Saturday, April 27, 2013

Cuộc thi báo chí “Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013”

Sáng 27-4, tại Hải Phòng, Báo Hải Phòng phối hợp với Sở VH,TT&DL Hải Phòng và 11 cơ quan báo chí khu vực Đồng bằng sông Hồng (Hànộimới, Kinh tế & Đô thị, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc) tổ chức phát động cuộc thi báo chí “Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013″.

 

namdulich

Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia – Hải Phòng 2013, đồng thời tăng cường mối quan hệ của các báo Đảng trong khu vực; nâng cao vai trò, vị trí của các báo Đảng địa phương trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương. Cuộc thi được kỳ vọng sẽ góp phần quảng bá du lịch khu vực Đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung, hướng tới mục tiêu tăng cường thu hút du khách trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương; góp phần xây dựng làm mới, đa dạng hóa hệ thống sản phẩm du lịch…

Tác phẩm dự thi thuộc các thể loại như: Điều tra, phóng sự, ghi chép, bài phản ánh, phóng sự ảnh… đăng trên các ấn phẩm báo in, báo điện tử (bài viết và video clip, báo ảnh của các báo Đảng các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Hồng và Báo Kinh tế & Đô thị từ ngày 21-3-2013 đến 31-1-2014. Mỗi bài viết không quá 1.200 từ (một tác phẩm báo chí dự thi có thể chia thành nhiều kỳ đăng tải, nhưng mỗi kỳ không quá 1.200 từ và không quá 3 kỳ). Một tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm, ảnh, video clip dự thi.


Lễ trao giải được tổ chức vào ngày 21-3-2014. Các tác giả có thể gửi bài dự thi về địa chỉ 11 báo Đảng địa phương trong khu vực và Báo Kinh tế & Đô thị. Cơ cấu giải thưởng gồm 19 giải, trong đó có 1 giải đặc biệt trị giá 15 triệu đồng, 1 giải nhất – 10 triệu đồng, 2 giải nhì (7 triệu đồng/giải), 5 giải ba (5 triệu đồng/giải) cùng 10 giải khuyến khích.


Các năm sau, Báo Đảng tại địa phương đăng cai Năm Du lịch quốc gia sẽ phối hợp với Sở VH,TT&DL địa phương đó và báo Đảng các tỉnh, thành phố trong khu vực đăng cai cuộc thi.


 

Thùy An (Hanoimoi)


Cuộc thi báo chí “Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng - Hải Phòng 2013”

Friday, April 26, 2013

Tại sao phải chờ?

(HNM) – “Chờ” là từ được nhắc rất nhiều và liên tục trong những ngày qua trên các diễn đàn, báo chí cũng như trong phát ngôn của nhiều “chuyên gia” trong lĩnh vực tài chính. Đó là chờ đến ngày 30-6, giá vàng sẽ ổn định (?)

Trong vòng chưa đầy một tháng, Ngân hàng Nhà nước đã bán ra thị trường hơn 13 tấn vàng. Thế nhưng trái ngược với những kỳ vọng thị trường sẽ bình ổn, dù một khối lượng vàng “khủng” được tung ra, nhưng giá kim loại quý này lại càng ngày càng khó kiểm soát. Cuối tháng 3-2013, giá mỗi lượng vàng trong nước cao hơn thế giới 2,8 triệu đồng. Nhưng sau khi hơn 13 tấn vàng được “bơm” ra thị trường, khoảng chênh lệch bị đẩy lên tới 6,3 triệu đồng, tăng tới gần 2,5 lần. 


Sự kỳ quặc, bất thường đến khó tin của thị trường vàng đang khiến cho dư luận đặt nhiều nghi ngờ về những sai lầm trong quản lý. Tuy nhiên, giải thích về những nghi hoặc này, Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đã quản lý thị trường theo đúng quy định. Đồng thời, nhiều cán bộ quản lý cũng đăng đàn “khuyên” người dân bình tĩnh và chờ đợi đến sau ngày 30-6 khi mà “các ngân hàng thương mại hoàn tất đóng trạng thái vàng theo quy định”.


Nhưng tại sao người dân lại phải chờ? Mới chỉ trong chưa đầy một tháng mà giá vàng đã biến động đến chóng mặt. Trước một sự việc bất thường thì không thể có thái độ bình thường được. Quyền lợi của hàng triệu người dân cùng với nền kinh tế đất nước không thể đơn giản “hy sinh” để bảo vệ lợi ích của một nhóm ngân hàng. 


Mặt khác, có nhà quản lý nào trả lời được sau hơn 30 ngày nữa, điều gì sẽ đến với thị trường vàng? Một khi người quản lý không thể khẳng định sau ngày 30-6 giá vàng sẽ bình ổn thì cũng không thể tiếp tục mạo hiểm, và càng không thể bắt người dân phải chờ đợi được.


Có thể các quyết sách trên thị trường vàng vẫn đang thực hiện đúng các quy định nhà nước, nhưng khi thực hiện đúng mà kết quả không tốt thì cần xem lại quy định, xem lại chính sách.


Tổ chức lại thị trường vàng là cần thiết. Nhưng sau mười hai phiên đấu thầu vàng thì thị trường đang ngổn ngang hơn. Mục tiêu ban đầu là bình ổn thị trường (hay bình ổn giá) rõ ràng đã bất thành. Không hiểu trước khi thực hiện các quyết sách với thị trường vàng, Ngân hàng Nhà Nước có dự tính được việc thị trường sẽ như hiện nay hay không(?). 


Nhưng cho dù thế nào cũng không thể hy sinh lợi ích của đa số người dân chỉ vì lợi ích, thậm chí là vì những sai lầm trong quản lý của thiểu số các ngân hàng.


 

Nữ Quỳnh


Tại sao phải chờ?

Thursday, April 25, 2013

Ngăn chặn xu hướng "lá cải hóa"

Cách đây dăm năm, hiện tượng “lá cải hóa” bắt đầu xuất hiện tại một số tờ báo và gần đây, đã lây lan tới nhiều ấn phẩm, từ nhật báo, tuần báo đến các phụ bản, phụ trương, nguyệt san, bán nguyệt san,… đặc biệt là trên một số báo điện tử và trang mạng. Tình trạng này khiến dư luận lành mạnh bất bình, vì ngoài việc công bố những tin, bài, ảnh không phù hợp với chuẩn mực văn hóa của xã hội, hiện tượng “lá cải hóa” còn có thể tác động tiêu cực tới quan niệm và lối sống của một bộ phận công chúng…


 



Minh hoạ (Nguồn: Người lao động)

Minh hoạ (Nguồn: Người lao động)


Khởi đầu là hiện tượng một số tờ báo khai thác các vụ án đông – tây, kim – cổ cả ở trong nước và ngoài nước. Ðể thu hút sự chú ý của các công chúng hay tò mò, có thị hiếu hướng về chuyện giật gân, một số tờ báo tập trung khai thác các vụ án ly kỳ, rùng rợn được mô tả tỉ mỉ đến từng chi tiết. Các thông tin này nhanh chóng được một số tờ báo, nhất là báo điện tử và một số trang mạng, triệt để khai thác. Chẳng hạn “vụ án Lê Văn Luyện”. Phải nói là hằng giờ, thậm chí từng phút, một số trang điện tử liên tục đưa tin (hoặc xào xáo của nhau) thông tin chính xác lẫn với mơ hồ, chưa xác thực, kèm theo vô số “phân tích dự báo”, “mổ xẻ”, lật đi lật lại, khai thác đến tận cùng, thậm chí sẵn sàng bịa chi tiết giật gân. Chuyện cha giết con, vợ giết chồng, mẹ giết con,… và những vụ án trái luân thường đạo lý bỗng chốc trở thành đề tài để một số người viết xâu xé, chăm chăm khai thác điều gọi “hấp dẫn”, cốt để bán báo. Thậm chí để chạy đua thông tin, “móc túi” độc giả sớm hơn, có tờ báo in thêm số lượng, tăng trang, phát hành sớm lên vài giờ. Trong vô số trường hợp, chỉ cần liếc qua cái tít trên trang nhất một số tờ báo đã thấy hoang mang vì ở đó tràn ngập tin tức đâm chém, cướp của, hiếp dâm, giết người… Mà “báo lá cải” thường bắt chước nhau khá nhanh, vụ án nào có tý tình tiết gay cấn là đều xúm vào. Mới đây, trong một vụ án có năm người con cùng đề nghị hội đồng xét xử tuyên án cha đẻ tử hình vì tội giết vợ, lập tức cái tít này lại nằm chềnh ềnh trên trang nhất một vài tờ báo!


 Từ những điều méo mó, dị hợm thậm chí bệnh hoạn, quái gở, xuất hiện trên một số tờ báo, công chúng sau khi đọc, có cảm giác u ám, nặng nề, không khác gì bạn đi qua một con phố mà chỉ nhìn thấy và chỉ nhìn vào đống rác… Chẳng lẽ, một số người làm báo này không cân nhắc trước khi đưa tin tức, bài vở như vậy? Phải nói rằng, với tình trạng “báo lá cải”, ý niệm về nhân văn, nhân bản như đã trở nên lạc lõng. Tính nhân đạo ở đâu khi người ta không biết vì vô tình hay hữu ý đăng cả chân dung người bị xâm hại trên báo. Rồi khi một người phạm tội là từ gia đình tới các quan hệ bị xoi mói, lùng sục để rồi từ ông bà nội ngoại, cha mẹ, cô dì, chú bác, anh em đến họ hàng, hàng xóm, bạn bè,… đều được khai thác triệt để với động cơ thiếu trong sáng. Thậm chí có bài báo đưa tin về một vụ án mới đã minh họa bằng hình ảnh người phạm tội cũ, như muốn tạo racảm giác anh ta phạm tội có hệ thống mà không thèm quan tâm anh ta đã hoàn lương chưa! Bên cạnh đó là một số người viết còn thiếu am hiểu pháp luật mà vẫn thản nhiên “thay mặt quan tòa” để phán xét vụ án với những khẳng định như đinh đóng cột, trong khi cơ quan thực thi pháp luật vẫn chưa hoàn tất điều tra!


 Sau vụ án là đến chuyện lạ. Mấy chục năm trước, báo chí đã từng râm ran với hình ảnh “cua mặt người” thì nay là rắn thần, miếu thần, đá lạ, cây lạ… rồi danh y, thần y chữa bệnh cứu người, có “thần y” được báo quảng bá từng chữa khỏi bệnh đến hàng nghìn người, nhưng thực tế giới khoa học và cơ quan chức năng chưa bao giờ kiểm định. Người viết để tăng thêm độ xác thực cho thông tin đôi khi còn tự nhấn mạnh bản thân mình đã chữa khỏi. Thế nên mới có cảnh rồng rắn người kéo nhau đến nhà bà lang nọ chữa bệnh mà chỉ chữa bằng cách “dẫm lên lưng”. Rồi sau báo về vụ án, báo về chuyện lạ, là báo “sex”. Nhà nhiếp ảnh Quang Phùng, một người cao tuổi gốc Hà Nội, luôn đau đáu với thực trạng này đã không giấu được sự bất bình khi thấy nhiều tạp chí chỉ chọn ảnh thiếu nữ hở hang đăng bìa trang nhất với những cái tít tựa đầy khiếm nhã, từ “gái hư”, “gái ngoan”, đến vòng nọ, vòng kia. Sao người ta lại có thể rẻ rúng phụ nữ như vậy? Nói về sex, phải kể đến các trang báo mạng. Hiện trên internet, những từ “lộ hàng”, “thoáng”, “hở”, “xuyên thấu”,… kèm lời giới thiệu là “choáng”, “sốc”, “ngất”, “nghẹt thở”, “chóng mặt”,… đang là các từ khóa được săn lùng nhiều nhất. Riêng cụm từ “hotgirl Việt Nam”, nếu tìm kiếm trên google có thể đem tới 29 triệu 700 nghìn kết quả. Trong đó, “tuyển tập hotgirl xinh” thì nhiều vô kể. Có lẽ không ở đâu lạm phát hotgirl như ở ta. Mà công nghệ quảng cáo của báo mạng hiện có thể biến một cô gái xinh xắn còn đang đi học trở thành một “hotgirl dạn dĩ và nóng bỏng”.


 Ở nước ngoài, hotgirl trước hết là danh từ chỉ những phụ nữ đủ cả tài, sắc cho giới trẻ hâm mộ. Còn ở Việt Nam, không ít người cho rằng, hotgirlgắn liền với những cô gái trẻ xinh đẹp thích chơi bời, thích khoe “hở”. Phàm cái gì nhiều quá hóa nhàm, hóa rẻ, hotgirl đáng ra là một từ đẹp bỗng chốc trở nên tầm thường, nếu không nói đôi khi là nhảm nhí. Và chuyện báo chí khai thác làng giải trí, khai thác đời tư của các “ngôi sao” quá đà, các nhân vật văn nghệ mạnh mồm mạnh miệng cũng là điều đáng nói. Người ta khai thác đủ thứ chuyện, từ chuyện ly hôn, chuyện cặp bồ mới, chuyện sinh con một mình,… tới chuyện thời trang, hàng hiệu,… Ðến nỗi nữ đại sứ du lịch nọ đã tâm sự rằng: “Người ta không hỏi tôi làm được những gì mà chỉ hỏi váy mới tôi mua bao nhiêu tiền, chiếc vòng đeo tay có tới tiền tỷ không”!?


 Một đặc điểm nữa là một số báo mạng thường liên kết với các trang mạng xã hội, “ăn theo” đời sống các trang mạng, nhất là face book. Sau khi ai đó tung một thông tin lên face book, là mọi người xúm vào comment – bình luận, và với sự liên kết, liên thông nhanh chóng thời toàn cầu, khi thông tin đó trở thành “nóng” thì báo mạng vội chộp lấy để đưa lên. Một báo mạng đã đưa lên là hàng loạt báo “copy” theo, có báo sửa tít cho hấp dẫn hơn còn nội dung thì vẫn y xì. Và điều làm bạn đọc chân chính phẫn nộ là nhiều trang mạng không chừa cả đối tượng trẻ em. Có em gái mấy tuổi cũng bị khai thác thái quá, sai lệch, làm mất đi sự hồn nhiên, trong sáng. Câu nói của mẹ bé Nhật Nam dạy con không xem truyện tranh, tưởng đâu chỉ là chuyện trong gia đình, hóa thành chuyện cho thiên hạ đàm tiếu, “ném đá”. Ðến nỗi cô giáo bé Nhật Nam cũng phải lên tiếng xin cộng đồng mạng dừng lại.


 Còn rất nhiều minh chứng sống động có thể dẫn ra cho thấy tình trạng “lá cải hóa” ở một số tờ báo nhất là ở các tờ phụ trương đã đến mức báo động. Lý do duy nhất để người làm các tờ báo này đưa ra để biện minh cho việc làm của mình là để phục vụ người đọc bình dân, để “câu view”, cạnh tranh thông tin trong thời đại số hóa… và cần khẳng định, đó chỉ là ngụy biện. Còn việc viện dẫn các “báo lá cải” ở nước ngoài còn “lá cải” hơn lại càng nực cười. Ðúng là ở các nước phương Tây, “báo lá cải” có đất sống nhưng nó không nhập nhằng, “lộng giả thành chân”. Ngày nay thị hiếu độc giả đã cao hơn rất nhiều, trong khi một số tờ báo ham chạy theo xu hướng “lá cải” đã làm ô nhiễm văn hóa báo chí, và ảnh hưởng tới tính văn hóa của xã hội. Tình trạng này nếu kéo dài và trở nên phổ biến có thể làm con người mất niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của xã hội, vào những tấm gương sáng điển hình, có sức lan tỏa, được xã hội tôn vinh. Nguy hại hơn, “báo lá cải” đã xuyên tạc, hạ thấp, đánh đồng những giá trị văn hóa cao cả với những giá trị thấp kém. Làm cho tài năng của nghệ thuật hàn lâm bị “hạ cấp” ngang, thậm chí kém hơn so với “nghệ sĩ thị trường”. Có ý kiến cho rằng “báo lá cải” sẽ tự đào thải khi xã hội ngày càng có văn hóa, độc giả sẽ biết chọn lọc, phân loại từ báo chí để tìm ra “món ăn” bổ ích và lành mạnh. Nhưng đó là chuyện của tương lai. Còn với hiện tại, việc xác định chuẩn mực, phân loại, quản lý và đặt ra yêu cầu về tính văn hóa đối với báo chí đang trở nên hết sức cần thiết; mà trước hết là phụ thuộc vào việc xác định rõ tiêu chí, mục đích, đối tượng bạn đọc của mỗi tờ báo, tạp chí,… và sự nghiêm túc, tự giác của mỗi thành viên ở mỗi tòa soạn. Công việc này đã được làm trước đây, nhưng chưa triệt để, nay cần được thực hiện với những nguyên tắc cụ thể, rạch ròi, tránh dẫn đến tình trạng “giẫm chân lên nhau”, “mập mờ đánh lận con đen”… Thiết nghĩ, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần nghiêm khắc xử lý, đình bản vô thời hạn những tờ báo quá nhảm nhí, mà thực chất là “con sâu làm rầu nồi canh” làng báo của chúng ta.



 

TRẦN VIỆT (Báo Nhân dân)


Ngăn chặn xu hướng "lá cải hóa"

Wednesday, April 24, 2013

Giải thưởng báo chí quốc tế Pulitzer 2012

Giải do nhà báo Joseph Pulitzer sáng lập nên lấy tên của ông, rất có giá trị về cả tinh thần lẫn vật chất được trao vào tháng 4 hàng năm tại Mỹ. Giải Pulitzer báo chí lần thứ 96 năm 2012 được trao cho hàng loạt bài phóng sự điều tra và ảnh em bé Afghanistan trong chiến tranh rất đặc tả. Trong số những giải từ trước tới nay, có 2 giải ảnh báo chí liên quan tới Việt Nam. Tác giả đoạt giải Pulitzer thường là những người thực sự có tài năng.


 


● Ảnh em bé Afghanistan đoạt giải năm 2012:


nc_massoud_hossaini_pulitzer_prize_photo_ll_120417_wmainTác giả của bức ảnh đoạt giải thưởng Ảnh tin tức nóng là Massoud Hossaini -một phóng viên ảnh của hãng thông tấn Pháp AFP. Hossaini đã ghi lại khoảnh khắc bé gái Tarana Akbari đang khóc thét đau đớn khi chứng kiến cảnh tàn khốc sau một vụ đánh bom tự sát (vụ đánh bom đẫm máu nhất ở Kabul năm 2011) tại đền thờ Abul Fazel, thủ đô Kabul ngày 6.12.2011 (ảnh). Ít nhất 70 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công diễn ra vào đúng dịp lễ Ashura của người Hồi giáo Shit’te có hàng ngàn tín đồ đến hành lễ.


 Nhà báo Hossaini, 30 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Iran, đã sang Afghanistan từ năm 2006 chụp ảnh và đưa tin về cuộc chiến thảm khốc với phe Taliban ở đấy. Tấm ảnh độc đáo này đã được đăng tải trên nhiều tờ báo và website trên thế giới. Anh chia sẻ rằng mình rất vinh dự khi được nhận giải thưởng danh giá này và trở thành tiếng nói của dân tộc Afghanistan nhưng không muốn nhìn lại bức ảnh do chính tay mình chụp nữa vì “nó khủng khiếp quá”. Trả lời phỏng vấn của giới báo chí sau khi nhận giải, anh nói rằng anh không dám xem bức ảnh này nữa vì nó khiến trái tim anh đập nhanh hơn và gợi lại những cảm xúc của ngày hôm đó, anh biết bất kỳ ai xem bức ảnh này cũng sẽ nhớ về tác giả nhưng anh hy vọng họ sẽ không quên nỗi đau mà người dân Afghanistan đã phải chịu đựng vì chiến tranh tàn khốc.


Kể lại chuyện tác nghiệp, Hossaini cho biết, khi chứng kiến vụ nổ bất ngờ và nhìn thấy dưới chân la liệt xác người, anh đã rơi vào trạng thái cực sốc đến mức không biết phải phản ứng ra làm sao. Anh kể lại rằng khi anh vừa nhìn vào máy ảnh, thì bỗng nhiên có một tiếng nổ lớn, phải mất một lúc anh không biết phải làm gì, chỉ cảm thấy sức ép của vụ nổ gây đau trong cơ thể, thế là anh sụp xuống nền đất, lúc hoàn hồn trở lại, anh nhìn thấy mọi người chạy từ trong đám khói, anh ngồi xuống và nhìn thấy bàn tay mình chảy máu nhưng không thấy đau, khi làn khói tan đi, anh chợt nhận ra mình đang đứng ở chính giữa một vòng tròn người chết, họ nằm chồng chất lên nhau, anh đứng ngay đúng chỗ kẻ tấn công tự sát đã đứng, rồi bắt đầu chụp.  


Cô bé Akbari, 11 tuổi, đến bây giờ em vẫn còn gặp những cơn ác mộng về ngày hôm đó và không còn dám mặc chiếc váy xanh đã ướt đẫm máu sau vụ đánh bom nữa. Giám đốc điều hành AFP Emmanuel Hoog, ca ngợi Hossaini: “Ủy ban Giải thưởng Pulitzer đã vinh danh một trong những nhà báo dũng cảm nhất và xuất sắc của chúng ta – Massoud Hossaini. Ngày nay, trong lĩnh vực tin tức, từ ngữ không đi kèm với hình ảnh là nghèo nàn, còn hình ảnh mà thiếu từ ngữ thì chưa đủ. Hai bộ phận này bổ sung cho nhau và hình ảnh – dù là ảnh động hay tĩnh, chính là điều thiết yếu của báo chí thế kỷ 21″.


 ● Giải báo chí Pulitzer năm 2012:


Báo chí đoạt 14 giải, được Trường Đại học Columbia công bố ngày 16.4.2012 và đăng tải trên trang mạng của giải, tập trung vào các vấn đề toàn cầu từ loạt bài về các thương binh Mỹ đến phóng sự điều tra về việc cảnh sát New York cài gián điệp vào cộng đồng Hồi giáo địa phương. Tờ The New York Times giành hai giải phóng sự điều tra về cách lách thuế của các tập đoàn lớn và phóng sự quốc tế về nạn đói ở châu Phi. Các tờ báo uy tín, có lượng độc giả đông đảo như Los Angles TimesWall Street JournalUSA Today và Washington Post không đoạt được giải nào.


2 phóng viên Michael J. Berens và Ken Armstrong của tờ Seattle Times được tôn vinh ở hạng mục phóng sự điều tra với loạt bài chấn động về việc chính quyền sử dụng thuốc giảm đau giá rẻ methadone cho các bệnh nhân được trợ cấp y tế. Tờ báo cho biết methadone, giá rẻ hơn 1 USD so với các loại thông thường, giúp tiết kiệm hàng triệu USD nhưng gây ra cái chết cho 2.173 người từ năm 2003 đến 2011, trong đó phần lớn là người nghèo. HãngAP giành một trong 2 giải phóng sự điều tra với loạt bài tố cáo cảnh sát New York, với sự hỗ trợ của CIA, đã giăng một mạng lưới nghe lén và theo dõi mà không cần bằng chứng, nhằm thu thập thông tin từ cộng đồng Hồi giáo để ngăn chặn các nguy cơ khủng bố kể từ sau vụ 11.9.2001.


Tờ Philadelphia Inquirer giành giải phục vụ cộng đồng cho loạt bài phanh phui nạn bạo lực học đường, góp phần “thúc đẩy cải tổ về an toàn cho học sinh và giáo viên” ở địa phương. Nữ phóng viên trẻ Sara Ganim, 24 tuổi, của tờPatriot-News (bang Pennsylvania) với giải thưởng về bài viết có tính địa phương. Hội đồng chấm giải Pulitzer cho biết “giải thưởng trao cho Ganim và các đồng nghiệp vì sự can đảm và lão luyện trong việc tiết lộ vụ bê bối lạm dụng tình dục chấn động liên quan đến một cựu trợ lý huấn luyện viên bóng đá Jerry Sandusky”.


Về tin có các giải như sau: Giải tin nóng: Báo Tuscaloosa News với bài tường thuật sinh động và kịp thời lốc xoáy chết người ở bang Alabama. Giải Ảnh khắc họa nhân vật thuộc về báo Denver Post với hình ảnh một cựu chiến binh ở Colorado chiến đấu với chứng stress nặng do chấn thương sau hai lần triển khai quân ở Iraq trong 4 năm. Các giải còn lại gồm: Eli Sanders (tuần báo Stranger) đoạt giải về thể loại chuyên đề với bài viết về một phụ nữ 38 tuổi đã đưa kẻ giết chồng cô vào tù; báo Chicago Tribune đoạt giải Bình luận với bài của Mary Schmich; báoBoston Globe đoạt giải Phê bình với bài của Wesley Morris.


Giải Pulitzer năm nay cũng cho thấy sự phát triển mạnh của báo điện tử so với các tờ báo giấy truyền thống. Phóng viên David Wood của tờ Huffington Post (mới được thành lập năm 2005), đánh bại 2 ứng viên của AP vàWall Street Journal ở hạng mục phóng sự quốc gia, với bài viết về những khó khăn tâm lý và tình cảm của các thương binh trở về từ chiến trường Iraq và Afghanistan. Nhà báo Matt Wuerker của tờ Politico giành giải ở hạng mục biếm họa nhờ những bức tranh vui nhộn, đặc biệt là bức châm biếm mô tả sự chia rẽ sâu sắc của hai đảngDân chủ và Cộng hòa dẫn đến sự bế tắc trên chính trường Mỹ năm 2011…


Năm nay, giải cũng lần lượt được vinh danh ở nhiều hạng mục khác như giải tin tức quốc tế, tin tức quốc gia, tranh biếm họa, giải thưởng vì công chúng, tin nóng…


 



Sự ra đời của giải Pulitzer



Joseph Pulitzer (ảnh) sinh ngày 10.4.1847 tại Mako, Hungary, bố là một người Do Thái và mẹ người Đức. Cả gia đình chuyển đến Mỹ năm1864, sống tại New York, vì thế nên ông là công dân Mỹ gốc Hungary. Đến năm 1868, Pulitzer trở thành phóng viên chuyên nghiệp và là chủ bút báo New York World. Trước đây, Pulitzer vốn đã đề nghị giải này trong di chúc của mình được viết vào năm 1904 nhằm vinh danh những nhà văn nhà báo có tài năng (tương tự như giải Nobel).


Khi đó ông có đề ra 13 giải: 4 cho báo chí, 4 văn học, 4 sân khấu và một cho giáo dục. Nhạy cảm với sự thay đổi, Pulitzer có lập ra một hội đồng tư vấn có quyền thay đổi nội dung giải thưởng. Bắt đầu từ năm 1917, giải được trao vào tháng 4 hàng năm bởi hiệu trưởng Trường Đại học Columbia. Người hay nhóm người đoạt giải sẽ được thưởng một Huy chương (ảnh) kèm theo một phong bì khoảng 10.000 USD. Hiện nay, giải Pulitzer có tới 21 nội dung: một số thể loại phóng sự, biên tập, biếm họa, nhiếp ảnh, tiểu thuyết, tiểu sử, sân khấu, thơ và âm nhạc. Pulitzer là giải thưởng uy tín của Mỹ. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất.


 



TƯỜNG QUYÊN (nguồn: Người làm báo)



Giải thưởng báo chí quốc tế Pulitzer 2012

Những hệ lụy từ việc “chế biến” thông tin trên báo mạng điện tử

Hoạt động thu thập và xử lý thông tin của nhà báo với sự trợ giúp của các phương tiện công nghệ thông tin ngày càng trở nên thuận lợi. Chỉ cần một máy tính được nối mạng Internet là toàn bộ tri thức của thế giới sẽ nằm trong tầm tay. Tuy nhiên, những cái được gọi là tri thức có trên mạng Internet đều có chủ. Việc “chế biến” kho tàng thông tin khổng lồ ấy của nhân loại thành tri thức của mình phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, trong đó có những nguyên tắc về đạo đức.  


Sáng 7-3, khi Tuổi Trẻ vừa đưa tin “Không được dừng xe để xử phạt xe không chính chủ” lên mạng tuoitre.vn, trang CafeF ngay lập tức đã “cọp” bản tin này - Ảnh: T.T.D.

Sáng 7-3, khi Tuổi Trẻ vừa đưa tin “Không được dừng xe để xử phạt xe không chính chủ” lên mạng tuoitre.vn, trang CafeF ngay lập tức đã “cọp” bản tin này – Ảnh: T.T.D.


Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo và các văn bản luật, dưới luật về bản quyền đều yêu cầu khi nhà báo, cơ quan báo chí sử dụng số liệu, thông tin, bài, ảnh của cá nhân, tổ chức khác phải ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ. Tuy nhiên, trên thực tế có thể dễ dàng phát hiện những trường hợp nhà báo sao chép, sử dụng một phần hay toàn bộ tin, bài, ảnh của người khác, báo khác mà không nêu nguồn. Điều này xảy ra khá phổ biến, thường xuyên và nghiêm trọng trên các tờ báo mạng điện tử hoặc trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí.


Thứ nhất là nhiều tờ báo dịch tin, bài tràn lan từ các báo nước ngoài mà không ghi rõ tên tác giả và nguồn gốc của tác phẩm hoặc nếu có ghi cũng qua loa đại khái. Theo khảo sát, tên của nhiều tờ báo nước ngoài bị viết tắt một cách thoải mái, không theo một quy chuẩn nào, như FS (tạp chí Fashion), JJ (Just Jared), Asia (Asianone), DM (Daily Mail)… Thậm chí, nhiều tên báo bị “vô tình” viết tắt đã trở nên hết sức mù mờ làm cho không một độc giả nào, thậm chí là phóng viên có thể kiểm chứng thông tin hay tìm ra tờ báo gốc. Ví dụ như: A, E, G, S, KK, GQ, GB, TST, Kbite, KP, VG, VS, UDN, VF, EN, Us, MM…


Tương tự, việc trích dẫn nguồn và viết tắt tên các báo trong nước cũng hết sức tùy tiện. Ví dụ, Báo Sài Gòn Tiếp Thị bị viết tắt thành SGTT, Sài Gòn Giải Phóng thành SGGP, Thể Thao và Văn Hóa thành TT&VH hoặc TTVH, Pháp Luật TP.HCM thành PL TP.HCM, Sinh Viên Việt Nam thành SVVN, Người Lao Độngthành NLD, VnExpress thành VNE… Đối với những độc giả thường xuyên đọc báo mạng điện tử thì có thể sẽ dần làm quen với kiểu ghi nguồn này tuy nhiên không ít người vẫn lúng túng, nhầm lẫn. Với kiểu viết tắt như thế này người đọc hoàn toàn có thể nhầm Kinh Tế Việt Nam thành Kiểm Toán Việt NamVneconomythành VnExpress hoặc ngược lại.


Ngoài ra, việc ghi nguồn theo kiểu gộp hai, ba báo như “theo Reuters, AP, BBC”, “theo BBC, FT”, “theo DT, VNN”… cũng khiến độc giả băn khoăn không biết đây là bài tổng hợp từ hai, ba báo hay là lấy trực tiếp từ một báo và gián tiếp từ các báo khác.


Việc ghi rõ tên nguồn tin là thể hiện sự tôn trọng tờ báo và tác giả mà mình trích nguồn. Sẽ chẳng một tờ báo nào muốn tên của mình bị viết tắt ở báo khác và trở thành những chữ cái dễ gây hiểu nhầm.


Thứ hai là việc bỏ qua tên tác giả khi sử dụng lại bài của họ. Cuối bài báo thường là tên tác giả mới (người tổng hợp, sưu tầm) cùng cụm từ “theo báo A, B”. Như vậy, nhiều tác giả đương nhiên bị mất tên trên tác phẩm của chính mình.


Thứ ba là hiện tượng điềm nhiên dịch và biên tập, cắt cúp lại tin, bài của người khác. Nhiều tin, bài từ các báo nước ngoài bị biên dịch, giật tít một cách cẩu thả làm sai về mặt ngữ nghĩa, mỗi báo dịch một phách đang là một “tệ nạn”.


Ví dụ, cùng là một bài đăng trên The Sun, nhưng báo thì dịch là “Phần hai bài phỏng vấn của Trương Bá Chi bị cắt bỏ”, tên kênh thực hiện cuộc phỏng vấn là “Entertainment News Channel” và nội dung bài dịch cho rằng nguyên nhân của việc bị cắt bỏ là “vì lợi ích và sự tôn trọng dánh cho Trương Bá Chi”. Trong khi đó một báo khác lại là “Phần hai cuộc phỏng vấn Trương Bá Chi bị đánh cắp” và đây là “cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh i – CABLE”. Bài dịch này cho rằng phần hai cuộc phỏng vấn không thể lên sóng truyền hình tiếp vì đã bị rò rỉ.


Một ví dụ khác. Với những độc giả chỉ đọc lướt thì tít “Britney khốn khổ vì lời dọa giết” sẽ khiến họ lầm tưởng rằng “công chúa nhạc Pop” đang khốn khổ vì bị kẻ nào đó đe dọa ám sát. Tuy nhiên, trên thực tế đó là “Tính mạng hai con trai của Britney bị đe dọa”. Những trường hợp dịch sai hoặc cố tình dịch sai như trên không phải là hiếm gặp. Nhà báo cứ điềm nhiên cắt cúp, chỉnh sửa, biên dịch lại bài của người khác, báo khác và biến chúng thành tin, bài của mình.


Việc sử dụng lại tin, bài, ảnh của các báo trong nước mà không xin phép, không ghi rõ nguồn gốc, không trả nhuận bút cũng xảy ra ở hầu hết các tờ báo mạng điện tử. Nhiều khi những tin, bài này bị làm cho biến dạng khiến bản thân chủ nhân (tác giả) của chúng cũng khó lòng nhận ra đứa con tinh thần của mình. Nhằm “câu” người đọc nên nhiều tờ báo mạng điện tử luôn “đau đầu” để tìm cách giật lại tít, viết lại chapeau và thậm chí là toàn bộ nội dung. Dưới đây là một vài ví dụ.


Bài Mỹ Linh: Phụ nữ như là nước có chapeau: “Mỹ Linh là một mẫu phụ nữ khác hẳn nhiều ngôi sao khác – bản năng phụ nữ của ngôi sao này thuộc về gia đình. Hơn chục năm nay, ngôi sao ấy là một người phụ nữ của gia đình và thành công đỉnh cao trong sự nghiệp”.


Tuy nhiên, một báo khác đã chỉnh sửa lại thành Mỹ Linh: Tôi là vợ, là góc bếp, là cái giường với một chapeau mới: “Hơn chục năm nay, Mỹ Linh đã làm một người phụ nữ của gia đình và đạt được thành công đỉnh cao trong sự nghiệp, nhưng với chị sự hoàn hảo chỉ có trong sách vở mà thôi. Dưới đây là tâm sự của chị về gia đình và cuộc sống…”.


Bài Cha hành hạ hai con gái dã man có chapeau gốc là: “Chính quyền địa phương đang giám sát, nếu người cha này tiếp tục đánh con thì sẽ xử lý hình sự”. Tuy nhiên nó đã được thay đổi thành Trói hai con cho kiến đốt… thắt cổ, rồi quẳng xuống ao và chapeau là: “Có lần ba đánh cháu bị thương ngay trán và bất tỉnh, sau đó ba thắt cổ, ba thả cho tắm rửa nhưng không cho ăn… Có lần ba thắt cổ hai chị em rồi quẳng xuống ao gần nhà, hàng xóm phải lội xuống cứu hai chị em con…”.


Theo Điều 752 Bộ luật dân sự, tác giả có quyền “Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm”. Như vậy, việc nhiều báo mạng điện tử sử dụng một lượng lớn các tác phẩm từ các báo khác mà không xin phép là vi phạm luật, chưa kể tới việc chỉnh sửa, rút lại tít, sửa sa pô và nội dung tác phẩm.


Thứ tư, không ít nhà báo còn ngang nhiên sao chép một phần hoặc toàn bộ tác phẩm của người khác rồi biến thành bài của mình và lĩnh nhuận bút. Kết quả một cuộc điều tra dư luận xã hội năm 2008 cho thấy có tới 1/3 số nhà báo được hỏi đã vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp trong khi sử dụng những thông tin từ nguồn tin. Có 0,6% số nhà báo khi nhận được bài viết của cộng tác viên đã tự viết lại và ký tên mình. Kết quả điều tra cũng cho thấy, có 11,5% số công chúng được hỏi cho biết họ biết chính xác ít nhất một trường hợp nhà báo sử dụng bài của người khác làm bài của mình.


Đây là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và bản quyền tác giả trắng trợn nhất. Ở các nước phát triển, vấn đề này được coi là rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến kiện tụng, gây thiệt hại rất lớn cho tờ báo vi phạm. Cách đây mấy năm, một tờ báo ở Mỹ bị tờ Viet Mercury kiện, phải bồi thường khá nhiều tiền chỉ vì ăn cắp một câu trong bài viết của họ.


Việc sao chép toàn bộ tác phẩm của người khác dù sao cũng dễ bị phát hiện. Tuy nhiên, có một số dạng sao chép khó phát hiện hơn. Ví dụ việc phóng viên “chịu khó” ngồi nghe hoặc đọc lại toàn bộ nội dung một cuộc phỏng vấn trực tuyến nào đó rồi ghi chép, biên tập và sáng tạo thành một bài của riêng mình (do mình khám phá, phỏng vấn). Hay việc sao chép một phần thông tin từ bài viết trước về cùng chủ đề, chỉnh sửa cho phù hợp với thời gian hiện tại là đã có một tác phẩm mới.


Ví dụ, bài Hết thời rau xanh rớt giá và một bài viết khác có tiêu đề Rau xanh Hà Nội tăng giá chóng mặtđăng sau đó gần 2 tuần, ở hai tờ báo khác nhau, có đoạn viết về thị trường giống nhau kì lạ, chỉ khác giá của sản phẩm.


Hiện tượng phóng viên khi viết về một vấn đề nào đó nhưng không đủ thông tin nên đã tìm kiếm trên mạng hoặc trên sách báo để “đắp thịt” cho bài viết của mình dày dặn và hấp dẫn hơn nay đã trở nên phổ biến. Có thể truy cập vào một vài tờ báo mạng điện tử, so sánh các bài viết cùng một chủ đề sẽ thấy nhiều bài chỉ khác nhau về tít, còn nội dung thì tương tự, hoặc giống nguyên xi hoặc thay đổi đôi chỗ. Đây là hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp rất tinh vi, tác giả và độc giả cũng khó lòng phát hiện ra.


Có một thực tế là mặc dù hiện tượng vi phạm bản quyền bằng hình thức này hay hình thức khác diễn ra hàng ngày nhưng rất hiếm khi có sự lên tiếng, phản hồi của tác giả. Số lượng tin, bài lớn và sự luân chuyển thông tin không ngừng trên mạng đã khiến họ chẳng mặn mà với việc làm rõ trắng đen của những thông tin bị “ăn cắp”. Chính sự “bao dung”, dung túng của chủ nhân những tin, bài bị sửa đã tạo điều kiện cho nhiều tờ báo mạng điện tử tranh thủ “làm thả cửa” và lâu dần thành lệ, không còn nghĩ đấy là tật xấu nữa.


Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có nhiều: Do sự lỏng lẻo trong các qui định luật pháp về bản quyền tác phẩm và bảo vệ bản quyền; do việc sao chép thông tin trên mạng quá dễ dàng; xuất phát từ thực tế thiếu hụt về thông tin, nhân lực của các báo; do sự vô tư của những tác giả có tác phẩm bị sao chép và sự dễ dãi của công chúng khi đón nhận những thông tin bị sao chép… Tuy nhiên, nguyên nhân sâu sa, cốt lõi nhất chính là ý thức về bản quyền tác phẩm và tôn trọng bản quyền tác phẩm của mỗi phóng viên, biên tập viên và toàn ban biên tập… Một điều đáng buồn là không ít phóng viên, biên tập viên cho rằng việc làm trên không vi phạm luật và đạo đức nghề nghiệp. Phần nhiều những người này còn rất trẻ, có thế mạnh về ngoại ngữ nhưng không được đào tạo cơ bản về báo chí.


Thực tế trên đã trở thành thói quen của hầu hết các tờ báo mạng điện tử dù đó là tờ có lịch sử phát triển lâu đời hay tờ báo non trẻ. Điều này thể hiện sự yếu kém về chuyên môn, hạn chế về đạo đức nghề nghiệp, không tôn trọng bản thân và công chúng báo chí. Nếu những vi phạm trong khai thác và xử lý thông tin hiện nay không được giải quyết, chắc chắn những hệ lụy từ vấn đề này sẽ là lực cản cho sự phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam.


TS. NGUYỄN THỊ TRƯỜNG GIANG (Nguồn: Người làm báo)


—————————————


* Bài viết sử dụng kết quả nghiên cứu và ví dụ khảo sát trong Khóa luận tốt nghiệp đại học “Vấn đề vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thu Trang, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội- 2009.



Những hệ lụy từ việc “chế biến” thông tin trên báo mạng điện tử

CA Hưng Yên xin lỗi, bồi thường cho 2 nhà báo

Một năm sau vụ việc hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long bị Công an Hưng Yên đánh trong buổi cưỡng chế đất tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang (Hưng Yên), Công an Hưng Yên đã lên tiếng xin lỗi và bồi thường. 


Theo nhà báo Hán Phi Long “cách đây khoảng một tháng tôi và anh Năm được mời đến Hưng Yên để nhận lời xin lỗi từ phía Công an Hưng Yên”. 


Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long

Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm và Hán Phi Long


Tại buổi làm việc do ông Nguyễn Trọng Thành – phó thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hưng Yên chủ trì- có sự tham gia của ông Đỗ Ngọc Cự – phó trưởng Công an huyện Văn Giang, hai nhà báo đã nhận được lời xin lỗi trực tiếp của thượng úy Đặng Quang Hoàng, Công an huyện Văn Giang (người được xác định là một trong những cán bộ của đoàn cưỡng chế đã đánh phóng viên VOV). 


Hai nhà báo Nguyễn Ngọc Năm (SN 1970), Trưởng phòng và Hán Phi Long (SN 1979), phóng viên Phòng Phóng viên thời sự, chính trị, kinh tế (Trung tâm tin, Đài tiếng nói Việt Nam – VOV) đã bị lực lượng cưỡng chế hành hung vào sáng 24/4/2012, khi các anh tác nghiệp tại buổi cưỡng chế thu hồi 5,8 ha đất của 166 hộ tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Theo thông báo kết quả điều tra của Công an tỉnh Hưng Yên, thượng úy Hoàng là người trực tiếp dùng gậy cao su đánh phóng viên Nguyễn Ngọc Năm, đồng thời làm rõ ba công nhân hợp đồng của Công ty V&T có hành vi đánh hai phóng viên. 3 công nhân tham gia đánh hai nhà báo đã bị cơ quan chức năng phạt mỗi người 1,5 triệu đồng. 


Vẫn theo nhà báo Hán Phi Long, ngoài việc xin lỗi, ông Hoàng và Công ty TNHH V&T cũng bồi thường thiệt hại danh dự, sức khỏe và tinh thần cho hai nhà báo, tuy nhiên việc bồi thường cụ thể như thế nào không được tiết lộ. 


Được mời chứng kiến việc này, ông Nguyễn Minh Tiến – kiểm sát viên Viện KSND tỉnh Hưng Yên cho biết, tại buổi làm việc, sau lời xin lỗi của ông Đặng Quang Hoàng, hai bên thống nhất bỏ qua mọi khúc mắc của vụ việc. 


Nhà báo Nguyễn Ngọc Năm cũng cho biết anh đã đồng ý, chấp nhận lời xin lỗi cũng như mức bồi thường thiệt hại danh dự, sức khỏe, tinh thần từ phía công an huyện Văn Giang.



CA Hưng Yên xin lỗi, bồi thường cho 2 nhà báo

Saturday, April 20, 2013

Hạn chế thu hồi đất

Con số được công bố sau hai tháng triển khai lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Trong gần 7 triệu lượt ý kiến góp ý vào Dự luật này, có tới gần 2 triệu ý kiến liên quan đến vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư… Con số này cho thấy mức độ quan tâm của người dân và cũng phản ánh mức độ ảnh hưởng của vấn đề này đến đời sống như thế nào.

Chẳng cần nhắc thì có lẽ nhiều người đã biết một trong những nguyên nhân làm phát sinh các khiếu kiện phức tạp có liên quan đến việc thu hồi đất và bồi thường. Phần lớn người dân cho rằng, giá bồi thường đất không thỏa đáng, người dân mất tư liệu sản xuất trong khi mảnh đất ấy chỉ để phục vụ một dự án kinh tế khác…


Có thể thấy, việc đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của người dân là cần thiết để hoàn thiện chính sách đặc biệt quan trọng này. Song cũng nhất thiết phải xem trọng, đánh giá đúng để tiếp thu hiệu quả ý kiến của nhân dân. Trong lúc việc thu hồi đất đang là vấn đề nóng ở nhiều lúc, nhiều nơi thì việc dự thảo sửa đổi “chạm” tới những chỗ cần điều chỉnh sẽ góp phần giải quyết được vướng mắc tồn tại bấy lâu. 


Đất đai là thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện quyền sở hữu và thống nhất quản lý. Nhưng khi được giao đất, đó lại là tư liệu sản xuất, là “tài sản” lớn của người dân nên không thể tùy tiện thu hồi, chuyển lợi ích kinh tế từ đất của nhóm người này sang nhóm người khác. Vì thế, ngoài nhu cầu quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, công cộng thì nếu muốn thu hồi đất của dân phục vụ các dự án kinh tế cần phải có cơ chế đồng thuận trong việc tự nhận chuyển quyền sử dụng đất, tạo cơ chế để người dân tham gia chủ động trong quá trình thu hồi đất. Thông thường, chủ đầu tư vì đặt mục đích lợi nhuận lên trên hết sẽ dẫn đến việc bồi thường không thỏa đáng cho người bị thu hồi đất, vì vậy cần thiết tạo điều kiện để người dân bình đẳng trong bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất… 


Nói chung, để hài hòa lợi ích của Nhà nước, các chủ đầu tư cũng như người dân trong vấn đề đất đai thì cần có quan điểm tích cực về việc thu hồi đất. Nên chăng càng hạn chế quyền thu hồi đất của cơ quan hành pháp ở mức thấp nhất càng tốt, nhằm tránh tình trạng lạm dụng quyền lực để thu hồi đất, chuyển lợi ích từ người dân sang nhóm có quyền lực kinh tế. Trong trường hợp cần phải lấy đất thì nên nhìn nhận như là trưng mua của dân, chủ đầu tư phải tiến hành thỏa thuận với người dân đang sử dụng đất để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo các thỏa thuận dân sự…


Hai triệu ý kiến đóng góp cho một vấn đề của một dự luật chắc chắn không phải là con số nhỏ. Đó không chỉ là tâm huyết mà còn là tấm gương phản chiếu thực tế của đời sống xã hội hiện nay. Mong rằng, Luật Đất đai sửa đổi lần này sẽ có những điều chỉnh có thể giải quyết được những vướng mắc đang gặp phải trong thực tiễn.


Nữ Quỳnh


Hạn chế thu hồi đất

Wednesday, April 17, 2013

Khởi động giải thưởng báo chí về công nghệ xanh

Ngày 17/4, công ty dẫn đầu thế giới về công nghệ xanh Siemens đã khởi động giải thưởng báo chí về công nghệ xanh 2013 lần thứ 2 nhằm vinh danh và trao thưởng những nhà báo đã có những tác phẩm xuất sắc về các đề tài như công nghệ xanh, phát triển bền vững và môi trường.

Giải thưởng được dành cho các nhà báo trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN), Australia và New Zealand. Điều đặc biệt của giải thưởng năm nay là sẽ có một giải Nhà báo Công nghệ xanh Siemens 2013 cho mỗi nước tham gia. 


Người đạt giải của Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia tranh tài với người đoạt giải của các nước Australia và New Zealand, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan cho giải Nhà báo Công nghệ xanh Siemens cấp khu vực 2013. Mỗi nhà báo đoạt giải quốc gia sẽ nhận phần thưởng bằng tiền mặt và một chuyến tham quan học tập về phát triển bền vững tại châu Âu.


Theo tiến sỹ Phạm Thái Lai, Tổng Giám đốc Điều hành công ty Siemens Việt Nam: “Thay đổi về nhân khẩu học, đô thị hóa, biến đổi khí hậu và toàn cầu hóa là những xu hướng đương đại đang đặt ra các thách thức chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Sự biến đổi do những xu hướng trên gây ra sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến thế giới của chúng ta.”


“Giải thưởng này được xây dựng nhằm mục đích khuyến khích các nhà báo quan tâm và viết nhiều hơn về các chủ đề trên, từ đó giúp cho người dân trong các khu vực đang phát triển nhanh của ASEAN, Australia và New Zealand hiểu rõ hơn về tác động sâu xa của các xu hướng đương đại này đồng thời giúp họ nhận ra rằng sự sáng tạo và công nghệ có thể giúp giảm thiểu các tác động trên và tạo ra một thế giới bền vững hơn.”


Giải thưởng Báo chí về Công nghệ xanh của Siemens đuợc phát động lần đầu tiên vào năm 2010 trong khối ASEAN và bao gồm 3 hạng mục giải thưởng. Tổng số đã có hơn 190 bài dự thi, và nhà báo đoạt giải nhất là cô Thean Lee Cheng của tờ The Star – Malaysia, với bài viết về đề tài tiết kiệm năng luợng.


Tất cả các tác phẩm tham dự giải thưởng báo chí của Siemens về Công nghệ Xanh 2013 phải được đăng tải trong khoảng thời gian từ 1/1/2012 đến hết 15/6/2013 trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo giấy, tạp chí hoặc báo mạng. Mỗi thí sinh dự thi phải nộp 3 bài viết đã được xuất bản/đăng tải trong khoảng thời gian nói trên. Các bài viết này tập trung thể hiện việc ứng dụng công nghệ xanh đã giải quyết các thách thức đặt ra bởi các xu hướng đương đại như thế nào.


Các tác phẩm dự thi sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí về giá trị của tin tức, sự bám sát và tính hiện thực của các chủ đề về công nghệ xanh, phát triển bền vững và môi truờng; cũng như là kĩ năng viết và văn phong của tác giả.


Thời hạn chót để nộp bài dự thi là 11 giờ đêm ngày 30/6/2013 (giờ Việt Nam). Các nhà báo đoạt giải sẽ được công bố vào tháng 9/2013. Chi tiết về việc đăng ký và thông tin cụ thể đuợc đăng tải trên www.siemens.com.vn/SGTJA2013./.



P.V (Vietnam+)


Khởi động giải thưởng báo chí về công nghệ xanh

Hơn 100 nhà báo bầu chọn trực tuyến giải Cống hiến

Chiều 17/4, hơn 100 nhà báo ở hai miền Bắc-Nam đã chính thức bỏ lá phiếu bầu chọn các đề cử thuộc sáu hạng mục giải thưởng Âm nhạc Cống hiến lần thứ 8 do Báo Thể thao & Văn hóa (Thông Tấn xã Việt Nam) tổ chức.

Theo đó, ngoài bốn hạng mục giải thưởng cũ, đây cũng là lần đầu tiên giải thưởng Cống hiến mở rộng thêm hai hạng mục là “Bài hát của năm” và “Nghệ sỹ mới.”


Các nhà báo khu vực phía Bắc bỏ phiếu bầu chọn giải Cống hiến lần thứ 8 tại Hà Nội. (Ảnh: Cẩm Thơ/ Vietnam+)

Các nhà báo khu vực phía Bắc bỏ phiếu bầu chọn giải Cống hiến lần thứ 8 tại Hà Nội. (Ảnh: Cẩm Thơ/ Vietnam+)



Lễ trao giải Cống hiến lần thứ 8 sẽ hứa hẹn nhiều bất ngờ bởi êkíp đạo diễn, nhạc sỹ nổi tiếng hàng đầu giới giải trí là đạo diễn Phạm Hoàng Nam và nhạc sỹ Công Trí.

Và cũng như mọi năm, trước giờ trao giải Cống hiến sẽ diễn ra sự kiện thảm đỏ với sự tham gia của đông đảo nghệ sỹ tên tuổi trong giới giải trí.

Theo tiết lộ của đạo diễn chương trình “kịch bản” đêm trao giải sẽ được lấy ý tưởng từ chính những điểm nóng của giới giải trí năm qua để thiết kế sân khấu. Điểm độc đáo chính là chiếc ghế ngồi của các nhạc công sẽ được kết hợp với ánh sáng, tạo điểm nhấn gây hiệu ứng trên sân khấu. 


Phần âm nhạc sẽ là sự tái hiện những thành quả dưới góc nhìn Cống hiến mà các đề cử đã phấn đấu trong năm qua trong đó, nhạc giao hưởng được sử dụng trong các tiết mục âm nhạc đại chúng đem đến sự phong phú và thẩm mỹ cho đời sống âm nhạc.


Lễ trao giải thưởng Cống hiến lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Nhà hát Hòa Bình, Thành phố Hồ Chí Minh vào lúc 20 giờ ngày 24/4 và được truyền hình trực tiếp trên VTV6 và VTV4./.


 


Minh Minh (Vietnam+)


Hơn 100 nhà báo bầu chọn trực tuyến giải Cống hiến

Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo

Trong hai ngày 17-18/4, tại Khánh Hòa, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ năm 2013.

Dự hội nghị có Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương Vũ Ngọc Hoàng; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn, cùng hơn 400 đại biểu đại diện Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà báo các tỉnh, thành và lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí cả nước.


Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu nhấn mạnh báo chí Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò là động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng của đất nước hiện nay. 


Trong thành tựu chung của đất nước có sự góp phần quan trọng của Hội Nhà báo Việt Nam, của cán bộ, hội viên, nhà báo sinh hoạt và làm việc tại các tổ chức cơ sở Hội. Báo chí tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; đấu tranh phản bác thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị; tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.


Trên cơ sở phát huy những thành tích đạt được, chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại trong năm 2012, Hội Nhà báo Việt Nam đã đề ra các nhiệm vụ, phương hướng hoạt động năm 2013, trong đó nhiệm vụ tổng quát, trọng tâm là tiếp tục nâng cao vai trò của Hội trong việc quản lý, chỉ đạo báo chí và xây dựng tổ chức Hội trong sạch, vững mạnh.


Hội sẽ đẩy mạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; triển khai toàn diện các mặt công tác, bảo đảm các hội viên, nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, làm tốt công tác thông tin báo chí, thực hiện nghiêm túc Quy định về đạo đức của người làm báo…


Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết Việt Nam là một trong những quốc gia có sự phát triển khá mạnh mẽ trong hoạt động báo chí, hiện cả nước có hơn 800 cơ quan báo chí. Trong bối cảnh suy thoái về kinh tế trong phạm vi toàn cầu hiện nay, báo chí Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, do đó Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, phản ánh kịp thời các ý kiến, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.


Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận một số nội dung quan trọng, như: tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động Hội – vai trò của cán bộ chuyên trách; công tác khảo sát nhu cầu đào tạo của nhà báo trong 5 năm tới (2013-2018); tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chủ quyền biển, đảo…/.



Tiên Minh (TTXVN)


Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo

Monday, April 15, 2013

Khai giảng khóa đào tạo về mạng xã hội và báo chí

Hôm nay, 15-4, Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí, Bộ Thông tin – Truyền thông, đã khai giảng khóa đào tạo về mạng xã hội và báo chí.


Chuyên gia người Thuỵ Điển Emanuel Karlsten trao đổi tại lớp học.

Chuyên gia người Thuỵ Điển Emanuel Karlsten trao đổi tại lớp học.


Đây là khóa học thứ tư trong khuôn khổ hoạt động của Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí (MTC) về chủ đề này, thu hút 35 phóng viên tham dự. 


Ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí, giám đốc dự án cho rằng, thông tin trên internet nói chung và mạng xã hội nói riêng ngày càng quan trọng. Theo thống kê đến hết năm 2012, Việt Nam đã có hơn 260 mạng xã hội. Hiện nay, sự giao thoa giữa báo chí và mạng xã hội có sự phát triển mạnh. Các phóng viên có thể khai thác thông tin từ mạng xã hội và ngược lại. Tuy nhiên, khi báo chí gặp sai sót, có thể điều chỉnh bằng pháp luật nhưng mạng xã hội thì chưa có giải pháp. Chủ đề chính của khóa học tập trung vào những nội dung như tận dụng và xử lý thông tin, tác động và ứng phó của báo chí hiện nay với mạng xã hội… 


Trong chương trình, các phóng viên được giảng viên Emanuel Karlsten đến từ Thụy Điển chia sẻ thông tin cập nhật về sự phát triển của mạng xã hội. Bên cạnh đó, họ cũng có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm từ tòa soạn của mình, trực tiếp trao đổi để tìm lời giải chung trong điều kiện Việt Nam cũng như quốc tế hiện nay. 


Khóa đào tạo là một phần trong dự án hỗ trợ trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ báo chí trong lĩnh vực thông tin ký kết giữa hai chính phủ Thụy Điển và Việt Nam, thuộc Hiệp định khung về hợp tác phát triển. Chương trình triển khai từ năm 2010 đến hết năm 2013.


 


NGÂN ANH (Nhân dân)



Khai giảng khóa đào tạo về mạng xã hội và báo chí

Hãng tin lớn thứ hai của Đức chính thức đóng cửa

DAPD- Hãng tin lớn thứ hai của Đức đã chính thức ngừng hoạt động vào chiều ngày 11/4, khiến gần 200 nhân viên mất việc làm. 


Trong cuộc họp nhân sự tại thành phố Berlin, Petra Hilgers, người điều hành DAPD tuyên bố đóng cửa cơ quan vì không tìm được nhà đầu tư sau khi hãng tin này mất khả năng chi trả tài chính. 


DAPDVào lúc 3 giờ chiều (giờ địa phương), hãng tin “ốm yếu” này đã ngừng dịch vụ cung cấp tin tức tới khách hàng. Ông Michael Konken, Chủ tịch Hội Nhà báo Đức coi việc đóng cửa DAPD là “thảm họa” đối với đội ngũ biên tập viên và cộng tác viên của DAPD nói riêng và tổn thất lớn đối với giới truyền thông Đức nói chung. 


Ông Michael Konken cũng đồng thời đề nghị các cơ quan truyền thông khác có thể xem xét nhận các cựu nhân viên của DAPD vào làm việc. 


Sau khi nộp đơn xin phá sản hồi tháng 10/2012, DAPD vẫn nỗ lực tìm nhà đầu tư mới. Hãng tin Novosti của Nga được xem là hy vọng cuối cùng của hãng tin ốm yếu này, nhưng đáng tiếc các thương lượng giữa hai bên gần đây đã bị hủy bỏ. 


DAPD được thành lập vào tháng 9/2010, tiền thân là hãng tin DDP của Tây Đức trước đây và chi nhánh hãng tin AP của Mỹ tại Đức sáp nhập lại. Trong thời gian hoạt động, DAPD đã rất nỗ lực tăng cường vị thế của mình trong giới truyền thông đầy tính cạnh tranh của Đức, trong đó có các “đối thủ” như hãng tin DPA của Đức, AFP của Pháp và Tập đoàn Thomson Reuters./.


 


(Vietnam+)



Hãng tin lớn thứ hai của Đức chính thức đóng cửa

Ông Bùi Thế Sơn giữ chức Phó Tổng biên tập báo Đất Việt

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có quyết định bổ nhiệm ông Bùi Thế Sơn giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập của báo Đất Việt.


pho TBT dat vietCăn cứ vào công văn số 516/BTTTT-CBC ngày 21/02/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc bổ nhiệm Phó Tổng biên tập Báo Đất Việt, Đoàn chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam đã kí quyết định số 136/QĐ-LHHVN bổ nhiệm ông Bùi Thế Sơn – Giám đốc kinh doanh báo Đất Việt giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập.


 Theo đó, ông Bùi Thế Sơn sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ báo chí, các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà Nước cùng điều lệ, quy chế của Liên hiệp Hội Việt Nam và các quy định của báo Đất Việt.


 


Theo Đất Việt



Ông Bùi Thế Sơn giữ chức Phó Tổng biên tập báo Đất Việt

Sunday, April 14, 2013

BBC bị tố dùng sinh viên làm 'lá chắn' ở Triều Tiên

Sóng gió đang nổi lên quanh một bộ phim điều tra của BBC, do phóng viên thực hiện chương trình đã đóng giả làm một giáo sư dẫn đoàn sinh viên Anh đến Triều Tiên và rồi bí mật quay phim ở đó.


Phóng viên John Sweeney của BBC. Ảnh: BBC.

Phóng viên John Sweeney của BBC. Ảnh: BBC.


Hôm qua, Trường Kinh tế London (LSE) yêu cầu BBC hủy bộ phim tài liệu về Triều Tiên trong chương trình Panorama dự kiến phát ngày 15/4. Để quay bộ phim này, John Sweeney, một phóng viên của BBC, đã mạo danh giáo sư lịch sử để tham gia chuyến thăm của một hiệp hội sinh viên LSE tới Triều Tiên hồi cuối tháng 3. Sweeney đã quay phim Triều Tiên cùng vợ và một người quay phim trong 8 ngày, Telegraph đưa tin.


10 sinh viên LSE tham gia chuyến thăm Triều Tiên nói rằng vợ của Sweeney, nhà sản xuất của chương trình Panorama, đã tổ chức chuyến thăm. Nhưng ban đầu họ chỉ thấy Sweeney. Khi máy bay quá cảnh ở Bắc Kinh, vợ của Sweeney và người quay phim mới gia nhập đoàn.


Ban lãnh đạo LSE lên án việc Sweeney sử dụng hiệp hội sinh viên của họ để làm bình phong cho việc điều tra Triều Tiên. Họ cũng nói rằng bộ phim của Sweeney có thể khiến những giảng viên người Anh tại các nước có nền chính trị nhạy cảm gặp nguy hiểm và các chuyến thăm nước ngoài của sinh viên LSE sẽ trở nên khó khăn hơn.


“Một số đồng nghiệp của tôi đang làm việc ở châu Phi, Trung Quốc và nhiều nước khác. Bộ phim có thể khiến họ gặp nguy hiểm”, giáo sư George Gaskell, phó giám đốc LSE, nhận định.


LSE cũng xác nhận việc chính phủ Triều Tiên gửi một số thư điện tử với lời lẽ đe dọa cho đoàn sinh viên sau khi Bình Nhưỡng phát hiện thân phận của ba phóng viên BBC.


Nhưng chương trình Panorama và phóng viên Sweeney phản bác yêu cầu hủy bộ phim của LSE , cũng như quan điểm cho rằng phóng viên đã nói dối sinh viên để lọt vào Triều Tiên. Sweeney kể rằng 10 sinh viên đã biết mục đích của ông trong chuyến thăm và họ ủng hộ ông.


“Chúng tôi không đồng tình với những ngôn từ của LSE. Tôi không thể qua mặt các sinh viên đó, bởi họ là những người trưởng thành, dũng cảm và tốt bụng. Họ có thể tẩy chay tôi, nhưng họ đã không làm thế vì họ ủng hộ chương trình”, đài phát thanh BBC dẫn lời Sweeney.


 


Chí Linh (VnExpress)



BBC bị tố dùng sinh viên làm 'lá chắn' ở Triều Tiên

Saturday, April 13, 2013

Italy: 4 nhà báo bị bắt cóc tại Syria được trả tự do

Bộ Ngoại giao Italy vừa xác nhận 4 nhà báo người Italy bị bắt cóc tại Syria đầu tháng này đã được trả tự do.


Bộ Ngoại giao Italy cho biết, 4 nhà báo này đang trong tình trạng sức khỏe tốt và đã có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tuyên bố đưa ra ngày 13/4, Thủ tướng Italy Mario Monti đánh giá cao tất cả các cá nhân, tổ chức đã tham gia việc giải cứu 4 nhà báo Italy bị bắt cóc.


Những nhà báo này đã bị một nhóm nổi dậy ở Syria bắt cóc ngày 5/4 vừa qua khi đang làm nhiệm vụ. Theo trang mạng của báo Cộng hòa của Italy, trong số những người bị bắt cóc có 3 nhà báo tự do và 1 phóng viên Đài truyền hình RAI của Italy./.


 


(Theo VOV)



Italy: 4 nhà báo bị bắt cóc tại Syria được trả tự do

Friday, April 12, 2013

Đâu phải chuyện đùa!

Dân gian vẫn hay nói “sai thì sửa”, “sai đâu sửa đấy”, thế nhưng có những chuyện nhất quyết không nên để sai, vì đã sai rồi thì khó sửa, thậm chí để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Trong lĩnh vực xây dựng và thực thi pháp luật thì càng đòi hỏi sai sót phải là tối thiểu. Gần đây, dư luận liên tiếp xôn xao về một loạt văn bản của các bộ, ngành “có vấn đề”, điển hình là Thông tư 27 của Bộ Công an triển khai quy định việc ghi tên cha mẹ trên chứng minh nhân dân (CMND) theo Nghị định 170/2007.


Ngay khi quy định ghi tên cha mẹ lên CMND được công bố và chuẩn bị triển khai thí điểm, dư luận đã phản ứng khá mạnh, người dân và các chuyên gia pháp luật bày tỏ sự chưa đồng tình bởi nó trái với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 và Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã ký kết năm 1988. Khi ấy những người “có trách nhiệm” vẫn khăng khăng kiên quyết triển khai. 


Kết quả là 35.000 công dân của Hà Nội được “thí điểm” cấp CMND mới. Và vì là “thí điểm” nên đã có không ít những phản ánh về các rắc rối mà những người có CMND mới gặp phải khi thực hiện các giao dịch trong cuộc sống. Để rồi mới đây nhất, Thủ tướng đã đồng ý bỏ mục ghi họ tên cha mẹ công dân trên CMND mới, Bộ Công an có trách nhiệm soạn thảo nghị định thay thế Nghị định 170/2007 (quy định ghi tên cha mẹ vào CMND). Trong thời gian chờ nghị định mới, người dân sẽ được phép lựa chọn có hoặc không ghi họ tên cha mẹ trên CMND. Những người đã được “thí điểm” nếu có nhu cầu đổi CMND không ghi họ tên cha mẹ vẫn được chấp nhận. 


Thực tế cuộc sống có nhiều điều cho phép chúng ta, hoặc các cơ quan quản lý có thể “thí điểm”, tức là chạy thử nếu tốt cho số đông, cho cộng đồng thì thực hiện chính thức. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều điều không nên và không được phép “thử”. Trong xây dựng pháp luật càng cần chặt chẽ, hạn chế “thí điểm” bởi việc đưa pháp luật vào cuộc sống không đơn giản chỉ là ban hành là hiệu quả, rồi thích ngừng lúc nào cũng được, sai thì thu hồi văn bản… Một khi chính sách đưa vào cuộc sống không phù hợp sẽ vừa gây tốn kém về kinh tế, gây phiền phức tới người dân, xã hội và đặc biệt hơn là ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật, dễ tạo ra sự “nhờn luật”. 


Đáng tiếc là trong trường hợp CMND mới, dù ngay từ khi còn chưa triển khai, những điểm khiếm khuyết của nó đã rõ, nhưng cơ quan chức năng lại không tiếp thu và khắc phục ngay. Suy cho cùng thì chỉ người dân chịu thiệt. Còn những người làm chưa tròn trách nhiệm trong quy trình ban hành dường như chẳng ai bị sao cả. Bất lắm là một lời xin lỗi rồi hòa cả làng.


Chúng ta đang có nhiều văn bản ban hành trái luật hoặc vi phạm các quy định về thủ tục ban hành, nhiều văn bản sai sót đã phải thu hồi. Con số văn bản quy phạm bị Bộ Tư pháp “tuýt còi” được dư luận biết đến là gần 7.000 (năm 2010) đã cho thấy mức độ không nhỏ của tình trạng này. 


Đến lúc cần một thái độ trách nhiệm nghiêm túc hơn về việc ban hành văn bản luật.


 

Tuấn Kiệt


Đâu phải chuyện đùa!

Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội phụ trách báo Tuổi Trẻ Thủ Đô

Ngày 12/4, bà Nguyễn Thị Ngà – Bí thư Thành đoàn Hà Nội – cho biết, Ban thường vụ Thành đoàn đã quyết định phân công ông Trần Anh Tuấn – Phó bí thư Thành đoàn – phụ trách tạm thời báo Tuổi Trẻ Thủ Đô.


bao-tuoi-tre-thu-doÔng Tuấn được giao nhiệm vụ phó bí thư phụ trách chỉ đạo toàn diện hoạt động của báo trong thời gian ông Hòa được điều chuyển công tác. Về thời gian ông Tuấn phụ trách báo cũng như thời hạn ông Hòa bị điều chuyển công tác, bà Ngà cho biết tùy thuộc vào thời gian kiểm tra báo kết thúc sớm hay muộn.


Về chức danh tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ Thủ Đô, bà Ngà khẳng định phải chờ kết quả thanh tra xong mới có thể tiến hành các bước để kiện toàn. Trong thời gian này báo tạm thời khuyết chức danh tổng biên tập tại tòa soạn. Bà Ngà cho hay, tới ngày 15/4, Thành đoàn sẽ công bố quyết định điều chuyển bằng văn bản cho ông Nguyễn Quang Hòa.


Trong khi đó, trưa 10/4, ông Hòa cho biết, vừa nhận được giấy triệu tập của Thành đoàn tham dự cuộc họp vào ngày 15/4. “Có lẽ trong cuộc họp này người ta sẽ công bố quyết định điều chuyển tôi”, ông Hòa nhận định.


Trước đó, Thành Đoàn Hà Nội (cơ quan chủ quản của báo Tuổi Trẻ Thủ Đô) thông báo điều chuyển ông Hòa về công tác tại Ban Tổ chức của Thành Đoàn kể từ ngày 15/4 tới.


Lâm Hoài (Tuổi Trẻ)



Phó bí thư Thành đoàn Hà Nội phụ trách báo Tuổi Trẻ Thủ Đô

Viết bài chống tiêu cực, phóng viên bị dọa giết

Báo Lao Động Nghệ An vừa có văn bản đề nghị công an tỉnh điều tra làm rõ kẻ đã gọi điện đe dọa giết phóng viên Trọng Đức hiện đang công tác tại báo này.


Khoảng 14 giờ 33 phút ngày 9/4, phóng viên Trọng Đức của báo Lao Động Nghệ An nhận được điện thoại của một người đàn ông. Người này tự xưng là dân giang hồ và đe dọa sẽ chặt tay, dọa giết anh. 


Liệu có mối liên hệ nào giữa những bài viết này với việc côn đồ đe dọa phóng viên Trọng Đức hay không?

Liệu có mối liên hệ nào giữa những bài viết này với việc
côn đồ đe dọa phóng viên Trọng Đức hay không?


Người gọi điện thoại cho biết lý do là trước đó phóng viên Trọng Đức đã viết loạt bài phản ánh tình trạng nhiều cơ quan nhà nước ở thành phố Vinh cho thuê mặt tiền làm ki ốt kinh doanh, đăng trên báo Lao động Nghệ An. Sau loạt bài này, UBND tỉnh Nghệ An đã yêu cầu các đơn vị vi phạm thu hồi ki ốt cho cho thuê trái phép và hiện tại thanh tra liên ngành của tỉnh đang tiến hành kiểm tra. 


Trong cuộc điện thoại với phóng viên Trọng Đức, người đàn ông này cũng nhắc đến các vụ việc nhà báo Hùng Vỹ (báo Thương Mại) bị giết trước đây và nhà báo Võ Thanh Mai (báo Nông nghiệp Việt Nam) bị chém ở đường Lê Hồng Phong – TP. Vinh để uy hiếp. 


Anh Đức cho biết, ngay sau khi nhận được cuộc gọi đe doạ, anh đã liên lạc với báo Lao động Nghệ An. Cùng ngày, Báo Lao động Nghệ An đã có văn bản đề nghị Công an tỉnh điều tra làm rõ kẻ đã gọi điện đe dọa phóng viên Trọng Đức. 




Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí: 


Điều 6. Hành vi cản trở trái pháp luật hoạt động báo chí 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên khi đang hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. 2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. 3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo, phóng viên; b) Huỷ hoại, cố ý làm hư hỏng hoặc thu giữ trái phép phương tiện, tài liệu hoạt động báo chí của nhà báo, phóng viên. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc xin lỗi đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này; b) Buộc trả lại phương tiện, tài liệu bị thu giữ trái phép đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này. 


(Nguồn: Công luận)



Viết bài chống tiêu cực, phóng viên bị dọa giết

Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí trong lĩnh vực tài chính

Sáng ngày 12/4/2013, Hội Nhà báo Việt Nam (VJA) đã phối hợp cùng Bộ Tài Chính tổ chức Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ “Giới thiệu một số nội dung về lĩnh vực tài chính” tại Khách sạn Viễn Đông, Quận 1, TPHCM.


Chương trình diễn ra dưới sự chủ trì của Nhà báo Phạm Quốc Toàn, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam và sự tham gia của lãnh đạo các Vụ, Cục trực thuộc Bộ Tài chính (Văn phòng Bộ, Vụ Chính sách Thuế Bộ Tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Vụ Ngân sách Nhà nước, Tổng Cục Thuế, Cục Quản lý Giá, Tổng Cục Hải Quan…), lãnh đạo Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí Hội Nhà báo Việt Nam và đông đảo phóng viên, biên tập viên đến từ trên 30 cơ quan báo chí tại phía Nam. Theo Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Phạm Quốc Toàn cho biết: Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ này là chương trình được thực hiện nhờ quá trình hợp tác chặt chẽ giữa Bộ Tài Chính và Hội Nhà báo Việt Nam. Vào năm 2012, đích thân Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã dẫn đầu đoàn công tác sang thăm Hội Nhà báo Việt Nam và ký kết các chương trình hợp tác cụ thể. Hàng năm, Bộ Tài chính đều hỗ trợ ngân sách cho Trung ương Hội tiến hành nhiều chương trình đào tạo nghiệp vụ cho phóng viên, biên tập viên thuộc các cơ quan báo chí.


Tại Khóa bồi dưỡng, các diễn giả là ông Phạm Doãn Quân (Phó Chánh Văn phòng – Bộ Tài chính), ông Vũ Văn Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Tổng cục Thuế), đại diện Bộ Tài chính… đã cung cấp nhiều thông tin thiết thực liên quan đến Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tài chính; Định hướng phát triển tài chính Việt Nam đến năm 2020; Một số vấn đề về ngân sách Nhà nước và thông tin liên quan đến Thuế, Phí; Các vấn đề liên quan đến quản lý giá; Một số vấn đề về đề án chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia (Giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030); Tổng quan chung về thủ tục hải quan điện tử Việt Nam v.v…. Đặc biệt, các nhà báo Phạm Quốc Toàn, PGS – TS Đinh Thị Thúy Hằng (Ủy viên BCH, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí VJA), Huỳnh Sơn Phước (Nguyên Phó Tổng Biên Tập Báo Tuổi Trẻ TPHCM) đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm nghiệp vụ về cách thức xử lý nguồn tin và tác nghiệp trong hoạt động tài chính – một lĩnh vực có thông tin ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội đất nước. Các phóng viên, biên tập viên và đại diện Bộ Tài Chính cũng đã trao đổi, thảo luận sôi nổi xung quanh hoạt động tác nghiệp báo chí.


 


Tường Minh (Công luận)



Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí trong lĩnh vực tài chính

Thursday, April 11, 2013

Đạo đức người làm báo khi khai thác, xử lý nguồn tin

Các phóng viên, biên tập viên, kể cả cộng tác viên cần cẩn trọng, không nên vội vàng khai thác, xử lý thông tin trên mạng Internet (cả báo điện tử được cấp phép lẫn các trang, mạng xã hội), mà chỉ nên xem đó là nguồn tham khảo để có thông tin nhiều chiều, đa dạng cho bài viết của mình.

Đây là một trong nhiều ý kiến được nêu lên tại hội thảo “Đạo đức người làm báo trong khai thác và xử lý nguồn tin” do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin-Truyền thông và Hội Nhà báo tỉnh Lâm Đồng phối hợp tổ chức, ngày 11/4.


vi_pham_ban_quyen1Trên thực tế, với sự bùng nổ thông tin trên Internet, nhất là sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang, mạng xã hội, đã có không ít phóng viên và cơ quan báo chí khai thác thông tin mạng để làm nên các tin, bài mà không hề có sự kiểm tra, tìm hiểu kỹ càng sự vật, sự kiện, hiện tượng được thông tin. Vì thế, đã có nhiều tin, bài được “sáng tạo” nên từ những lời đồn thổi, thông tin trên mạng. Những tin bịa đặt, sai sự thật không chỉ gây tổn hại đến uy tín, danh dự của cá nhân, tổ chức, ảnh hưởng đến bạn đọc mà còn làm xấu hình ảnh báo chí.


“Ngay cả khi thông tin do các báo điện tử (được cấp phép) đăng đúng sự thật 100% thì phóng viên cũng không nên “copy,” sao chép nguyên bản lại. Nếu chỉ vì để kịp đăng tải trên báo của mình mà liều lĩnh “copy” rồi thêm mắm, thêm muối, xào nấu, biến thành tin bài của mình là rất tai hại. Chính việc thêm mắm, thêm muối đã biến cái tin có một thành hai, ba, thậm chí làm sai bản chất sự kiện, đưa thông tin không đúng tới bạn đọc,” nhà báo Nguyễn Chí Long, Tổng biên tập Tạp chí Langbiang, nhấn mạnh.


Tại Lâm Đồng cũng đã xảy ra nhiều trường hợp đưa tin sai, khai thác lại thông tin thiếu kiểm tra, kiểm chứng vì người làm báo chưa ý thức sâu sắc về trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp. 


Phó Giám đốc Sở Thông tin-Truyền thông Lâm Đồng, bà Trần Thị Mai Phương chia sẻ về trường hợp một tờ báo đăng tin sau cơn mưa người ta vớt được hàng tấn rác ở hồ Xuân Hương, kèm theo ảnh minh họa. Tin này được nhiều báo điện tử đăng lại. Nhưng sự thật là Công ty Quản lý Công trình đô thị Đà Lạt cắt cỏ xung quanh hồ Xuân Hương và nhân viên công ty đang thu gom số cỏ đã cắt để chờ xe chở đi./.



Hoàng Liên Sơn (TTXVN)


Đạo đức người làm báo khi khai thác, xử lý nguồn tin

Wednesday, April 10, 2013

Chuyển công tác tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Thủ đô

Chiều 10-4, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quang Hòa, Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Thủ đô (TTTĐ), xác nhận Thành Đoàn Hà Nội (cơ quan chủ quản của báo) vừa thông báo điều chuyển ông về công tác tại Ban Tổ chức của Thành Đoàn kể từ ngày 15-4 tới.


Ông Nguyễn Quang Hoà (trái)

Ông Nguyễn Quang Hoà (trái)


Sáng 9-4, ông Hòa được triệu tập dự cuộc họp với các lãnh đạo Thành Đoàn Hà Nội do bà Nguyễn Thị Ngà – Bí thư Thành Đoàn – chủ trì.


Trong cuộc họp này, Thành Đoàn có thông báo bằng lời (không có văn bản, quyết định – PV) cho ông Hòa, yêu cầu ông phải bàn giao lại toàn bộ công việc, chủ tài khoản cho bà Trần Thị Khiêm (Phó tổng biên tập báo TTTĐ) và chuyển sinh hoạt Đảng về Thành Đoàn.


Thời hạn là trước ngày 15-4. Vị trí công tác mới, ông Hòa chỉ biết tạm thời là về Ban Tổ chức của Thành Đoàn.


Ông Hòa cũng cho biết ông bất ngờ vì từ thời điểm trước Tết Nguyên đán đã có dư luận về việc ông sẽ bị điều chuyển công tác, tuy nhiên chưa rõ là bao giờ đi, đi nơi nào, làm gì…


Do đó, khoảng tháng 2-2013, ông đã soạn thư gửi lãnh đạo Thành Đoàn Hà Nội bày tỏ mong muốn được làm rõ thông tin và nguyện vọng ở lại tiếp tục công việc hoặc nếu bị điều chuyển thì cần được biết lý do chính đáng, rõ ràng.


L.Hoài (Tuổi Trẻ)



Chuyển công tác tổng biên tập báo Tuổi Trẻ Thủ đô

Tuesday, April 9, 2013

Truyền hình Thái, Đài Loan đăng nhầm ảnh Thatcher

Một kênh truyền hình cáp Đài Loan hôm qua phải xin lỗi vì đăng ảnh Nữ hoàng Elizabeth II khi đưa tin Margaret Thatcher qua đời, trong khi một đài Thái Lan cũng phát nhầm ảnh của một nữ diễn viên trong tin tương tự.


Kênh CTI TV Đài Loan đưa nhầm hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth II trong bản tin Margaret Thatcher qua đời. Ảnh: Sun News Network

Kênh CTI TV Đài Loan đưa nhầm hình ảnh Nữ hoàng Elizabeth II trong bản tin Margaret Thatcher qua đời. Ảnh: Sun News Network


Theo AFP, kênh CTI TV của Đài Loan trong chương trình tối 8/4 phát sóng hình ảnh Nữ hoàng Anh mặc áo khoác màu xanh đang vẫy chào một đám đông với tựa đề đi kèm “Cựu thủ tướng Anh Thatcher qua đời, tưởng nhớ người đàn bà thép”.


Tại Thái Lan, đài truyền hình quân đội Channel 5 TV cũng phải xin lỗi khi mắc sai lầm tương tự. Đài này đưa tin về sự ra đi của bà Thatcher nhưng lại minh họa bằng ảnh của nữ diễn viên Meryl Streep, thủ vai cựu thủ tướng Anh trong bộ phim “The Iron Lady”.


“Chúng tôi xin lỗi vì sai sót quanh việc sử dụng hình ảnh trong bản tin về Margaret Thatcher, gây ra hiểu nhầm. Chúng tôi sẽ cố gắng hơn và cẩn thận hơn”, Channel 5 TV viết trên trang Facebook chính thức.


Một nguồn tin tại đài này cho hay, việc tìm hình ảnh minh họa được phụ trách bởi một công ty khác. “Người dẫn chương trình đã nhận ra sai sót này và chữa cháy bằng cách nói rằng câu chuyện về bà Thatcher đã được chuyển thể thành bộ phim Hollywood do Meryl Streep thủ vai”, người này cho biết.


Bà Margaret Thatcher, được mệnh danh là “Người đàn bà thép”, qua đời ở tuổi 87 sau một cơn đột quỵ hôm 8/4. Bà là nữ thủ tướng đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Anh. Bà cũng là người có thời gian tại vị lâu nhất ở nước này trong thế kỷ 20 (từ 1979 đến 1990). Bà nhận được vô số lời ca ngợi cũng như nhiều chỉ trích, và là người có tầm ảnh hưởng lớn đối với nước Anh và thế giới.


Tang lễ của bà sẽ được tổ chức ở nhà thờ St Paul tại London vào ngày 17/4 tới.


Anh Ngọc (VnExpress)



Truyền hình Thái, Đài Loan đăng nhầm ảnh Thatcher

Monday, April 8, 2013

Yêu cầu tôn trọng bản quyền thông tin của cơ quan báo chí

Thứ trưởng Bộ Thông tin & truyền thông Đỗ Quý Doãn vừa có văn bản gửi các cơ quan báo chí, các trang thông tin điện tử tổng hợp yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về báo chí, bản quyền khi sử dụng trên các trang thông tin điện tử.


Sáng 7-3, khi Tuổi Trẻ vừa đưa tin “Không được dừng xe để xử phạt xe không chính chủ” lên mạng tuoitre.vn, trang CafeF ngay lập tức đã “cọp” bản tin này - Ảnh: T.T.D.

Sáng 7-3, khi Tuổi Trẻ vừa đưa tin “Không được dừng xe để xử phạt xe không chính chủ” lên mạng tuoitre.vn, trang CafeF ngay lập tức đã “cọp” bản tin này – Ảnh: T.T.D.


Văn bản nêu rõ để hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền liên quan đến các tác phẩm báo chí, Bộ Thông tin & truyền thông yêu cầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khi khai thác sử dụng thông tin của các cơ quan báo chí trên trang thông tin điện tử cần tuân thủ các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan được quy định tại Luật sở hữu trí tuệ.


Thời gian tới, Bộ Thông tin & truyền thông sẽ phối hợp với Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các vi phạm về quyền tác giả và quyền liên quan trong lĩnh vực báo chí và thông tin điện tử trên Internet.


 


(Theo Tuổi Trẻ)



Yêu cầu tôn trọng bản quyền thông tin của cơ quan báo chí

Báo chí trong cơn khủng hoảng? (Phần 2)

Câu hỏi hiện đang chiếm tâm trí của những người làm báo là nghề báo sẽ đi về đâu khi dường như báo chí đang đi vào chỗ bế tắc, cả về mô hình hoạt động lẫn vai trò đối với xã hội. Báo in không thể phát triển mạnh như trước trong khi báo mạng chưa đem lại doanh thu bù đắp chi phí; người dân dường như đang tìm đến thông tin từ các nguồn không chính thống và niềm tin vào báo chí đang sụt giảm chưa từng thấy.


Theo ý kiến của riêng tôi, báo chí không phải đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Báo chí chỉ đang thay đổi nhanh chóng và những biểu hiện bên ngoài là cơn đau nhằm thích nghi với những sự thay đổi sâu rộng này. Những thay đổi đó là gì và người làm báo phải thích nghi như thế nào?


Phần II: Vai trò người đưa tin


vi_pham_ban_quyen1Tất cả những chuyện từ đầu đến giờ thật ra là mối quan tâm của giới quản lý báo hơn là của phóng viên, biên tập viên. Tôi nghĩ phóng viên đang quan tâm đến những vấn đề khác, theo dạng “biết tin vào cái gì để viết?” như cách đây trên 20 năm tôi viết bài “Biết tin vào cái gì để sống” trên tờ Tuổi Trẻ. Nhiều người nói người làm báo hiện nay đang lâm vào tình trạng khủng hoảng: khủng hoảng về giá trị nghề nghiệp, khủng hoảng về tiêu chí đánh giá nghề nghiệp, khủng hoảng về lý tưởng mà tôi nghĩ bất kỳ ai yêu thích nghề báo đều từng ấp ủ: cố gắng dùng ngòi bút để làm cho cuộc đời tốt hơn một chút.


Trước tiên là chuyện báo chí công dân, liệu chức năng của nhà báo chuyên nghiệp sẽ bị lấn lướt? Tôi nghĩ tác động từ các blog các loại trang cung cấp thông tin không chính thống là có. Nhưng đó chỉ là tác động ngắn hạn, không bền vững. Tác động đó thể hiện ở sự bực bội của người phóng viên không thể viết một cách phóng túng như blogger, ưa đưa tin thì đưa, ưa chuyển sang bình luận thì bình luận, hầu như không có đề tài cấm kỵ, hầu như có thể hàm hồ mà không sợ bị buộc tội phỉ báng hay nói xấu người khác vô căn cứ. Tác động đó cũng là áp lực buộc chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ trước những sự kiện thời sự được người dân quan tâm.


Ở đây, nếu chúng ta bình tĩnh nhớ lại các yếu tố cơ bản của báo chí như tôn trọng sự thật đã được kiểm chứng, mọi tin đều có nguồn, duy trì tính khách quan, độc lập với sự kiện hay nhân vật được đưa tin… thì chúng ta có thể dự đoán blog sẽ bổ sung chứ không bao giờ có thể thay thế báo chí chuyên nghiệp vì các cá nhân dưới dạng báo chí công dân không bao giờ có đủ nguồn lực và mạng lưới như một tổ chức báo chí để có thể thay thế được nó.


Vì thế xin mở ngoặc để đưa ra một nhận xét cho các bạn phóng viên trẻ: không nên tự mình dễ dãi với chính mình theo phong cách blog – blog là blog và báo chí là báo chí. Hai bên khác nhau, không nên lẫn lộn.


Nếu báo mạng mở các blog cho phóng viên, bên cạnh tin bài chính thức còn có thể viết thêm suy nghĩ tình cảm hay chuyện bếp núc của những tin bài đó thì chúng ta sẽ kết hợp được cả thế mạnh của hai thế giới.


Nhưng, cũng như đã nói ở trên, vai trò của người phóng viên hiện nay đang thay đổi. Người phóng viên không chỉ đơn thuần là đưa tin mà phải giúp độc giả hiểu những gì đang xảy ra. Trong thế giới mạng Internet ngày nay một tin gì xảy ra, ngay lập tức sẽ có tường thuật đầy đủ trên một mạng nào đó. Vai trò của người phóng viên chuyên nghiệp là tiêu hóa thông tin này và vẽ lại bức tranh sao cho dễ hình dung nhất, dễ thấy nhất cho độc giả. Chuyện này không có gì mới nhưng với sự không giới hạn về độ dài hay các kỹ thuật khác của báo mạng, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy mạnh thêm chuyện cung cấp thông tin nền, cung cấp các giải thích, cung cấp các phỏng vấn bằng video, âm thanh. Lúc đó mới mong người đọc tìm đến với chúng ta.


Hiện trạng báo chí Việt Nam


Cuối cùng xin nói về tình hình thực tế của làng báo Việt Nam để thấy rằng con đường phát triển của báo chí đang bị cản trở như thế nào.


Bất kỳ lúc nào đề cập đến báo chí Việt Nam, chúng ta không thể quên được đặc điểm quan trọng nhất là tất cả mọi cơ quan báo chí, về lý thuyết là cơ quan nhà nước – báo chí là báo chí nhà nước chứ chúng ta không có báo chí tư nhân.


Nói như vậy để thấy, đặt mình vào vị trí của một tờ báo do Cục Du lịch Thái Lan ấn hành chẳng hạn, chúng ta sẽ làm gì, viết gì? Rõ ràng nhiệm vụ chúng ta lúc đó là quảng bá bằng mọi cách cho nền du lịch Thái Lan – không thể có chuyện chúng ta nhảy vào bênh phe áo đỏ hay phe áo vàng, không có chuyện phân tích vai trò của Hoàng gia trong các cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này. Một tờ báo do FDA (Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ) làm chủ chẳng hạn sẽ không bao giờ có chuyện đăng bài hướng dẫn trị bệnh cương dương hay chuyện tình ái của các ngôi sao điện ảnh.


Thế nhưng một xã hội bình thường không thể thiếu báo chí trong vai trò như một diễn đàn của công luận mà người dân trông cậy để hiểu được tình hình mọi mặt của đất nước, được người dân giao phó nhiệm vụ giám sát bộ máy nhà nước, ngăn chận sự lạm dụng quyền lực để tham ô hối lộ hay được chính nhà nước kỳ vọng là công cụ để kiểm soát các quan chức của chính mình.


Vì thế báo chí Việt Nam phải tự mở rộng vai trò của mình, không còn gói gọn là cơ quan ngôn luận của các cơ quan nhà nước chủ quản.


Bất kể mọi phiền toái hay thậm chí rủi ro mất chức, mất thẻ, các anh chị vẫn viết và vẫn cho đăng những bài thể hiện sự lo lắng của đại biểu quốc hội về dự án bauxite, hay sự bất lực của ngư dân trước lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc và sự chối bỏ trách nhiệm của nhiều quan chức nhà nước. Các anh các chị vẫn tiếp tục cho người dân thấy được những cảnh đời khốn khó đằng sau các dự án hào nhoáng hằng tỷ đô-la, hay những vụ tham nhũng, ăn cắp đồng tiền đóng thuế của người dân. Không phải là người cùng trong làng báo mà tôi nói thế – tôi thì nghĩ một trăm bài đưa lên blog ẩn danh không bằng một bài được đăng mà người ký duyệt biết trước sau gì sẽ bị phê bình.


Tôi cho rằng cái yếu kém nhất của giới quản lý báo chí hiện nay là không thấy được vai trò của báo chí trong việc bảo vệ đất nước này, họ chỉ đơn thuần nghĩ tốt nhất là nên cấm trước cái đã mà không hiểu rằng làm suy yếu báo chí chính là họ đang làm suy yếu bộ máy nhà nước và đang từ bỏ một vũ khí hữu hiệu nhất họ đang có trong tay. Thiệt không thể hiểu nỗi tự nhiên làng báo bỗng sinh ra khái niệm lề phải, lề trái; trong khi như các anh chị đều biết, làng báo làm gì có lề, nhà báo phải đi ngay chính giữa đường mới mong làm đúng chức năng của mình chứ.


Những cấm đoán không thể hiểu nỗi chắc các anh chị cũng đã biết cả rồi nên tôi không nhắc lại ở đây chỉ xin nhấn mạnh một ý: trước sau gì giới quản lý báo chí cũng hiểu ra họ đã sai lầm như thế thế nào, vấn đề là lúc đó đã muộn chưa, báo chí đã suy yếu đến mức không gượng lại được hay chưa mà thôi.


Một trong những lý lẽ mà giới quản lý báo chí thường đưa ra để yêu cầu cấm đăng tin là nhân danh lợi ích dân tộc, lợi ích người dân. Ví dụ đăng tin gạo đang thừa mứa trên thị trường sẽ gây khó cho nông dân, đăng tin ô nhiễm môi trường sẽ gây thiệt hại cho xuất khẩu thủy sản… Đây là lập luận nguy hiểm nhất vì nó sẽ được dùng trong bất kỳ trường hợp nào nếu người ta muốn bảo vệ quyền lợi của bất kỳ nhóm dân cư nào đó. Lấy gì minh chứng những tin tức như vậy có hại cho nông dân thật sự hay chỉ có hại cho giới sống trên mồ hôi nước mắt của nông dân; có phải giới thương nhân nước ngoài chỉ chăm chăm đọc báo trong nước để tìm hiểu về tình hình thị trường; có phải người ta chỉ chú tâm đến lợi ích ngắn hạn bất kể về dài hạn, việc thiếu thông tin sẽ gây tác hại lớn gấp trăm lần… Mà đó là trường hợp hiếm hoi, phần lớn chuyện nhân danh lợi ích đất nước lại thực chất là để bảo vệ lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp hay cơ quan nào đó.


Mà như các anh chị đã biết, một xã hội không thể nào sống thiếu thông tin. Một khi thông tin thiếu vắng ngay lập tức lời đồn đoán sẽ lan ra để thay thế. Và trong thời đại Internet, hình thức thể hiện của tin đồn sẽ biến hóa thành blog thành các bài viết trên đủ loại diễn đàn. Điều đau khổ nhất của người làm báo chính là việc bị buộc từ bỏ mặt trận thông tin cho giới không chính thống làm mưa làm gió và bị độc giả từ bỏ mình. Một bạn đọc gởi bài đến báo của tôi nói rằng, người đọc hiện nay có một thú tiêu khiển mỗi sáng: đó là đọc báo để xem những tin gì đã không được đăng!


Sự yếu kém của giới quản lý báo chí đang dẫn đến tình huống làm cho người dân tưởng là nhà nước đang từ bỏ rất nhiều vai trò, kể cả vai trò bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đây là một điều rất nguy hiểm vì thực tế không nhà nước nào làm chuyện đó. Có thể nói, một cách gián tiếp giới quản lý báo chí với tầm nhìn hạn hẹp đang làm suy yếu chính nhà nước này.


Đáng buồn là sự cấm đoán như thế dẫn đến hai hệ lụy: – phóng viên dễ rơi vào sự chán nản, để rồi dần tránh xa những đề tài nhạy cảm, dễ bị cuốn hút vào loại tin bài hiếu hỉ; – hệ lụy thứ hai là ít ai dám lên tiếng, ngay cả ở hướng ngược lại vì sợ mang tiếng là “bồi bút”. Giả dụ, ở đây tôi chỉ giả dụ là có ai đó thấy việc khai thác bauxite là cần thiết – thử hỏi người đó có dám thực hiện bài viết này không, trong bối cảnh hiện nay?


Mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý báo chí với báo chí đang xấu hơn bao giờ hết – xấu ở chỗ mối quan hệ này không dựa vào một cơ sở lý luận gì hết.


Chúng ta đều biết ngay ở trường học, thầy giáo muốn kỷ luật học sinh thì cũng phải dựa vào nội quy nhà trường; ở công ty, giám đốc muốn khiển trách nhân viên cũng phải dựa vào nội quy công ty. Còn rộng ra, ngay chính các công ty nhà nước, các bộ ban ngành muốn làm gì họ cũng phải dựa vào luật lệ. Vậy thì tại sao việc quản lý báo chí đa phần là dựa vào cảm tính, lúc thế này lúc thế khác.


Trong tình hình gay cấn như các anh chị đều biết mà các tờ báo ngày vẫn tìm cách đưa lên mặt báo những tin bài “nhạy cảm” là một điều hết sức dũng cảm. Tuy nhiên, tôi nghĩ đã đến lúc những người làm báo phải đặt vấn đề sòng phẳng với lãnh đạo nhà nước, để họ thấy rằng cách làm như hiện nay không chỉ có hại đến uy tín báo chí mà còn hại đến uy tín chính giới lãnh đạo, hình ảnh đất nước, sự bền vững của các thể chế và những chuẩn mực thông thường của xã hội.


Có thể làm được gì?


Tôi nghĩ trong bối cảnh hiện nay, chúng ta vẫn có thể viết được về nhiều đề tài khác nhau. Về chuyện này chắc các anh chị làm tòa soạn một tờ báo ngày rành hơn tôi nhưng tôi cũng xin mạnh dạn đóng góp một số ý kiến:


- Đầu tiên là sự chính xác để lấy lại uy tín của báo chí trong cảm nhận của mọi giới. Cách đưa tin “Bắt ca sĩ giao cấu với trẻ em” là không chấp nhận được nữa rồi vì nhà báo không thể thay quan tòa kết tội bất kỳ ai. Chính xác, chuyên nghiệp là đòi hỏi muôn đời của nghề báo nhưng hiện nay lại càng quan trọng hơn bao giờ hết để không ai có thể bắt bẻ vào chi tiết – một điểm mà giới quản lý hay vin vào. Chính vào thời điểm này mà những bài học cơ bản về nghề báo như luôn gán nguồn cho thông tin là quan trọng hơn bao giờ hết.
- Thứ hai là tôn trọng sự thật, hiểu theo nghĩa thà không viết chứ đừng viết ngược những gì mình tin là đúng. 
- Thứ ba là chú ý đến các tin bài mang tính nhân văn, tính người hơn. Có lẽ hàng trăm bài dài về nông thôn nông nghiệp cũng không đọng lại ở lòng người đọc bằng bút ký “Cái đêm hôm ấy, đêm gì?” của Phùng Gia Lộc.
- Thứ tư là khai phá những đề tài khác của xã hội, thời sự hóa chúng, chủ động biến chúng thành tin tức. Ví dụ nói chuyện chống tham nhũng, tại sao không nhìn ở góc độ xã hội học, xem thử các bậc cha mẹ có sẵn lòng chạy chọt cho con có chỗ làm, vì sao họ hỏi nhau và tỏ vẻ hài lòng khi biết con bạn mình làm ở một vị trí ngon lành như Hải quan chẳng hạn? Đấy chính là cái gốc của tham nhũng mà chưa thấy ai đề cập.
- Thứ năm là tìm góc nhìn mới, tìm phong cách riêng, nói tóm lại là tạo dựng cho mình một tên tuổi trong lòng độc giả. Không phải là tên tuổi như một ngôi sao mà là một chuyên gia trong từng lãnh vực, bất kể đó là giao thông, ngân hàng hay sách hay phim. Chuyên gia thật sự.


Với các đồng nghiệp làm công tác tòa soạn, tôi nghĩ chúng ta phải luôn luôn đòi hỏi sao cho giới quản lý chúng ta làm đúng luật và tôn trọng pháp luật – tất cả mọi phán xét phải dựa vào luật pháp cụ thể chứ không thể là ý kiến chủ quan của anh Ba hay anh Tư mãi được.


Chủ quản?


Vấn đề cuối cùng của buổi nói chuyện hôm nay là tương lai báo chí Việt Nam xét ở góc độ chủ quản sẽ như thế nào?


Tôi nghĩ ngày sẽ có nhiều tờ báo chuyển về cho các hội đoàn như hình thức Tuổi Trẻ thuộc Thành đoàn; Người Lao động thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố. Quốc hội và ngay chính Chính phủ sẽ không chấp nhận một bộ dùng tiền ngân sách để nuôi một tờ báo không tuyên truyền cho chính sách của bộ mà lại đi viết về chuyện tình dục hay chuyện đời tư các ngôi sao điện ảnh, âm nhạc. Vấn đề là các hội đoàn này có mạnh lên để làm đúng chức năng của nó không hay vẫn sống nhờ vào ngân sách nhà nước.


Điều quan trọng hơn là các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ cho ra đời nhiều tờ báo mà việc sửa đổi Luật báo chí đang chuẩn bị dọn đường cho việc này. Đây sẽ là một điều nguy hiểm cho nền báo chí Việt Nam vì lúc đó tiếng nói của giới kinh doanh làm ăn sẽ lấn lướt tiếng nói của người tiêu dùng; các nhóm lợi ích sẽ có công cụ để vận động hành lang cho chính sách có lợi cho họ bất kể lợi ích của cộng đồng, xã hội hay môi trường. Đây là một vấn đề lớn xin hẹn một dịp khác chúng ta cùng bàn thảo.


Báo chí trong cơn khủng hoảng? (Phần 1)


Nguyễn Vạn Phú (theo Vietnamjournlism)



Báo chí trong cơn khủng hoảng? (Phần 2)

Báo chí trong cơn khủng hoảng? (Phần 1)

Câu hỏi hiện đang chiếm tâm trí của những người làm báo là nghề báo sẽ đi về đâu khi dường như báo chí đang đi vào chỗ bế tắc, cả về mô hình hoạt động lẫn vai trò đối với xã hội. Báo in không thể phát triển mạnh như trước trong khi báo mạng chưa đem lại doanh thu bù đắp chi phí; người dân dường như đang tìm đến thông tin từ các nguồn không chính thống và niềm tin vào báo chí đang sụt giảm chưa từng thấy.


Theo ý kiến của riêng tôi, báo chí không phải đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Báo chí chỉ đang thay đổi nhanh chóng và những biểu hiện bên ngoài là cơn đau nhằm thích nghi với những sự thay đổi sâu rộng này. Những thay đổi đó là gì và người làm báo phải thích nghi như thế nào?


Phần I: Tình hình báo chí thế giới


Bao-anhNgười ta thường lấy tình hình báo giấy ở Mỹ và châu Âu để nói rằng báo chí đang chết. Chắc các anh chị đã đọc hay nghe quá nhiều về số phận từng tờ báo tên tuổi cụ thể phải đóng cửa hoặc chuyển sang chỉ làm ấn bản điện tử. Chúng ta cũng đã quá quen thuộc với con số thua lỗ của những tờ báo lớn trên thế giới. Tờ Boston Globe tổng kết tình hình bằng câu mô tả: Hiện nay chỉ có hai loại báo, một loại đang đương đầu với những khó khăn gay gắt và một loại sắp phá sản.


Tuy nhiên, số liệu ở toàn bộ các nước trên thế giới lại cho thấy một bức tranh ngược lại. Theo Hiệp hội Báo chí Thế giới (WAN), tổng số lượng phát hành của báo in trên toàn thế giới năm 2008 tăng 1,3%, lên 540 triệu bản in mỗi ngày. Chủ tịch WAN là O’Reilly cho rằng những cảnh báo về sự suy tàn của báo in là không có cơ sở và xu hướng quá nhấn mạnh báo điện tử là chưa chính xác.


Số liệu tăng giảm lượng phát hành báo chí ở các châu lục cũng có thể giúp chúng ta hình dung vấn đề: năm 2008, phát hành báo chí vẫn tăng 6,9% ở châu Phi, 1,8% ở Nam Mỹ, và 2,9% ở châu Á. Con số này lại giảm 3,7% ở Bắc Mỹ, 2,5% ở Úc, và 1,8% ở châu Âu.


Như vậy lượng phát hành giảm ở các thị trường mà số người đọc báo đã ở mức rất cao (70% ở châu Âu; 91% ở Nhật, 62% ở Bắc Mỹ). Thế hệ trẻ lớn lên, thay cho thế hệ lớn tuổi, đã không còn mặn mà việc mua và đọc báo hàng ngày – họ chuyển sang đọc tin tức trên mạng. Còn ở các nước đang phát triển, lượng người đọc báo trên tổng dân số còn thấp cho nên với sự phát triển của kinh tế và mức sống, số lượng phát hành báo vẫn còn chỗ trống để phát triển.


Theo tôi, kết luận đầu tiên, là báo in không dễ gì chết được. Có chăng là giảm ở các nước mà ngành báo in đã phát triển ở mức bão hòa nhưng vẫn còn tăng trưởng ở các nước đang phát triển, nhất là những nước có nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Nhưng tách báo in ra để nói thì có lẽ không thấy hết quy mô của vấn đề.


Sự thay đổi lớn nhất của báo chí trong vòng năm năm qua, kể cả ở Việt Nam là nhu cầu phải duy trì sự hiện diện của một ấn bản điện tử song song với ấn bản in và từ đó tạo ra những tác động sẽ làm thay đổi phương thức làm báo và kinh doanh báo chí.


Tờ Economist nhận xét, theo tôi là chính xác, rằng trước nay một tờ báo được tổ chức như một cửa hàng bách hóa tổng hợp, có tin tức, giải trí, điểm sách, phê bình phim, thể thao, tranh châm biếm, đủ cả. Hình dáng cửa hàng bách hóa tổng hợp này cũng được dàn dựng thành các trang báo điện tử, cũng đủ thể loại, đủ các mục để giữ chân người đọc.


Và ở các nước phát triển, hàng chục năm qua, báo chí cạnh tranh theo kiểu tờ báo càng dày, càng đa dạng, càng phong phú càng tốt để cuối cùng một thành phố chỉ tồn tại một tờ báo duy nhất. Nay với Internet, người đọc bị lôi ra khỏi cái cửa hàng bán từ cây kim đến chiếc phi thuyền như thế để vào các chuỗi siêu thị kiểu Wal-Mart, tức là các nơi tổng hợp tin tức từ khắp mọi nguồn như Google News hay các cửa hàng chuyên biệt như hằng loạt các website chuyên phục vụ một mục đích thông tin cụ thể. Vì thế các tờ báo thống lĩnh từng thành phố hay vùng lâm vào khó khăn như Boston Globe, Los Angeles Times… Cuộc khủng hoảng kinh tế càng làm trầm trọng thêm tình hình.


Tình hình ở Việt Nam


Ở Việt Nam, theo tôi, tình hình khác hẳn. Đặc điểm đầu tiên là trước đây những người mua báo hằng ngày thường mua nhiều tờ cùng lúc. Chưa có tờ báo nào của Việt Nam tổ chức theo dạng “tất cả trong một”, ấn bản hằng ngày lên đến cả mấy trăm trang như báo ở các nước phát triển. Một ông xe ôm có thể mua tờ Tuổi Trẻ để biết tin tức trong ngày nhưng cũng mua thêm tờ Công an TPHCM để đọc loại tin “hấp dẫn”. Một nhân viên văn phòng sáng sáng có thể đọc tờ Thanh Niên nhưng cũng không thể thiếu tờ Thể Thao với những tường thuật sâu không thể tìm thấy ở báo khác. Chuyện mỗi sáng một người lướt qua năm bảy tờ báo không phải là chuyện lạ.
Nay đang có sự thay đổi đang diễn ra rất nhanh, một mặt vì Internet một mặt vì tình hình kinh tế khó khăn là người ta giảm bớt số đầu báo chịu bỏ tiền ra mua, chỉ giữ lại một tờ yêu thích nhất và đọc các tờ còn lại trên mạng. Điều này đã dẫn đến lượng phát hành các báo sút giảm rõ rệt.


Ở đây có hai điều tôi có suy nghĩ khác với suy nghĩ thông thường.


Tôi cho rằng những gì đang diễn ra trên thế giới sẽ diễn ra tại Việt Nam nhanh hơn chúng ta tưởng. Nhiều người nói với tôi, báo giấy ở Mỹ có thể chết nhưng ở Việt Nam thì còn lâu vì số người tiếp cận với Internet để đọc báo mạng không bao nhiêu; người ta vẫn có thói quen cầm tờ báo trên tay mỗi sáng…. Không hẳn như vậy. Vì đặc điểm hoàn cảnh với vài triệu người Việt ở nước ngoài, người dân trong nước từ lâu đã tiếp cận và sử dụng Internet nhanh hơn các nước khác trong khu vực, kể cả Thái Lan hay Malaysia. Bắt đầu là email, chat nay việc chuyển sang đọc tin tức chỉ là bước đi tất yếu.


Điều thứ hai, tôi không nghĩ những thông tin không chính thống đang lấn lướt báo chí chính thống. (Ở đây có sự yếu kém của giới quản lý nhà nước, đã đẩy một lượng độc giả xa khỏi báo chí chính thống đến các trang web thông tin khác nhưng chúng ta sẽ bàn chuyện đó sau). Nếu các anh chị chịu khó nghiên cứu sẽ thấy các dạng bài viết không chính thống có chất lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay; đa phần không mang tính báo chí mà chỉ là những bài viết mang tính suy nghĩ cá nhân, bình luận, hay phê phán, đả phá. Mà điều chúng ta đang bàn ở đây là báo chí với ý nghĩa cung cấp thông tin cho độc giả để họ hiểu được thế giới họ đang sống chứ không phải các loại diễn đàn.


Như vậy, vấn đề đầu tiên của báo chí Việt Nam cũng không khác lắm với vấn đề mà báo chí thế giới phải đương đầu: đó là người dân vẫn cần tin tức, vẫn muốn đọc báo, xã hội vẫn cần những nhà báo chuyên nghiệp thay mặt họ đi săn lùng tin tức và cho họ biết chuyện gì đang xảy ra. Thế nhưng vì Internet giúp họ những công cụ tìm kiếm thông tin nhanh hơn, vì có những trang web tổng hợp tin tức tốt hơn, độc giả đang bắt đầu giảm lượng báo in, thay vì mua nhiều tờ nay chỉ một hai tờ; trước mua một hai tờ nay chỉ lên mạng đọc… cũng những tờ đó. Vấn đề ở chỗ, báo chí chưa tạo ra được doanh thu từ báo mạng để bù đắp chi phí.


Giải pháp của thế giới và giải pháp của Việt Nam


Cho đến nay thế giới vẫn đang còn loay hoay tìm mô hình phát triển mới. Về hình thức và nội dung có thể ghi nhận những điểm sau:


- Báo in giảm trang, giảm mục (nhất là tin thế giới để cắt giảm chi phí duy trì văn phòng ở nước ngoài).
- Loại bài phân tích, bình luận chiếm tỷ trọng nhiều hơn trước.
- Ngay cả trong tin, lối viết giải thích cũng lấn lướt các lối đưa tin cổ điển (gọi là news-plus).
- Báo mạng đẩy mạnh các ưu thế tương tác của mạng như sau mỗi bài đều có phần phản hồi bình luận của độc giả, tên tác giả được chuyển thành dạng siêu văn bản để độc giả khi nhấn vào có thể hoặc đọc các bài của cùng người viết, hoặc gởi email trực tiếp. 
- Nhiều báo mở blog ngay trong tờ báo và giao cho các nhà báo uy tín hay cộng tác viên nổi tiếng phụ trách.
- Thể loại bình luận cũng chiếm tỷ trọng lớn. 
- Các báo tìm cách liên kết với các website thông tin khác để người đọc vào một trang có thể tìm đủ mọi loại thông tin họ cần như một siêu thị thông tin.


Ngoài ra, xu hướng tính tiền người đọc đang được thử nghiệm ở một số tờ báo lớn. Một xu hướng khác là dùng các thiết bị chuyên dụng như Kindle hay loại máy điện thoại thông minh để chuyển tải nội dung báo in đến tận tay người đọc.


Trong lúc báo in và báo mạng gặp khó khăn thì các nơi tổng hợp tin như kiểu Google News hay Yahoo News lại phát triển nhanh chóng. Google News nay đã có cả dịch vụ tổng hợp tin tiếng Việt. Dự báo trong thời gian tới, các dịch vụ tổng hợp tin tức này sẽ ngày càng đa dạng và sẽ nhắm đến từng nhóm đối tượng người đọc khác nhau. Rõ ràng chúng sẽ đóng vai trò ngược lại với những thông tấn xã trước đây. Phóng viên một báo viết một tin hay – ngay lập tức tin của anh này đăng trên báo của mình sẽ được hiển thị lên các trang tin tổng hợp. Và nơi đây sẽ phân phối lại tin này đến những nhóm độc giả riêng mình. Đây là xu hướng không tránh được vì nó hữu hiệu, nó tiết kiệm công sức thời gian và tiền bạc cho tất cả mọi người liên quan.


Thế còn giải pháp cho báo chí Việt Nam?


Tôi nghĩ cho đến nay chưa có một nỗ lực nào đáng kể để tìm hay định hình hướng phát triển của báo chí trong tương lai. Mà theo tôi lẽ ra các báo lớn phải ngồi lại với nhau để bàn và thực hiện ngay một số việc.


Việc đầu tiên là bảo vệ bản quyền báo chí.


Ở trên tôi đề cập đến các website tổng hợp tin tức nhưng không bao giờ họ chép nguyên xi một bài báo ở một website khác về website của mình. Cùng lắm họ chỉ đưa tít và vài câu mở bài mở tin, sau đó người đọc khi nhấn vào sẽ được dẫn đến trang web chính chủ của tin hay bài đó.


Ở Việt Nam năm ngoái khi nhiều người, trong đó có tôi, lên tiếng phê phán cách làm sao chép nguyên xi các bài báo của nhau ở nhiều trang tin điện tử, hiện tượng này đã gần như chấm dứt ở các trang tin đàng hoàng, nghiêm túc nhưng vẫn còn tràn lan ở các trang tin nhỏ hay loại trang chuyên đăng tin giật gân câu khách. Chúng ta phải có những chiến dịch mạnh tay ngăn chận chuyện này – nếu không sau này sự sụp đổ của báo chí ở nước ta về mặt tài chính sẽ còn nhanh hơn ở Mỹ. Không thể chấp nhận chuyện ăn cắp nguyên công sức của người khác về làm lợi cho mình như thế. Và có lẽ bây giờ chúng ta mới hiểu vì sao giới đầu tư phương Tây đến đâu cũng đặt nặng vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đến thế. Không bảo vệ được bản quyền tin bài trên mạng, chúng ta sẽ không thể tiến hành các giải pháp mà thế giới đang thử nghiệm.


Việc thứ hai là thay đổi một số thói quen, dựa vào các giải pháp mà thế giới đang thử nghiệm thành công nói ở trên. Ở đây, một cách làm dễ thực hiện ở báo mạng để bổ sung cho báo in là phát huy tính tương tác: cho phép độc giả nhận xét, bình phẩm, phản hồi nhanh. Đây là vấn đề tâm lý mà chắc các anh chị cũng đã nhận ra. Một cách nữa là mở ra nhiều cơ hội cả trên báo in lẫn báo mạng cho các cộng tác viên ở mọi lãnh vực viết báo theo dạng columnists. Các anh chị thấy GS Krugman nổi tiếng nhờ NYT hơn là vị trí giảng dạy ở Princeton thì NYT cũng thu hút thêm người đọc nhờ cây bút bình luận kinh tế sắc sảo này.


Đối với báo in, xu hướng là làm sao mỗi tờ báo in là một cửa hàng bách hóa tổng hợp để giữ độc giả cho mình. Giai đoạn từ cửa hàng bách hóa này qua siêu thị Wal-Mart chưa xảy ra ở Việt Nam nên chưa cần phải lo lắm. Còn báo mạng thì phải nhanh chóng chuyển thành siêu thị sớm hơn nhiều. Tôi nghĩ, giai đoạn tới, sẽ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các tờ báo ngày, sẽ có sự phân định rõ nét hơn chứ không phải bình bình như những năm trước. Giải pháp tốt nhất là tăng trang, tăng mục, đa dạng hóa thông tin – và mô hình này sẽ phát huy tốt ít nhất trong 5, 7 năm tới.


Trong tương lai xa hơn một chút, chúng ta cần phải suy nghĩ cách tính tiền người đọc báo mạng một khi nó đã trở thành trang web không thể thiếu. Việt Nam có thuận lợi hơn các nước là người tiêu dùng đã bước đầu làm quen với chuyện dùng điện thoại di động để trả tiền cho một số dịch vụ. Thử hỏi nếu người ta sẵn sàng nhắn một tin tốn 3.000 để đọc vài lời đoán số tử vi vớ vẩn, tại sao không thể kỳ vọng họ cũng sẽ nhắn tin, lấy mã số để vào trang web bị khóa để đọc tin hay bài họ đang quan tâm.


Ở đây chúng ta có thể thí điểm một số dạng, chỉ khóa những bài thật độc đáo, bài của một columnist uy tín, được mọi người chờ đọc… Và thử hỏi nếu giả thử một trang web thương mại cũng chỉ trả 3.000 để đọc và chép bài báo đó về trang web của họ thì làm sao việc thí điểm này thành công – từ đó mới thấy chìa khóa của giải pháp là bảo vệ bản quyền bằng mọi giá.


 


(theo Vietnamjournalism)



Báo chí trong cơn khủng hoảng? (Phần 1)