Sunday, June 30, 2013

tet

Wednesday, June 26, 2013

Phóng viên cưỡi cổ nạn nhân lũ lụt bị sa thải

Một phóng viên truyền hình Ấn Độ, bị chỉ trích vì đưa tin về cơn lũ lụt gây chết người ở miền bắc nước này khi đang ngồi trên vai một nạn nhân, vừa bị cho thôi việc. 


“Điều anh ta đã làm là rất vô nhân đạo. Anh không thể cưỡi lên lưng ai đó để tường thuật một câu chuyện. Chúng tôi đã đuổi việc anh ta vào ngày thứ ba (25/6)”, AFPdẫn lời Nishant Chaturvedi, lãnh đạo kênh truyền hình News Express nói.


 http://youtu.be/N2wYyBUB4Wk


Phóng viên Narayan Pargaien, người đưa tin về vụ lũ quét và lở đất ở bang Uttarakhand, đã gây phẫn nộ sau khi đoạn video lan truyền trên mạng. Trong đoạn video này, Pargaien được ghi hình khi đang ngồi lên vai một người dân địa phương.


 Phóng viên cho rằng người sống sót này đã nâng anh trên vai như một cách thể hiện sự kính trọng. Tuy nhiên, Chaturvedi cho biết kênh đã không phát đoạn clip vì họ thấy nó “rất phản cảm”. “Anh ta gửi đoạn clip cho chúng tôi. Chúng tôi sốc khi nhìn thấy anh ta ngồi lên người đàn ông tội nghiệp. Bạn phải là một phần của nhân dân chứ không phải cưỡi lên họ”, ông nói.


 Chaturvedi cũng cho biết kênh truyền hình đang điều tra xem ai đã đăng tải đoạn video lên YouTube, mặc dù phóng viên cáo buộc chính người quay phim đã đăng nó. 


Pargaien đã được triệu tập đến văn phòng kênh để giải thích về câu chuyện và điều khiến anh làm vậy. “Anh ta nói anh nghĩ có thể làm điều này. Nhưng như thế nghĩa là anh ta đã không sử dụng óc phán xét cơ bản của mình với tư cách một con người”, Chaturvedi cho hay.


 Khoảng 1.000 người đã thiệt mạng do lũ quét và lở đất do mưa lớn ở bang Uttarakhand, nơi nhiều người biết đến là “Vùng đất Thánh”, với các đến thờ đạo Hindu. 


Trực thăng và lính cứu hộ đã sơ tán hàng chục nghìn người, nhưng vẫn còn vài nghìn người hồi hương và khách du lịch bị mắc kẹt khắp cả bang kể từ khi mưa trút xuống hôm 15/6.


 


Trọng Giáp (Vnexpress)



Phóng viên cưỡi cổ nạn nhân lũ lụt bị sa thải

Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình bị đình chỉ công tác

(Dân trí) – Do không thực hiện tròn nhiệm vụ được giao trong việc phát tin về dự báo và thông tin phòng chống ảnh hưởng cơn bão số 2 vừa qua, Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Thái Bình đã bị UBND tỉnh ra Quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày.


 Nguồn tin từ UBND tỉnh Thái Bình cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Phạm Văn Sinh vừa ký Quyết định số 1297/QĐ-UBND về việc tạm đình chỉ công tác đối với Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Thái Bình Vũ Anh Thao để làm rõ việc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ phát thông tin phòng chống lụt bão.


 


Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Thái Bình Vũ Anh Thao

Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Thái Bình Vũ Anh Thao


Theo nguồn tin PV Dân trí vừa cập nhật, nguyên nhân vụ việc là do từ ngày 19 đến 21/6, thời tiết trên địa bàn tỉnh Thái Bình xuất hiện mưa gió, dấu hiệu đổ bộ của cơn bão số 2 từ biển Đông vào, địa bàn tỉnh này bị ảnh hưởng bởi mưa bão mà ông Thao lại đi tham dự, tổ chức phát động các cuộc thi về báo chí tỉnh nhà tổ chức.


 Việc sao nhãng nhiệm vụ đưa tin liên tục trên sóng Đài địa phương trong các bản tin thời sự cũng như chuyên đề là nguyên nhân chính của việc ông Thao phải nhận án kỷ luật 15 ngày, tính từ 17 giờ chiều 23/6.


 Cùng việc ra quyết định tạm đình chỉ ông Thao, Chủ tịch tỉnh Thái Bình cũng đã ký Quyết định số 1298/QĐ-UBND về việc giao Phó Giám đốc Đài PT-TH tỉnh Thái Bình Vũ Văn Nghiêm đảm nhận trách nhiệm Uỷ viên Ban Phòng chống lụt bão thay cương vị ông Thao trong thời gian ông này bị đình chỉ công tác.


Trước đó, trong Quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh Thái Bình ngày 13/2/2013, ông Thao được UBND giao trách nhiệm Uỷ viên thuộc tiểu ban Tiền phương, trực tiếp phụ trách công tác thông tin tuyên truyền.


 Được biết, việc thực hiện các nhiệm vụ công tác phòng chống bão số 2 vừa qua được lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Bình đặc biệt quan tâm vì là vùng đất truyền thống về nông nghiệp của “quê hương năm tấn”. Ngay khi tiếp nhận ảnh hưởng cơn bão số 2, hầu hết lãnh đạo tỉnh và các ban ngành liên quan của tỉnh Thái Bình đều thực hiện nhiệm vụ, công việc thường trực, sắp xếp phân công thực hiện công tác tuyên truyền phòng chống lụt bão.


 Với sự lơ là, có phần chủ quan của lãnh đạo thủ trưởng đơn vị, ông Thao đã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sản xuất, phát tin dự báo thời tiết khá thưa thớt, không đáp ứng được yêu cầu đề ra của tỉnh về thông tin cập nhật tình hình diễn tiến về sức ảnh hưởng của cơn bão số 2 trên địa bàn tỉnh.


 Ngay sau khi nhận quyết định tạm đình chỉ công tác, ông Thao sẽ phải thực hiện các công tác giải trình với lãnh đạo cấp trên để UBND tỉnh họp bàn xem xét mức độ ký luật theo qui định.


 Dân trí sẽ tiếp tục thông tin


 


Quốc Đô (Dân trí)


 


Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Bình bị đình chỉ công tác

Tuesday, June 25, 2013

Cảm hứng cho doanh nhân Việt

(HNM) – Một tin rất vui với giới doanh nhân nói riêng và dư luận nói chung trong ngày 25-6 khi hình ảnh và tên tuổi của một doanh nhân Việt Nam là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, được hiện diện trên trang bìa Tạp chí Forbes nổi tiếng thế giới, phiên bản tiếng Việt đầu tiên, phát hành cùng ngày. Có thể nói, xuất hiện trên bìa báo là chuyện bình thường, nhưng xuất hiện với tư cách là doanh nhân Việt Nam đầu tiên trong danh sách tỷ phú thế giới là điều đặc biệt.

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới liên tục xấu đi, ở trong nước người ta nghe nhiều đến chuyện doanh nghiệp phá sản, giải thể thì việc một doanh nhân được một tạp chí kinh tế hàng đầu thế giới tôn vinh chắc chắn sẽ là cảm hứng tốt cho giới doanh nhân. Thực tế những năm gần đây, đã có không ít doanh nhân Việt Nam được nhắc tên trong các bảng xếp hạng của các tổ chức uy tín trên toàn cầu. Năm 2011, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được nhật báo tài chính hàng đầu thế giới Wall Street Journal bình chọn là một trong 29 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á. Năm 2012, cũng Tạp chí Forbes đã bình chọn bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất ở Châu Á… Những cái tên ấy đang đại diện cho hàng triệu doanh nhân có tầm nhìn, tư duy đổi mới, sẵn sàng dấn thân, sáng tạo và linh hoạt trong lãnh đạo doanh nghiệp đi đến thành công.


Với chủ trương mở cửa hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, những năm qua Đảng và Nhà nước đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi về chính sách, sự ưu đãi cho các doanh nghiệp, doanh nhân làm giàu chân chính, từ đó đóng góp cho lợi ích, sự phát triển của đất nước. Và ngược lại, những doanh nhân có tâm, có tầm luôn mang khát vọng vươn xa hơn, họ biết tận dụng những lợi thế để đưa doanh nghiệp mình “ra biển lớn”, không chỉ vì lợi ích của doanh nghiệp mà còn cả vì lợi ích của quốc gia, dân tộc.


Cần khẳng định là, trong tình hình kinh tế khủng hoảng như hiện nay thì chỉ những doanh nhân có “tinh thần thép” mới trụ vững được. Chính vì thế mà trong lúc xã hội vẫn còn tồn tại nhiều đối tượng làm ăn chớt chát, thói chộp giật đâu đó vẫn còn, thì sự thành công của những doanh nghiệp, doanh nhân chân chính càng khẳng định sức vươn mãnh liệt của họ. Sự vận động và phát triển của đời sống, kinh tế và xã hội luôn đòi hỏi mỗi doanh nhân cố gắng không ngừng nếu không muốn bị loại bỏ. Ai đó nói rằng thị trường là chiến trường, thì trong bối cảnh hội nhập đây là trận tuyến toàn cầu, tuy không tiếng súng nhưng vô cùng khốc liệt. Trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với nhiều thách thức, thì những thành công của doanh nhân càng có ý nghĩa.


Doanh nhân Phạm Nhật Vượng chia sẻ: “Tôi không quan trọng mình có bao nhiêu tài sản, mà quan trọng làm sao làm cho đẹp, góp phần thay đổi bộ mặt đất nước mình một chút”. Để một quốc gia có dấu ấn trong nền kinh tế toàn cầu hóa, hơn bao giờ hết chắc chắn phải bắt đầu từ những doanh nhân khởi nghiệp thành công. Dĩ nhiên, ở Việt Nam, khởi nghiệp thành công không chỉ có những tên tuổi được vinh danh trên trường quốc tế, mà còn có rất nhiều, rất nhiều các doanh nhân thành công ở trong nước. Nhưng dù là ai, ở đâu, họ vẫn có một điểm chung là tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, là hoài bão về sự đóng góp cho một dân tộc hùng cường. Đó là sự thể hiện của tinh thần dũng – trí – nghĩa, tinh thần khởi nghiệp chân chính, mong ước tạo dựng cộng đồng kinh doanh Việt Nam lớn mạnh, sẵn sàng đương đầu trong cuộc cạnh tranh gay gắt của thời kỳ toàn cầu hóa…


 


Tuấn Kiệt



Cảm hứng cho doanh nhân Việt

Saturday, June 22, 2013

Truyền thông “tiếp lửa” để showbiz Việt làm “vẩn đục” văn hóa đọc

Giới showbiz đang là tâm điểm khai thác triệt để của một bộ phận truyền thông. Trang phục hở hang, hôn nhân tan vỡ và khoe hàng hiệu, tài sản… chưa kể đến những phát ngôn theo kiểu hồn nhiên “nói lấy được”… đã làm vẩn đục văn hóa đọc trên các phương tiện thông tin.


baomang Nóng con mắt người đọc


Cách đây không lâu, người đọc đã hết sức khó chịu vì những dòng chữ trong một bài báo: Nếu sách khiêu dâm đã vực dậy ngành sách in ở Anh thì chỉ có sắc đẹp, thân thể ngọc ngà của Ngọc Trinh mới vực dậy ngành du lịch Việt Nam đang suy sụp.

Bài báo nêu những số liệu để chứng minh ngành du lịch nước nhà đang trên đà sụt giảm nghiêm trọng lượng du khách quốc tế và đã đưa ra nhận định: Chỉ có Ngọc Trinh – nữ thần tình yêu và dục vọng với thân hình vô cùng gợi cảm mới có thể kích thích ngành du lịch Việt tăng trưởng trở lại… Đặc biệt, Ngọc Trinh có sức quyến rũ khó cưỡng đối với đàn ông. Sự ngây thơ, mong manh dễ vỡ của Ngọc Trinh đã mê hoặc, quyến rũ bất kỳ người đàn ông nào, từ những chàng trai Châu Á thư sinh đến những người Châu Phi, Châu Mỹ lực lưỡng với cơ bắp cuồn cuộn…, đều ao ước được quỳ mọp xuống, cúi đầu sát chân nàng…


Bài báo này lập tức được nhân rộng trên mạng xã hội. Hàng nghìn người phản hồi, hầu hết là bày tỏ sự bất bình, không chỉ lên tiếng “tổng xỉ vả” nhân vật trong bài viết và kể cả tác giả. Cái lợi đầu tiên mà tờ báo mạng này đạt được là lượng người truy cập tăng chóng mặt, không cần biết bài báo đó “được gì, mất gì” với người đọc. Có bạn đọc đã hỏi: Vì sao một bài báo viết như thế vẫn được xuất bản tại một tờ báo được cấp phép? Để “cứu” ngành du lịch nước nhà chẳng lẽ lại chỉ trông chờ vào thân thể của một cô gái?


Trong giới showbiz Việt, có lẽ Ngọc Trinh là người xuất hiện trên các phương tiện thông tin và mạng xã hội với tần suất dày đặc nhất nhì. Ngọc Trinh cũng đã không ngần ngại giấu giếm điểm “xuất phát” của mình. “Không ai chọn cửa để sinh”, bộc bạch về nguồn gốc, tuổi thơ bất hạnh của mình, hẳn Ngọc Trinh không bao giờ nghĩ rằng quá khứ đau buồn của mình lại là đề tài khai thác không bao giờ “cạn nguồn” của giới truyền thông. Chia sẻ, cảm thông thì ít mà “bới móc” lại là nhiều. Ngọc Trinh đã “chết” với biệt danh (cũng từ truyền thông mà ra) là “óc ngắn chân dài”.


Người mẫu Thái Nhã Vân chụp ảnh nude, được đăng “nguyên bản” trên mặt báo mạng. Người mẫu Chung Thục Quyên mặc váy để hớ hênh vòng một tại buổi ra mắt cửa hàng thời trang, những tấm ảnh đó được đăng trên phương tiện thông tin “được cấp phép”, hàng triệu người… biết đến. Nó có sức hút ma lực với cậu trai ở tuổi đang chập chững làm người lớn. Chỉ cần vào Google gõ tên “người đẹp” là hiện lên hàng chục bài viết với tít tựa giật gân câu khách. Mới chỉ một Mr. Đàm tiết lộ “đêm đầu tiên…”, thế là lại xuất hiện thêm một dòng tít: Thủy Tiên – 9 tuổi đã bị “đau đớn”. Đọc cả bài mới biết đau đớn đó là vì… mất cha. Nhưng “thủ pháp” chơi chữ trong dấu ngoặc kép đánh thức trí tò mò người đọc. Diễn viên Mai Mai không mặc “áo ngực” cũng lên báo. Người đẹp nổi tiếng không dùng chiêu scandal để đánh bóng tên tuổi như Tăng Thanh Hà, không biết do vô tình hay hữu ý, hớ hênh để lộ ngực cũng xuất hiện một seri ảnh dưới nhiều góc độ…


Không chỉ có ảnh nóng, phát ngôn gây shock, chuyện đời tư, hôn nhân của giới showbiz cũng được khai thác triệt để. Vừa cưới nhau, các cặp đôi thi nhau nói những “lời vàng ý ngọc” rằng trên đời này chỉ có mình là hạnh phúc. Vài năm sau, lại chính cặp đôi đó thi nhau “tố” trên mặt báo, khóc lóc, thở than. Chỉ tội những đứa con họ. Lớn lên đọc được những bài báo viết về những cuộc khẩu chiến của cha mẹ… hẳn sẽ buồn nhiều hơn vui.




Đề nghị của nhạc sĩ Quốc Trung với truyền thông trên Facebook.

Thảm họa


Người đẹp này nổi tiếng nhờ tạo scandal, người đẹp khác cũng không muốn kém cạnh, họ tung đủ chiêu, cộng với sự săn lùng ráo riết của những tay máy, cây bút… đã tạo nên những đề tài rất hút một bộ phận người đọc. Tràn ngập trên nhiều phương tiện truyền thông là thông tin về giới showbiz Việt với những chiêu trò… Họ chỉ cần dư luận biết mặt, biết tên, không màng đến nhân cách và hình ảnh của mình dạt đến bến bờ nào của dòng sông dư luận.


Mấy cô bé choai choai mới lớn, thấy việc tạo scandal của giới showbiz cũng hay hay, thế là cũng chụp ảnh nude để giữ làm kỷ niệm. Không ít cô gái đã chấm dứt cả tương lai tươi đẹp vì sự học đòi việc khoe cơ thể của các người đẹp có tiếng, vì không chịu nổi áp lực của xã hội dư luận, họ không đủ “độ lì” khi bị dư luận “ném đá”. Chỉ vì những tấm ảnh nude kỷ niệm, có cô gái ở tuổi vị thành niên đã trở thành nô lệ tình dục. Người lớn đã hốt hoảng khi thấy trên đường một kiểu tóc dị hợm “bờm ngựa” được coi là mốt  nhuộm đến 3-4 màu xen kẽ. 


Người đi đường bao phen nóng mắt, vội nhìn đi nơi khác khi trước mặt là một cô gái mặc chiếc quần cạp quá trễ đến mức không thể trễ hơn được nữa. Một tai nạn thương tâm vừa mới xảy ra ở TPHCM vì một trò đùa. Hai chàng trai đuổi vội đến cô gái đang chạy xe máy phía trước. Điếu thuốc lá đang cháy dở được thả ngay vào khoảng trống phía sau phần cạp quá trễ. Cô gái hoàng hốt buông tay lái… Trên diễn đàn “chiasetinhthuong” đã có chủ đề “nói không với quần cạp trễ”. Trang web Tập đoàn Tuệ Linh đã chỉ ra những “tai hại” không ngờ khi mặc quần trễ cạp…


Văn hóa trang phục, văn hóa phát ngôn của giới showbiz được truyền thông “tiếp lửa” ít nhiều đã và đang làm vẩn đục văn hóa đọc.


 

Hoa Hạ (Báo Lao Động)


Truyền thông “tiếp lửa” để showbiz Việt làm “vẩn đục” văn hóa đọc

Huỳnh Dũng Nhân: Nếu là Nhà báo, thì hãy viết đi!

Dù đã chuyển sang làm công tác quản lý nhưng cây viết phóng sự xã hội tiếng tăm một thời Huỳnh Dũng Nhân (nay là Tổng biên tập tạp chí Nghề báo) vẫn còn đó nhiều trăn trở với lứa đàn em. Không chỉ là việc phải “truyền lửa” nghề, truyền đam mê cho các thế hệ trẻ mà anh còn đau đáu về một tờ báo chỉ chuyên… phóng sự.
Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.



Phóng viên Vietnam+ đã có cuộc mạn đàm với người đàn ông “nặng nghiệp” ấy, để rồi từ thế người khai thác thông tin vô tình lại được chính nhân vật “khai mở” đôi góc cảm xúc về nghề vốn ít nhiều bị lãng quên bấy lâu.

Quyền lực ông “chủ vườn”


- Đã lâu rồi làng báo nước nhà không có dịp được chứng kiến những “ngôi sao” phóng sự thật nổi bật và có sức viết, sức đi dẻo dai như Xuân Ba, Huỳnh Dũng Nhân, Đỗ Doãn Hoàng một thời… oanh liệt. Thậm chí, ở sáu mùa Giải Báo chí Quốc gia qua đi rồi vẫn chỉ là những “gương mặt thân quen.” Anh nghĩ sao về thực tế buồn này?


Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Tôi nghĩ, những cây bút như bạn vừa nói do được sinh ra vào thời kỳ xã hội sôi động và có nhiều vấn đề nóng nên mới có nhiều phóng sự hay.


Nhiều năm qua, Giải Báo chí Quốc gia vì có những tiêu chí riêng mà nhiều cây viết phóng sự khó vươn tới nên hầu như không phát hiện ra những gương mặt mới.


Cũng có thể vì cấp quản lý ở nhiều tòa soạn họ không quan tâm đến việc tuyển chọn các tác phẩm phóng sự tham gia giải báo chí. Thậm chí, ngay bản thân các cây viết cũng “ngại” trước những… tiêu chí hơi vĩ mô của ban tổ chức nên không hào hứng.

- Phải chăng chính vì tiêu chí vĩ mô như ông vừa nói đã vô tình gạt đi những cây bút phóng sự mới?


Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân:
 Không phải vì tiêu chí mà trước tiên cần tính đến việc thể loại này đã được các báo quan tâm chưa. Ông tổng biên tập giống như một chủ vườn, có trái “ngon” trong vườn ông phải tuyển chọn lên. Nếu ông không gửi lên thì Giải Báo chí Quốc gia làm sao biết được.


Thứ hai, do cách chấm của hội đồng giải vẫn theo tôn chỉ mục đích, thiên vào ý nghĩa, vào cái vĩ mô nên những phóng sự đời thường, gai góc được nhiều người đọc thích lại hầu như không có cơ hội lọt vào đây.


Cho nên, những cây viết phóng sự “một thời oanh liệt” như bạn nói chỉ có thể được khai phá nếu tổ chức một giải phóng sự riêng. Lúc đấy người ta sẽ quan tâm đến tay nghề, đến lao động phóng viên, việc thể hiện bản lĩnh, thể hiện ngòi bút, phong cách và chất riêng của phóng sự.



Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đi thăm thương binh ở Long Hải (Nguồn ảnh: Nhân vật cung cấp)

Thời thế tạo anh hùng

- Nhưng tôi vẫn trăn trở một điều, nhiều năm rồi làng phóng sự không thể xuất hiện những gương mặt mới có sức viết bền và hấp dẫn như ông hay các bậc tiền bối một thời…


Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân:
 Theo tôi tài năng của các cây bút phóng sự bây giờ không thiếu, nhưng xét ở góc độ nổi bật, trội hẳn lên thì hơi ít.


Thời phóng sự xã hội như anh Xuân Ba, như tôi hay Đỗ Doãn Hoàng… mang phong cách, dấu ấn cá nhân và mang chất văn hơi nhiều, sức đi lớn và tờ báo đủ chỗ tải được. Dường như thời ấy đã qua rồi.


Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng phóng sự điều tra hiện vẫn rất xuất sắc và mạnh mẽ, đạt hiệu ứng xã hội cao. Phóng sự xã hội không được Giải Báo chí Quốc gia nhưng phóng sự điều tra vẫn có thể “chen chân” vào được. Vì đó là những phóng sự rất công phu. Bạn biết rồi đấy, làm báo đã cực, đã nguy hiểm một thì người làm phóng sự điều tra còn cực và nguy hiểm gấp bội lần.


Còn thực tế như bạn nói cũng do “thời thế tạo anh hùng.” Nếu người quản lý tạo điều kiện, chăm sóc, bồi dưỡng, đào tạo và tạo sân chơi, chắc chắn sẽ có những cây viết phóng sự tốt.


Chỉ có điều, nếu đưa phóng sự về mà ông tổng biên tập không đăng, gọt hết, bảo cái này không đúng, cái kia không được, cái này là văn chương chứ không phải báo chí, mang phong cách cá nhân quá… thì chẳng thể còn phóng sự nào ra hồn. Vì ông “vặt hết cả lông cả cánh” của bài phóng sự đi rồi, chỉ chăm chăm “gọt chân cho vừa giày.”


Cứ với cách của “những cây kéo vàng” như thế thì không ai dám “múa” bút nữa, không ai đủ sức đi đánh đổi hàng tháng trời để lấy một bài báo cho mãn nguyện.


Theo tôi, nếu người quản lý mà tạo điều kiện thì vẫn còn những cây bút cống hiến được nhiều cho phóng sự.

- Tức là theo ý ông, thực tế các nhà quản lý đang triệt tiêu đi tính cá nhân của các cây bút phóng sự?


Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân:
 Nói hạn chế thôi chứ đừng nói triệt tiêu. Vì có một số người họ muốn an toàn, có một số chưa hiểu hết thể loại phóng sự, thậm chí họ không đủ can đảm để chịu áp lực về hậu phóng sự điều tra.


Bởi một bài điều tra xong có thể sẽ để lại nhiều rắc rối như kiện tụng, đấu đá, phê bình, đấu tranh bảo vệ quyền lợi phóng viên, bao năm trời mới thắng được một vụ điều tra nên có những vị không muốn. Từ đó cũng khó tạo được điều kiện cho phóng viên đi làm.


Thêm vào đó, người viết phóng sự nói chung và điều tra nói riêng luôn muốn tự khẳng định dấu ấn cá nhân, trong khi những tờ báo hơi hiền lành, “tròn trịa” thì không thích như thế nên họ cũng “triệt tiêu” như bạn vừa nói, nhưng ở đây là triệt tiêu phong cách chứ không đến nỗi triệt tiêu toàn bộ thể loại.


Tôi lấy ví dụ như thời của anh Xuân Ba, anh ấy được đi viết rất nhiều, được tung tẩy đi dài ngày, được chi tiền đầy đủ cho chuyến đi, tạo điều kiện đăng bài, nếu gặp chuyện còn được ban biên tập đứng ra bảo vệ. Gặp chuyện vẫn được đi tiếp chứ không bị ngăn cản. Nếu như thế phóng viên mới làm được.

- Nhưng ở báo điện tử như chúng tôi, bản thân phóng viên phải chịu rất nhiều áp lực về thời gian, không thể cứ tung tẩy đi như các anh rồi bỏ trang không có gì cho bạn đọc…

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: Theo tôi, chính những cây bút điện tử lại có thế mạnh riêng của là phải nhanh, phải ngắn, phải cuồn cuộn thông tin… nên phóng viên có thể viết rất khỏe do có nhiều “đất.” Nhưng để có những phóng sự để đời thì có lẽ là ít.


Viết khỏe là tốt, nhưng nhiều khi viết khỏe cũng là vì công việc lôi cuốn, thôi thúc nên có thể không kiểm soát hết được.


Nhưng đúng là phải thêm một chút lắng đọng, sâu sắc, thêm chút đau đời để bài viết đọng lại lâu dài trong lòng người đọc thì vẫn hay hơn là viết khỏe, viết ào ào.


Là nhà báo thì hãy viết đi!


- Ông có chia sẻ việc ngày nay các tòa soạn ít tạo điều kiện cho các phóng viên chuyên mảng phóng sự. Vậy theo ông công tác tìm kiếm, đào tạo, bồi dưỡng những cây viết phóng sự ở các tòa soạn hiện nay có không?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: 
Theo tôi là có. Thực tế, nhiều tòa soạn vẫn đi săn những cây bút giỏi về tòa soạn. Bằng chứng là mỗi tờ báo mới thành lập hay đổi mới nhân sự đều gọi những “chân sút” giỏi về đầu quân. Trên lĩnh vực báo chí, các nhà quản lý vẫn quan tâm đến việc “săn đầu người” lắm.


Nhưng còn đào tạo thì ai đào tạo bây giờ? Cây bút phóng sự muốn đào tạo thì nên quan tâm ngay từ trong trường đại học. Theo tôi, các em sinh viên đầy tố chất để trở thành những cây bút phóng sự. Vì bản thân tôi tham gia giảng dạy bộ môn phóng sự hơn chục năm, qua những bài tập hay những đợt thực tế tôi biết một lớp 50 em thì phải 10 em viết được phóng sự “ngon lành.”


Những người đạt, ngoài việc cần được truyền “lửa nghề”, lửa đam mê phóng sự và truyền tay nghề thì cũng cần hướng cho họ đất dụng võ.


Đào tạo phải kết nối với khâu bồi dưỡng như câu hỏi của bạn. Ở đây bồi dưỡng là nhiệm vụ của các tòa báo. Tôi tìm được một cây bút có hơi hướng phóng sự là tôi cho đi với các cây bút gạo cội, tung họ vào điểm nóng. Ít nhất tôi tôn trọng phong cách của họ thì họ sẽ tự tin và viết tốt.


Việc này cũng khó trách ai được mà phải tùy từng tờ báo và tùy từng người viết.


- Nếu để chia sẻ một điều tâm huyết từ mấy chục năm trải nghiệm và lăn lộn trong nghề với các nhà báo trẻ, anh có thể nói gì?

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân:
 Đừng bỏ phí thời gian trong lúc mình vẫn sung sức, còn có thể đi nhiều, viết khỏe. Viết đi, hãy viết cho chính mình, viết cho những cái hay, cái tốt trong xã hội!


Tôi nhớ một câu nói rất hay của ai đó, là họa sỹ thì hãy vẽ đi. Còn tôi, tôi muốn nói với những cây bút, phóng viên trẻ, là nhà báo thì hãy viết đi!

- Vâng, trân trọng cảm ơn những chia sẻ của anh!



ChiLê (Vietnam+)


Huỳnh Dũng Nhân: Nếu là Nhà báo, thì hãy viết đi!

Giải thưởng cho Báo điện tử: Sân chơi còn bỏ ngỏ

Một trong những điểm mới nổi bật nhất của Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII-năm 2012 là việc báo điện tử được đứng độc lập ở một hạng mục riêng trong cơ cấu giải. 

“Điều này thêm một lần nữa đã góp phần khẳng định vai trò, vị trí của báo mạng trong đời sống báo chí đương đại; tạo ra sân chơi riêng, động viên và khích lệ tinh thần những người làm báo điện tử,” nhà báo Cấn Mạnh Cường (Chi hội Nhà báo Báo Dân trí), tác giả loạt bài phỏng vấn về “Bỏ phiếu tín nhiệm” (đoạt giải C ở hạng mục “Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận”-Loại hình Báo Điện tử) cho biết.


Tuy nhiên, vẫn còn đôi điều bỏ ngỏ, tiếc nuối khi mới chỉ có hai loại giải (giải “Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận” và giải “Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép”) được trao cho báo điện tử. Bởi lẽ, báo mạng có hình thức thể hiện rất phong phú. Nó vừa là một loại hình báo chí thứ tư sau báo in, báo nói, báo hình vừa là loại hình báo chí tích hợp cả ba loại hình kia.


Đeo bám đề tài

Trong mùa giải thứ VII của Giải Báo chí Quốc gia, 11 giải thưởng (trong tổng số 117 giải) đã được trao cho loại hình báo điện tử. 


Những loạt tin, bài phản ánh, phỏng vấn, phóng sự… này là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc, đầu tư nhiều tâm huyết, sức lực và trí tuệ của các cây bút. Cây bút Hoàng Thảo Lê (Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân), tác giả của loạt bài “Nguy cơ gấu mất nhà” chia sẻ, chị đã phải mất khoảng một năm rưỡi để theo đuổi đề tài này.


“Đó là vụ việc tôi theo đuổi lâu nhất trong tất cả những bài điều tra từ trước đến nay tôi đã thực hiện. Tôi lên thăm Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) từ năm 2008, khi nó mới chỉ là một trạm cách ly với khoảng 20 con gấu được cứu hộ. Từ đó, đối với các hoạt động của Trung tâm (như việc hoàn thành khu nhà gấu con, xây hệ thống xử lý nước thải…), tôi đều theo sát,” chị cho biết. 


Hồi tưởng lại hành trình đeo bám đề tài, nữ tác giả chia sẻ: “Bất ngờ, vào tháng 9/2011, khi đã có khoảng gần 100 con gấu sống trong hai khu bán hoang dã của Trung tâm (khu thứ ba đang xây dựng dang dở) thì Giám đốc Vườn Quốc gia Tam Đảo khi đó đã ra quyết định tạm dừng việc xây dựng. Câu hỏi đặt ra là, tại sao giám đốc một Vườn Quốc gia dưới quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lại ra quyết định tạm dừng xây dựng một dự án mà Bộ đã phê duyệt dưới sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ?”


“Điều phi lý này đã ám ảnh, thôi thúc tôi khám phá vụ việc và đưa lên báo Nhân Dân điện tử hai bài đầu tiên từ tháng 4/2012,” tác giả chia sẻ.


Theo lời kể của chị, sau đó, vụ việc tiếp tục diễn biến phức tạp dần lên và chị đã tiếp tục thực hiện thêm ba bài viết nữa vào tháng 11/2012.  Đến tháng 1/2013, vụ việc mới kết thúc sau khi có kết luận chính thức của Thủ tướng Chính phủ. Vào tháng 5/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết định cách chức đối với Giám đốc Vườn Quốc gia Tam Đảo, kết thúc việc đeo đuổi vụ việc trong suốt một năm rưỡi,” tác giả chia sẻ.



Báo điện tử được tách thành hạng mục trao giải riêng tại Giải Báo chí Quốc gia 2012 (Ảnh: TTXVN)

Báo điện tử được tách thành hạng mục trao giải riêng tại Giải Báo chí Quốc gia 2012 (Ảnh: TTXVN)



Theo đánh giá của ông Hà Minh Huệ (Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam), những tác phẩm báo điện tử được giải lần này đã thể hiện đúng, nhanh nhạy và có sức cuốn hút về những vấn đề thời sự, chính trị, xã hội được dư luận hết sức quan tâm như: Vấn đề tăng viện phí (chùm 5 bài “Tăng viện phí-Những góc nhìn đa chiều” của tác giả Cao Thùy Giang, Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam), vấn đề truyền thông xã hội (tác phẩm “Truyền thông xã hội-Vắcxin hay thuốc nổ” của tác giả Bông Mai (Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân Dân)…

Hướng tới sự hoàn thiện


Việc báo điện tử được tách ra thành hạng mục riêng trong cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII-năm 2012 đã cho thấy, loại hình báo điện tử đã có một chỗ đứng riêng và những người làm báo điện tử cũng có thêm một “sân chơi” mới, một “mảnh đất” riêng để hoạt động.


Với lợi thế rất lớn về khả năng hội tụ truyền thông-xu hướng của báo chí hiện đại (hội tụ về công nghệ, phương thức tổ chức sản xuất…), báo điện tử đang ngày càng khẳng định rõ vai trò, vị trí cũng như sức ảnh hưởng, lan tỏa của mình trong đời sống xã hội. 


“Bởi vậy, việc có giải riêng cho báo điện tử trong cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII-năm 2012 là điều rất hợp lý. Với sự hỗ trợ của công nghệ, hiện tại, báo điện tử đang phát triển với một tốc độ rất nhanh và tôi tin rằng, trong tương lai, loại hình báo chí này sẽ còn tiếp tục cho thấy những cuộc ‘bùng nổ’ hơn nữa,” nhà báo Cấn Mạnh Cường nhận định.


Sức mạnh của báo điện tử được hội tụ từ nội dung thông tin viết, ảnh, clip… nhưng ở mùa giải này, ảnh và clip chưa có cơ hội được trao những giải thưởng riêng trong cơ cấu giải thưởng.


“Ảnh và clip trên báo điện tử có sức mạnh đặc biệt. Đối với các sự kiện nóng, thời sự như vỡ đập thủy điện ở Gia Lai hay cụ cháy cây xăng quân đội ở Trần Hưng Đạo (Hà Nội) vừa qua…, ảnh và clip tác động đến trực quan công chúng với tốt hơn so với các bài phản ánh, tường thuật rất nhiều,” nhà báo Cấn Mạnh Cường phân tích.


Xuất phát từ lý do đó, “nên chăng, trong những mùa giải sau, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia nên có giải thưởng dành cho giải cho ảnh, video clip trên báo điện tử,” nhà báo này bày tỏ.


Đồng quan điểm với nhà báo Cấn Mạnh Cường, nhà báo Lê Thị Hồng Vân (Liên chi hội Nhà báo Báo Nhân dân) cũng cho rằng: “Một loại hình đa phương tiện như báo điện tử có rất nhiều cách thức thể hiện khác nhau. Một tác phẩm báo điện tử không chỉ đơn thuần là bài viết mà còn có sự kết hợp với video clip, ảnh để truyền tải nội dung thông tin. Nếu những tác phẩm này không được tham gia dự thi, hoặc khi dự thi sẽ phải cắt bớt những phần không thuộc hạng mục trao giải nào thì sẽ không phản ánh được đúng những thế mạnh của báo điện tử. Điều này cũng sẽ hạn chế khả năng sáng tạo của người làm báo điện tử khi gửi những tác phẩm dự thi.”/.



P. Mai (Vietnam+)


Giải thưởng cho Báo điện tử: Sân chơi còn bỏ ngỏ

Friday, June 21, 2013

Ngòi bút hướng về phía sự thật

Người dân mong được no đủ hơn trong đời sống vật chất, còn công dân cần thụ hưởng nhiều sự thật hơn (dĩ nhiên sự thật ở đây đã được thẩm định, chắt lọc, có ích cho dân, cho nước, không đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc) hơn trong đời sống tinh thần. Đó là điều mà xã hội nào cũng phải quyết tâm hành động, nỗ lực hướng tới để đạt được hai mục đích đó.


Ai có trách nhiệm cung cấp sự thật cho dân chúng? Đó là những người cầm bút, là nhà báo. Các “nhà cung cấp” hiểu rất rõ một điều, đói khát sự thật là sự đói khát kinh khủng nhất. Cho nên, trách nhiệm cầm bút không chỉ đơn giản là viết cho xong một dòng tin, một bài báo, mà những thông tin đó có chính xác, có chứa đựng sự thật ở bên trong. 
writing
Có không ít bài báo đã không chứa đựng sự thật, do nhà báo không kiểm chứng thông tin, sai sót về nghề nghiệp. Nhưng điều đáng sợ hơn, vì động cơ cá nhân, vì làm bồi bút cho ai đó, người viết hướng ngòi bút về phía dối trá. Cung cấp thông tin dối trá cho bạn đọc cũng giống  như cung cấp thực phẩm có chất độc ra thị trường. Một bên gây hại sức khỏe cho con người, một bên đầu độc đời sống tinh thần và nhận thức của con người.


Tuy nhiên, thời đại ngày nay khó có chỗ cho sự đầu độc đó tồn tại. Bạn đọc có rất nhiều kênh để kiểm chứng thông tin từ báo chí. Không dễ gì qua mắt được bạn đọc bằng những trò dối trá hay áp đặt. 


Báo chí cổ điển cũng lấy sự thật làm tiêu chí số 1, báo chí hiện đại càng phải đặt sự thật lên làm tiêu chuẩn số 1. Đôi khi, trong hoàn cảnh nào đó, chính con người thời hiện đại càng đói khát sự thật hơn. Cho nên, người cầm bút có trách nhiệm và lương tri phải tìm sự thật để cung cấp cho cộng đồng, xã hội. Nếu như chưa nói được sự thật thì thái độ hèn nhất cũng chỉ nên là im lặng. A dua theo sự dối trá là phản bội bạn đọc yêu quý của mình. Phản bội bạn đọc là phản bội nhân dân.


 


Thanh Phong (Báo Lao Động)



Ngòi bút hướng về phía sự thật

Trao Giải báo chí quốc gia năm 2012 - Tôn vinh những tác giả, tác phẩm báo chí xuất sắc

(HNMO)- Tối 21-6, vào đúng dịp kỷ niệm 88 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, tại Cung Văn hoá Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ VII năm 2012. Lễ trao giải đã diễn ra trang trọng nhằm biểu dương, tôn vinh 78 tác giả, nhóm tác giả với các tác phẩm đoạt các giải A, B và C.

Dự Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ VII có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cùng lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; ồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng các tác giải đoạt giải A. (nguồn ảnh: chinhphu.vn)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; ồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng các tác giải đoạt giải A. (nguồn ảnh: chinhphu.vn)



Phát biểu khai mạc Lễ trao giải, đồng chí Thuận Hữu, Uỷ viên BCH TƯ Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam khẳng định, theo 6 mùa giải, Giải báo chí quốc gia lần thứ VII năm nay đã thành công tốt đẹp.



  



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng các tác giải đoạt giải A. (nguồn ảnh: chinhphu.vn)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; ồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chúc mừng các tác giải đoạt giải A. (nguồn ảnh: chinhphu.vn)
Để tôn vinh các tác giả, tác phẩm xuất sắc nhất của năm 2012, Hội đồng sơ khảo, Hội đồng Chung khảo làm việc với tinh thần khách quan, nghiêm túc, đã tuyển chọn để Hội đồng Giải báo chí quốc gia xem xét, quyết định trao Giải cho 117 tác phẩm, bao gồm 5 giải A, 28 giải B, 45 giải C và 39 giải Khuyến khích thuộc 11 loại giải. 43 tác phẩm khác lọt vào vòng chung khảo, nhưng không đoạt giải đã được Hội đồng Giải báo chí quốc gia quyết định trao Giấy chứng nhận.

Năm nay, Giải có số lượng tác phẩm – tác giả và số đơn vị báo chí tham dự cao nhất từ trước đến nay, từ 59 trong 63 Hội Nhà báo tỉnh, TP cùng nhiều Liên chi hội, Chi hội trực thuộc và nhiều cơ quan báo chi TƯ tham dự. 


Nét mới của Giải năm nay là có thêm Giải báo điện tử cho phù hợp với tình hình phát triển công nghệ báo chí hiện nay. Số tác phẩm của cộng tác viên, tác phẩm ảnh báo chí cũng cao nhất so với các năm trước.


Có thể khẳng định rằng Giải báo chí đã thu hút được nhiều tác phẩm báo chí xuất sắc, phản ánh khách quan, bao quát các sự kiện, sinh hoạt chính trị, kinh tế – xã hội lớn của đất nước năm 2012. Nhiều tác giả đã đi sâu giới thiệu những cách làm hay, nhân tố mới, gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến trên mọi mặt đời sống xã hội, vừa mang tính thời sự vừa có ý nghĩa nhân văn cao cả.


Với trách nhiệm xã hội của báo chí, nhiều tác phẩm đã đi đầu trong đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; đấu tranh với các thế lực thù địch, các hoạt động sai trái chống phá đất nước, đấu tranh mạnh mẽ bằng ngôn luận trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo, an ninh biên giới và quốc phòng. Các tác giả cũng đã đi sâu phân tích các vấn đề về xây dựng nông thôn mới, sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường; về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc…


Đặc biệt, nhiều tác phẩm đoạt Giải quốc gia cũng là những tác phẩm có chất lượng cao, được trao giải trong việc thể hiện chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị.


Nhiều tác phẩm có tính phát hiện vấn đề, có ảnh hưởng xã hội, thể hiện sự đầu tư công phu về nghiệp vụ của cơ quan báo chí và của tác giả, nhóm tác giả. Cách thể hiện ngày càng chuyên nghiệp, hấp dẫn, đưa được thành tựu công nghệ mới vào hoạt động báo chí. Các tác phẩm đoạt giải cao đều là những tác phẩm báo chí xuất sắc cả về nội dung và hình thức thể hiện.



Báo Hànộimới vinh dự có hai tác giả Mai Kim Thoa và Lê Huy Anh được trao Giải C với loạt bài “Tiếp cận văn hoá ứng xử của người Hà Nội hiện đại”.
Phát biểu bế mạc Lễ trao giải, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Chính phủ gửi tới các nhà báo có mặt tại buổi lễ cũng như toàn thể những người làm báo cả nước lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Thủ tướng nhấn mạnh, báo chí nước ta ngày càng khẳng định là một kênh thông tin quan trọng, góp phần thiết thực vào công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, đồng hành cùng sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Báo chí cách mạng Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và vươn lên lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Tính chuyên nghiệp ngày càng được nâng cao với đầy đủ các loại hình báo chí truyền thống và hiện đại. 


“Hôm nay, chúng ta tự hào với đội ngũ những người làm báo hùng hậu với gần 20.000 hội viên trong cả nước. Nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng cao và tạo hiệu quả xã hội tốt, thể hiện bước trưởng thành cả về bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội, kỹ năng nghề nghiệp của người làm báo. Báo chí cách mạng nước ta đã thực sự trở thành vũ khí sác bén trên mặt trận tư tưởng, văn hoá của đảng, nhà nước và nhân dân ta” – Thủ tướng nhấn mạnh. 


Thay mặt chính phủ, Thủ tướng đã biểu dương và chúc mừng những thành tích, kết quả đạt được có ý nghĩa quan trọng của đội ngũ những người làm báo trong cả nước cũng như chúc mừng các nhà báo vinh dự được trao Giải báo chí quốc gia.


Thực hiện Nghị quyết ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XI và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của người làm báo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu một số nội dung định hướng để đội ngũ những người làm báo cùng suy nghĩ và cùng nhau thực hiện thật tốt nghiệm vụ báo chí cách mạng trong thời gian tới.
 



                                              5 tác phẩm đoạt Giải A

1. Tác phẩm “Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh” - Nhóm tác giả báo Quân đội nhân dân.


2. Tác phẩm “Tập đoàn kinh tế nhà nước, những lát cắt thời sự” – Nhóm tác giả báo Công an nhân dân.


3. Tác phẩm “Bước ngoặt thần kỳ của lịch sử- bản anh hùng ca Hà Nội tháng 12-1972”- nhóm tác giả của Hệ thời sự chính trị tổng hợp – VOV1


4. Tác phẩm “Động đất ở thủy điện sông tranh 2: dư chấn lòng dân” – nhóm tác giả thuộc cơ quan thường trú VOV tại miền Trung.


5. Tác phẩm “Làm giàu ở Trường Sa” - nhóm tác giả thuộc Đài PT-TH Bình Thuận.

 

Triệu Hoa (HNM)


Trao Giải báo chí quốc gia năm 2012 - Tôn vinh những tác giả, tác phẩm báo chí xuất sắc

Wednesday, June 19, 2013

Báo chí và cuộc “di dân” từ báo in sang báo điện tử

Khi bà Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra bước vào khán phòng tại Đại hội Báo chí Thế giới (World Newspaper Congress – WNC) lần thứ 65 diễn ra tại Bangkok hồi đầu tháng, hàng trăm chiếc điện thoại có chức năng chụp hình đã được giơ lên, áp đảo số máy ảnh chuyên nghiệp.
Biểu đồ cho thấy số lượng phát hành của báo in hầu hết đều suy giảm ở các khu vực, trong đó ảnh hưởng nặng nhất là Tây Âu và Bắc Mỹ (Nguồn: WAN-IFRA)

Biểu đồ cho thấy số lượng phát hành của báo in hầu hết đều suy giảm ở các khu vực, trong đó ảnh hưởng nặng nhất là Tây Âu và Bắc Mỹ (Nguồn: WAN-IFRA)



Những chiếc điện thoại đó cũng chính là phương tiện đọc báo chủ yếu của phần lớn trong số 1.500 đại biểu trên khắp thế giới tới dự WNC, và nó là ví dụ điển hình cho thấy sự thay đổi mang tính bước ngoặt của báo chí toàn cầu.

Có mặt tại hội nghị, phóng viên Vietnam+ đã ghi nhận những thách thức lớn mà báo chí thế giới, trong đó có báo chí Việt Nam đang phải đối mặt, cũng như những giải pháp được đưa ra nhằm giải cứu ngành công nghiệp đang có phần đình trệ.


Báo in đang “chết” như thế nào


Đó không còn là lời cảnh báo, mà là một sự thật hiển nhiên. Ngay trong phiên thảo luận đầu tiên tại hội nghị, Giám đốc điều hành của Hiệp hội báo chí, xuất bản thế giới (WAN-IFRA – đơn vị tổ chức) Vincent Peyregne đã thẳng thắn thừa nhận: Báo in không mất độc giả, nhưng tỷ lệ độc giả thì ngày càng giảm so với báo điện tử 


Ngoại trừ một số nước châu Á và các quốc gia thuộc nhóm BRICS, nơi nhìn chung số lượng phát hành báo in vẫn đang giữ được mức tăng trưởng, các thị trường truyền thống như châu Âu và Mỹ đều đang phải đối mặt với cuộc suy thoái nghiêm trọng. Ông Peyregne dẫn ra thông số cho biết, từ năm 2008 đến năm 2012, số lượng phát hành nói chung của báo in đã sụt giảm tới 26% (*). 


Số phát hành tụt cũng đi kèm với doanh thu quảng cáo giảm. Trong vòng năm năm qua, doanh thu từ quảng cáo trên báo in đã giảm 22%. Nghiêm trọng nhất là ở thị trường Mỹ, chiếm 74% sự sụt giảm đó. Riêng ở thị trường báo chí lớn nhất thế giới này, doanh thu quảng cáo từ báo in đã giảm 42% so với năm năm trước đây!


Sự suy thoái của loại hình báo in truyền thống được Tổng biên tập tờ El Pais Javier Moreno chia sẻ bằng câu chuyện liên quan đến việc tờ nhật báo hàng đầu Tây Ban Nha này đã phải cắt giảm tới 129 nhân viên chỉ trong năm 2012! Ông Moreno cho biết, ra đời năm 1976, El Pais từng trải qua thời hoàng kim vào những năm 1990 với số lượng phát hành đỉnh cao là 1.121.590 bản cho số Chủ nhật năm 1992. Năm 2005, lợi nhuận từ bán báo (chưa tính tới doanh thu quảng cáo) của El Pais là 453 triệu euro.


Tuy nhiên, khoảng từ năm 2007, mọi thứ bắt đầu thay đổi, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đi liền với cuộc khủng hoảng báo in, mà Tây Ban Nha là một trong những nước suy thoái nặng nề nhất trong khối Eurozone. Chi phí giá giấy, công in khiến lợi nhuận của tờ báo xuống dốc, trong khi thói quen của độc giả cũng dần thay đổi. Năm 2012, lượng phát hành của El Pais đã tụt từ hơn 1 triệu bản mỗi ngày trước đó 10 năm xuống còn 455.666 bản! Và vì thế, doanh thu từ bán báo cũng tụt xuống còn 194 triệu euro.


Đứng trước cơn “đại hồng thủy” đó, bên cạnh việc cắt giảm nhân sự thì một trong những hướng đi mà El Pais chú tâm là đẩy mạnh phát triển lĩnh vực báo điện tử nhằm tiết giảm chi phí và giành lại độc giả. 

Đó cũng là hướng đi mà đa số các đại biểu dự WNC đều tán thành, bởi không chỉ thói quen đọc báo đang thay đổi, mà còn bởi công nghệ số đã buộc ngành công nghiệp báo chí phải có những sự thích ứng cần thiết.


Thay đổi là tất yếu


Một nghiên cứu của WAN-IFRA được tiến hành tại Mỹ, Pháp và Đức cho thấy, số lượng người thường xuyên đọc tin trên các thiết bị điện tử giờ đã bằng số người đọc tin trên báo giấy. Ông Payregne nhận xét: “Thị trường báo chí đang chứng kiến một sự ‘di dân’ từ báo in sang các loại hình báo điện tử.”


Lại lấy ví dụ từ El Pais, Tổng biên tập Moreno cho biết, sau khi tiến hành tái cơ cấu nhân sự, báo đã yêu cầu tất cả các phóng viên, biên tập viên báo in cũng phải phục vụ cho báo điện tử. Nếu như năm 2001, số nhân viên làm báo điện tử tại El Pais chỉ chiếm 10% nhân sự tòa soạn thì đến năm 2009, con số này là… cả tòa soạn. 


Đến năm 2010, phòng nội dung và phòng kỹ thuật được ghép lại làm một để phục vụ tối đa cho báo điện tử. Và kết quả là ElPais.es đã vươn lên trở thành trang tiếng Tây Ban Nha có nhiều người đọc nhất với 16 triệu độc giả thường xuyên (unique visitors) mỗi tháng.


Tuy nhiên, bản thân cơ cấu đọc báo điện tử cũng đang dần thay đổi, chứ không chỉ phụ thuộc vào chiếc máy tính để bàn cồng kềnh hay chiếc laptop gập mở như trước đây. Bởi 20% số lượng page views của báo điện tử ngày nay là tới từ các thiết bị di động, trong đó có 16% là từ điện thoại di động, 5% từ máy tính bảng. 


Như đã nói ở đầu bài, thói quen đọc báo của độc giả đang thay đổi. Đa số đại biểu mà người viết có dịp tiếc xúc tại WNC đều nói rằng chiếc điện thoại thông minh là vật bất ly thân của họ. Ở bàn đón tiếp, ngày nào ban tổ chức cũng phát miễn phí hai tờ báo tiếng Anh nổi tiếng (một địa phương, một quốc tế) là Bangkok Post và International Herald Tribune. Song đến cuối ngày, hai chồng báo vẫn rất cao bởi đa số đại biểu đều đã đọc nó trên phiên bản mobile!


Đó cũng chính là lý do rất nhiều diễn giả dự WNC đã nhắc tới Steve Jobs cùng những thiết bị tiên phong của ông, coi đó là một trong những yếu tố làm thay đổi ngành công nghiệp báo chí những năm qua. Tại Mỹ, nếu như năm 2009 chỉ có 51% trang điện tử có phiên bản mobile (dành cho điện thoại di động) thì đến nay tỷ lệ này đã là 90% (85% có bản riêng cho iPhone). 


Một ví dụ cụ thể được lấy từ tờ Financial Times của Anh. Tờ báo tài chính hàng đầu thế giới này đi tiên phong trong việc thu phí bản online từ năm 2001 và tới nay sống khỏe nhờ sự tăng trưởng trên online mà không phải quá lo lắng tới cuộc khủng hoảng báo in. Bà Lisa McLeod, trưởng bộ phận điều hành của FT.com cho biết, thành công ấy đến từ việc tờ báo sớm đón đầu và nắm bắt xu thế công nghệ khi phát hành phiên bản cho điện thoại di động và máy tính bảng trên iTunes và Andoid Markets từ năm 2008.


Tại WNC ở Bangkok lần này, giám đốc điều hành FT, Caspar de Bono cũng có mặt và chia sẻ những kinh nghiệm về mô hình thu phí bạn đọc trên online. Đấy cũng chính là một trong những xu thế chủ đạo của ngành công nghiệp báo chí trong tương lai, đồng thời cũng là chủ để chính cho bài viết được đăng tải ngày mai.


Bài 2: Thu phí: Hướng phát triển tất yếu của báo điện tử



Đại hội báo chí thế giới (World Newspapers Congress) lần thứ 65 do Hiệp hội báo chí, xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tổ chức từ 2 đến 5/6 tại Bangkok, Thái Lan, thu hút sự tham dự của hơn 1.500 đại biểu gồm các học giả, nhà báo và đại diện các cơ quan truyền thông, quảng cáo hàng đầu, trong đó có AFP, New York Times, Financial Times hay Washington Post… Đại hội lần thứ 66 sẽ được tổ chức tại Torino (Italy) vào năm tới.

* Một vài số liệu trong bài do WAN-IFRA cung cấp, dẫn từ các hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu như ZenithOptimedia, comScore, Ipsos.

 

 


Hoàng Nhật (Vietnam+)


Báo chí và cuộc “di dân” từ báo in sang báo điện tử

Các nhà báo bàn về “chuẩn” giải Báo chí quốc gia

Là những nhà báo có nhiều năm gắn bó với nghề báo, một số năm được Hội Nhà báo Việt Nam mời tham gia làm giám khảo vòng sơ tuyển thể loại phát thanh Giải Báo chí quốc gia, hai nhà báo nguyên là Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN Nguyễn Thị Kim Cúc và Lê Đình Đạo chia sẻ một vài suy nghĩ qua việc tham gia chấm vòng sơ tuyển Giải Báo chí Quốc gia cũng như những vấn đề liên quan đến nghề báo.


PV: Được mời tham gia vòng sơ tuyển Giải Báo chí Quốc gia một số năm, xin các nhà báo cho biết những tác phẩm được vào vòng chung khảo phải đạt những yêu cầu nào?


Nhà báo Kim Cúc: Qua thẩm định vòng sơ khảo thể loại phát thanh Giải Báo chí Quốc gia một số năm, tôi thấy rất rõ sự phát triển về nghề nghiệp của các nhà báo ở Đài TNVN cũng như các Đài địa phương. Đặc biệt, ở Đài TNVN năm nào cũng có những tác phẩm đạt giải cao. Những tác phẩm đạt giải cao trong lĩnh vực phát thanh, là những tác phẩm đặt ra những vấn đề mà nhân dân quan tâm, có tính phát hiện, có tầm ảnh hưởng tới đời sống-xã hội, và được thể hiện bằng một bút pháp chuyên nghiệp, có tính đặc thù. 


Nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN (ảnh: Nguyễn Thìn)

Nhà báo Nguyễn Thị Kim Cúc, nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN (ảnh: Nguyễn Thìn)


Tôi nhớ là Giải Báo chí Quốc gia năm 2011 có hai giải A về thể loại tin, bài, phản ánh, phỏng vấn, tọa đàm, bình luận thì một tác phẩm thuộc về Đài TNVN. Đó là tác phẩm “Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa nhìn từ công pháp quốc tế” của nhóm tác giả Thùy Vân, Lê Phúc, Lê Bình của Hệ Thời sự Chính trị- Tổng hợp (VOV1).


Từ thực tế này, tôi cho rằng, để có những tác phẩm báo chí có chất lượng, nhà báo phải bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của địa phương, cơ sở, phải chủ động, nhạy bén tìm ra những vấn đề mà xã hội quan tâm. Sắc bén trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước cũng như sắc bén trong chống những hiện tượng tiêu cực. Phát thanh vốn mang đặc trưng chuyển tải thông tin tới thính giả, nhanh và kịp thời. Vì thế đòi hỏi nhà báo phải bám sát thực tiễn sao cho các bài viết của mình mang đậm hơi thở cuộc sống, đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu của xã hội.


Nhà báo Lê Đình Đạo: Qua một số lần chấm giải báo chí quốc gia ở vòng sơ khảo, chấm ở Tiểu ban phát thanh, tôi thấy các tác phẩm ở vòng sơ khảo mà Hội đồng sơ khảo chấm để giới thiệu với Hội đồng chung khảo, có hai yếu tố để Hội đồng sơ khảo nhất trí cao: Đó là các tác phẩm đều phải chọn được những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm, hay nói một cách dễ hiểu đều phải là những vấn đề thời sự ở một thời điểm nào đó trong năm.


Yếu tố thứ hai là về mặt nghiệp vụ. Ở lĩnh vực phát thanh, qua việc chấm ở vòng sơ khảo, những tác phẩm phát thanh để có thể giới thiệu được vào vòng chung khảo phải là những tác phẩm có chất nghiệp vụ phát thanh hết sức rõ nét, phải rõ ràng về mặt thể loại.


Thứ nữa là chất liệu về mặt âm thanh. Việc sử dụng tiếng động tự nhiên cũng như tiếng nói của nhân vật phải được xử lý khéo léo, nhuần nhuyễn, không quá chênh lệch về mặt âm lượng, làm sao tạo cảm giác cho thính giả nghe một cách tự nhiên nhất. Đó là các yếu tố mà tôi cho rằng, nó vừa mang tính nghiệp vụ, vừa mang yếu tố về mặt kỹ thuật.


PV: Các anh, các chị đánh giá như thế nào về mặt bằng báo chí chung của Đài TNVN so với các cơ quan báo chí khác khi tham gia Giải Báo chí Quốc gia?


Nhà báo Kim Cúc: Tôi thấy rất vui vì ở Đài TNVN hiện có một đội ngũ làm báo chuyên nghiệp, từ báo nói, báo điện tử, báo hình, báo viết. Đặc biệt, có một lực lượng phóng viên trẻ rất đam mê với nghề, có khả năng về nghề nghiệp. Những tác phẩm đoạt giải cao ở các mùa giải Báo chí Quốc gia chứng minh thế mạnh của đội ngũ làm báo phát thanh, góp phần quan trọng vào việc khẳng định Đài TNVN luôn là cơ quan truyền thông có vị trí xứng đáng trong xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin, có rất nhiều phương tiện thông tin cùng cạnh tranh.


Nhà báo Lê Đình Đạo: Các tác phẩm báo chí phát thanh, khi đã vào đến vòng chung khảo, phải có 2 yếu tố chính là phải nêu được các sự kiện mà dư luận xã hội quan tâm; phải thành thạo trong việc xử lý các nghiệp vụ phát thanh để các tác phẩm đó có hiệu quả đến người nghe một cách cao nhất.


Trước đây, thường có sự chênh lệch giữa Đài TNVN với các Đài Phát thanh- Truyền hình của các địa phương. Nhưng qua 2 mùa giải gần đây (giải báo chí quốc gia năm 2011, 2012), chênh lệch trình độ của các phóng viên, biên tập viên của Đài Phát thanh-Truyền hình các địa phương được thu hẹp lại rất nhiều.


Giải báo chí 2012 mà Hội đồng Chung khảo đang xem xét, vai trò của phóng viên, biên tập viên trong các tác phẩm báo chí đã có sự tiến bộ về mặt nghề nghiệp. Hội đồng sơ khảo ở tiểu ban phát thanh đánh giá vẫn có sự chênh nhất định giữa Đài TNVN với Đài Phát thanh-Truyền hình, nhưng không nhiều như mùa giải trước đây.


PV: Các nhà báo có lời khuyên nào đối với những nhà báo muốn tham gia Giải Báo chí Quốc gia?


Nhà báo Kim Cúc: Nhà báo muốn tham gia Giải Báo chí Quốc gia đương nhiên là phải có những tác phẩm đạt chất lượng cao. Để có những tác phẩm có chất lượng cao đòi hỏi năng lực,tính phát hiện vấn đề. Để làm được điều này, mỗi phóng viên, biên tập viên phải tự rèn luyện, đam mê, có tâm huyết với nghề. Cần nâng cao kỹ năng báo chí và kiến thức cho chính mình.


Nhà báo Lê Đình Đạo: Giải báo chí quốc gia là một vinh dự đối với người làm báo, là một ghi nhận của Nhà nước đối với thành quả lao động của những người làm báo. Tôi cho rằng để đạt được một vị thế trong đời sống báo chí, những người làm báo nói chung, những người làm báo phát thanh nói riêng phải có hai yếu tố. Trước hết phải rèn luyện cho mình có bản lĩnh của người làm báo, phải có cách nhìn đúng bản chất sự vật, hiện tượng để chuyển tải thông tin đến công chúng. Điều đó thì tự thân mỗi người làm báo phải rèn luyện.


Khi đã nhìn ra vấn đề có tác động đến đời sống xã hội, nhà báo phải biết sử dụng nghiệp vụ báo chí của mình thể hiện ý đồ muốn chuyển tải cho công chúng. Rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, tay nghề cũng là nhiệm vụ quan trọng đối với  nhà báo.


Ở báo phát thanh, ngoài yêu cầu nghiệp vụ về mặt báo chí, những người làm báo biết khai thác thế mạnh của thể loại phát thanh, âm thanh, tiếng động để chuyển tải thông tin, thông điệp đến thính giả một cách chính xác nhất.


PV: Trong khi có rất nhiều nhà báo đang dành tâm huyết cống hiến cho nghề, thì cũng có không ít người lợi dụng môi trường báo chí để làm những việc trái với đạo đức nghề báo, gây bức xúc trong xã hội, các anh, các chị có cho rằng đây là một tình trạng đáng lo ngại?  




Các nhà báo tác nghiệp (ảnh: Nguyễn Thìn)

Nhà báo Kim Cúc: Người làm báo phải hội tụ những đặc tính của nghề. Thứ nhất là phải có năng khiếu làm báo. Thứ hai là phải có trách nhiệm với nghề nghiệp của mình và thứ 3 là phải có niềm đam mê. Nếu thiếu ba yếu tố đó thì khó có thể trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Đúng như bạn nói, hiện đang có rất nhiều nhà báo bằng trách nhiệm và sự đam mê của mình luôn có những tác phẩm báo chí có tác dụng tốt đối với xã hội. Tuy nhiên, cũng có một số nhà báo (số này ít thôi) đang lợi dụng nghề nghiệp của mình để làm những việc có lợi cho cá nhân mình, gây điều tiếng, ảnh hưởng không tốt tới đội ngũ những người làm báo.


Nếu ai đó nghĩ rằng làm báo là một cuộc rong chơi hoặc tìm kiếm một chỗ trú chân thì hoàn toàn sai lầm, sớm muộn cũng sẽ bị đào thải khỏi guồng máy hoạt động. Những nhà báo yêu nghề thì họ luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức và nghiệp vụ với tất cả sự đam mê về nghề nghiệp.


Nhà báo Lê Đình Đạo: Theo tôi, những người làm báo nếu mượn nghề này để phục vụ cho lợi ích cá nhân thì trước sau cũng không giấu được độc giả, thính giả, khán giả. Trong đội ngũ những người làm báo với nhau, những người làm báo cũng dễ dàng, đánh giá phân biệt được những người làm báo có tâm, có đạo đức nghề nghiệp với những người mượn danh để trục lợi. Ở vị trí nào đi chăng nữa, khi những người làm báo lợi dụng nghề nghiệp mưu đồ cho lợi ích cá nhân thì chắc chắn sẽ bị loại ra khỏi đội ngũ những người làm báo.


PV: Xin cảm ơn hai nhà báo./.


 


Hòa An/VOV online



Các nhà báo bàn về “chuẩn” giải Báo chí quốc gia

Báo chí phát hiện nhiều vụ lãng phí, tiêu cực

Những ngày qua, mỗi lần nhắc đến câu chuyện lãng phí, tham nhũng thì không khí nghị trường lại “nóng” hơn. Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao vai trò của báo chí trong công tác phát hiện, phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, các qui định trong luật pháp để tạo hành lang cho báo chí hoạt động, đặc biệt trong dự thảo Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vẫn chưa đầy đủ.


Nói về vị trí của báo chí trong Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) khẳng định: Báo chí có vai trò quan trọng trong đấu tranh chống lãng phí. Nhiều vụ lãng phí tiêu cực do báo chí nêu ra. Tuy nhiên luật hiện hành không có những quy định về vai trò, trách nhiệm của báo chí… Những hạn chế, những bất cập như vậy không được đánh giá tổng kết ở trong Báo cáo tổng kết thi hành luật. Trong dự thảo luật sửa đổi lần này, những hạn chế bất cập đó vẫn chưa được giải quyết. “Cách làm như vậy là chưa thực sự đúng hướng. Nói cách khác là chúng ta cũng chưa bắt đúng bệnh để có giải pháp chữa bệnh phù hợp”.


Phóng viên phỏng vấn Bộ trưởng Ngoại giao bên hành lang QH. Ảnh: Lê Anh Dũng

Phóng viên phỏng vấn Bộ trưởng Ngoại giao bên hành lang QH. Ảnh: Lê Anh Dũng


Dự thảo Luật qui định, “Công dân, cơ quan dân cử gồm có Quốc hội, Hồi đồng nhân dân, Mặt trận Tổ Quốc và các tổ chức thành viên có trách nhiệm giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”. Về qui định này, Đại biểu Lê Văn Tân (đoàn Hà Nam) cho rằng, trong số này chỉ có Quốc hội, Hội đồng nhân dân là giám sát theo quy định của pháp luật. Còn việc giám sát của công dân, của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc thì chưa đề cập, chưa có cơ chế giám sát, chưa biết giám sát nội dung gì, phương thức giám sát ra sao, qua giám sát phản ánh kiến nghị đến đâu, theo dõi kết quả xử lý thế  nào…


Thực tế cho thấy việc giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí rất khó khăn. Tại kỳ họp này, Ủy ban thường vụ Quốc hội có cuộc giám sát tối cao việc thực hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006 – 2012 với số vốn vài trăm ngàn tỷ đồng. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã xem xét báo cáo và làm việc với Chính phủ, với 10 bộ, ngành và 22 tỉnh, thành phố. Xem xét Báo cáo của Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố, Báo cáo giám sát của 39 Đoàn đại biểu Quốc hội, Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ và một số bộ, ngành khác. Nhưng, theo đại biểu Lê Văn Tân, qua giám sát cũng không nêu lên được trong sử dụng mấy trăm ngàn tỷ đó tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Lãng phí bao nhiêu? Nếu có lãng phí thì lãng phí ở đâu? Trách nhiệm thuộc về ai? Xử lý vấn đề lãng phí như thế nào? “Kết quả giám sát tối cao của Ủy ban thường vụ Quốc hội như vậy, kết quả giám sát của công dân, tổ chức khác thì quả thật chúng tôi rất băn khoăn” – đại biểu Lê Văn Tân nói.


Trong khi đó, theo đại biểu Lê Văn Tân, việc giám sát của các cơ quan báo chí hiệu quả khá tốt. Báo chí đăng một số ảnh, bài viết về xe công đi lễ hội. Sau đó việc sử dụng xe công đi lễ hội giảm hẳn. Báo chí phản ánh tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm , các cơ quan chức năng vào cuộc, người tiêu dùng được cảnh tỉnh cũng làm giảm đáng kể tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Rất nhiều lĩnh vực các cơ quan quản lý không phát hiện được nhưng cơ quan báo chí lại phát hiện được. Đại biểu Lê Văn Tân lấy ví dụ về sự gian dối trong việc nạo vét sông ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh… Từ thực tế này, đại biểu Tân đề nghị bổ sung vào Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí quyền và trách nhiệm của các cơ quan báo chí.


Cũng về nội dung tăng cường vai trò của báo chí trong phát hiện và đấu tranh chống lãng phí thực hành tiết kiệm, Điều 10 dự thảo luật có ghi “tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng là một hình thức phát hiện lãng phí và người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có phát hiện xảy ra lãng phí có trách nhiệm kiểm tra, làm rõ, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền”. Nhưng theo đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái Nguyên), chưa có quy định nào bắt buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó phải đọc báo, hơn nữa lại đọc bài báo cụ thể có tin bài về vi phạm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức mình.


Đại biểu Mạnh Hùng dẫn chứng: Trong kỳ họp này tôi có gửi một chất vấn tới Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội về tình trạng áp đặt mất dân chủ trong công tác giảm nghèo ở một số địa phương. Báo Nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 27/5/2013 có đăng bài “Bi kịch không được nghèo”. Bài báo viết về tình trạng ấn định tỷ lệ hộ nghèo của địa phương cấp trên đối với cấp thôn, xóm ở xã An Ninh, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Theo đó, hộ nào nghèo cụ thể do thôn bình bầu, nhưng tỷ lệ không được quá 10%. Nhưng thực tế, có những thôn tỷ lệ nghèo cao hơn, nhưng vì cấp trên ấn định tỷ lệ như vậy rồi nên không dám bầu thêm. Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã có văn bản trả lời, trong đó nói rõ là Bộ không nhận được phản ánh, kiến nghị nào về tình trạng áp đặt này.


Cho nên, theo đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, nếu quy định không rõ ràng, chặt chẽ thì dù khi có báo chí phản ánh, một cơ quan, tổ chức vẫn có thể trả lời theo kiểu “chúng tôi không nhận được kiến nghị, phản ánh nào”. Từ thực tế này, Đại biểu đề nghị nên quy định rõ trách nhiệm thông tin của cơ quan báo chí đối với cơ quan, tổ chức mà báo có tin bài về sự vi phạm trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hoặc người nào sử dụng tin, bài trên báo chí để phản ánh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có thông tin thích hợp đối với cơ quan, tổ chức mà báo chí phản ánh./.


 


Vũ Hạnh/VOV online



Báo chí phát hiện nhiều vụ lãng phí, tiêu cực

Ai có trách nhiệm "bịt lỗ kim"?

(HNM) – Thật trớ trêu và cám cảnh khi nghe câu chuyện 700 du khách Việt Nam bị bỏ rơi trên đất Thái. Sự việc này gióng lên cảnh báo về tình trạng lộn xộn đang tồn tại trong công tác quản lý ngành du lịch của ta. Và nó còn bộc lộ một lỗ hổng rất lớn mà nếu không có sự quan tâm đúng mức, nếu chúng ta cứ mãi thờ ơ như hiện tại thì hậu quả sẽ thật khôn lường. 


Cách đây chưa lâu, dư luận cũng giật mình khi phát hiện có tới hơn 4,5 vạn lao động người Việt Nam sang làm việc tại Angola mà cơ quan quản lý cũng không hề biết họ đi bằng cách nào, do ai tổ chức! 


Đó là chuyện “xuất”, còn việc “nhập” cũng không sáng sủa hơn. Báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2012 cho hay, tại thời điểm tháng 7-2012, có tới hơn 24 nghìn lao động nước ngoài làm việc “chui” ở Việt Nam. Tức là nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. 


Vậy là vẫn có “những đàn voi chui qua lỗ kim” – Trách nhiệm ở đây chắc chắn thuộc về không phải chỉ một cơ quan quản lý chức năng.


Rõ ràng, phải đặt câu hỏi với cả ngành du lịch cũng như ngành LĐ-TB&XH, phải chăng họ quá mải mê với việc tìm chiến lược “hoàn hảo” mà bỏ quên vai trò quản lý? Hay họ không đủ năng lực để kiểm soát? 


Trách nhiệm trong những vấn đề này là ai? Được biết, sau khi báo chí phát giác việc hàng vạn lao động sang Angola làm chui, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu Bộ LĐ-TB&XH xác minh làm rõ và báo cáo Thủ tướng trước ngày 15-6. Thế nhưng đến thời điểm này, dư luận vẫn chưa có thêm thông tin nào về vụ việc. 


Có thể, một sự việc mấy trăm du khách bị bỏ rơi được ai đó coi là chuyện nhỏ nhưng việc có hàng nghìn, hàng vạn người vẫn đang ra, vào nước ta mà không có sự kiểm soát chắc chắn không thể coi là bình thường được. Trách nhiệm ở đây không chỉ thuộc riêng ngành du lịch hay ngành lao động mà còn liên quan đến nhiều cơ quan có thẩm quyền khác. Nhưng dù là ai, đơn vị nào thì cũng cần thiết phải có người chịu trách nhiệm, phải có người hành động để bịt ngay cái “lỗ kim đàn voi chui lọt”, tránh những hệ lụy xấu.


Tuấn Kiệt


Ai có trách nhiệm "bịt lỗ kim"?

Tuesday, June 18, 2013

Thời báo Việt-Hàn chính thức ra mắt độc giả

(HNMO) – Chiều 18-6, tại Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức ra mắt chính thức tờ báo tiếng Hàn Quốc đầu tiên xuất bản tại Việt Nam mang tên “Thời báo Việt – Hàn”. Thời báo Việt – Hàn được phát hành với sự hợp tác giữa Báo ảnh Việt Nam (thuộc TTXVN) với tờ Kiều dân Hàn Quốc.
Thời báo Việt-Hàn ra đời với mục tiêu tăng cường mọi mặt quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam – Hàn Quốc, làm cầu nối, tạo sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau về chính trị, ngoại giao và thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. 


Ông Nguyễn Thắng, Tổng Biên tập Báo ảnh Việt Nam và Thời báo Việt - Hàn. Ảnh: Lê Minh (Vnanet.vn)

Ông Nguyễn Thắng, Tổng Biên tập Báo ảnh Việt Nam và Thời báo Việt – Hàn. Ảnh: Lê Minh (Vnanet.vn)



 

Thời báo Việt – Hàn có 24 trang xuất bản vào thứ ba hàng tuần, thông tin đầy đủ về các vấn đề chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật; giới thiệu lịch sử, đất nước, con người Việt Nam và hoạt động của các doanh nghiệp, thông tin cộng đồng. Bên cạnh đó, báo sẽ thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam; thông tin về môi trường, cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam cho các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc, các học giả, doanh nhân và cộng đồng người Hàn Quốc sinh sống ở Việt Nam. 

Trong số báo đầu tiên xuất bản ngày 25-2, Bộ Trưởng Bộ Thông tin Truyền Thông Nguyễn Bắc Son, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh đã gửi thư chúc mừng. Thư chào mừng của các Bộ trưởng đã nhấn mạnh việc cần thiết phải xuất bản tờ thông tin đối ngoại bằng tiếng Hàn Quốc trong thời điểm này phù hợp với định hướng phát triển mối quan hệ “đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hàn Quốc” và đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin về Việt Nam cho cộng đồng người Hàn Quốc.


Tại lễ ra mắt, Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Đức Lợi cho biết: Việc xuất bản “Thời báo Việt – Hàn” thể hiện sự quan tâm lớn của chính phủ Việt Nam đối với cộng đồng doanh nghiệp và công dân Hàn Quốc. Cho đến hôm nay, Thời báo Việt – Hàn đã xuất bản được 17 số, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu thông tin về Việt Nam của độc giả Hàn Quốc.


 

Đình Hiệp (HNM)


Thời báo Việt-Hàn chính thức ra mắt độc giả

Monday, June 17, 2013

Báo Nhân Dân điện tử nhận Huân chương Lao động hạng Ba

(HNMO)- Sáng nay (17/6), tại Hà Nội, Báo Nhân Dân điện tử đã trang trọng tổ chức kỷ niệm 15 năm ngày thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. 

nhandanRất sớm sau khi Việt Nam hòa vào mạng Internet toàn cầu (ngày 19-11-1997), ngày 19-5-1998, bản thử nghiệm của Nhân Dân điện tử đã được phát hành trên mạng Internet. Và ngày 21-6-1998, báo Nhân Dân điện tử trở thành nhật báo chính thức đầu tiên của Việt Nam lên mạng. 

Trải qua 15 năm, Báo Nhân Dân điện tử đã phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức, hình thức và nội dung. Từ chỗ chỉ có bản tiếng Việt (1998), rồi phát triển thêm bản tiếng Anh (1999), Video clip (2004), bản tiếng Trung (2012), Nhân Dân Mobile cho thiết bị cầm tay (2013), và đang tiếp tục chuẩn bị hạ tầng để phát hành các bản tiếng Pháp, tiếng Nga trong tương lai. 


Đến nay, Báo Nhân Dân điện tử đã hình thành bản sắc là một tờ báo điện tử lớn với số lượng tin bài phong phú, cập nhật kịp thời, toàn diện thông tin về các hoạt động chính trị – kinh tế – văn hóa – giáo dục; quốc phòng – an ninh – xã hội; khoa học – công nghệ trong nước, trong khu vực và trên thế giới, tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; phản ánh đời sống xã hội và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cùng với sự phát triển về nội dung, hạ tầng kỹ thuật của báo cũng được đầu tư, đổi mới cả về nguồn lực máy móc và con người, kiện toàn đội ngũ để bắt kịp xu thế phát triển với năng lực quản trị mạng và phát triển báo điện tử. Số lượng độc giả truy cập vào Báo Nhân Dân điện tử đang ngày một tăng lên, đặc biệt từ sau khi thay đổi giao diện mới vào đầu năm 2013.


Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập, Báo Nhân Dân điện tử vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba, trở thành tờ báo điện tử đầu tiên đón nhận danh hiệu cao quý này. 


Ngoài ra, niềm vui kép đến với đội ngũ những người làm Báo Nhân Dân điện tử khi được Hội đồng Giải báo chí quốc gia xét tặng hai giải B cho hai tác phẩm: loạt phóng sự điều tra Nguy cơ gấu mất “nhà” của Hoàng Thảo Lê (Lê Thị Hồng Vân) và bài bình luận Truyền thông xã hội – Vắc xin hay “thuốc nổ” của Bông Mai (Nguyễn Thị Bông).


Tuyết Minh (HNM)


Báo Nhân Dân điện tử nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Tăng tiền thưởng cho Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII

(HNMO) – Ngày 17-6, tại Hà Nội, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia họp báo công bố kết quả Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII-2012. 

baochiPhó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ cho biết, Lễ trao giải chính thức sẽ được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội (số 91 Trần Hưng Đạo) và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 bắt đầu tư 20h ngày 21-6 tới. 


 

Trải qua hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, từ 1450 tác phẩm dự giải, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII đã tuyển chọn được 117 tác phẩm đoạt giải thuộc 11 loại giải, trong đó có 5 giải A, 28 giải B, 45 giải C và 39 giải khuyến khích. Đây là lần đầu tiên sau 7 năm, Giải Báo chí Quốc gia có đến 5 giải A. Hội đồng Giải báo chí Quốc gia đánh giá, 5 giải A đều đi thẳng vào một vấn đề thời sự cụ thể, trả lời được những câu hỏi bức xúc của công chúng. 

Ông Hà Minh Huệ cũng cho biết, tiền thưởng cho các giải lần này cũng tăng lên so với năm trước, cụ thể: giải A tăng từ 30 lên 40 triệu đồng/giải; giải B từ 25 lên 30 triệu đồng/giải; giải C từ 15 lên 20 triệu đồng/giải; giải khuyến khích từ 5 lên 7 triệu đồng/giải.


 

Hiền Lương (Hanoimoi)


Tăng tiền thưởng cho Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VII

Saturday, June 15, 2013

Báo Giao thông vận tải kỷ niệm 50 năm ra số đầu

Ngày 16/6, tại Hà Nội, Báo Giao thông vận tải tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ra số báo đầu tiên (31/1/1963 – 31/1/2013) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba, phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng.

Ngày 27/12/1962, Phủ Thủ tướng đã cấp giấy phép xuất bản Báo Giao thông vận tải số 3461, trên cơ sở hợp nhất một số tờ báo trong ngành như Báo Hỏa xa thuộc Tổng cục Đường sắt, báo Xe hơi thuộc quốc doanh vận tải Trung ương, bản tin bưu điện thuộc ngành Bưu điện.


GTVTTuần Báo Giao thông vận tải ra số đầu tiên ngày 31/1/1963, với 8 trang. Từ đây đánh dấu mốc lịch sử ra đời, xuyên suốt cho đến ngày nay, trở thành tờ báo ngành có tuổi đời thuộc diện lớn nhất ở Việt Nam.


Từ số 1 ra ngày 31/1/1963 đến số 79 ra ngày 6/8/1964 (thời điểm Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc), Báo Giao thông vận tải vẫn đảm bảo xuất bản định kỳ các số báo. Phóng viên của báo bám sát tình hình chiến sự, để có những bài báo nóng hổi phản ánh kịp thời gương những người lính anh dũng hy sinh, những kỹ sư, công nhân không ngại gian khổ, hiên ngang dưới bom thù làm nhiệm vụ khôi phục và tổ chức vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy… đảm bảo giao thông thông suốt.


Trong những năm đầu đổi mới, hưởng ứng “Những việc cần làm ngay” do đồng chí Nguyễn Văn Linh khởi xướng, Báo Giao thông vận tải mở chuyên mục và đăng liên tiếp nhiều bài đấu tranh phê và tự phê bình. Loạt bài “Làm thế nào để ngăn chặn tệ lấy cắp hàng hóa trong quá trình vận chuyển” được nhiều đồng chí lãnh đạo, cộng tác viên và bạn đọc quan tâm tham gia tích cực. 


Tháng 3/2012, Báo Bạn đường (trực thuộc Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia) được chuyển nguyên trạng vào Báo Giao thông vận tải với mục tiêu nâng sức mạnh toàn diện cho Báo.


Từ tháng 6/2013, Báo đã đổi tên thành Báo Giao thông, xuất bản bộ mới, tăng từ 12 lên 16 trang. Với phương châm truyền thông Tin cậy- Nhanh nhạy-Sắc bén-Thân thiện và Nhân văn, bộ mới được trình bày theo phong cách báo chí hiện đại.


Cùng với đó, nội dung cũng có nhiều chuyên mục mới, tiếp cận trực diện những vấn đề của đời sống dân sinh liên quan đến lĩnh vực giao thông và những vấn đề đời sống xã hội khác, như: Bạn hỏi- Giao thông trả lời, kể chuyện cảnh sát giao thông, nhật ký hàng không, giao thông- phát triển; thể thao, giải trí.


Cũng tại buổi lễ, ông Nguyễn Bá Kiên, quyền Tổng Biên tập Báo Giao thông vận tải đã phát động Chương trình “Chung tay hành động vì an toàn giao thông,” do các tổ chức và doanh nghiệp tài trợ. Đây là chương trình từ thiện, nhằm hỗ trợ các nạn nhân không may bị tai nạn giao thông../.



Hùng Võ (Vietnam+)


Báo Giao thông vận tải kỷ niệm 50 năm ra số đầu

Friday, June 14, 2013

Nhà báo vào nhiều vai để “tròn vai”

(VOV) -Người làm báo không chỉ phản ánh cuộc sống, là “thư ký của thời đại”, mà quan trọng hơn, là sẻ chia và kết nối xã hội.



Người ta nói thời đại ngày nay là thời của báo chí, kể không sai.


Nói rằng nhà báo thời nay có việc làm và lắm việc nhất là quá đúng.


Vấn đề là lao động, sáng tạo làm sao cho xứng danh nhà báo, một nghề cao quý, tận tâm với dân với nước trong xã hội dân chủ, công bằng, văn minh và hội nhập.


Ngày ngày, thực trạng xã hội, hiện thực cuộc sống được phản ánh ngồn ngộn thông tin qua hơn 700 báo in, 67 đài phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương, 34 báo mạng cùng hàng nghìn trang tin điện tử.


Góc làm việc của phóng viên VnExpress. Ảnh: Hoàng Hà

Góc làm việc của phóng viên VnExpress. Ảnh: Hoàng Hà


Hơn 17.000 nhà báo cả nước đang hàng ngày, hàng giờ cho ra những tác phẩm báo chí trên cả 4 phương tiện truyền thông là báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử và chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm của mình.


Người làm báo ngày nay không chỉ là phản ánh cuộc sống, là “thư ký của thời đại” mà quan trọng hơn nữa là sẻ chia và kết nối xã hội.


Nếu như không lăn xả vào cuộc sống, nếu như không hiểu và nắm bắt chế độ chính sách, pháp luật, không cập nhật thông tin và tích hợp kiến thức thì nhà báo sẽ không có tác phẩm có hàm lượng, giá trị thông tin cao. Nhà báo không đi sâu vào đời sống thường nhật của lớp trẻ rất sôi động thì không thể thu hút lớp người đang độ sung sức.


Đến nay, theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Nguyễn Bắc Son trong kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII là có hơn 31 triệu người Việt Nam đang sử dụng Internet, trong đó hơn 73% dưới độ tuổi 35. Cả nội dung và hình thức thông tin nếu không mềm dẻo, không nóng hổi thì khó thu phục lớp trẻ. 


Nói như vậy không có nghĩa là đây đó không có phóng viên “điều hòa”, cho ra phóng sự “phòng lạnh”. Sự thật là hiếm có một tác phẩm “phòng lạnh” nào lại mang tải được sức nóng của hiện thực.


Cuộc sống vốn bề bộn, phức tạp, thời hiện đại càng bộn bề hơn vì không gian   như gần lại, thời gian như ngắn hơn bởi nhịp sống khẩn trương hơn, bởi công nghệ internet phát triển như vũ bảo, đại lộ thông tin cuộn xiết. Thông tin hôm qua đã lạc hậu so với hôm nay, giờ trước, phút trước đã cũ so với giờ sau, khắc sau.


Trong dòng chảy của cuộc sống, nhà báo phải hóa thân vào nhiều vai.


Khi bình luận về một vấn đề, một ngành nhà báo phải có con mắt nhìn của tư lệnh ngành, hoặc nhiều ngành để tham chiếu, đối chiếu, rút ra những điều cần thiết, phù hợp.


Khi phản ánh, phát hiện một vấn đề mới, nhân tố mới, hiện tượng mới từ cơ sở, nhà báo phải sống và nắm bắt những việc cụ thể, từ những con người cụ thể trong hoàn cảnh thật cụ thể.


Nhà báo khó có thể ăn dầm ở dề với cơ sở, với nhân vật như nhà văn, vì nhịp sống của họ phải nhanh hơn, nắm bắt nhạy hơn với chuyển động của hiện thực. Khi đó họ có thể là “hộ nghèo” hoặc “cận nghèo”, họ có thể là trưởng thôn, trưởng bản, thậm chí là kẻ “đào vàng lén lút” hay buôn lậu “than thổ phỉ”. Liều lĩnh hơn khi họ là khách chơi của vũ trường hay lân la bắt chuyện với những kẻ buôn bán, sử dụng ma túy trái phép. Rồi khi họ là thường dân, thậm chí là “phó thường dân”.


Cái cao sang của nhà báo là đạo đức nghề nghiệp, là tác phẩm báo chí có giá trị.


Đạo đức nhất là phản ánh đúng sự thật cuộc sống.


Cuộc sống đan xen bởi nhiều “nhóm lợi ích” thì nhà báo phải đứng về nhóm lợi ích vì đất nước phát triển, vì lợi ích của dân của nước.


Đó là một thử thách với nhà báo và cả nền báo chí trong xã hội hiện đại. Thử thách cái tâm, cái tầm, cái tình trước đồng tiền đầy ma lực. Qua thử thách sẽ hun đúc bản lĩnh nghề nghiệp.


Muốn bản lĩnh, muốn sát cuộc sống, nhà báo phải biết phản biện xã hội. Phải lật đi lật lại vấn đề. Muốn hiểu nhân vật của mình, nhà báo phải đặt họ vào trong hoàn cảnh, trong“tình huống”, phải hiểu tâm tư nguyện vọng, “tính khí” của họ. Người xưa nói: muốn biết một con người như thế nào phải nhìn cách ứng xử của anh ta với người trên, người dưới, người bên cạnh, người cùng trang lứa.


Cái khó và cũng là cái thiếu của nhà báo hiện nay là một số người chưa thông hiểu pháp luật, chính sách của nhà nước. Nếu không hiểu cơ bản và cập nhật kiến thức về luật pháp thì sự phản biện chỉ dừng lại “động thái phản ứng” hoặc “lý sự cùn” mà thôi.


Để làm “tròn vai” Nhà báo trong xã hội hiện đại, cốt tử là phải trung thực và phản ánh trung thực cuộc sống./.




Vĩnh Trà/VOV online




Nhà báo vào nhiều vai để “tròn vai”

“Trùm” truyền thông Rupert Murdoch ly dị vợ ba

Tập đoàn truyền thông toàn cầu News Corp ngày 14/6 vừa xác nhận thông tin cho hay, tỷ phú Keith Rupertrt Murdoch đã nộp đơn xin ly dị người vợ thứ ba của mình – bà Wendi Deng Murdoch, doanh nhân người Mỹ gốc Trung Quốc sau 14 năm chung sống.

Theo nguồn tin này, nhà tài phiệt 82 tuổi đã đệ đơn ly dị lên Tòa án tối cao New York sáng 13/6, song nguyên nhân dẫn đến cuộc đổ vỡ bất ngờ này vẫn chưa được công bố.


Tỷ phú Keith Rupertrt Murdoch và vợ - Wendi Deng Murdoch. (Nguồn: independent.co.uk)

Tỷ phú Keith Rupertrt Murdoch và vợ – Wendi Deng Murdoch. (Nguồn: independent.co.uk)



Ông chủ của tập đoàn truyền thông khổng lồ News Corp gặp gỡ bà Deng hồi năm 1997 tại Hong Kong. Hai người kết hôn sau đó hai năm, vào năm 1999, không lâu sau khi Murdoch ly dị người vợ thứ hai Anna Maria Torv Murdoch Mann. 

Cuộc hôn nhân với người vợ hai này diễn ra vào 1967, cũng là năm ông ly dị người vợ đầu tiên Patricia Booker – một năm sau khi người vợ ba Wendi Deng… ra đời.


Bà Wendi Deng, 44 tuổi, từng thu hút sự chú ý của giới truyền thông hồi tháng 7/2011, khi bà tấn công Jonathan May-Bowles, một diễn viên hài người Mỹ, kẻ đã ném đĩa kem cạo râu vào chồng bà trong một phiên điều trần trước Quốc hội ở London, liên quan đến vụ bê bối nghe lén điện thoại của tập đoàn News Corp.


Vụ bê bối nghe lén chấn động này đã dẫn đến cái chết của tờ News Of The World sau hơn 168 năm hoạt động.


Theo trang tin Deadlinenews, vụ ly hôn này sẽ không gây ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu của tập đoàn News Corp./.



Nhật Khánh (Vietnam+)


“Trùm” truyền thông Rupert Murdoch ly dị vợ ba

Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm sắp ra mắt bạn đọc

Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm sẽ ra mắt vào tháng Bảy trên cơ sở sáp nhập Tạp chí Văn học nước ngoài và Tạp chí Nhà văn của Hội Nhà văn Việt Nam.

Theo nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, việc sáp nhập này vừa được thông qua tại phiên họp toàn thể lần 8 Hội Nghị Ban chấp hành Hội Nhà văn khóa 8.


Tạp chí Nhà văn

Tạp chí Nhà văn



Theo đó, Tạp chí Nhà văn và tác phẩm sẽ do nhà văn Nguyễn Trí Huân phụ trách.

Số đầu Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm ra mắt vào tháng Bảy. Tạp chí Văn học nước ngoài sẽ chấm dứt hoạt động với tư cách là một tạp chí độc lập sau số 3 – 2013 (tháng 5 và tháng 6/2013).


Tạp chí Văn học nước ngoài ra số đầu vào năm 1996. Từ năm 1996 đến hết năm 2009, hai tháng ra một số; từ năm 2010 đến nay ra một số/tháng.


Tạp chí được in để phát cho một số Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, các cộng tác viên, các cơ quan ngành khoa học xã hội nhân văn; không bán ngoài thị trường.


Tạp chí Nhà văn tiền thân là Tác phẩm mới xuất bản đầu quý 2/1969 với hai tháng một kỳ, có lượng in 2.500 đến 3.000 bản. Hội Nhà văn mua bao cấp bằng tiền ngân sách 1.000 cuốn với giá 35 000 đồng /cuốn. Số còn lại hầu như không phát hành được.


Khi hai tạp chí sáp nhập, Hội Nhà văn Việt Nam có 5 ấn phẩm: Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm, Báo Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Tạp chí Thơ, Hồn Việt/.



Mỹ Bình (TTXVN)


Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm sắp ra mắt bạn đọc

Báo chí Hà Nội cần thể hiện phong cách thanh lịch

Ngoài việc bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, trọng tâm công tác của Trung ương và thành phố, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân, báo chí Hà Nội cần đổi mới cách trình bày, các đề tài, thể loại, cách viết, in ấn, thể hiện phong cách văn minh, thanh lịch của người Thủ đô. 


Cd


Đây là phương hướng nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng công tác báo chí-xuất bản trong thời gian tới được đề ra tại Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị “Nâng cao chất lượng, tăng cường sự lãnh đạo và quản lý công tác báo chí-xuất bản Hà Nội” do Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 14/6. 


15 năm qua, báo chí Hà Nội trên cơ sở bám sát tôn chỉ, mục đích đã thực hiện tốt chức năng của mình một cách sáng tạo, không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền của thành phố nói chung và của ngành, đoàn thể mình nói riêng, mà còn đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng Thủ đô. 


Các tin, bài đăng tải và chương trình phát sóng trên các báo, đài thành phố đều được chọn lọc, đảm bảo định hướng tuyên truyền, có chất lượng và mang tính chính trị cao. 


Do bám sát tình hình nhiệm vụ của đất nước và thành phố, báo chí Hà Nội đã định hướng chính trị, định hướng dư luận, nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, nhân dân Thủ đô, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế-xã hội, an ninh chính trị, trật tự xã hội, thông tin đối ngoại, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo quốc gia… 


Hoạt động xuất bản của Hà Nội có những chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất, năng lực hoạt động. Chất lượng xuất bản được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, tư tưởng, văn hóa của Đảng. 


Tuy vậy, báo chí-xuất bản của Thủ đô còn hạn chế về tính nhạy bén, sắc sảo và chiều sâu. Nội dung thông tin, tuyên truyền và cách thức thể hiện chưa thực sự hấp dẫn bạn đọc, tuyên truyền đấu tranh chống “diễn biến hòa bình,” chống luận điệu, quan điểm sai trái trên các báo, đài còn thiếu tính chủ động, tính phát hiện và sự sáng tạo trong thông tin trên báo chí Hà Nội vẫn chưa được quan tâm đúng mức./.



Đinh Thị Thuận (TTXVN)



Báo chí Hà Nội cần thể hiện phong cách thanh lịch

Thursday, June 13, 2013

Hậu của kết cục có hậu

(HNM) – Câu chuyện rùm beng dư luận mấy ngày qua xung quanh việc Công an tỉnh Hải Dương tạm giữ trái luật 2 tấn bạch tuộc và phải bồi thường cho người dân số tiền 650 triệu đồng được xem như kết thúc có hậu. 


Nói như vậy là bởi đã từ lâu rồi, chúng ta vẫn quen với những vụ việc cơ quan chấp pháp làm sai, gây thiệt hại cho dân nhưng phải hiếm hoi lắm mới có chuyện họ nhận lỗi, chứ chưa nói đến bồi thường. Nhiều vụ việc, người dân mệt mỏi với khiếu nại, kiện tụng nhưng rút cuộc thiệt vẫn hoàn thiệt. Và dân gian đã đúc kết như một “chân lý” là chuyện “con kiến kiện củ khoai”.


Vụ 2 tấn bạch tuộc được giải quyết nhanh chóng, hợp lý, hợp tình. Tuy vậy không phải đến đây là câu chuyện đã khép lại. Một vụ việc kết thúc nhưng lại mở ra nhiều vấn đề đang nguyên vẹn tính thời sự. Từ đây, câu chuyện đã không còn là việc riêng của những nông dân Cần Giờ hay Công an Hải Dương mà là câu chuyện “điển hình” của thái độ, cách ứng xử, ý thức chấp pháp của những người nắm quyền lực công.


Thật đáng khen cho tinh thần cầu thị, “dám” nhận trách nhiệm của Công an Hải Dương. Cũng thật đáng mừng khi cơ quan nhà nước đã vào cuộc và xử lý vụ việc nhanh chóng đến kinh ngạc như vậy cho người dân. Kết cục câu chuyện sẽ góp phần tạo nên sự tin tưởng về hiệu quả của sự ứng xử trong cuộc sống dân sự dựa vào luật pháp và lẽ phải. 


Nhưng, dân gian vẫn nói “có rượu thưởng, cũng có cả rượu phạt”!


Một hành vi gây thiệt hại trong cuộc sống có thể được quy ra tiền, nhưng một sai sót của một nhân viên công vụ thì không đơn giản như vậy là xong. Thái độ của Công an Hải Dương thật đáng khen, song không vì thế mà đủ khỏa lấp những sai sót. Khi sự việc mới được phát giác, đại diện Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh này đã khẳng định đoàn liên ngành gồm các chi cục: Thú y, Thủy sản, Quản lý thị trường, VS ATTP đã họp, “thống nhất” là cơ quan công an làm đúng quy định của pháp luật. Thế nên sẽ không có chuyện bồi thường. Như vậy, suýt nữa vụ việc cũng sẽ trở nên bình thường như bao vụ việc khác. Có lẽ, nếu những người dân liên quan không có chút kiến thức, nếu báo chí không mạnh mẽ lên tiếng và đặc biệt nếu không có chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an thì e rằng những nông dân Cần Giờ sẽ khó lòng xoay chuyển tình thế.


Cầu thị rồi, nhưng cũng còn cần cả sự sòng phẳng, nghiêm túc. Đứng trước dân với tư cách là người thi hành công vụ thì không có chuyện đơn giản “sai” là “sửa”, là “khắc phục hậu quả” mà còn phải chịu trách nhiệm công vụ theo pháp luật. Tức là sau đây phải làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân đến đâu để xử lý một cách nghiêm túc, để những “công bộc” có thể thấy được trách nhiệm của mình. Đồng thời, cũng cần có sự quyết liệt, giám sát việc xử lý, tránh tình trạng “đánh bùn sang ao”. 


Được biết, qua 3 năm thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, số tiền trích từ ngân sách để bồi thường cho các sai sót công vụ là 23,5 tỷ đồng, đã tăng hơn so với trước. Tuy nhiên, dư luận chưa nghe nhiều đến việc nhân viên công vụ “móc tiền túi” bồi thường.


Thế nên, phải làm sao để “câu chuyện bạch tuộc” trở thành một bài học đối với những nhân viên công vụ, khiến họ phải thận trọng, nghiêm túc mỗi khi thực hiện chức trách. Và phải làm sao để người dân thấy rằng việc được bồi thường không chỉ là trách nhiệm mà còn là tinh thần cầu tiến, vì dân, mong muốn sửa sai của cán bộ, công chức.


Nữ Quỳnh


Hậu của kết cục có hậu

Wednesday, June 12, 2013

Hy Lạp đóng cửa đài phát thanh, truyền hình quốc gia

Các đài phát thanh và truyền hình quốc gia của Hy Lạp trong đêm qua đã lần lượt phải ngừng phát sóng, sau khi chính phủ khẳng định muốn đóng cửa tạm thời toàn bộ các đài phát sóng quốc gia để sa thải khoảng 2.500 nhân viên.

 

Quyết định trên được Athens lí giải là để tuân thủ các biện pháp cắt giảm chi phí theo yêu cầu của các chủ nợ quốc tế đã “giải cứu” quốc gia này.
Nhiều người dân và nhân viên tập hợp trước trụ sở của ERT tại Athens

Nhiều người dân và nhân viên tập hợp trước trụ sở của ERT tại Athens



Chính phủ Hy Lạp cho biết tập đoàn Hellenic Broadcasting, hay ERT, sẽ mở cửa trở lại “sớm nhất có thể”, với một đội ngũ nhân viên mới, nhỏ gọn hơn. Hiện chưa rõ công việc này phải mất bao lâu và liệu toàn bộ các đài phát có được khôi phục hoạt động hay không.

“Chúc mừng chính phủ Hy Lạp”, phát thanh viên Antonis Alafogiorgos nói trong những phút phát sóng cuối trên một kênh truyền hình trực tiếp chính của ERT. “Đây là một tổn thất lớn cho nền dân chủ”. Trong khi đó hàng nhìn nhân viên truyền thông và những người ủng hộ biểu tình bên ngoài trụ sở của ERT tại ngoại ô Athens.


Trước đó người phát ngôn chính phủ Hy Lạp Simos Kedikoglou khẳng định: “ERT là một trường hợp điển hình cho sự cực kỳ thiếu minh bạch và hoang phí đến khó tin. Việc này phải chấm dứt ngay bây giờ”.


Trong khi toàn bộ 2500 nhân viên tại đây sẽ bị sa thải, ông Kedikoglou cho biết họ sẽ được trả tiền bồi thường và có thể xin vào làm trở lại khi ERT được cơ cấu lại theo hướng nhỏ gọn hơn, trở thành một kênh phát sóng độc lập.


Quyết định kỳ lạ nêu trên của Hy Lạp là bước đi trực tiếp đầu tiên tác động thẳng vào người lao động trong khu vực công sau 3 năm phải thực thi các chính sách kinh tế khắc khổ. Kể từ đó đến nay, khoảng 1 triệu lao động trong khu vực tư nhân đã mất việc làm.


Các kênh phát thanh của ERT cũng ngừng phát sóng tại nhiều khu vực ở nước này từ 23 giờ tối qua theo giờ địa phương.


Một thông báo của Bộ tài chính Hy Lạp khẳng định ERT đã chính thức bị giải tán và cơ quan chức năng sẽ “nắm giữ” các cơ sở của tập đoàn này. Cảnh sát chống bạo động cũng được triển khai bên ngoài các tòa nhà của ERT tại nhiều nơi. Tuy nhiên không có vụ xô xát nào xảy ra.


 

Thành Tùng (Dân trí)


Hy Lạp đóng cửa đài phát thanh, truyền hình quốc gia