPPL.


Nữ Quỳnh


”Nợ” văn bản: Vẫn chưa hết lo!

MC thời tiết khỏa thân trước hàng triệu khán giả

Diễn viên kiêm MC dự báo thời tiết của kênh Canal + (Pháp) đã giữ đúng lời hứa khỏa thân sau khi Pháp giành tấm vé chót dự vòng chung kết World Cup 2014. 


“Tôi hứa với các bạn rằng nếu chúng ta lật ngược tình thế sau thất bại 0-2 trên đất Ukraine và Pháp giành vé đến Brazil vào năm sau, tôi sẽ khỏa thân trong chương trình dự báo thời tiết ngày mai” – MC xinh đẹp Doria Tillier nói.


Camera đủ xa để hình ảnh MC khỏa thân không "sốc" khán giả. Camera đủ xa để hình ảnh MC khỏa thân không “sốc” khán giả.[/caption]


Khi Pháp giành thế áp đảo với tỉ số 2-0, Doria tỏ ra hồi hộp và lo lắng. Cô đã phải thốt lên trên trang Twitter cá nhân: “2-0 cho Pháp. Tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng”. Kết quả của trận đấu là Pháp đánh bại Ukraine với tỉ số 3-0. 


Giữ đúng lời hứa, trong chương trình dự báo thời tiết ngày 20.11, trước hàng triệu người xem truyền hình, Doria Tillier khỏa thân chạy ăn mừng trên một cánh đồng cỏ rộng lớn. 


Tuy nhiên, camera được đặt đủ xa nên những hình ảnh khỏa thân mà nhiều người mong ngóng “rửa mắt” đã không làm sốc khán giả, mặc dù chắc chắn nhiều người tỏ ra thất vọng. Trong một số khuôn hình, một bên Tillier chạy khỏa thân, một bên là màn hình dự báo thời tiết. 


 Doria Tillie


Khoảng hơn 150.000 người đã đăng ký vào một trang Facebook mang tên “Để Doria Tillier giữ lời hứa”. “Hãy làm cho chúng tôi ngạc nhiên và giữ lời vì đội tuyển Pháp. Chúng tôi trông chờ vào bạn” – nhiều người giục giã.


MC được xem là vô cùng dũng cảm khi đã khỏa thân trước hàng triệu người xem truyền hình trong thời tiết giá lạnh – chỉ 5 độ C.


Theo Lao động



MC thời tiết khỏa thân trước hàng triệu khán giả

Thursday, November 21, 2013

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Quá nhiều đài, bắt dân nghe quá nhiều!

Nhận định về “ma trận” các cột phát sóng phát thanh, truyền hình, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng thốt lên “Chúng ta có rất nhiều đài, nhiều khi bắt người dân nghe quá nhiều, làm tác động đến môi trường sống”.


“Phủ sóng vùng lõm, cuối cùng lại làm nó lồi ra”

Đây là phát biểu tóm tắt của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng liên quan đến vấn đề quy hoạch mạng lưới phát thanh, truyền hình khi kết thúc phiên chất vấn Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son. Theo Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, quản lý nhà nước phải có quy hoạch và phải làm quy hoạch thường xuyên. “Chúng ta phủ sóng vùng lõm, nhưng cuối cùng lại làm nó lồi ra, rất lãng phí tốn kém. Có vài ba chục cây số mà làm 3-4 cái cọc (phát sóng – PV)” – ông đánh giá.


Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Ảnh minh họa, nguồn: Internet. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Ảnh minh họa, nguồn: Internet.[/caption]


Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu các quy hoạch này khi xây dựng phải đảm bảo chất lượng và mỹ quan, mỹ tục. “Không biết do nhà mạng hay do các đài, báo khiến việc đặt các cọc ăngten rất tùy tiện, không khác gì ma trận quảng cáo. Tôi đề nghị về mặt cơ sở vật chất và quy hoạch phải làm cho tốt” – Chủ tịch QH nói


Tại phiên chất vất trước đó, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son thừa nhận chất lượng các cột phát sóng chưa tốt, bị mưa bão làm đổ như ở Nam Định, Quảng Ninh. “Chúng tôi tiếp thu, thời gian tới sẽ chấn chỉnh để đảm bảo chất lượng tốt hơn. Các trạm BTS sẽ được gia cố, đảm bảo an toàn trong mọi thời tiết” – Bộ trưởng Bắc Son cam kết.


Bộ trưởng cho biết trong quy hoạch hạ tầng viễn thông có quy hoạch trạm BTS. Còn thông tin ảnh hưởng về phơi nhiễm do các cột phát sóng, các tổ chức nước ngoài đã đánh giá là không có. Ông cũng khẳng định tới đây sẽ xây dựng quy hoạch để bố trí hợp lý hơn, khắc phục tình trạng các cột phát sóng gây mất mỹ quan.


Quyền tiếp cận thông tin của dân đã được hiến định


Giải trình trước Quốc hội sáng 21.11 về tiến trình thực hiện dự án Luật tiếp cận thông tin, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định quyền được thông tin của người dân đã được Hiến định. Bộ trưởng Tư pháp cho biết dự án luật này có 3 nội dung chủ yếu gồm: Phạm vi của thông tin được tiếp cận; Trách hiệm cơ quan nhà nước cung cấp thông tin cho công dân; Trình tự, thủ tục và hinh thức bảo đảm quyền được thông tin của công dân.


Tuy nhiên, ông cho rằng để thực hiện Luật tiếp cận thông tin công dân, các nước đều tập trung lớn cả về nguồn lực, kinh phí, nên 2009 ta bắt đầu băn khoăn kinh tế. Theo Bộ trưởng, nếu điều kiện cho phép, Bộ Tư pháp sẽ báo cáo chính phủ xem xét và đảm bảo nhiệm kỳ này trình ra chính phủ dự án Luật tiếp cận thông tin.


Theo Lao động




Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Quá nhiều đài, bắt dân nghe quá nhiều!

Bắt giữ nghi can nổ súng tại tòa báo Pháp ở Paris

Cảnh sát thành phố Paris ngày hôm qua (20/11) đã bắt giữ một nghi can bị tình nghi thực hiện những vụ nổ súng gần đây tại một tòa báo Pháp. Nghi can được xác định mang tên Abdelhakim Dekhar.
Abdelhakim Dekhar bị bắt giữ vào khoảng 18 giờ tối (giờ GMT) trong khu vực đỗ xe ở Bois-Colombes, phía Tây Bắc Paris. Cảnh sát cho biết kẻ tình nghi từng ngồi tù vào năm 1998 sau một loạt những vụ nổ súng chết người ở Paris.

France Newspaper ShootingAbdelhakim Dekhar bị cáo buộc thực hiện ba vụ nổ súng đe dọa người dân Paris tại một đài truyền hình hôm thứ Sáu, vụ tấn công văn phòng báo chí và ngân hàng HQ vào ngày thứ Hai vừa qua. Báo cáo kết quả điều tra sơ bộ cho thấy mẫu ADN của Dekhar trùng khớp với những gì mà cảnh sát thu được tại hiện trường vụ nổ súng.

Abdelhakim Dekhar bị bắt giữ trong một bãi đậu xe ngầm dưới mặt đất nhờ sự thông báo của người dân địa phương. Một số nguồn tin còn cho biết Dekhar đã cố gắng tự tử nhưng không thành công. Kẻ tình nghi là một trong ba người khác từng bị bắt giữ năm 1998 do cáo buộc đánh cắp vũ khí và cướp taxi. 


Trong quá trình truy đuổi, 3 cảnh sát đã thiệt mạng cùng với người lái xe taxi. Trong phiên tòa xét xử năm 1998, Dekhar chỉ bị buộc tội xâm nhập từ Algeria vào Pháp một cách bất hợp pháp. Kẻ tình nghi sau đó bị tuyên án 4 năm tù giam. 


Nghi phạm đột nhập vào văn phòng kênh truyền hình BFMTV với khẩu shotgun khiến nhiều người hoảng loạn. Trước khi rời hiện trường với một loạt tiếng súng, nghi phạm nói rằng lần tới sẽ không bắn trượt. Vào ngày thứ Hai Abdelhakim Dekhar được cho là đã đột nhập vào văn phòng tòa báo Liberation nổi tiếng và bắn bị thương một phóng viên ảnh. Sau đó nghi phạm còn nổ súng vào một ngân hàng ở Paris trước khi biến mất trên đại lộ Champs Elysees.


Phát biểu sau vụ tấn công, ông chủ tòa báo Nicolas Demorand đã nói rằng đây là một vụ nổ súng nghiêm trọng lần đầu tiên nhắm vào cơ quan truyền thông ở Paris. Phóng viên ảnh bị bắn trọng thương đã có dấu hiệu hồi phục tại bệnh viện và không còn cần phải sử dụng đến mặt nạ thở oxi.


 

Nguyễn Hồng Đăng (Hanoimoi)


Bắt giữ nghi can nổ súng tại tòa báo Pháp ở Paris

Wednesday, November 20, 2013

Bộ trưởng TT-TT: Trong xã hội ta không có báo lá cải

Trong xã hội ta không có báo lá cải nhưng có biểu hiện của xu hướng báo lá cải, cần phải chấm dứt, phải ngăn chặn ra khỏi đời sống xã hội, đời sống báo chí chúng ta – Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son khẳng định trên nghị trường sáng nay 21-11. 


Tiếp tục phiên chất vấn của Quốc hội sáng nay 21-11, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son dành thời gian trả lời chất vấn của Đại biểu (ĐB) Đoàn Nguyễn Thùy Trang (Đoàn TP HCM) về báo lá cải. 


Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son[/caption]


Bộ trưởng viện dẫn: “Hiện trong nhà nước ta, như Luật báo chí đã nêu, báo chí nước CHXHCN Việt Nam của chúng ta là một phương tiện thông tin truyền thông thiết yếu của đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân. Như vậy có thể khẳng định rằng, trong xã hội ta không có báo lá cải”. 


Song vị tư lệnh ngành truyền thông cũng công nhận trên thực tế, một số cơ quan báo chí, một số tờ báo có lúc, có nơi, có thời kỳ không thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, không thực hiện đúng chỉ đạo, định hướng trong phương pháp tuyên truyền nên dẫn đến hiện tượng vi phạm như ĐB đã phản ánh. 


“Có thể nói đây là một biểu hiện của xu hướng báo lá cải, chứ không phải có báo lá cải. Hiện tượng này cần phải chấm dứt, phải ngăn chặn ra khỏi đời sống xã hội, đời sống báo chí chúng ta” – Bộ trưởng khẳng định. 


Để giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng nêu giải pháp trong thời gian tới Bộ TT-TT tiếp tục phối hợp các cơ quan chủ quản, để kiểm tra, xử lý kịp thời để ngăn chặn các sai phạm này. 


Thứ hai, cần tuyền truyền, nâng cao đạo đức nghề nghiệp của phóng viên báo chí để làm sao phóng viên báo chí là những người lính xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng. 


Mặt khác, cần nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan chủ quản cũng như vai trò trách nhiệm của người lãnh đạo cơ quan báo chí. Chúng ta cần duy trì phương thức, quy trình làm báo. Nếu chúng ta duy trì tốt quy trình làm báo thì chắc chắn sẽ hạn chế, không còn sai phạm nêu trên.


Theo Người Lao Động



Bộ trưởng TT-TT: Trong xã hội ta không có báo lá cải

Tuesday, November 19, 2013

Uy hiếp tính mạng phóng viên, phạt tới 30 triệu đồng

Ngày 12/11/2013 vừa qua, Chính phủ đã ký và ban hành Nghị định 159/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. 


 Bắt đầu đầu có hiệu lực từ 1/1/2014, Nghị định 159 đưa các đối tượng là nhà báo và phóng viên vào phạm vi được bảo vệ trong quá trình tác nghiệp. 

 

 

Theo Nghị định, hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí được quy định rất rõ ràng với nhiều mực phạt khác nhau: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động nghề nghiệp của nhà báo, phóng viên. Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp.

Bị cản trở khi đang tác nghiệp là chuyện thường xuyên gặp phải của đa số phóng viên xã hội (Ảnh minh họa). Bị cản trở khi đang tác nghiệp là chuyện thường xuyên gặp phải của đa số phóng viên xã hội (Ảnh minh họa).[/caption]

Còn đối với các hành vi như: Uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng phương tiện, tài liệu hoạt động của nhà báo, phóng viên; Thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. Mức phạt sẽ từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ mức phạt khi vi phạm quy định về cung cấp thông tin cho báo chí. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các hành vi sau: Cản trở việc cung cấp thông tin cho báo chí của tổ chức, cá nhân; Không thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định.


 

Nguyễn Lê (VTC News)


Uy hiếp tính mạng phóng viên, phạt tới 30 triệu đồng

Saturday, November 16, 2013

Tạp chí Forbes rao bán mình với giá 500 triệu USD

Giám đốc điều hành Forbes Media Mike Perlis đã thuê Deutsche Bank xem xét các thủ tục sau khi nhận được những đề nghị “nghiêm túc” mua lại công ty này.


Forbes nổi tiếng về bảng xếp hạng hàng năm những nhân vật giàu có nhất thế giới. 


Theo tờ The Telegraph, đích thân Giám đốc Perlis đã thông báo với các nhân viên Forbes Media về việc thuê Deutsche Bank thương lượng vụ bán công ty xuất bản tạp chí tài chính danh tiếng cùng tên.


forbes


Theo bản ghi nhớ mà hãng Reuters có được, Giám đốc Perlis đã khẳng định: “Chúng tôi đang trong quá trình cân nhắc các điều kiện liên quan tới việc bán Forbes Media. Chúng tôi đã thuê Deutsche Bank làm đại diện và hy vọng sẽ thu hút sự quan tâm từ một số đối tác.”


Ông Perlis nói rằng Forbes Media đã thuê Deutsche Bank sau khi nhận được những đề nghị thương lượng “nghiêm túc” mua lại công ty. Một nguồn tin thân cận trong vụ này nói rằng Forbes Media có thể được bán với giá từ 400 đến 500 triệu USD. Hiện, đại diện của Deutsche Bank từ chối bình luận về các thông tin trên.


Steve Forbes, cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ, hiện là Chủ tịch kiêm Tổng biên tập Forbes Media. Công ty này nổi tiếng về bảng xếp hạng hàng năm những nhân vật giàu có nhất thế giới.


Theo Vietnam+



Tạp chí Forbes rao bán mình với giá 500 triệu USD

Giải Biếm họa Báo chí - Cúp Rồng tre lần IV

Báo Thể thao & Văn hóa – TTXVN chính thức phát động Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam – Cúp Rồng tre lần IV (2013 – 2014). 


Đến dự lễ trao giải có: Nhà báo Ngô Hà Thái, Phó Tổng Giám đốc TTXVN; Nhà báo Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; bà Trương Lê Kim Hoa, TBT báo Thể thao & Văn hóa, Trưởng BTC Giải thưởng; Họa sĩ, kiến trúc sư Lý Trực Dũng, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo; họa sĩ Thành Chương, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật chuyên ngành Đồ họa, Hội Mỹ thuật Việt Nam; Họa sĩ trẻ Lê Phương, bút danh LEO, thành viên giám khảo trẻ nhất, lần đầu tiên có mặt trong Hội đồng giám khảo của Giải thưởng; cùng nhiều họa sĩ biếm và các phóng viên báo đài tại Hà Nội. 


Tiếp nối thành công của lần I (2007 – 2008), lần II (2009 – 2010), lần III (2011 – 2012), Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam – Cúp Rồng tre lần IV được tổ chức trong 2 năm 2003 – 2014 nhằm: Tiếp tục khích lệ phong trào sáng tác biếm họa tiềm ẩn trong những “nhà báo vẽ” ở khắp mọi nơi; Tổ chức triển lãm và ra sách về biếm họa, đem lại món ăn tinh thần cho đông đảo người xem; Tiếp tục đưa trở lại và phát huy hơn nữa những sức mạnh vốn có cho thể loại báo chí biếm họa; Là nơi tôn vinh xứng đáng cho các tác giả biếm họa thời kỳ mới. Tạo đà để biếm họa nâng tầm hàn lâm về chuyên môn, đại chúng và đa dạng về ngôn ngữ như vị thế của nó ở các nước phát triển. 


Đại diện BTC và Hội đồng Giám khảo phát động giải thưởng Đại diện BTC và Hội đồng Giám khảo phát động giải thưởng[/caption]


Phát biểu tại Lễ khai mạc, bà Trương Lê Kim Hoa, TBT báo TT&VH, Trưởng BTC giải nhấn mạnh: “Đã gần 2 năm trôi qua kể từ khi giải Biếm họa chủ đề Môi trường và biến đổi sinh thái “xuống đường” trong những cuộc triển lãm tại Hà Nội và TP.HCM; hôm nay, báo TT&VH/TTXVN vinh dự được khởi động lại sân chơi này với tiêu chí “trao nhau nụ cười”. Mà nụ cười thì bao giờ cũng vui…, vì thế, hy vọng Giải thưởng năm nay, bất chấp rất nhiều khó khăn, thách thức trong những năm qua, như suy thoái kinh tế toàn cầu, toàn quốc; những vấn nạn môi trường, mà mới đây nhất là thảm họa kinh hoàng từ siêu bão Haiyan ở Philippines; bất chấp không ít những bức xúc, bất cập… trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội… các họa sĩ biếm, các thành viên BTC – Báo TT&VH, với trách nhiệm xã hội của mình, vẫn có thể “đến hẹn lại lên”, nỗ lực tổ chức được một sân chơi bổ ích, tích cực, với hy vọng tiếp tục “cho nhau nụ cười”, đóng góp những tiếng nói xây dựng, có tính phản biện xã hội cao, nhằm hướng tới một xã hội ngày một tốt đẹp, văn minh, tiến bộ hơn…”.


Theo BTC, bắt đầu từ lần thứ IV này, Giải sẽ có những sự đổi mới mạnh mẽ về quy mô và cách thức để khẳng định vai trò của giải thưởng này với tư cách là một cuốn “biên niên sử” bằng tranh về mọi mặt của đời sống xã hội, có tính điển hình hóa, và tính dự báo cao. 


Năm nay, sau thành công của Giải lần II, lần III với chủ đề Giao thông thời hội nhập, Môi trường và biến đổi sinh thái, Giải Biếm họa lần IV sẽ trở lại với đề tài Tự do như lần thứ I. Và đề tài tự do, về cơ bản sẽ được duy trì từ nay về sau, với các lý do sau: là giải biếm họa báo chí lớn nhất nước, không hạn chế đề tài để phản ánh bức tranh toàn diện nhất, điển hình nhất về mọi mặt của đời sống xã hội qua con mắt của họa sĩ biếm. Hơn nữa, việc không giới hạn đề tài cũng nhằm khuyến khích các tác phẩm biếm họa phản ánh về mọi vấn đề thời sự đều có thể tham gia dự thi; qua đó để nhìn nhận lại, tổng kết, và thúc đẩy sự phát triển của thể loại biếm họa trên báo chí. Đồng thời, việc không giới hạn đề tài cũng tạo điều kiện cho các tác giả biếm họa, nhất là các tác giả không chuyên, dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, cũng có thể đóng góp góc nhìn của mình đối với cuộc sống theo tiêu chí “Cho nhau nụ cười!”. 


Với hai mặt xây và chống, các tác giả dự thi có thể mở rộng biên độ của cảm hứng sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực của đời sống trong khoảng thời gian từ 2012 – 2014, đặc biệt là những chủ đề thu hút sự quan tâm rộng rãi của dư luận trong thời gian này như: Giao thông, y tế, tham nhũng, giáo dục, môi trường, biến đổi khí hậu showbiz, hay những biểu hiện suy thoái đạo đức trong xã hội…, nhằm hướng tới một xã hội thực sự văn minh, tiến bộ hơn. 


Về đối tượng tham dự, Giải Biếm họa Báo chí Việt Nam – Cúp Rồng tre lần IV, dành cho các họa sĩ biếm họa chuyên và không chuyên, cũng như mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam yêu thích biếm họa. Các tác phẩm dự thi (mỗi tác giả được gửi tối đa 10 tác phẩm; kích thước tối thiểu A3 (420 x 297 mm) và tối đa là A2 (594 x 420 mm) đã được đăng báo (gửi kèm thêm bản chính, hoặc bản photo tờ báo hoặc link) hoặc sáng tác để đăng báo trong 2 năm, tính từ kết thúc thời hạn nhận tranh giải lần trước (31/1/2012) đến giải lần này (14/2/2014). BTC sẽ lo việc đóng khung đối với các tác phẩm được chọn treo triển lãm. Tác giả sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật nếu có khiếu kiện về bản quyền tác phẩm. BTC có quyền sử dụng hình ảnh tác phẩm cho các ấn phẩm và trang web liên quan đến cuộc thi. Tranh được Báo Thể thao & Văn hóa in trên báo sẽ được hưởng nhuận bút theo chế độ hiện hành. 


Thời gian nhận tác phẩm bắt đầu từ ngày phát động hôm nay (14/11) đến hết ngày 14/2/2014 tại Tòa soạn báoThể thao & Văn hóa (5 – Lý Thường Kiệt, Hà Nội hoặc theo dấu bưu điện. Tác giả dự thi cũng có thể gửi thêm phiên bản điện tử của tác phẩm đến hộp thư biemhoa@thethaovanhoa.vn (với dung lượng không quá 20Mb) để thuận tiện cho việc giới thiệu trên trang web của cuộc thi. 


Các tác phẩm đáp ứng tiêu chí của cuộc thi sẽ được giới thiệu trên trang web:www.thethaovanhoa.vn/biemhoa, để công chúng thưởng thức, bình chọn làm cơ sở để Hội đồng giám khảo xét các giải bình chọn của cộng đồng. 



Về Triển lãm và trao Giải thưởng 


Tác phẩm lọt vào chung khảo và đoạt giải sẽ được tuyển chọn in vựng tập và triển lãm dự kiến khai mạc vào đầu tháng 4/2014, triển lãm trong khoảng từ 7 – 10 ngày tại Hà Nội hoặc TPHCM. Các tác phẩm xuất sắc sẽ được chọn trao giải với các giải thưởng như sau: 


• 01 giải Nhất (Cúp Rồng tre) trị giá 15.000.000đ (Mười lăm triệu đồng) và 01 năm báo biếu Báo TT&VH Hàng ngày và TT&VH Cuối tuần 


• 02 giải Nhì trị giá 8 triệu đồng/giải cùng 1 năm báo biếu báo TT&VH Hàng ngày và báo TT&VH Cuối tuần 


• 02 giải Ba trị giá 5.000.000 đồng/giải 


• 05 tặng thưởng (khuyến khích) 2.000.000 đồng/giải. 


• 01 giải “Lựa chọn của công chúng” trị giá 3 triệu đồng: dành cho tác phẩm được công chúng yêu thích và đánh giá cao trên chuyên trang của giải thưởng (www.thethaovanhoa.vn/biemhoa), thể hiện qua lượt bấm like, số lượng và chất lượng comment… 


Ngoài ra, còn có các giải riêng của một số cơ quan và tổ chức quan tâm trao tặng – vì những giá trị riêng biệt của từng tác phẩm. 


Tại kỳ Giải này Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tiếp tục trao một Giải Đặc biệt dành cho tác giả có nhiều tác phẩm chất lượng cao tham gia giải lần này và đã được đăng báo trong 02 năm (2013 – 2014).



(Theo TT&VH)



Giải Biếm họa Báo chí - Cúp Rồng tre lần IV

Friday, November 15, 2013

Thách thức đào tạo phóng viên báo chí đa phương tiện

Xác định báo chí đa phương tiện là xu hướng phát triển tất yếu của truyền thông hiện đại, nhưng làm thế nào để đào tạo đội ngũ nhà báo đáp ứng yêu cầu này là một câu hỏi lớn.


Những vấn đề liên quan như, thế nào là báo chí đa phương tiện, phóng viên sẽ phải trang bị cho mình những gì để đáp ứng yêu cầu này, chương trình đào tạo ở các trường báo chí ra sao… đã được các chuyên gia đưa ra thảo luận tại Hội thảo Bồi dưỡng các kỹ năng cho người làm báo đa phương tiện.


AVG đã khánh thành Trung tâm giám sát điều độ vận hành mạng từ xa (NCC) có khả năng kiểm soát và đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền hình AVG đã khánh thành Trung tâm giám sát điều độ vận hành mạng từ xa (NCC) có khả năng kiểm soát và đảm bảo chất lượng dịch vụ truyền hình[/caption]


Hội thảo do Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay, ngày 22/10, tại Hà Nội.


Xu hướng tất yếu


Phát biểu đề dẫn hội thảo, phó giáo sư, tiến sỹ Hoàng Anh cho rằng loại hình báo chí mà thông tin được truyền tải mang tính chất đơn nhất, công chúng chỉ có thể được tiếp cận thông tin bằng cách đọc, nghe hoặc xem đã bị phá vỡ với phương thức truyền thông tích hợp: khi chuyển tải một nội dung thông tin lên các website, người ta có thể vừa thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh. 


Đó là phương thức truyền tải thông tin đặc thù của hình thức truyền thông mới thời đại công nghệ số với những kết nối toàn cầu: báo chí đa phương tiện.


Với ưu thế nổi trội của công nghệ tích hợp và đa ngôn ngữ, báo chí đa phương tiện cho phép công chúng được tiếp nhận thông tin bằng cách thỏa mãn các giác quan khác nhau, tạo nên hiệu ứng tương tác mạnh mẽ nhất so với các loại hình truyền thông truyền thông. 


“Chính vì vậy, chỉ trong một thời gian hình thành và phát triển ngắn, báo chí đa phương tiện đã có một vị trí khá vững chắc và khẳng định sẽ là xu hướng phát triển về mặt phương thức truyền thông cả trong hiện tại và tương lai,” phó giáo sư Hoàng Anh nhận định.


Còn theo phó giáo sư, tiến sỹ Đinh Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Quan hệ công chúng và quảng cáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các chuyên gia về truyền thông trên thế giới đều nhất trí rằng sự hội tụ truyền thông về góc độ phương tiện truyền thông mở ra sự phân phối truyền thông dễ dàng và thuận tiện, từ một nội dung sẽ có thể đến được công chúng của nhiều loại hình báo chí. 


“Chính vì vậy, phát triển báo chí đa phương tiện sẽ là một hoạt động kinh doanh trong tương lai của các công ty truyền thông,” phó giáo sư Đinh Thị Thúy Hằng nói.


Cấu trúc lại chuyên ngành


Truyền thông đa phương tiện là tất yếu, điều đó cũng đồng nghĩa với việc người làm báo cũng sẽ phải đa năng. 


Theo tiến sỹ Nguyễn Thành Lợi, Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam, nhà báo đa phương tiện không những cần phải biết sử dụng hình ảnh, video mà còn cần đáp ứng rất nhiều yêu cầu khác như biết thu hút sự hợp tác của công chúng, biết lọc thông tin, biết phân tích và trình bày các dữ liệu, biết sử dụng mạng xã hội để tương tác với công chúng, biết ứng dụng các sản phẩm kỹ thuật số, biết nghiên cứu công chúng.


Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu này là một thách thức rất lớn, nhất là khi ngay cả các trường đại học, học viện báo chí cũng mới bắt đầu loay hoay vào cuộc.


Từ trải nghiệm thực tế bản thân, thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Hồng, Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết, đội ngũ phóng viên hiện nay có thể đáp ứng được phần nào các yêu cầu của báo chí đa phương tiện, nhưng khó đạt chuẩn.


“Là người có hàng chục năm trong nghề, cũng đi viết bài, ghi âm, chụp ảnh nhưng tôi thấy cái khó là làm loại hình báo chí nào phải có tư duy, kỹ năng của loại hình báo chí đó mới hiệu quả,” thạc sỹ Mai Hồng nói.


Cụ thể, theo thạc sỹ Mai Hồng, làm truyền hình phải biết chọn góc quay, biết dựng, biết chọn nhạc nền; làm báo điện tử phải biết cách giật tít; báo ảnh phải biết chọn góc chụp, căn chỉnh ánh sáng… mới có bức ảnh đẹp. Vì thế, phóng viên cần được bồi dưỡng các kỹ năng.


Một khó khăn khác là để làm đa năng hiệu quả thì phóng viên phải được trang bị máy móc, trang thiết bị hiện đại. Đây là khoản đầu tư không hề nhỏ vì để có thiết bị đạt yêu cầu là khá đắt đỏ.


Chia sẻ vấn đề này, thạc sỹ Vũ Thế Cường cho rằng phóng viên hiện nay tư duy về truyền thông đa phương tiện chưa thật đầy đủ, kỹ năng chưa đáp ứng được yêu cầu. 


Nhưng điều này cũng khó tránh khỏi khi ngay cả “cỗ máy cái” đào tạo ra phóng viên là các trường đại học, học viện vẫn còn rất bỡ ngỡ với loại hình báo chí mới này.


Năm 2013 là năm đầu tiên Học viện Báo chí và Tuyên truyền mở lớp đào tạo truyền thông đa phương tiện. Tuy nhiên, chương trình đào tạo sẽ cần những nội dung nào vẫn là vấn đề các giảng viên trong trường còn bàn luận. Liệu đây có phải là sự tập hợp mô hình thu nhỏ của các khoa với việc dạy sinh viên biết viết, biết quay, biết chụp? Khi phóng viên cần đa năng thì giảng viên có phải đa năng, hay chỉ cần biết và giảng dạy một loại hình báo chí như hiện nay?…


Trước các ý kiến này, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thế Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng có thể cần cấu trúc lại các chuyên ngành trong đào tạo khi đã có tương tác giữa các loại hình báo chí, cấu trúc lại chương trình giáo dục cho phù hợp giữa chuyên ngành và đào tạo đa ngành. Giảng viên có thể không giỏi tất cả nhưng phải biết tất cả các chuyên ngành và sâu một chuyên ngành


Bên cạnh đó, phó giáo sư Nguyễn Thế Thảo cũng cho rằng trong thời gian tới, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần chú ý đào tạo các cán bộ quản lý báo chí, tránh tình trạng người quản lý lại không phải là một nhà báo. “Nhà quản lý báo chí dứt khoát phải là một chuyên gia báo chí và phải hiểu về công nghệ,” ông Thảo nói../.


Theo (Vietnam+)



Thách thức đào tạo phóng viên báo chí đa phương tiện

Chẳng lẽ không thấy đau?

 


Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách nước ngoài đã nói đùa với nhau rằng “nếu du lịch mạo hiểm là chưa đủ với bạn, hãy tham gia giao thông ở Việt Nam”. Đó hẳn là một “ấn tượng” chẳng đẹp đẽ gì, nhưng đáng nói vì nó như chạm vào sự “tự ái” của những người có tự trọng. Cái thứ “mạo hiểm” vốn được ưa thích của du khách nước ngoài kia hoá ra lại là một nỗi khiếp hãi nhất của họ khi đến một đất nước vốn được chính họ đánh giá là “bình yên”.


An toàn giao thông tại Việt Nam hiện nay chỉ có thể miêu tả như một bức tranh u tối. Những năm gần đây, tuy tổng số nạn nhân thiệt mạng vì TNGT có giảm đi, nhưng dù có giảm thì ai có thể “tự hào” được khi con số ấy vẫn lên tới hàng chục nghìn người mỗi năm. Mỗi ngày vẫn có hàng chục người đột ngột ra đi mà không thể trăn trối với người thân. Trên mặt báo, chẳng ngày nào không có đến vài cái tin tai nạn. Rồi dăm bữa, nửa tháng lại nghe hung tin tai nạn thảm khốc, hàng chục người chết, hàng chục người sống dở. Đau ở chỗ, chết như thế, hãi hùng như thế, nhưng sao người ta cứ nghe qua rồi như cơn gió thoảng, mọi chuyện lại vào dĩ vãng. Chẳng mấy ai đoái hoài, chẳng mấy ai trăn trở. Chỉ một vụ án mạng thì báo chí rầm rộ, bao người dân hiếu kỳ tò mò tìm hiểu. Nhưng buồn thay những nỗi đau từ các vụ TNGT gần như chẳng lay động mấy người. Có chăng chỉ là chút rùng mình với người “yếu bóng vía”, hay cái chặc lưỡi với nhiều người bàng quan. Phải chăng do con số người bỏ mạng vì TNGT nhiều quá, tới mức trở thành chuyện bình như một cái lẽ để chết vậy?


TNGT nhiều, do ý thức giao thông của người dân còn yếu mới chỉ là một lẽ. Còn một lẽ khác nữa. Hồi tháng 6, trong chương trình ”Dân hỏi, bộ trưởng trả lời” trên VTV, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng nói: “Lâu nay, khi tai nạn giao thông xảy ra thì thường nghĩ ngay là do ý thức của người điều khiển phương tiện; nhưng nguyên nhân sâu xa là do công tác quản lý nhà nước còn có hạn chế”. Hẳn là vậy. Khi có TNGT, cách đổ lỗi nhanh nhất là “gí” cho lái xe, vì thế mà nhiều người đã quên đi những hạn chế trong công tác quản lý như việc cấp phép kinh doanh vận tải, việc đào tạo sát hạch và cấp giấy phép lái xe, việc đăng kiểm đảm bảo an toàn kỹ thuật phương, việc xử lý vi phạm của người thực thi công vụ chưa nghiêm… Cách đây chưa lâu, khi dư luận ồn ào chuyện quản lý doanh nghiệp vận tải một cách lỏng lẻo ở Hải phòng, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nêu ý kiến “có thể đề xuất với Hải Phòng cách chức giám đốc sở”. Thế nhưng, phản ứng trước thái độ này của cấp trên, vị giám đốc sở kia chỉ thủng thẳng: “Bác Thăng nói như vậy cho vui thôi, chứ chắc không có ý gì”. Nghe mà thấy buồn. Khi mà từ gốc rễ của của vấn đề còn chưa thông, thì thử hỏi làm sao tai nạn có thể giảm?


Tối nay, tại chùa Bái Đính (Ninh Bình), người ta sẽ tổ chức một buổi đại lễ cầu siêu cho các linh hồn xấu số, và ngày mai (17-11) là ngày mà cả thế giới đã chọn (ngày chủ nhật tuần thứ ba của tháng 11) để tổ chức tưởng niệm cho những người đã chết vì TNGT. Một ngày có lẽ không ai muốn có. Và cũng tin chắc rằng chẳng ai muốn cái kết cục như thế với riêng mình hay với những người thân. Song, bi kịch ở chỗ hầu như mọi người đều hình dung được, hiểu được hậu quả của TNGT, nhưng có biết bao người lại chẳng ý thức chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hậu quả TNGT. Để rồi, hàng ngày họ vẫn cứ lao ra đường mà chẳng biết các “hung thần”, “tử thần” có gọi tên mình hay không…


TNGT là nỗi đau của mỗi gia đình nạn nhân, là thảm hoạ của toàn xã hội, vì vậy, trước khi một người tham gia giao thông hãy lắng lại một chút thấy được hậu quả… từ đó chấp hành luật giao thông, để giảm thiểu rủi ro. Hãy nghĩ và hành động vì những người đang sống!


Nữ Quỳnh


 


 



Chẳng lẽ không thấy đau?

Kỷ niệm 60 năm Báo Tiền phong ra số báo đầu tiên

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Báo Tiền phong tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm ra số đầu tiên (16/11/1953-16/11/2013) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.


Ông Đinh Thế Huynh – Ủy viên Bộ Chính trị – Bí thư Trung ương Đảng – Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo nhiều Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương cùng đông đảo các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên báo Tiền phong qua các thời kỳ tới dự Lễ kỷ niệm.


tienphong


Ngày 16/11 năm nay, tròn 60 năm Báo Tiền phong – cơ quan Trung ương của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, diễn đàn của tuổi trẻ cả nước ra số đầu tiên tại ATK Tân Trào (Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).


Ra đời trong khói lửa chiến tranh, trưởng thành cùng với Đoàn và phong trào thanh niên, lớn lên cùng với dân tộc trong chiến đấu đánh đuổi giặc xâm lược và xây dựng hòa bình, đổi mới đất nước, Tiền phong đã góp phần xứng đáng của mình vào thành quả chung của sự nghiệp cách mạng.


Báo Tiền Phong luôn được các thế hệ độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ đánh giá là tờ báo uy tín, sắc bén, hấp dẫn, có tính chiến đấu và tính định hướng, giáo dục cao; góp phần quan trọng trong cổ vũ, động viên, tổ chức nhiều phong trào của tuổi trẻ tham gia vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.


Thời gian gần đây, Tiền phong có sự đổi mới mạnh mẽ, đa dạng hóa các ấn phẩm, vươn lên thành một tổ hợp báo chí: Có nhật báo, báo điện tử, báo tuần cùng các tạp chí ra 10 ngày, nửa tháng và 1 tháng 1 kỳ.


Tiền phong cũng thu hút bạn đọc bằng nội dung gần gũi, thiết thực với đời sống hàng ngày.


Tại buổi lễ, ông Đinh Thế Huynh đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho báo Tiền phong.


Chúc mừng các thế hệ lãnh đạo, biên tập viên, phóng viên của Báo Tiền phong, ông Đinh Thế Huynh đề nghị: Trong giai đoạn phát triển mới, Báo Tiền phong cần nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên; tiếp tục tô thắm, làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang trong 60 năm qua, góp phần khơi dạy trong tuổi trẻ Việt Nam niềm tự hào dân tộc; khát vọng vươn lên, ý chí phấn đấu, dấn thân cho những lý tưởng cao đẹp./.


Thei Lê Thơm/VOV



Kỷ niệm 60 năm Báo Tiền phong ra số báo đầu tiên

Thursday, November 14, 2013

‘Cha đẻ’ VTC nói về việc chuyển Đài Truyền hình về Bộ TT-TT

Sẽ có thay đổi lớn đối với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC (Đài VTC) khi được điều chuyển từ Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC về trực thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông, theo nghị định 132/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/12/2013.


TS Thái Minh Tần, người có công sáng lập ra Đài VTC, đánh giá đây là quyết định đúng đắn, dù việc điều chuyển này cũng đang gây ra nhiều nuối tiếc…


TS Thái Minh Tần TS Thái Minh Tần[/caption]


 “Con lớn, nên cho ra ở riêng”


Là người có công sáng lập ra Đài VTC, nay đã nghỉ hưu, hàng ngày, ông còn dành nhiều thời gian theo dõi những bước phát triển gần đây của Đài?


+ Câu hỏi của các bạn làm tôi nhớ đến những ngày đầu tiên của truyền hình kỹ thuật số VTC. Để đi đến số hóa trong lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam là cả một quá trình đấu tranh đầy khó khăn nhằm thay đổi nhận thức. Lúc đó, người ủng hộ nhiều nhưng ý kiến phản đối cũng không ít. Chúng tôi phải đem thiết bị đến tận nhà một số lãnh đạo để thực nghiệm, giải thích rồi lắp đặt, chứng minh công nghệ số hóa là gì, hiệu quả ra sao…


Gần chục năm qua, truyền hình kỹ thuật số VTC, từ một tổ biên tập ban đầu, nay đã trở thành một Đài truyền hình tầm cỡ quốc gia với hàng ngàn cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên, với hàng chục kênh phát sóng. Đó là một sự trưởng thành vượt bậc. Chúng tôi tự hào về điều đó và luôn coi Đài VTC là “con đẻ” của mình. Vì thế, dù đang công tác hay đã nghỉ hưu, tôi luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của Đài.


Chỉ trong ít năm kể từ khi ra đời, Đài TH Kỹ thuật số VTC đã có sự phát triển vượt bậc với hàng loạt kênh truyền hình phục vụ nhu cầu đa dạng của người xem


 Vậy, ông đón nhận thông tin Đài VTC sẽ được điều chuyển về đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Thông tin – Truyền thông, thay vì thuộc Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC như hiện nay, với tâm trạng như thế nào?


Tôi được biết ngày 16/10 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 132/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin – Truyền thông. Theo nghị định này thì Bộ Thông tin – Truyền thông có 29 đơn vị trực thuộc, trong đó có Đài VTC. Điều đó cũng có nghĩa là Đài VTC sẽ được điều chuyển từ Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC như hiện nay về trực thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông khi Nghị định 132 có hiệu lực (ngày 02/12/2013). Đây là một quyết định đúng đắn và tôi ủng hộ việc điều chuyển này.


Vì sao ông lại ủng hộ?


Việc tách Đài VTC ra khỏi Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC và điều chuyển về Bộ Thông tin – Truyền thông một mặt, sẽ giúp Tổng công ty VTC tập trung được nguồn lực và sự chỉ đạo vào ngành nghề kinh doanh chính; mặt khác, vừa giúp Đài VTC nâng cao vị thế, tạo điều kiện cho Đài phát triển. Đài ở đâu thì cũng là cơ quan ngôn luận của Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân. Việc điều chuyển này cũng là để phù hợp hơn với các quy định hiện hành của pháp luật.


 Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc gây dựng Đài VTC đã trải qua rất nhiều khó khăn, giống như một người mẹ dứt ruột sinh ra đứa con và nuôi nấng trưởng thành. Nay “đứa con” đó không còn trong vòng tay mình nữa thì cảm giác lưu luyến, nuối tiếc… là điều khó tránh khỏi. Được coi là “cha đẻ” của Đài VTC, ông có trải qua những cảm giác tương tự như vậy?


(Trầm ngâm…) Với tôi, đó là sự đấu tranh giữa cảm xúc và lý trí. Về mặt tình cảm, đúng là tôi cũng có cảm giác luyến tiếc khi Đài không còn thuộc về Tổng công ty VTC, nơi đã gắn bó với tôi trong hàng chục năm qua. Nhưng về lý trí, tôi lại nghiêng về phương án điều chuyển Đài VTC về trực thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông.


Các bạn cứ hình dung thế này, sinh con ra, phải xa con thì ai mà không có tâm tư. Việc tách Đài ra khỏi Tổng công ty VTC cũng giống như việc cho con ra ở riêng. Nhưng để nó tự bươn trải và đi lên bằng chính đôi chân của mình cũng là việc nên làm khi đứa con đã trưởng thành.


Phải đặt lợi ích chung lên đầu


Hiện, Bộ Thông tin – Truyền thông đã phân công một thứ trưởng trực tiếp chỉ đạo việc điều chuyển Đài VTC về Bộ. Ông đánh giá thế nào về động thái này?


Đó là cách làm chuẩn và chắc. Sự phân công này thể hiện sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo Bộ đối với việc điều chuyển Đài VTC về Bộ. Tôi được biết, khi đón nhận thông tin Đài sẽ tách khỏi Tổng công ty VTC để điều chuyển về Bộ, một bộ phận cán bộ, công nhân viên ở cả Đài và Tổng công ty đã bày tò nhiều băn khoăn, lo lắng… Vì vậy, với động thái nêu trên của lãnh đạo Bộ, cá nhân tôi hiểu rằng, đó là sự cam kết của lãnh đạo Bộ nhằm thực hiện thành công sự điều chuyển này, đảm bảo không xảy ra xáo trộn lớn, ảnh hưởng đến đời sống, công việc của cán bộ, công nhân viên.


Ông vừa chia sẻ, Nghị định 132 đã tạo nên vị thế mới cho Đài VTC. Nhưng để khẳng định và duy trì vị thế này trong lòng khán giả, rõ ràng, sẽ còn rất nhiều việc phải làm. Trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn và vấp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đài, kênh truyền hình, nhiều loại hình dịch vụ truyền hình khác nhau… Đài VTC cần phải làm gì để tiếp tục đi tiên phong trong việc đổi mới công nghệ và nội dung chương trình?


Kinh tế khó khăn và sự cạnh tranh đã khiến nhiều người có cảm giác rằng Đài VTC đang chững lại trong thời gian gần đây. Tôi cho rằng, cạnh tranh là xu thế tất yếu. Nếu không chịu được áp lực cạnh tranh, anh sẽ là người thua cuộc. Vì thế, đừng sợ sự cạnh tranh, ngược lại, cần coi đó là động lực cho sự phát triển.


Để làm được điều này, theo tôi, yếu tố quyết định vẫn là việc dùng người. Nếu anh có chính sách tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân sự hợp lý cùng với chế độ đãi ngộ thỏa đáng, anh sẽ không lo mất người. Ngược lại, anh còn tạo ra được môi trường cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ để thúc đẩy những đột phá về công nghệ và đổi mới, sáng tạo về nội dung các chương trình truyền hình.


Khi Đài VTC được điều chuyển về Bộ Thông tin – Truyền thông, ông đặt kỳ vọng gì từ cả hai phía?


Việc điều chuyển Đài VTC về Bộ chính là trao thêm gánh nặng cho Bộ, đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo Bộ. Nhưng tôi mong lãnh đạo Bộ hết sức quan tâm hỗ trợ để Đài tiếp tục phát triển, phát huy được truyền thống năng động, sáng tạo, luôn đổi mới về nội dung, hình thức thể hiện các chương trình truyền hình, luôn đi đầu về công nghệ… của Đài VTC.


Tôi cũng kỳ vọng rằng, với vị thế mới, Đài VTC sẽ đóng vai trò nòng cốt giúp Bộ tổ chức thực hiện thành công Đề án số hóa truyền hình và Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông.


Cảm ơn ông!


Theo (Anh Tuấn Nguyễn/VTC News)



‘Cha đẻ’ VTC nói về việc chuyển Đài Truyền hình về Bộ TT-TT

Wednesday, November 13, 2013

Báo điện tử Vietnam Plus nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Chiều 13-11 tại Hà Nội, báo điện tử Vietnam Plus (thuộc Thông tấn xã Việt Nam) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và ra mắt giao diện mới. 

Đến dự lễ có các đồng chí: Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi lẵng hoa chúc mừng các cán bộ, phóng viên báo điện tử Vietnam Plus.



Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Ba cho báo Vietnam Plus. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động hạng Ba cho báo Vietnam Plus.[/caption]

Những năm qua, trong làng báo chí Việt Nam, Vietnam Plus được đánh giá là một toà soạn năng động, sáng tạo, có nhiều sản phẩm thông tin độc đáo như ứng dụng tin tức Vietnamplus Mobile với hơn 500 nghìn lượt tải, website giới thiệu Thăng Long – Hà Nội với 5 ngôn ngữ, chuyên trang vietkieu.info dành cho người Việt Nam ở nước ngoài, cùng nhiều dự án tuyên truyền hiệu quả khác đã được ứng dụng các công nghệ truyền thông tiên tiến, đồ hoạ hiện đại và tính tương tác với độc giả cao. 

Sau khi thay mặt Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho báo điện tử Vietnam Plus, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu đánh giá, 5 năm qua, với phương thức tổ chức truyền thông nhanh nhạy, chính xác, Vietnam Plus đã hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của trang báo điện tử chính thức thuộc cơ quan thông tấn quốc gia. Phó thủ tướng mong rằng, Vietnam Plus sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, không ngừng cải tiến phương thức tác nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng thông tin. Báo cũng cần đặc biệt chú trọng phát triển thêm các nội dung thông tin với nhiều ngôn ngữ khác nhau, cũng như duy trì và nâng cao chất lượng thông tin của chuyên trang về thủ đô Hà Nội.


 

Nhân dịp kỷ niệm 5 năm thành lập, Vietnam Plus đã ra mắt giao diện mới với những chuyên mục lớn được xây dựng như các website riêng rẽ nhằm đáp ứng nhu cầu chuyên biệt của độc giả. Nội dung tin được kết nối chặt chẽ với các luồng thông tin chung và đặc biệt là tính tương tác với độc giả thông qua các ứng dụng mạng xã hội. Nhiều tính năng chưa từng được áp dụng với báo chí tại Việt Nam như việc liên kết thông tin cùng chủ đề trên các báo điện tử khác; báo cũng cải tiến phần tin địa phương, tổ chức 63 trang web nhỏ cho mỗi tỉnh, thành; hay như phần tin tức được trình bày dưới dạng timeline giúp độc giả nắm bắt được dòng sự kiện một cách tiện lợi và nhanh chóng nhất…

Nhân dịp này, Tổng giám đốc TTXVN cũng đã trao bằng khen cho một số cán bộ, phóng viên của báo điện tử Vietnam Plus.


Tuấn Kiệt


Báo điện tử Vietnam Plus nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Tuesday, November 12, 2013

Điểm mặt những thảm họa MC trên sóng truyền hình

Rất nhiều MC xuất thân là các ca sĩ, người mẫu hay diễn viên, thậm chí là cả Hoa hậu, Á hậu đều khiến khán giả ngao ngán chào thua vì khả năng ăn nói “vô duyên” của mình.


Hiện nay, MC đang trở thành một cái nghề “hot”. Cùng với sự nở rộ của các chương trình truyền hình, truyền hình thực tế, mà bất cứ ai có ngoại hình đẹp, biết ăn nói một chút và có chút tiếng tăm đều có thể trở thành Người dẫn chương trình truyền hình mà không qua đào tạo hay sàng lọc kỹ càng. Thế nên, trong nhiều chương trình khán giả đã phải “ngứa tai” khi nghe những MC thảm họa này dẫn dắt.


thamhoaCó thể điểm danh những cái tên nổi bật nhất trong vài năm vừa qua như: ca sĩ Nguyễn Vũ, Á hậu Hoàng My, Hoa hậu Jennifer Phạm, Kiện tướng dancer sport Khánh Thy, ca sĩ Đoan Trang, MC Yumi Dương (Dương Diễm My),…


Diễn viên Chi Bảo


 


Là một diễn viên luôn để lại ấn tượng tốt cho khán giả màn ảnh nhỏ, nhưng khi đảm nhận vai trò MC, Chi Bảo không khỏi tránh khỏi sự khó chịu của khán giả. Từ Vietnam’s Got Talent cho tới Iron Chef – Siêu đầu bếp Việt Nam, Chi Bảo giữ một cách dẫn dắt với chung một chất giọng đều đều… như buồn ngủ.


chibaoNgoài ra, nam diễn viên này còn thiếu sự nhanh nhạy khi xử lý các tình huống kịch tính trong quá trình diễn ra chương trình. Việc ngập ngừng, liên tục bị vấp và “đứng hình” trong quá trình dẫn dắt khiến khán giả ngán ngẩm mệt mỏi mỗi khi Chi Bảo xuất hiện trên truyền hình.


Cũng theo đó các chương trình do Chi Bảo đảm nhận đều không gây được sức hút với công chúng, đồng thời xếp anh vào hàng ngũ những MC thảm họa của Việt Nam.


Khánh Thy


Sở hữu bảng thành tích đáng nể và là niềm tự hào của bộ môn dancersport Việt, Khánh Thy dư trình độ để ngồi trên chiếc ghế nóng giám khảo trong các cuộc thi nhảy múa.


khanhthyTuy nhiên, việc trở thành một MC truyền hình lại là một chuyện không mấy phù hợp với Kiện tướng Khánh Thy. Ngay từ những tập đầu tiên Vũ điệu đam mê lên sóng, Khánh Thy đã vướng phải nhiều lỗi làm khán giả khó chấp nhận được. Chất giọng thiếu truyền cảm, liên tục nói vấp, ngắt câu không đúng chỗ, khả năng kiểm soát tốc độ kém khiến Khánh Thy thường xuyên “nuốt chữ”.


Cộng thêm với việc, Khánh Thy thường xuyên mắc lỗi thiếu sự tinh tế trong quá trình đặt câu hỏi xoáy đối với thí sinh và Ban giám khảo, điều này làm cho khán giả không ít lần khó chịu. Nhận biết được những thiếu sót của mình, Khánh Thy đã tự lên tiếng thừa nhận khuyết điểm đồng thời ngày một cố gắng sửa chữa khắc phục trong những chương trình sau.


Đoan Trang


 


doantrangLà nữ ca sĩ dễ thương, Đoan Trang càng nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả sau khi giành chiến thắng Cặp đôi hoàn hảo và Bước nhảy hoàn vũ (BNHV). Tuy nhiên, khi đảm nhận vai trò MC cho BNHV 2011, Đoan Trang đã khiến một lượng lớn khán giả quay lưng lại vì khả năng nói chuyện thiếu tinh tế tới kém duyên của mình.


Ngoài chuyện thường xuyên khoe thành tích, khả năng am hiểu về dancersport, cách sử dụng tiếng Anh thường xuyên trong các câu chữ khiến khán giả, đặc biệt là khán giả lớn tuổi rất khó chịu.


Lê Minh Ngọc: “Ngày Quốc tang thật nhiều niềm vui và an toàn“


Trong bản tin an toàn giao thông lên sóng trong ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trên kênh HTV1, MC Lê Minh Ngọc của Đài Truyền hình TP.HCM đã có lời chúc “vạ miệng” nhất từ trước tới nay: “Hôm nay là ngày Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chắc chắn nhu cầu của quý vị chúng ta đến viếng Đại tướng sẽ có rất nhiều Vì vậy mà chúng ta cũng nên nhớ chấp hành đúng tín hiệu giao thông cũng như là sự điều tiết của lực lượng cảnh sát chức năng để chúng ta có được một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui và thật an toàn.”


3mcleminhngocmothegioiChính vì câu nói này mà nam MC đã bị cộng đồng mạng lên án khá gay gắt. Sự cố này tuy không phải là lần đầu tiên khán giả gặp phải, nhưng đối với Lê Minh Ngọc, anh đã vô tình xếp mình vào nhóm những MC thảm họa nhất Việt Nam.


Yumi Dương: “Xin tràng pháo tay cho những đồng bào đang bị cơn bão đi qua”


Là MC trẻ tuổi chưa có kinh nghiệm dẫn dắt các chương trình lớn, nhưng đổi lại Yumi Dương lại là gương mặt quen thuộc với các bạn trẻ trên kênh Zone FM, Yeah1…


800mcyumiduongTuy nhiên, đứng trên một sân khấu trực tiếp, với một MC non nghề như Yumi Dương thì khả năng xử lý tình huống là điều không quá khó hiểu. Tuy nhiên, vào tối ngày 13.11, sự “hồn nhiên” của Yumi đã vấp phải phản ứng gay gắt của cộng đồng mạng và khán giả xem truyền hình khi quen miệng “Xin quý cho một tràng pháo tay ủng hộ các thí sinh cũng như chia sẻ tình cảm với đồng bào bị cơn bão đi qua.”


Không phải là lần đầu tiên vướng lỗi, trước đó Yumi Dương còn vấp phải nhiều sai sót khác. Sự cố “vạ miệng này” của Yumi Dương còn khiến không ít khán giả bày tỏ thất vọng với đơn vị sản xuất chương trình.


Á hậu Hoàng My: Thảm họa MC đêm chung kết Siêu mẫu Việt Nam 2013


1hoangmyMCmothegioiĐêm chung kết Siêu mẫu Việt Nam 2013, cũng là lần đầu tiên Á hậu Hoàng My đảm nhận vai trò MC trên một chương trình truyền hình trực tiếp.


Thiếu kinh nghiệm, giọng nói ngượng ngạo, khô cứng thiếu truyền cảm đã khiến cho Hoàng My mất điểm trong lòng công chúng. Thậm chí nhiều khán giả còn cho rằng, Hoàng My chỉ nên đứng im như một bình hoa sẽ đẹp hơn là mở miệng ra chào khán giả.


Tuy nhiên, ngay sau đó Hoàng My đã tự nhận ra yếu điểm và không ngừng than trách bản thân. Có lẽ khán giả chê trách việc Hoàng My là thảm họa MC chỉ là một, mà nhắm đến sự thiếu chuyên nghiệp trong cách lựa chọn MC của nhà sản xuất chương trình và nhà đài là mười.


Hoa hậu Jennifer Phạm: “Sử dụng ngôn từ ngây ngô như nói chuyện giữa đường”


Xinh đẹp điều đó không ai có thể phủ nhận được, nên khi Hoa hậu Jennifer Phạm trở thành một người dẫn chương trình có lẽ sẽ mang đến cho các sân khấu một làn gió mới cho khán giả.


4jenniferPhammothegioiNhưng với lối nói chuyện kém duyên, hồn nhiên như đứng giữa đường đã khiến cho Jennifer vấp phải phản ứng ngược của khán giả xem truyền hình, đặc biệt là trong chương trình ca nhạc lớn Duyên dáng Việt Nam 25.


Dù chồng mình có thối mồm nhưng yêu thương mình chân thành thì đó là niềm hạnh phúc lớn nhất rồi” (!), câu nói vô tư của Hoa hậu đã khiến khán giả có mặt tại chương trình không khỏi choáng váng. Nhiều người không thể tin được, câu nói vô duyên đến như vậy lại có thể thốt ra từ một Hoa hậu xinh đẹp như Jennifer Phạm.


Nguyên Vũ: Nhạt nhẽo từ lời nói đến hành động


Là một ca sĩ lấn sân sang lĩnh vực MC chỉ vài năm gần đây, nhưng Nguyên Vũ đã nhanh chóng nổi tiếng nhờ khả năng nói chuyện… vô duyên của mình trong tất cả các gameshow và chương trình do anh dẫn dắt.


2nguyenvumothegioiNói sai, đọc vấp, nói chuyện nhạt nhẽo, chất giọng không truyền cảm là chân dung MC Nguyên Vũ của BNHV. Không dừng lại ở mức đó, những hành động và cử chỉ cố ý mang tính hài hước của Nguyễn Vũ trên sân khấu đôi khi khiến khán giả khó chịu tới mức cho rằng nam ca sĩ này đang làm trò lố.


Kết


Chọn lựa những gương mặt nổi tiếng làm MC là điều mà nhiều nước trên thế giới đã làm. Nhưng thực tế, hầu như tất cả những ngôi sao này đều được đào tạo cẩn thận và để có thể trở thành “thương hiệu” cho chương trình mà họ dẫn dắt.


Ngược lại, ở nước ta, MC là tự phát, những nhân vật được lựa chọn đa phần đều nói như một cái máy dựa trên kịch bản soạn sẵn của Ban biên tập chương trình. Có lẽ cũng chính vì không được trau dồi học hỏi và đào tạo cẩn thận nên rất nhiều MC “ngôi sao” đã vấp phải khó khăn trong quá trình tương tác với sân khấu cũng như khán giả.


Để chuyển qua vai trò người cầm trịch kết nối thí sinh và giám khảo mà lại đứng trước ống kính nữa thì vô cùng khó, bởi thế trên thực trên truyền hình hiện nay, khán giả phải chịu đựng rất nhiều các MC “thảm họa”.


Lấy yếu tố câu khách làm mục tiêu hàng đầu mà không chú trọng tới chất lượng chuyên môn, đôi khi khiến cho nhiều chương trình truyền hình thực tế hút khách bị phản tác dụng như đêmChung kết siêu mẫu 2013 hay The Voice – Giọng hát Việt 2013.


Theo Bạch Dương (Một thế giới)



Điểm mặt những thảm họa MC trên sóng truyền hình

Sunday, November 10, 2013

Báo chí giật gân đi ngược lại đạo đức nghề báo

Trước thực trạng nhiều trang tin, báo mạng đưa tin giật gân, “câu view”, PGS.TS Nguyễn Văn Dững - trưởng khoa báo chí Học viện Báo chí và tuyên truyền - phân tích nguyên nhân sâu xa của tình trạng này và cho rằng việc giật gân, soi mói của báo chí đi ngược lại đạo đức nghề báo.


VN đã có báo “lá cải”


Có ý kiến cho rằng VN chưa có báo “lá cải”, và có cũng bình thường bởi các nước đều vậy. Báo nào cũng có đối tượng độc giả riêng?


Phải nói thẳng VN đã có báo lá cải, có thông tin “lá cải”, vấn đề có thừa nhận không, và không thừa nhận, theo tôi, là chối bỏ thực tế. Đáng buồn là báo chí, suy cho cùng, cũng sống bằng sự đóng góp của người dân, xã hội, nhưng nhiều tờ báo không lo gì cho dân cả, chỉ vì lợi ích bản thân, làm báo chỉ cốt “câu view”, kiếm quảng cáo, kiếm tiền…


Báo chí châu Á nhiều nước không có tình trạng như thế. Như Nhật Bản, nếu liên quan đến người của công chúng, họ có thể khai thác, nhưng có ranh giới rõ ràng giữa quyền của báo chí và khả năng xâm phạm đời tư, nhân phẩm con người.


PGS.TS Nguyễn Văn Dững - Ảnh: Nguyễn Khánh PGS.TS Nguyễn Văn Dững – Ảnh: Nguyễn Khánh[/caption]


Ví dụ việc bác sĩ thẩm mỹ vứt xác bệnh nhân, tôi thấy có báo soi mói, lục bới với văn hóa rất thấp, có thể gây bất hạnh những người vô tội, người đọc cũng rùng mình và như tra tấn công chúng. Phóng viên đến “soi” chuyện vợ con người ta, theo tôi là không được. Ai đó phạm tội, nhưng vợ con người ta, nếu không có tội, không nên vơ vào. Nó có thể ảnh hưởng đến tương lai trẻ em.


Hay vụ chặt đầu người yêu, có báo điện tử treo hình ảnh xác chết của vụ này lên ngay sát tên báo cả tháng trời. Họ có thể nói chúng tôi đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc, đưa thông tin đầy đủ, hay nói thông tin mình không phải “lá cải”… Nhưng đến tận nhà, khai thác nỗi đau tột cùng của người mẹ, có đúng không? Hỏi theo hướng moi móc thông tin, khoét sâu nỗi đau, nỗi bất hạnh của người trong cuộc, báo chí có nhân văn không?


Đã có trường hợp do báo chí nêu mà có người phải tự tử. Báo chí phải giúp xã hội phát triển lành mạnh, chứ không phải bới móc, soi mói để đáp ứng thị hiếu của một bộ phận nhỏ người đọc.


* Theo ông, đâu là nguyên nhân sâu xa của tình trạng báo chí ngày càng chạy theo xu hướng câu view?


Có báo “lá cải”, theo tôi, bởi nhiều lý do. Trong đó, có lý do bản thân tờ báo đó thiếu văn hóa nghề và thừa tính không chuyên nghiệp, không có khả năng được bạn đọc lựa chọn nếu làm báo nghiêm túc. Họ đã xin được cho tờ báo ra đời thì phải tìm mọi cách để “sống”, vơ bèo vạt tép.


Ngoài ra, theo tôi, có lý do cơ quan quản lý “quản” chưa chặt, chưa xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm tôn chỉ mục đích và nguyên tắc tính nhân văn của báo chí. Chúng ta có giám sát, thẩm định thông tin, nhưng thẩm định không xuể, và có thể đã biết, nhưng chưa xử lý, mới nhắc nhở là chính.


Nền báo chí VN nhìn bề ngoài thì rất “oách”. Chúng ta hiện có tới 852 cơ quan báo chí, khoảng 1.500 sản phẩm báo. Báo chí VN, theo tôi, đang có xu hướng ngược báo chí thế giới. Báo thế giới trong quá trình định vị lại vai trò trong cạnh tranh, nhiều báo in phải giải tán. Nhưng VN đầu báo thì lại tăng lên, năm nào cũng tăng. Đây không phải đáng mừng, mà đáng lo. Bởi nhiều báo ra không phải vì đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc, mà tiêu vào tiền thuế của dân, hoặc có mục đích đi “bon chen”, “xin xỏ” để sống. Và khi đã ra rồi, họ phải tìm mọi cách để tồn tại… Đây là nguyên nhân sâu xa.


* Thông tin giật gân dần trở nên bình thường, và nhiều người làm báo không còn thấy đó là “lá cải” nữa. Đây có phải là nguy cơ?


- Tôi cho đó là nguy cơ. Công chúng nào báo chí ấy. Nhiều cái xấu diễn ra nhiều ở VN nhưng không được chấn chỉnh, khiến người ta dần quen, như chuyện cướp hoa, cướp thức ăn ở nhà hàng khuyến mãi, chen lấn, chửi bậy, đánh nhau… Thông tin giật gân dần thành quen. Nhưng báo chí lại có vai trò giáo dục và định hướng xã hội, nên báo chí nếu không chấn chỉnh, không loại trừ sẽ có trách nhiệm với sự lan tỏa hành vi tiêu cực, vi phạm đạo đức xã hội…


Cần siết lại quản lý


* Báo “lá cải” ở VN vẫn có người đọc, vậy cơ chế quản lý nên như thế nào?


- Không phải tất cả mọi nhu cầu đều cần phải đáp ứng. Theo tôi, VN có 852 cơ quan báo chí là quá nhiều. Thông tin trùng lặp, nhiều báo không tự sống được, chứng tỏ người đọc ít, hiệu quả xã hội thấp. Thậm chí nhiều báo là “đồ trang sức” cho một số cơ quan.



Những nhà báo, theo tôi, trước tiên phải là nhà văn hóa. Người làm báo giống người đi chợ, trong tình hình an toàn thực phẩm rất nhiều thứ độc hại thì phải biết lựa chọn “món ăn” cho mình, cho công chúng. Nếu có báo chí “lá cải”, cần xem lại cơ quan chủ quản có “lá cải” không. Đã đến lúc phải xem xét nghiêm túc. Chính không nghiêm túc đã tạo nên xu hướng báo chí “lá cải”. Cần cảnh báo xu hướng “chạy” sinh ra tờ báo với mục đích kinh tế, “kiếm ăn” là chính - PGS.TS Nguyễn Văn Dững.



Nền báo chí VN đang cần tái cơ cấu. Hiện tại, theo tôi trước hết, cần rà soát lại tôn chỉ, mục đích các tờ báo, trang báo mạng, báo nào theo xu hướng giật gân, câu khách nên đóng cửa. Trung Quốc năm 2003 đóng một lúc gần 700 tờ báo.


Quá nhiều tờ báo, trong đó rất nhiều tờ “không sống được” bằng phát hành đang ảnh hưởng đến hình ảnh của báo chí VN. Báo nào cần phải bao cấp thì phải bao cấp đàng hoàng, còn lại phải siết về kinh tế, bản quyền. Cũng nên hạn chế cấp mới giấy phép báo chí. Tạo nền báo chí chuyên nghiệp, có tính văn hóa cao và phản biện tốt sẽ có lợi cho dân.


* Chỉ có thể có môi trường báo chí lành mạnh nếu có biện pháp quản lý hiệu quả?


- Tại giảng đường đại học, chúng tôi đã có học phần về pháp luật và đạo đức báo chí, nêu chuẩn mực, cách ứng xử… Nhưng các em ra ngoài, phải xin việc, có việc phải đáp ứng yêu cầu cơ quan báo chí. Nên theo tôi, nền báo chí thế nào, quan trọng nhất là quản lý. Nếu cơ quan nào vi phạm đạo đức nghề nghiệp, giật gân câu khách, vi phạm chuẩn mực xã hội thì phải bị xử lý nghiêm. Tờ nào như thế chúng ta đều biết, vấn đề là ứng xử thế nào thôi…


Theo CẦM VĂN KÌNH (Tuổi trẻ)



Báo chí giật gân đi ngược lại đạo đức nghề báo

Friday, November 8, 2013

Bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật

Hôm nay, lần đầu tiên chúng ta tổ chức Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam. Ngày 9-11 cũng là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước được ban hành (năm 1946). 

Đây là một dấu mốc lịch sử có ý nghĩa đặc biệt, khi bản Hiến pháp 1946 đánh dấu sự ra đời của một nhà nước độc lập, xây dựng và tổ chức theo hướng nhà nước pháp quyền. Những tư tưởng lập hiến, lập pháp theo hướng đề cao giá trị dân chủ, nhân quyền được xác lập trong Hiến pháp năm 1946 vẫn luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ quá trình hình thành hệ thống pháp luật của nước ta. Và đó cũng là ý nghĩa to lớn được bao hàm trong Ngày Pháp luật Việt Nam.


Những năm gần đây, cùng với đà phát triển của kinh tế – xã hội, sự hội nhập sâu rộng với quốc tế thì tình hình xây dựng, ban hành, phổ biến và thực thi pháp luật của nước ta cũng đang đặt ra những thách thức lớn. Chúng ta đã có một khối lượng văn bản pháp luật khổng lồ, nhưng dường như những thiết chế trong đó vẫn chưa đủ với một xã hội đang phát triển không ngừng. Thế nên, câu chuyện “thừa văn bản, thiếu quy định” vẫn được nhắc đến như một thực trạng buồn. Tình trạng “nợ đọng” văn bản dưới luật đã được chất vấn nhiều lần tại các kỳ họp Quốc hội, nhưng chưa được cải thiện là bao. Khi các thiết chế pháp luật còn thiếu hoặc yếu, hẳn nhiên hiệu quả quản lý xã hội sẽ khó được như mong muốn.


Thời gian qua, dư luận đã tốn nhiều giấy mực xung quanh chuyện xây dựng và ban hành văn bản pháp luật ở ta. Có không ít văn bản quy phạm pháp luật vừa ban hành đã phải hủy vì thiếu tính thực tiễn, khó có thể áp dụng vào cuộc sống. Nhiều dự thảo khi đưa ra lấy ý kiến nhân dân đã vấp phải sự phản ứng vì những định chế mang tính quan liêu, áp đặt do sự thiếu trách nhiệm, thiếu khảo sát trong khâu soạn thảo, điển hình như các quy định về “xe chính chủ”, “ngực lép không được lái xe”, “ghi tên cha mẹ trong CMND”, quy định về điều kiện kinh doanh trứng, thịt tươi sống… Hay có những quy định bị “tụt hậu” với thực tiễn như những quy chuẩn xe đạp điện vừa ban hành mới đây. Văn bản này chỉ được ra đời khi mà thị trường đã tràn ngập xe đạp điện “không quy chuẩn” gây ra nhiều hệ lụy với xã hội. 


Với thực trạng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật như vậy, việc sớm nâng cao toàn diện ý thức pháp luật cho đại đa số nhân dân sẽ gặp không ít khó khăn, chưa nói đến chuyện sẽ phải nhận hệ quả “ngược” là sự “nhờn” luật làm suy giảm tính “thượng tôn” của pháp luật.


Những ngày gần đây, dư luận cũng đang xôn xao xung quanh việc một người dân “được minh oan” sau 10 năm ngồi tù với tội danh “giết người”. Dưới góc độ pháp luật thì đây là sai sót khó có thể chấp nhận trong thực thi pháp luật. Nó cũng cho thấy những khoảng trống không nhỏ trong hệ thống luật pháp, đặc biệt là hoạt động tố tụng…


Việc tổ chức một “Ngày Pháp luật” chỉ mang tính biểu tượng, nhưng sẽ là lời nhắc nhở cho tất cả các ngày còn lại, cho tất cả những người có trách nhiệm xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, và thức tỉnh ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi công dân Việt Nam. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN, tức là mọi công dân phải “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Mọi thiết chế phải bảo đảm: “Thượng tôn” Hiến pháp và pháp luật; phải hướng tới xây dựng niềm tin, thái độ ứng xử phù hợp với quy định của Hiến pháp, pháp luật; đề cao giá trị con người, tạo nên sự bền vững của ý thức pháp luật, của kỷ cương, phép nước; hướng tới xây dựng nền văn hóa pháp lý, xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.


Nữ Quỳnh



Bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật

Saturday, November 2, 2013

Hai nhà báo Pháp bị sát hại tại Mali

Bộ Ngoại giao Pháp ngày 2/11 xác nhận, hai nhà báo nước này làm việc cho Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) đã bị sát hại tại thị trấn Kidal thuộc miền Bắc Mali sau khi bị các tay súng bắt cóc. 


Thông cáo nêu rõ: “Claude Verlon và Ghislaine Dupont, hai nhà báo của RFI, đã thiệt mạng tại Mali. Họ bị các tay súng bắt cóc ở Kidal”. 


Nhà báo Pháp Ghislaine Dupont (trái) và Claude Verlon (Ảnh: Press TV) Nhà báo Pháp Ghislaine Dupont (trái) và Claude Verlon (Ảnh: Press TV)[/caption]


 Đài RFI cho biết Ghisland Dupont 51 tuổi, là nhà báo có kinh nghiệm và là một chuyên gia về châu Phi của đài RFI từ nhiều năm nay; còn Claude Verlon 58 tuổi, là kỹ thuật viên và cũng có nhiều năm lăn lộn tại nhiều vùng đất thuộc lục địa đen. Hai nhà báo bị các tay súng bắt cóc vào 13h00 theo giờ địa phương ngày 2/11 trước cửa nhà của lãnh đạo Phong trào Giải phóng Dân tộc Azawad (MNLA), lực lượng nổi dậy của bộ tộc Touareg, sau khi vừa thực hiện xong cuộc phỏng vấn để chuẩn bị cho một chương trình đặc biệt của đài RFI dự định sẽ được phát sóng vào ngày 7/11 tới. 


Đây là phóng sự thứ hai của hai nhà báo tại thị trấn Kidal, vốn là lãnh địa của bộ tộc Touareg đang bị phiến quân kiểm soát một phần. Trước đó, hồi tháng 7 họ cũng đã đến đây để đưa tin về vòng một cuộc bầu cử tổng thống Mali. 

 

Sau khi có tin hai nhà báo bị sát hại, đài RFI đã thông báo hủy chương trình dự kiến sẽ phát sóng.

Người phát ngôn Bộ Tham mưu quân đội Pháp, Đại tá Gilles Jaron, cho biết sau khi có tin hai nhà báo bị bắt cóc, quân đội Pháp tại Mali đã triển khai ngay lực lượng tìm kiếm nhưng không kịp ngăn chặn vụ sát hại. Thi thể của hai nhà báo đã được tìm thấy hơn một giờ sau đó tại phía Đông, cách thị trấn Kidal khoảng 10km. Tổng thống Pháp Francois Hollande đã bày tỏ phẫn nộ trước vụ sát hại hai nhà báo và có cuộc điện đàm với Tổng thống lâm thời Mali Ibrahim Boubacar Keita  về vụ việc mà ông coi là một “hành động hèn hạ”.


Theo kế hoạch, trong ngày 3/11, ông Hollande sẽ gặp các bộ trưởng liên quan bàn phương hướng phối hợp với các nhà chức trách Mali và lực lượng Liên Hợp Quốc để điều tra vụ việc./.


Theo TTXVN



Hai nhà báo Pháp bị sát hại tại Mali

Kênh ABC xin lỗi vì nói đùa “giết hết người Trung Quốc”

Kênh truyền hình ABC của Mỹ đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi phát sóng một chương trình, trong đó một đứa trẻ vô tình gợi ý “giết hết mọi người ở Trung Quốc”. 


Dù đó chỉ là chương trình hài hước, song lời nói trên đã gây bức xúc cho những nhà hoạt động người Mỹ gốc Châu Á.


Sự cố trên xảy ra trong chương trình với nội dung để trẻ em thảo luận về tin tức được phát sóng tuần trước, khi người dẫn chương trình nổi tiếng Jimmy Kimmel đặt câu hỏi xem nên làm gì để Mỹ giải quyết khoản nợ 1,3 nghìn tỷ USD với Trung Quốc. Một cậu bé đã hô to: “Giết hết tất cả người Trung Quốc.”


Jimmy Kimmel, người dẫn chương trình của kênh ABC, Mỹ. (Ảnh: AFP) Jimmy Kimmel, người dẫn chương trình của kênh ABC, Mỹ. (Ảnh: AFP)[/caption]


Kimmel cười và đáp lại: “Đó là một ý tưởng thú vị,” sau đó hỏi những đứa trẻ còn lại xem chúng nghĩ ra sao và nhận lại được những cái lắc đầu.


Sau khi bị lên án, đài ABC – trực thuộc hãng Walt Disney – cho biết họ đã loại bỏ mục hỏi đáp trên khỏi chương trình kể từ nay.


ABC đưa ra thông cáo chính thức về sự việc: “Chúng tôi xin gửi tới lời xin lỗi chân thành nhất. Chúng tôi sẽ không bao giờ có chủ ý phát sóng những thứ làm xúc phạm cộng đồng người Trung Quốc, châu Á, có gốc gác Trung Quốc hay bất cứ cộng đồng nào. Mục đích của chúng tôi đơn thuần là giải trí.”


Các nhà làm luật gốc Á đã ủng hộ lời xin lỗi của đài ABC song tuyên bố rằng vụ việc trên đã chỉ ra một vấn đề rộng hơn: sự đối xử với người Mỹ gốc Á trên các phương tiện đại chúng.


Đại diện Mike Honda chia sẻ: “Điều quan trọng là việc tất cả – nhất là trẻ em – hiểu rằng những thông điệp thù hận không được sửa chữa là một thứ rất nguy hiểm.” Bản thân ông Mike từng bị giam giữ khi còn bé vào Thế chiến thứ hai do mang gốc gác Nhật Bản.


Một đơn kiến nghị gửi tới trang web của Nhà Trắng – đã thu về tới 69.000 chữ ký trực tuyến tính tới ngày 29/10 – cho biết trẻ em da trắng cần hiểu “đây là thái độ mà phát-xít Đức từng thể hiện với người Do Thái.”


Trong bức thư gửi ABC, Hội đồng người Mỹ gốc Hoa đã yêu cầu ABC lập ra kế hoạch để tránh lặp lại những điều tương tự trong tương lai. Bức thư này cho biết “mục hỏi đáp trên đã cho thấy sai lầm có tính hệ thống của ABC trước việc nhận ra và sửa chữa những nội dung mang tính xúc phạm rõ ràng như vậy.”


Họ cũng tin rằng sự cố trên sẽ ảnh hưởng tới danh tiếng của Mỹ trên trường quốc tế. “Bản chất của sự việc này sẽ làm tổn hại thanh danh, tầm ảnh hưởng của chúng ta trên toàn cầu và de dọa tới vị thế tốt đẹp của Mỹ trên thế giới.”


Theo QUỐC THỊNH (VIETNAM+) 



Kênh ABC xin lỗi vì nói đùa “giết hết người Trung Quốc”