Friday, May 31, 2013

171 tác phẩm vào chung khảo giải báo chí quốc gia

171 tác phẩm xuất sắc đã được lựa chọn vào chung khảo Giải báo chí quốc gia lần thứ VII-năm 2012.  Các tác phẩm này sẽ được Hội đồng chung khảo giải chấm, chọn ra những tác phẩm tiêu biểu nhất để trao giải đúng dịp 21/6 tới. 

bao-chi-viet-nam-toan-canhPhát biểu tại buổi khai mạc Hội đồng chung khảo ngày 1/6, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng chung khảo Giải báo chí quốc gia, Thuận Hữu cho biết đây là giải thưởng cao quý nhất tặng cho các tác giả, tác phẩm báo chí xuất sắc. 


Hội đồng sơ khảo đã thực hiện đúng quy chế chấm giải, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. 171 tác phẩm thuộc thuộc 13 thể loại được chọn và trình Hội đồng chung khảo là những tác phẩm tiêu biểu, phản ánh đúng tình hình kinh tế-chính trị- an ninh quốc phòng của đất nước, có định hướng dư luận xã hội, nhiều tác phẩm có hiệu quả tác động xã hội tốt. 


Thay mặt Hội đồng chung khảo Giải báo chí quốc gia, Chủ tịch Thuận Hữu nhấn mạnh Hội đồng sẽ làm việc khách quan, công tâm, trí tuệ để chọn cho được những tác phẩm vừa đảm bảo đúng về nội dụng, có tính phát hiện, tính định hướng tư tưởng, chính trị, tiêu biểu về nghiệp vụ… để trao giải đúng dịp kỷ niệm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/2013). 


Giải báo chí quốc gia năm 2012 có số lượng tác phẩm, số đơn vị báo chí và cấp Hội tham dự cao nhất từ trước đến nay. Lần thứ 7 được tổ chức, Giải có một số điểm mới: cơ cấu giải được mở rộng từ 8 lên 13 thể loại; tách giải ảnh báo chí và giải báo điện tử riêng, bổ sung giải chuyên đề phát thanh tổng hợp, bổ sung và điều chỉnh một số thể loại trong cơ cấu giải… 


Kết quả vòng chung khảo Giải báo chí quốc gia lần thứ VII năm 2012 sẽ được công bố vào chiều 2/6.



 

Mỹ Bình (TTXVN)


171 tác phẩm vào chung khảo giải báo chí quốc gia

Báo Tuổi Trẻ tuyển phóng viên

TTO – Báo Tuổi Trẻ đang cần tuyển phóng viên. Dưới 30 tuổi; tốt nghiệp đại học. Ưu tiên cho người có kinh nghiệm và đam mê làm báo; chấp nhận môi trường làm việc áp lực cao, sống có lý tưởng; thông thạo ít nhất một ngoại ngữ; am hiểu và có sở trường viết về giới trẻ, thanh niên, nhân lực.


Báo Tuổi trẻ

Báo Tuổi trẻ


Hồ sơ gồm: đơn dự tuyển (viết tay), sơ yếu lý lịch (có dán ảnh), bản sao văn bằng, chứng chỉ và những bài báo trong 6 tháng gần đây mà ứng viên ưng ý nhất. 


Hạn nhận hồ sơ: từ ngày 1 đến 15-6-2013 (nếu có yêu cầu trả lại hồ sơ, xin ghi ở mặt sau). 


Hồ sơ gửi về: Phòng tổ chức – nhân sự báo Tuổi Trẻ TP.HCM. Địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM.


 TUỔI TRẺ


 


Báo Tuổi Trẻ tuyển phóng viên

Người thu nhập thấp và giấc mơ xa xỉ

(HNM) – Những ngày gần đây, dồn dập thông tin về chính sách hỗ trợ người thu nhập thấp mua nhà, từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng đến việc một số dự án nhà ở xã hội được chấp thuận với nhiều ưu đãi, khiến cho vô khối người khấp khởi mừng thầm, hy vọng về một ngôi nhà mơ ước dần trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, những người đang mang “giấc mơ nhà” lại như bị giội gáo nước lạnh khi một lãnh đạo ngành xây dựng đã phát ngôn rằng, cùng với gói hỗ trợ thì nếu một cặp vợ chồng có thu nhập 18 triệu đồng/tháng là có thể vay mua được nhà và có thể trả được nợ. Nhận định này khiến nhiều đối tượng như giáo viên, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang… phải toát mồ hôi, vì tổng thu nhập của họ khá lắm cũng chỉ dưới 7 triệu đồng mỗi tháng (một đại úy công an với hệ số lương 5,4 cộng với phụ cấp cũng mới chỉ xấp xỉ đạt con số này).


Có một vấn đề đang rất được dư luận quan tâm là việc hàng loạt doanh nghiệp ồ ạt xin chuyển đổi các dự án nhà thương mại sang nhà ở xã hội. Một phần nguyên nhân do nhu cầu thị trường, nhưng điều quan trọng hơn chính là lợi ích của chủ đầu tư. Một dạo, khi thị trường bất động sản đang ở thời hưng thịnh, việc đầu tư nhà ở xã hội chẳng được mấy doanh nghiệp mặn mà. Nhưng nay bỗng chốc cũng vẫn các doanh nghiệp ấy lại tỏ ra vô cùng hào hứng. Thế nhưng, nói một cách sòng phẳng thì có rất ít doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản muốn chuyển đổi mục đích sử dụng nhà từ thương mại sang xã hội, tuy nhiên đó lại là điều họ phải làm trong tình thế hiện nay. Thiếu vốn, nếu không chuyển đổi sẽ khó vay được tiền ngân hàng, thêm nữa là những khó khăn về đầu ra, cũng như nhiều ưu đãi không phải ai cũng có được dành cho nhà ở xã hội đã khiến doanh nghiệp phải lựa chọn. Nó như chiếc phao cứu sinh cho họ trong lúc khó khăn. Giữa “dòng nước xiết”, mục tiêu của doanh nghiệp là “ôm cọc” đã, còn “lên bờ” bằng cách nào thì “để mai tính”. Thậm chí có thể doanh nghiệp đang lợi dụng chủ trương chuyển đổi sang nhà ở xã hội để thanh lý “hàng tồn”… Chính vì vậy mà kỳ vọng lợi ích cho người dân sẽ trở nên yếu thế hơn.


Một chuyện khác khiến cho lợi thế chưa hẳn thuộc về người có thu nhập thấp là chính sách. Rất nhiều người cho rằng, với mức thu nhập bình quân của một cặp vợ chồng đạt 18 triệu đồng mỗi tháng thì họ sẽ cố gắng để mua nhà thương mại hơn là mua nhà ở xã hội để rồi phải chịu nhiều ràng buộc bởi các quy chế khá ngặt nghèo, thậm chí là chưa công bằng hiện nay với nhà ở xã hội.


Giá nhà ở vẫn cao, chính sách hỗ trợ chưa đồng bộ, sự thiếu rõ ràng trong lợi ích của nhóm chủ đầu tư đang khiến cho giấc mơ có nhà của người thu nhập thấp trở nên mong manh hơn, dù thực tế có vẻ như họ đang nắm trong tay cơ hội. Lúc này, khi mà khá nhiều căn hộ của các dự án nhà ở thương mại đang dư thừa, nhiều dự án còn tồn đọng không thể hoàn thiện do thiếu vốn, việc nhiều doanh nghiệp, dự án đang muốn chuyển đổi sang nhà ở xã hội cần phải được xem xét một cách hết sức thận trọng. Trên thị trường đã có nhiều dự án bán ra những căn hộ với giá “cực rẻ”. Song để có cái giá ấy, chủ đầu tư đã cắt xén hầu hết các hạng mục bắt buộc như phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội…


Nếu chúng ta chỉ nhìn vào khái niệm “nhà ở xã hội” mà dễ dàng cho chuyển đổi, hoặc nếu chuyển đổi mà giá căn hộ vẫn cao thì sẽ rơi vào tình cảnh “vàng thau lẫn lộn”. Khi đó, thay vì đạt được những mục tiêu tốt đẹp của loại hình nhà ở này, sẽ thu về những dự án không có chất lượng, cũng không đáp ứng được giấc mơ nhà ở cho người thu nhập thấp. Dân thiệt, Nhà nước thiệt. Chỉ có doanh nghiệp là ung dung hưởng lợi!


Nữ Quỳnh


Người thu nhập thấp và giấc mơ xa xỉ

Wednesday, May 29, 2013

TTXVN mở thêm phân xã tại Trung Đông

Thông tấn xã Việt Nam đã chính thức mở thêm một phân xã nữa tại Trung Đông, có trụ sở ở Tel Aviv, Israel, nâng tổng số cơ quan đại diện ở nước ngoài của Thông tấn xã Việt Nam lên 30 phân xã.
Trung tâm thông tấn Quốc gia. (Nguồn: TTXVN)

Trung tâm thông tấn Quốc gia. (Nguồn: TTXVN)



Theo phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Israel, Trung Đông luôn là điểm nóng về thời sự quốc tế. Những sự kiện diễn ra tại đây không những ảnh hưởng trực tiếp tới các nước trong khu vực mà còn tác động tới các nước khác về nhiều mặt như chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao. 

Việc Thông tấn xã Việt Nam mở thêm phân xã tại Trung Đông giúp thông tin kịp thời, chính xác và khách quan những sự kiện quốc tế và khu vực diễn ra tại đây đồng thời phản ánh mối quan hệ đang phát triển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với bạn bè quốc tế.


Trong những năm gần đây, trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước trong khu vực Trung Đông tăng trưởng nhanh chóng. Riêng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam-Israel trong năm 2012 đạt 439 triệu USD, tăng khoảng 17% so với năm 2011, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng gần 64%. 


Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Israel gồm hàng dệt may, nông-thủy sản, trong đó có hạt điều, cà phê, gạo và hạt tiêu, trong khi Israel chủ yếu nhập khẩu các loại máy móc thiết bị công nghệ cao, phân bón, hóa chất, linh kiện điện tử./.



(TTXVN)


TTXVN mở thêm phân xã tại Trung Đông

Tiếp tục kiến nghị giảm thuế cho báo chí

Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ kiến nghị QH xem xét giảm thuế suất cho cả báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.


Ông Hà Minh Huệ đồng thời là ĐBQH tỉnh Bình Thuận phát biểu tại phiên họp QH sáng 29/5 khi thảo luận về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).


 Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ, ĐB tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Minh Thăng

Phó Chủ tịch thường trực Hội nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ, ĐB tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Minh Thăng


Theo ông Huệ, trong tờ trình của Chính phủ đã đề xuất đưa báo chí vào diện ưu đãi giảm thuế TNDN, được bổ sung, sửa đổi tại khoản 2, điều 13. Theo đó, thu nhập từ hoạt động báo in kể cả quảng cáo được bổ sung vào diện áp thuế suất 10% trong 15 năm.


Phó Chủ tịch Hội nhà báo khẳng định đây là một sự quan tâm của Chính phủ đối với hoạt động báo chí nhằm tháo gỡ khó khăn chung hiện nay.


Nhưng trong tờ trình, Chính phủ lại không quy định áp dụng thuế ưu đãi đối với các loại hình báo chí khác, báo hình, báo nói, báo điện tử với lý do giảm thuế sẽ làm giảm thu nhập ngân sách.


Ông cho hay, thời gian qua, hoạt động phát hành của hầu hết các cơ quan báo in bị lỗ, phải lấy nguồn thu từ quảng cáo để bù đắp. Hoạt động quảng cáo trên báo khác với hoạt động quảng cáo khác.


Trong khi quảng cáo trên báo chí chỉ là một phần của hoạt động quảng cáo chung. Mà quảng cáo trên báo thường không nhiều, bị giới hạn về diện tích, khuôn khổ và thời lượng.


Thêm vào đó, theo báo cáo của Bộ Thông tin – Truyền thông, do kinh tế  khó khăn, doanh nghiệp làm ăn sa sút nên nguồn thu quảng cáo của báo chí đã bị ảnh hưởng khá lớn.


Năm 2012, quảng cáo của báo in giảm 8% so với 2011. Tình hình thu nhập quảng cáo trong lĩnh vực truyền hình tuy khá hơn nhưng trong số 67 đài phát thanh, truyền hình, chỉ có 4 trung tâm lớn như Truyền hình Việt Nam, truyền hình TP Hồ Chí Minh, truyền hình Hà Nội và truyền hình Vĩnh Long có doanh thu quảng cáo tốt, có tiền nộp thuế TNDN. Còn trên 60 đài phát thanh, truyền hình địa phương khác trong hoàn cảnh hết sức khó khăn.


Quảng cáo trên báo điện tử và các đài phát thanh thì vẫn chưa có chuyển biến đáng kể.


Ông Huệ cho hay, ưu đãi cho báo in là một bước tiến thừa nhận báo chí là lĩnh vực hoạt động văn hóa như luật TNDN trước kia đã nói nhưng không áp dụng với báo chí.


Hiện nay lãnh đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo điện tử đề nghị được ưu đãi thuế trong việc sửa đổi bổ sung lần này, tạo điều kiện cho báo chí phát triển.


Theo ông Hà Minh Huệ, ông cùng ĐB Thuận Hữu – Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam và đại biểu Vũ Hải – Phó Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam đã đề nghị ban soạn thảo, Chính phủ, QH xem xét giảm thuế suất không chỉ đối với báo in mà cả đối với các loại hình báo chí khác gồm: báo nói, báo hình, báo điện tử.


Bên cạnh đó kiến nghị nên để thời gian áp dụng thuế đối với báo chí lên từ ngày 1/7/2013 như đề xuất áp dụng với một số trường hợp doanh nghiệp ưu tiên khác, thay vì áp dụng chung từ ngày 1/1/2014.


“Chúng tôi thấy rằng thuế báo chí đóng góp cho ngân sách chưa nhiều, giảm thuế suất cho báo chí cũng không ảnh hưởng nhiều tới thu nhập ngân sách, đồng thời lợi ích chính trị do báo chí mang lại chắc chắn sẽ rất nhiều” – ông Huệ khẳng định. 


Linh Thư (Vietnamnet)



Tiếp tục kiến nghị giảm thuế cho báo chí

Tuesday, May 28, 2013

Nhà báo Mỹ đoạt giải Sophie cuối cùng về phát triển bền vững

Ngày 28/5, nhà hoạt động môi trường, đồng thời là nhà báo và nhà văn người Mỹ Bill McKibben đã đoạt giải Sophie của Na Uy, trị giá 100.000 USD.
Nhà báo Bill McKibben. (Nguồn: AP)

Nhà báo Bill McKibben. (Nguồn: AP)



Đây là lần cuối cùng Na Uy trao tặng giải vì môi trường và phát triển bền vững này do thiếu ngân quỹ.

Cơ quan sáng lập giải Sophie cho biết McKibben được vinh danh vì đã huy động được lực lượng chống lại hiện tượng Trái Đất nóng lên, đồng thời nhấn mạnh hành tinh của chúng ta rất cần một người biết huy động sức mạnh trên toàn cầu để đảo ngược xu hướng này.


Ông McKibben sẽ nhận giải tại buổi lễ chính thức diễn ra ở thủ đô Oslo của Na Uy vào ngày 28/10 tới.


McKibben sinh năm 1960, là tác giả của hơn một chục cuốn sách viết về các vấn đề liên quan đến môi trường và biến đổi khí hậu. Năm 2008, ông đã phát động chiến dịch thu hút sự tham gia của 350 tổ chức và dẫn đến hàng nghìn cuộc biểu tình trên toàn thế giới kêu gọi chống biến đổi khí hậu.


Giải Sophie do công dân Na Uy Jostein Gaarder, tác giả cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất “Thế giới của Sophie,” và vợ ông sáng lập năm 1997. Giải được trao hàng năm để vinh danh những cá nhân hoặc tổ chức có đóng góp đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường./.



(TTXVN)


Nhà báo Mỹ đoạt giải Sophie cuối cùng về phát triển bền vững

Giải báo chí TTXVN - Thương hiệu hấp dẫn, lan tỏa

Ngày 28/5, Thông tấn xã Việt Nam tổ chức lễ trao giải báo chí năm 2012 với sự tham dự của đông đảo hội viên nhà báo trong toàn ngành.

Tới dự lễ trao giải có Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hà Minh Huệ và Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Thế Kỷ.
giaibaochiPhó Tổng Giám đốc, Chủ tịch Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam, Ngô Hà Thái nhấn mạnh sự đa dạng các loại hình báo chí của Thông tấn xã Việt Nam, đã tạo môi trường báo chí lý tưởng để đội ngũ phóng viên, biên tập viên được rèn luyện, thử thách về tay bút, tay máy trên mọi lĩnh vực. 


Thông tấn xã Việt Nam đã nghiên cứu, thực hiện các chính sách hỗ trợ, động viên phóng viên, biên tập viên tăng cường bản lĩnh chính trị, rèn luyện nghiệp vụ, đa năng trong tác nghiệp, đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh, đúng, chính xác và đa dạng của ngành cũng như nhu cầu thông tin ngày càng cao của xã hội. 


Phát huy sức mạnh tổng hợp của đội ngũ các nhà báo thông tấn, giải báo chí Thông tấn xã Việt Nam sẽ trở thành một thương hiệu có sức hấp dẫn, lan tỏa sâu rộng, tạo một “sân chơi” bổ ích và lý thú cho đội ngũ nhà báo trong toàn ngành.


Theo đánh giá của Hội đồng Giải, hầu hết những vấn đề nổi bật về tình hình Việt Nam, thế giới trong năm 2012 đã được đề cập trong các tác phẩm dự thi. Đạt giải là những tác phẩm báo chí được dư luận và độc giả đánh giá cao. 


Qua vòng sơ khảo, có 86 tác phẩm được lựa chọn đưa vào chung khảo ở các thể loại: Phản ánh, phỏng vấn, ghi chép; Xã luận, bình luận, chuyên luận, tư liệu; Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí; Tin bài đối ngoại; Ảnh báo chí và Truyền hình.


Hội đồng Giải đã lựa chọn trao thưởng cho 48 tác phẩm, nhóm tác phẩm xuất sắc; trong đó có 2 giải A, 10 giải B, 15 giải C, 17 giải Khuyến khích và 4 giải Triển vọng.


Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã trao giải A cho tác giả Hoàng Quang Hà (Báo ảnh Việt Nam) với phóng sự ảnh “Dấu ấn Đại Hùng” và nhóm tác giả Quyết Chiến, Hoàng Hải (Trung tâm Truyền hình Thông tấn) với phóng sự “Lính Nhà giàn”.


Nhân dịp này, Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam vinh dự đón nhận Cờ thi đua và 7 nhà báo thuộc các đơn vị của Thông tấn xã Việt Nam nhận Bằng khen của Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong năm 2012.


Góp phần vào thành công của Giải báo chí Thông tấn xã Việt Nam 2012 có sự tài trợ của Ngân hàng Cổ phần Đông Nam Á (SeABank); bảo trợ thông tin của Trung tâm Truyền hình Thông tấn, Báo Tin tức, Báo điện tử VietnamPlus và Báo Thể thao & Văn hóa./.



Mỹ Bình (TTXVN)


Giải báo chí TTXVN - Thương hiệu hấp dẫn, lan tỏa

Sunday, May 26, 2013

Tính khách quan của báo chí

(HNM) – Trên báo chí hiện nay đang có hiện tượng lấy cái cá biệt để quy nạp thành cái phổ biến, nhất là đối với những hiện tượng tiêu cực. Trong bài viết này, chúng tôi xin bàn đến một số sự việc xảy ra ở Hà Nội vừa qua. 


Từ cuối năm 2012 đến nay, Hà Nội có một số sự việc, vấn đề được dư luận quan tâm. Đại đa số các cơ quan báo chí đã cử phóng viên tìm hiểu, điều tra, trong đó phỏng vấn cả những người có thẩm quyền, từ đó đã làm rõ bản chất sự việc, ghi nhận những việc làm hiệu quả của lãnh đạo Hà Nội trong xử lý, giải quyết sự việc có lý có tình, đúng pháp luật. Về phía lãnh đạo Hà Nội, cũng đã chủ động giải quyết và cung cấp thông tin xử lý từng vấn đề công khai trên báo chí. 


DSC_0002Chẳng hạn như sự kiện một đại biểu phát biểu tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân (HĐND) thành phố về việc có dư luận “chạy công chức không dưới 100 triệu đồng”. Ngay sau kỳ họp HĐND thành phố cuối năm 2012, lãnh đạo Hà Nội đã gấp rút thành lập 3 tổ công tác liên ngành để kiểm tra công tác tuyển dụng công chức, viên chức tại các địa bàn mà phản ánh của dư luận là có tiêu cực. 43 trường hợp giả mạo bằng tốt nghiệp THPT đã được phát hiện, những trường hợp thân quen, nhờ vả đã bị xử lý nghiêm, cán bộ có trách nhiệm tại các hội đồng tuyển dụng có sai phạm đã bị xử lý cả về kỷ luật Đảng và chính quyền, thuyên chuyển công tác khác, đồng thời đưa ra khỏi diện quy hoạch cán bộ… Cùng với những động thái tích cực nêu trên, một vấn đề đặc biệt quan trọng là phải phòng ngừa những khả năng tương tự có thể xảy ra tiêu cực. Một số bất hợp lý trong việc tuyển dụng công chức, viên chức của Hà Nội đã được phát hiện, chỉ rõ, giúp cơ quan chức năng đưa ra những giải pháp tối ưu, khắc phục những lỗ hổng về cơ chế, chính sách…


Tương tự như vậy, những cán bộ có liên quan đến việc chậm trễ trong chuyển công văn giấy tờ (từ thông tin một công văn đến được tay Bí thư Thành ủy mất một tháng) cũng đã phải nhận những hình thức xử lý kỷ luật ở mức độ khác nhau. Lãnh đạo thành phố đã trân trọng kêu gọi mọi người dân, các nhà báo, hãy cung cấp thông tin về những hành vi tiêu cực trong các cơ quan công quyền cho các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm.


Có thể ở từng sự việc nhất định, có ý kiến cho rằng, việc xử lý như vậy vẫn còn là nhẹ. Báo chí nói chung đã phản ánh khách quan, đúng bản chất sự việc cũng như quá trình giải quyết của Hà Nội với tinh thần xây dựng. Thế nhưng trên một vài bài báo lại bình luận dễ dẫn người đọc hiểu rằng Hà Nội chỉ là nơi chất chứa toàn tiêu cực.


Ở mỗi chế độ chính trị khác nhau có những tính chất khác nhau trong vận hành bộ máy hành chính, nhưng đều có mẫu số chung là quy định về quy trình xử lý với từng cấp phải chặt chẽ, bảo đảm sự minh bạch, xử lý các hành vi tiêu cực phải theo quy định của pháp luật, đúng người, đúng tội với đầy đủ bằng chứng. Từng cá nhân đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm và hành vi của mình. Sai phạm tới đâu sẽ phải chịu những hình thức xử lý tương ứng. Khi xử lý sai phạm của từng cá nhân cũng như thực hiện công tác quản lý nhà nước với trách nhiệm cụ thể được phân công, cần phải lắng nghe dư luận xã hội, nhưng trước hết phải tuân thủ quy định của pháp luật chứ không thể chiều lòng dư luận. Giữa những người điều hành quản lý và dư luận xã hội có cùng mục đích, đó là xây dựng một xã hội lành mạnh, phát triển. Tuy vậy vẫn có sự khác nhau: Người điều hành quản lý phải tuân thủ theo quy trình, quy phạm mà pháp luật quy định, còn dư luận xã hội nhiều khi chỉ là mong muốn có kết quả nhanh. Nếu quản lý, điều hành bằng mọi giá mà không căn cứ theo quy định pháp luật, thì đó là cách hành xử, quản lý vô chính phủ, vô pháp luật, dẫn đến xử oan người vô tội, nhìn nhận, đánh giá sự việc bằng cách tư duy chủ quan, cảm tính. Tất cả những sự việc, vấn đề lâu nay ở Hà Nội cũng như ở các nước, về cơ bản là đều thực hiện theo các quy định của pháp luật chứ không phải căn cứ vào hiện tượng, vào những lời xì xào đồn thổi. Đó là cách làm theo nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Sự thượng tôn pháp luật là nguyên tắc hành pháp ở bất cứ quốc gia nào. 


Với Hà Nội, có thể thấy, từng vấn đề, sự việc đều luôn phải gánh chịu sức ép hơn các địa phương trong cả nước. Điều đó cũng dễ hiểu khi Hà Nội là Thủ đô của cả nước, luôn nhận được sự kỳ vọng lớn, những nhu cầu, đòi hỏi của xã hội cao hơn mọi nơi. Trong khi đó, trên thực tế ở Hà Nội đang là sự đan xen tư duy cũ và mới; thế cài răng lược trong nếp sống đô thị của ngày hôm qua và hôm nay; sự thiếu đồng bộ mang tính lịch sử trong quy hoạch, xây dựng hạ tầng; rồi vấn đề bảo tồn những giá trị của quá khứ kết hợp với quá trình phát triển; vấn đề giao thông, dân số, cùng hàng loạt vấn đề đặt ra cho hôm nay và tương lai… Đây là tình trạng chung của cả nước ta trong quá trình phát triển với điểm xuất phát thấp sau cả thế kỷ phải tiến hành các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhưng ở Hà Nội thì có mức độ cao hơn, mật độ dày đặc hơn. Để giải quyết tổng thể những vấn đề đó buộc phải gỡ từng “nút thắt” chứ không thể thực hiện trong một sớm một chiều đồng loạt tất cả các vấn đề và phải đặt trong lộ trình của chiến lược phát triển. Vậy nên như xác định của lãnh đạo Hà Nội, việc nào cần làm ngay thì phải khẩn trương giải quyết, nhưng những việc lâu dài phải thực hiện từ gốc, theo quy trình, từng bước tháo gỡ vướng mắc trong một giải pháp tổng thể, đồng bộ được hoạch định và có tầm nhìn chiến lược.


Là cán bộ trong các cơ quan hành chính nhà nước, ở từng cương vị đều có sự phân công rõ ràng về chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ. Có như vậy từng mắt xích mới kết nối tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, giúp cho hệ thống quản lý hoạt động nhịp nhàng. Đó là mẫu số chung của mọi chính quyền dù thể chế chính trị có thể khác nhau. Với thẩm quyền được giao của từng cấp lãnh đạo, không phải trong bất cứ công việc nào cấp trên cũng làm thay cấp dưới. Thẩm quyền, chức phận rõ ràng thì làm thay là bao biện. Việc của người lãnh đạo là làm sao điều hành các mắt xích trong phạm vi quản lý của mình ăn khớp với nhau, để từng vị trí công tác có thể phát huy hết vai trò, năng lực, vận hành dây chuyền hoạt động hiệu quả. Nói như vậy không có nghĩa là người lãnh đạo quan liêu mà phải nắm bắt tình hình cụ thể đối với từng vấn đề, từng địa bàn để đề ra đường hướng cũng như những cơ chế, chính sách quản lý phù hợp, một mặt giải quyết hiệu quả những bức xúc của xã hội, mặt khác khắc phục những lỗ hổng, những bất cập tồn tại về cơ chế, chính sách hiện hành. Trong xã hội, mỗi người làm một nghề là sự phân công xã hội; xã hội càng phát triển thì sự phân công càng chuyên nghiệp. 


Trở lại với những vấn đề nảy sinh trong đời sống, trong quá trình xây dựng và phát triển mà Hà Nội cũng như cả hệ thống chính trị trong cả nước đã và đang tập trung giải quyết. Có thể thấy, trong quá trình phát triển, việc nảy sinh những sự việc cụ thể mang tính cá biệt ở từng lĩnh vực, từng địa phương, là bình thường. Không ai có thể chứng minh rằng trên thế giới có một quốc gia nào không có những nảy sinh cá biệt gây bức xúc trong xã hội, dù quốc gia đó phát triển hiện đại đến mức nào. Chúng ta dù có tình cảm yêu hay ghét nhưng không thể lấy cái cá biệt để đánh giá là phổ biến. Thế nên, phải đặt câu hỏi ngược lại rằng: Phải chăng tất cả mọi công việc trong xã hội Việt Nam bây giờ đều phải chạy chọt mới được, cũng như mọi dự án đều phải “bôi trơn” mới được phê duyệt? Câu trả lời là thực tế không như thế! Lấy ví dụ trong nghề làm báo, ai đã phải chạy mất bao nhiêu tiền mới có thể được vào làm việc tại tờ báo? Phải khẳng định rằng, nếu có chỉ là rất cá biệt mà thôi. Nghề báo cũng như bất cứ nghề nào khác trong xã hội đòi hỏi phải có những nguyên tắc nghề nghiệp, nhưng cũng có những lỗ hổng trong cơ chế. Nhưng dù có những lỗ hổng cơ chế thì cũng không thể có việc tất cả nhà báo hiện nay đều phải chạy chọt bằng tiền mới được vào cơ quan báo chí. 


“Một nửa chiếc bánh mỳ vẫn là bánh mỳ, nhưng một nửa sự thật không phải là sự thật”. Nhắc lại điều này để thấy lương tâm, trách nhiệm của người viết báo chúng ta quan trọng đến nhường nào. “Mắt sáng, lòng trong, bút sắc” đâu chỉ là điều nói cửa miệng, mà phải được độc giả đặt trọn niềm tin!


Trong hoạt động xã hội, hay ngay tại gia đình, giải quyết từng vấn đề đều phải được đặt trong một tổng thể, hài hòa các lợi ích hợp pháp. Đối với người lãnh đạo, với tổ chức nhà nước các cấp phải vì lợi ích nhân dân, quốc gia, dân tộc. Báo chí cũng vậy. Nhà báo có trách nhiệm và cái tâm trong sáng mới hiểu thấu đáo sự việc và sẽ lựa chọn được thông tin hữu ích cho xã hội.


Hoàng Thu Vân (Hànộimới)


Tính khách quan của báo chí

Thursday, May 23, 2013

Giảm thuế cho báo chí lúc này là rất cần thiết

Từng là cán bộ quản lý cơ quan báo chí lớn, nay là Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo VN, với tư cách là ĐBQH, ông Hà Minh Huệ (ảnh) cho rằng, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập DN dành ưu đãi về thuế cho báo in trong thời điểm này là rất đúng và rất cần thiết. Ông nói:


Ông Hà Minh Huệ

Ông Hà Minh Huệ


Ngay từ phiên khai mạc kỳ họp này, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập DN đã được Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trình bày và chiều 21.5, dự thảo luật đã được đưa ra thảo luận tại các tổ. Theo dự thảo lần này, báo in (kể cả quảng cáo trên báo in) được xếp vào diện ưu đãi thuế suất 10% thuế thu nhập DN, rút từ mức 25% trước đây và cũng thấp hơn rất nhiều so với mức đề xuất giảm chung cho các DN là 22% lần này. Theo tôi, đây là tin vui, tin mừng cho báo chí, vì sự sửa đổi, bổ sung này giúp tháo gỡ khó khăn cho báo chí trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới.


Giải trình của Chính phủ về việc dành ưu đãi này cho báo in đã rất đúng, khi nói: Theo Luật Báo chí, báo chí là sản phẩm văn hóa, cơ quan báo chí hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao và thực tế thời gian qua, hoạt động phát hành của hầu hết các cơ quan báo in bị lỗ, phải lấy nguồn thu từ quảng cáo để bù đắp. Trong khi đó, không phải báo nào cũng thu hút được quảng cáo; quảng cáo trên báo thường không nhiều, bị giới hạn về diện tích, khuôn khổ và thời lượng. Chính vì vậy, báo chí (báo in) cần được ưu đãi.


Phát biểu tại phiên họp tổ chiều 21.5, ông Thuận Hữu – Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, ĐBQH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và tôi đều cho rằng, giảm thuế cho báo chí lúc này là đúng và rất cần thiết, đồng thời đề nghị QH xem xét giảm thuế suất không chỉ đối với báo in, mà cả với các loại hình báo chí khác và nên đẩy thời gian áp dụng luật sớm lên, từ ngày 1.7.2013 như đề xuất áp dụng với những trường hợp doanh nghiệp ưu tiên khác- thay vì áp dụng từ 1.1.2014 vì đại đa số cơ quan báo chí đều rất khó khăn.


Minh Tâm (Báo Lao Động)



Giảm thuế cho báo chí lúc này là rất cần thiết

Wednesday, May 22, 2013

Thận trọng trước khi quyết định!

Hôm qua, thông tin cho hay cơ quan chức năng đang xem xét việc cho phép người dân đốt loại “pháo hoa thuật giải trí” trong dịp Tết Nguyên đán 2014. Đây là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không gây nổ.

Thoạt nghe ý tưởng có vẻ rất hay, nhưng…


Kể từ ngày 1-1-1995, khi Chỉ thị 406-TTg năm 1994 của Thủ tướng về cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo nổ có hiệu lực thì việc đốt pháo trong dịp lễ, tết ở Việt Nam chính thức bị cấm. Khi ấy, trong văn bản chỉ thị này cũng đã trích dẫn con số báo cáo của 44/53 địa phương cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Tuất (1994), đã có 728 vụ tai nạn do pháo gây ra, làm chết 71 người, làm bị thương 765 người và tiêu tốn 20-30 tỷ đồng. Với mục tiêu nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, cũng là xuất phát từ nguyện vọng, lợi ích chung của nhân dân trong cả nước và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ tư về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, Chỉ thị trên của Thủ tướng được ban hành và sau đó là sự ra đời của Nghị định 36-CP/2009.


Đến nay, giá trị của văn bản ấy vẫn còn nguyên vẹn và luôn mang tính thời sự. Thực tế, việc đốt pháo trong dân vào mỗi dịp lễ, tết vẫn còn xảy ra đâu đó khi nhiều người vẫn còn hoài niệm về truyền thống “cây nêu, tràng pháo”. Song thực tế không thể phủ nhận là ý thức trong dân đã định hình rất rõ: Đa số người dân đều hiểu và ý thức được tính nguy hiểm cũng như sự lãng phí không cần thiết nếu đốt pháo. 


Cũng giống như việc yêu cầu người dân khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, để đạt được kết quả như ngày nay là cả một quá trình bền bỉ, mưa dầm thấm lâu, hình thành nên ý thức sâu rộng trong nhân dân. Bây giờ ra đường, hầu như mọi người đều ý thức đội mũ; các dịp tết, tiếng pháo cũng đã trở thành “hàng hiếm”.


Chính vì thế, với bất cứ một động thái nào liên quan cũng đều cần phải được cân nhắc thật kỹ. Đại diện của Nhà máy Z121 (Tổng cục Công nghiệp – Bộ Quốc phòng) – đơn vị sản xuất và phân phối loại pháo nói trên – cho rằng, sản phẩm này tạo ra hiệu ứng ánh sáng, âm thanh nhưng không gây nổ. Các loại hóa chất được dùng để chế tạo loại pháo không gây độc hại, không gây cháy nổ và không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Vị này khẳng định Z121 hiện độc quyền sản xuất và Nghị định 36 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo không cấm sử dụng loại pháo này. 


Dĩ nhiên, doanh nghiệp, người dân có thể làm điều pháp luật không cấm. Nhưng khi điều ấy có thể có tác động đến lợi ích cộng đồng thì cần phải thận trọng. Tuy không độc, không hại, nhưng ai có thể bảo đảm và bằng cách nào để cơ quan quản lý có thể kiểm soát được giữa pháo “ảo” và pháo thật? Chúng ta cần lường trước tình trạng “lập lờ đánh lận con đen”. Sẽ thật khó khăn khi giữa đêm ba mươi để phân biệt được ai, nhà nào đốt pháo thật và nhà nào dùng pháo “ảo”. Vì vậy, hãy thận trọng trước khi quyết định!


Tuấn Kiệt


Thận trọng trước khi quyết định!

Tuesday, May 21, 2013

Hành trình 30 năm đem thông tin đến với độc giảBa mươi năm hình thành và phát triển với nhiều thăng trầm, song không lúc nào những người làm báo Tin tức nguội vơi tinh thần đấu tranh chống tiêu cực. Tờ báo cũng luôn khẳng định vị trí hàng đầu về tin tức chính thống trong và ngoài nước, bảo đảm tính nhanh nhạy, đem lại sự tin cậy cho độc giả. Đi đầu chống tiêu cực Ngược lại dòng lịch sử, ngày 14/5/1983, Tuần Tin tức ra số báo đầu tiên. Đồng chí Đào Tùng, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) khi ấy trực tiếp làm Tổng Biên tập. Ra đời trong bối cảnh cả nước chuẩn bị bước vào công cuộc đổi mới, ngay lập tức, Tuần Tin tức đã đáp ứng kịp thời yêu cầu mở rộng hoạt động của TTXVN cũng như nhu cầu của nhân dân được trực tiếp và nhanh chóng tiếp cận thông tin. Tờ báo khi ấy đặt ra mục tiêu: Phản ánh những kinh nghiệm hay và những tồn tại trong hoạt động kinh tế-xã hội lúc bấy giờ. Đặc biệt, báo tập trung vào những vấn đề bức xúc mà quần chúng đang quan tâm, vạch trần những bất cập trong cuộc sống... Là tờ báo đi đầu trong cuộc đổi mới báo chí, chống tiêu cực, Tuần Tin tức đã có những bài báo đầy sức nặng. Có thể kể ra đây những bài viết “búa tạ” như “Ngành than trước ngưỡng báo động” của tác giả Vũ Duy Thông - Bài báo dài hơn 2.000 từ phản ánh những bê bối của ngành than trong quản lý, đời sống công nhân khó khăn, sản xuất sa sút trong khi đó tư tưởng thành tích rất nặng nề, báo cáo lên cấp trên thiếu trung thực… Bài “Buông lỏng quản lý ở Nhà máy cao su Sao Vàng” cũng gây ấn tượng mạnh trong công nhân khu vực “Cao - Xà - Lá” (khu Thượng Đình, Hà Nội)... đã làm rung chuyển dư luận cũng như các ngành liên quan. Lấp khoảng trống thông tin Gần 8 năm sau ngày tờ Tuần Tin tức ra đời, ngày 17/6/1991, TTXVN xuất bản thêm tờ Tin tức Buổi chiều, được độc giả thân mật gọi là “Tin chiều.” Ra đời gần vào thời điểm Đại hội lần thứ 7 của Đảng khai mạc, “Tin chiều” đã trở thành một kênh thông tin hữu hiệu khi các thông tin, hoạt động của đại biểu diễn ra trong buổi sáng đều được “cập nhật” vào lúc 13 giờ hàng ngày tới độc giả. Đặc biệt, ngày cuối cùng của Đại hội, toàn bộ danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa 7 được đăng trên “Tin chiều,” bạn đọc không phải chờ đến bản tin buổi tối của phát thanh, truyền hình hoặc các báo giấy ra ngày hôm sau. Điều này cũng thể hiện tính liên tục của báo chí, lấp được “khoảng trống thông tin” từ 0-12 giờ mà báo in buổi sáng khi ấy không thể cập nhật kịp-nhất là trong khoảng thời gian đó, thế giới có rất nhiều sự kiện quan trọng như vụ chính biến ở Liên Xô (cũ). Ngày 1/1/1999, Báo Tin tức ra đời, trên cơ sở sự sáp nhập hai tờ báo Báo Tuần Tin tức và Tin tức Buổi chiều. Đây là bước ngoặt quan trọng để đưa Báo Tin tức ngày càng vững mạnh. Đặc biệt, Báo Tin tức vẫn được tiếp tục ra vào buổi chiều đáp ứng nhu cầu thông tin liên tục của độc giả. Những năm 2001-2003 là "thời hoàng kim" của Tin tức khi hàng loạt sự kiện gây chấn động thế giới đã diễn ra như vụ tấn công tòa tháp đôi tại Mỹ ngày 11/9/2001, cuộc xâm lược của Mỹ vào Irắc năm 2003… Khi ấy, Báo Tin tức trở nên “sốt” khi rất nhiều độc giả tranh giành để mua báo hoặc photocopy Tin tức… Năm 2001-2003 là thời hoàng kim của báo Tin tức với lượng phát hành trên 230.000 bản/ngày. Cũng phải nói rằng, ở thời điểm đó, Internet chưa phát triển như hiện nay. Do đó, nguồn tin thế giới chỉ có từ các hãng thông tấn, đài phát thanh, truyền hình. Thông tấn xã Việt Nam với lợi thế 25 phân xã ở nước ngoài đã tổ chức làm tin, khai thác tin tức từ các hãng thông tấn, đài phát thanh, truyền hình một cách chuyên nghiệp, cung cấp nguồn tin dồi dào, phong phú cho Báo Tin tức. Ngoài nguồn tin của TTXVN, Báo Tin tức tự tổ chức biên tập, khai thác các nguồn tài liệu để bổ sung đầy đủ hơn, phong phú hơn các thông tin trên báo. Riêng ở Văn phòng đại diện Báo Tin tức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bố trí hai biên tập viên kỳ cựu Nghiêm Sĩ Thái và Nguyễn Quang Vinh (nay là Tổng Biên tập Báo Tin tức) làm việc miệt mài hàng ngày để có thêm hai trang báo chuyên về các sự kiện nóng này phục vụ yêu cầu bạn đọc. Ở thời điểm ấy, Báo Tin tức phát hành ở Thành phố Hồ Chí Minh đều trên 200.000 bản/ngày, có nhiều ngày lên trên 255.000 bản. Còn ở Hà Nội, báo phát hành trên dưới 30.000 bản/ngày. Bước ngoặt mới Khi Internet bùng nổ, nhu cầu cập nhật thông tin của độc giả đã được đáp ứng khiến làng báo Việt Nam có nhiều xáo trộn. Nhận thức rõ mục tiêu ra báo buổi chiều để “lấp khoảng trống thông tin” không còn phù hợp, dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo TTXVN, Báo Tin tức quyết định ra báo vào buổi sáng kể từ ngày 2/4/2008, mở rộng đối tượng độc giả tới các địa phương. Theo Chỉ thị 1441/CT-TTg ngày 14/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao vai trò của TTXVN trong tình hình mới, Báo Tin tức được xác định là "một kênh thông tin của Chính phủ." Đây thực sự là một điều kiện thuận lợi cho báo, nhưng cũng là một thách thức với lãnh đạo và phóng viên, biên tập viên Báo Tin tức cũng như toàn ngành TTXVN. Tháng 8/2010 Báo Tin tức bắt đầu tham gia chương trình cấp phát báo cho vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 975/QĐ-TTg ngày 20/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về cấp phát báo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo. Để phục vụ tốt nhiệm vụ, toàn thể cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Tin tức đã tích cực triển khai mọi mặt công tác, cải tiến nội dung, hình thức tờ báo cho phù hợp với đối tượng mới là đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa… thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đến đối tượng độc giả đa dạng và rộng lớn. Song song với việc thực hiện nhiệm vụ chính là phát hành tờ báo giấy, Báo Tin tức đã triển khai xây dựng website www.baotintuc.vn để cập nhật thông tin, mở rộng đối tượng độc giả, đem thông tin chính thống, có định hướng cao đến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Ba mươi năm hình thành và phát triển, những người làm Báo Tin tức luôn ý thức rất rõ trách nhiệm với ngòi bút, đem thông tin trung thực, khách quan đến với đông đảo độc giả. Đặc biệt, Báo Tin tức góp phần thực hiện một trong những chức năng của TTXVN là thông tin phản hồi, phản biện nhằm định hướng dư luận, đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội, bảo vệ đất nước.../. Đón nhận Huân chương Lao động Hiện tại, các ấn phẩm của Báo Tin tức gồm: Báo Tin tức ra hàng ngày từ thứ 2 đến 7 hàng tuần, phát hành rộng rãi trên toàn quốc, số lượng phát hành khoảng 40.000 tờ/kỳ số ra hàng ngày. Báo Tin tức Cuối tuần phát hành 10.000 bản/kỳ, vào thứ 5 hàng tuần và Báo Tin tức điện tử tại địa chỉ www.baotintuc.vn với thông tin cập nhật, mỗi ngày thu hút hàng trăm ngàn lượt độc giả từ khắp nơi trên thế giới. Với những đóng góp nổi bật trên mặt trận thông tin, nhân dịp kỷ niệm 30 năm, Báo Tin tức vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Đảng và Nhà nước trao tặng. Trung Hiền (Vietnam+)

Ba mươi năm hình thành và phát triển với nhiều thăng trầm, song không lúc nào những người làm báo Tin tức nguội vơi tinh thần đấu tranh chống tiêu cực. Tờ báo cũng luôn khẳng định vị trí hàng đầu về tin tức chính thống trong và ngoài nước, bảo đảm tính nhanh nhạy, đem lại sự tin cậy cho độc giả.

Đi  đầu chống tiêu cực

Ngược lại dòng lịch sử, ngày 14/5/1983, Tuần Tin tức ra số báo đầu tiên. Đồng chí Đào Tùng, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) khi ấy trực tiếp làm Tổng Biên tập.


Ra đời trong bối cảnh cả nước chuẩn bị bước vào công cuộc đổi mới, ngay lập tức, Tuần Tin tức đã đáp ứng kịp thời yêu cầu mở rộng hoạt động của TTXVN cũng như nhu cầu của nhân dân được trực tiếp và nhanh chóng tiếp cận thông tin.


Thong_tan_xa_Viet_NamTờ báo khi ấy đặt ra mục tiêu: Phản ánh những kinh nghiệm hay và  những tồn tại trong hoạt động kinh tế-xã hội lúc bấy giờ. Đặc biệt, báo tập trung vào những vấn đề bức xúc mà quần chúng đang quan tâm, vạch trần những bất cập trong cuộc sống…


Là tờ báo đi đầu trong cuộc đổi mới báo chí, chống tiêu cực, Tuần Tin tức đã có những bài báo đầy sức nặng. Có thể kể ra đây những bài viết “búa tạ” như  “Ngành than trước ngưỡng báo động” của tác giả Vũ Duy Thông – Bài báo dài hơn 2.000 từ phản ánh những bê bối của ngành than trong quản lý, đời sống công nhân khó khăn, sản xuất sa sút trong khi đó tư tưởng thành tích rất nặng nề, báo cáo lên cấp trên thiếu trung thực… Bài “Buông lỏng quản lý ở Nhà máy cao su Sao Vàng” cũng gây ấn tượng mạnh trong công nhân khu vực “Cao – Xà – Lá” (khu Thượng Đình, Hà Nội)… đã làm rung chuyển dư luận cũng như các ngành liên quan.


Lấp khoảng trống thông tin


Gần 8 năm sau ngày tờ Tuần Tin tức ra đời,  ngày 17/6/1991, TTXVN xuất bản thêm tờ Tin tức Buổi chiều, được độc giả thân mật gọi là “Tin chiều.”


Ra đời gần vào thời điểm Đại hội lần thứ 7 của Đảng khai mạc, “Tin chiều” đã trở thành một kênh thông tin hữu hiệu khi các thông tin, hoạt động của đại biểu diễn ra trong buổi sáng đều được “cập nhật” vào lúc 13 giờ hàng ngày tới độc giả. Đặc biệt, ngày cuối cùng của Đại hội, toàn bộ danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa 7 được đăng trên “Tin chiều,” bạn đọc không phải chờ đến bản tin buổi tối của phát thanh, truyền hình hoặc các báo giấy ra ngày hôm sau. 


Điều này cũng thể hiện tính liên tục của báo chí, lấp được “khoảng trống thông tin” từ 0-12 giờ mà báo in buổi sáng khi ấy không thể cập nhật kịp-nhất là trong khoảng thời gian đó, thế giới có rất nhiều sự kiện quan trọng như vụ chính biến ở Liên Xô (cũ).


Ngày 1/1/1999, Báo Tin tức ra đời, trên cơ sở sự sáp nhập hai tờ báo Báo Tuần Tin tức và Tin tức Buổi chiều. Đây là bước ngoặt quan trọng để đưa Báo Tin tức ngày càng vững mạnh. 


Đặc biệt, Báo Tin tức vẫn được tiếp tục ra vào buổi chiều đáp ứng nhu cầu thông tin liên tục của độc giả. Những năm 2001-2003 là “thời hoàng kim” của  Tin tức khi hàng loạt sự kiện gây chấn động thế giới đã diễn ra như vụ tấn công tòa tháp đôi tại Mỹ ngày 11/9/2001, cuộc xâm lược của Mỹ vào Irắc năm 2003… Khi ấy, Báo Tin tức trở nên “sốt” khi rất nhiều độc giả tranh giành để mua báo hoặc photocopy Tin tức…



Năm 2001-2003 là thời hoàng kim của báo Tin tức với lượng phát hành trên 230.000 bản/ngày.


Cũng phải nói rằng, ở thời điểm đó, Internet chưa phát triển như hiện nay. Do đó, nguồn tin thế giới chỉ có từ các hãng thông tấn, đài phát thanh, truyền hình. Thông tấn xã Việt Nam với lợi thế 25 phân xã ở nước ngoài đã tổ chức làm tin, khai thác tin tức từ các hãng thông tấn, đài phát thanh, truyền hình một cách chuyên nghiệp, cung cấp nguồn tin dồi dào, phong phú cho Báo Tin tức.


Ngoài nguồn tin của TTXVN, Báo Tin tức tự tổ chức biên tập, khai thác các nguồn tài liệu để bổ sung đầy đủ hơn, phong phú hơn các thông tin trên báo. Riêng ở Văn phòng đại diện Báo Tin tức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bố trí hai biên tập viên kỳ cựu Nghiêm Sĩ Thái và Nguyễn Quang Vinh (nay là Tổng Biên tập Báo Tin tức) làm việc miệt mài hàng ngày để có thêm hai trang báo chuyên về các sự kiện nóng này phục vụ yêu cầu bạn đọc.


Ở thời điểm ấy, Báo Tin tức phát hành ở Thành phố Hồ Chí Minh đều trên 200.000 bản/ngày, có nhiều ngày lên trên 255.000 bản. Còn ở Hà Nội, báo phát hành trên dưới 30.000 bản/ngày. 


Bước ngoặt mới


Khi Internet bùng nổ, nhu cầu cập nhật thông tin của độc giả đã được đáp ứng khiến làng báo Việt Nam có nhiều xáo trộn. Nhận thức rõ mục tiêu ra báo buổi chiều để “lấp khoảng trống thông tin” không còn phù hợp, dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo TTXVN, Báo Tin tức quyết định ra báo vào buổi sáng kể từ ngày 2/4/2008, mở rộng đối tượng độc giả tới các địa phương.


Theo Chỉ thị 1441/CT-TTg ngày 14/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao vai trò của TTXVN trong tình hình mới, Báo Tin tức được xác định là “một kênh thông tin của Chính phủ.” Đây thực sự là một điều kiện thuận lợi cho báo, nhưng cũng là một thách thức với lãnh đạo và phóng viên, biên tập viên Báo Tin tức cũng như toàn ngành TTXVN. 


Tháng 8/2010 Báo Tin tức bắt đầu tham gia chương trình cấp phát báo cho vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 975/QĐ-TTg ngày 20/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về cấp phát báo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo. Để phục vụ tốt nhiệm vụ, toàn thể cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Tin tức đã tích cực triển khai mọi mặt công tác, cải tiến nội dung, hình thức tờ báo cho phù hợp với đối tượng mới là đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa… thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đến đối tượng độc giả đa dạng và rộng lớn.


Song song với việc thực hiện nhiệm vụ chính là phát hành tờ báo giấy, Báo Tin tức đã triển khai xây dựng website www.baotintuc.vn để cập nhật thông tin, mở rộng đối tượng độc giả, đem thông tin chính thống, có định hướng cao đến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước.


Ba mươi năm hình thành và phát triển, những người làm Báo Tin tức luôn ý thức rất rõ trách nhiệm với ngòi bút, đem thông tin trung thực, khách quan đến với đông đảo độc giả. 


Đặc biệt, Báo Tin tức góp phần thực hiện một trong những chức năng của TTXVN là thông tin phản hồi, phản biện nhằm định hướng dư luận, đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội, bảo vệ đất nước…/.


 




Đón nhận Huân chương Lao động


Hiện tại, các ấn phẩm của Báo Tin tức gồm: Báo Tin tức ra hàng ngày từ thứ 2 đến 7 hàng tuần, phát hành rộng rãi trên toàn quốc, số lượng phát hành khoảng 40.000 tờ/kỳ số ra hàng ngày. Báo Tin tức Cuối tuần phát hành 10.000 bản/kỳ, vào thứ 5 hàng tuần và Báo Tin tức điện tử tại địa chỉ www.baotintuc.vn với thông tin cập nhật, mỗi ngày thu hút hàng trăm ngàn lượt độc giả từ khắp nơi trên thế giới.



Với những đóng góp nổi bật trên mặt trận thông tin, nhân dịp kỷ niệm 30 năm, Báo Tin tức vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Đảng và Nhà nước trao tặng.

 


Trung Hiền (Vietnam+)


Hành trình 30 năm đem thông tin đến với độc giảBa mươi năm hình thành và phát triển với nhiều thăng trầm, song không lúc nào những người làm báo Tin tức nguội vơi tinh thần đấu tranh chống tiêu cực. Tờ báo cũng luôn khẳng định vị trí hàng đầu về tin tức chính thống trong và ngoài nước, bảo đảm tính nhanh nhạy, đem lại sự tin cậy cho độc giả. Đi đầu chống tiêu cực Ngược lại dòng lịch sử, ngày 14/5/1983, Tuần Tin tức ra số báo đầu tiên. Đồng chí Đào Tùng, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) khi ấy trực tiếp làm Tổng Biên tập. Ra đời trong bối cảnh cả nước chuẩn bị bước vào công cuộc đổi mới, ngay lập tức, Tuần Tin tức đã đáp ứng kịp thời yêu cầu mở rộng hoạt động của TTXVN cũng như nhu cầu của nhân dân được trực tiếp và nhanh chóng tiếp cận thông tin. Tờ báo khi ấy đặt ra mục tiêu: Phản ánh những kinh nghiệm hay và những tồn tại trong hoạt động kinh tế-xã hội lúc bấy giờ. Đặc biệt, báo tập trung vào những vấn đề bức xúc mà quần chúng đang quan tâm, vạch trần những bất cập trong cuộc sống... Là tờ báo đi đầu trong cuộc đổi mới báo chí, chống tiêu cực, Tuần Tin tức đã có những bài báo đầy sức nặng. Có thể kể ra đây những bài viết “búa tạ” như “Ngành than trước ngưỡng báo động” của tác giả Vũ Duy Thông - Bài báo dài hơn 2.000 từ phản ánh những bê bối của ngành than trong quản lý, đời sống công nhân khó khăn, sản xuất sa sút trong khi đó tư tưởng thành tích rất nặng nề, báo cáo lên cấp trên thiếu trung thực… Bài “Buông lỏng quản lý ở Nhà máy cao su Sao Vàng” cũng gây ấn tượng mạnh trong công nhân khu vực “Cao - Xà - Lá” (khu Thượng Đình, Hà Nội)... đã làm rung chuyển dư luận cũng như các ngành liên quan. Lấp khoảng trống thông tin Gần 8 năm sau ngày tờ Tuần Tin tức ra đời, ngày 17/6/1991, TTXVN xuất bản thêm tờ Tin tức Buổi chiều, được độc giả thân mật gọi là “Tin chiều.” Ra đời gần vào thời điểm Đại hội lần thứ 7 của Đảng khai mạc, “Tin chiều” đã trở thành một kênh thông tin hữu hiệu khi các thông tin, hoạt động của đại biểu diễn ra trong buổi sáng đều được “cập nhật” vào lúc 13 giờ hàng ngày tới độc giả. Đặc biệt, ngày cuối cùng của Đại hội, toàn bộ danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa 7 được đăng trên “Tin chiều,” bạn đọc không phải chờ đến bản tin buổi tối của phát thanh, truyền hình hoặc các báo giấy ra ngày hôm sau. Điều này cũng thể hiện tính liên tục của báo chí, lấp được “khoảng trống thông tin” từ 0-12 giờ mà báo in buổi sáng khi ấy không thể cập nhật kịp-nhất là trong khoảng thời gian đó, thế giới có rất nhiều sự kiện quan trọng như vụ chính biến ở Liên Xô (cũ). Ngày 1/1/1999, Báo Tin tức ra đời, trên cơ sở sự sáp nhập hai tờ báo Báo Tuần Tin tức và Tin tức Buổi chiều. Đây là bước ngoặt quan trọng để đưa Báo Tin tức ngày càng vững mạnh. Đặc biệt, Báo Tin tức vẫn được tiếp tục ra vào buổi chiều đáp ứng nhu cầu thông tin liên tục của độc giả. Những năm 2001-2003 là "thời hoàng kim" của Tin tức khi hàng loạt sự kiện gây chấn động thế giới đã diễn ra như vụ tấn công tòa tháp đôi tại Mỹ ngày 11/9/2001, cuộc xâm lược của Mỹ vào Irắc năm 2003… Khi ấy, Báo Tin tức trở nên “sốt” khi rất nhiều độc giả tranh giành để mua báo hoặc photocopy Tin tức… Năm 2001-2003 là thời hoàng kim của báo Tin tức với lượng phát hành trên 230.000 bản/ngày. Cũng phải nói rằng, ở thời điểm đó, Internet chưa phát triển như hiện nay. Do đó, nguồn tin thế giới chỉ có từ các hãng thông tấn, đài phát thanh, truyền hình. Thông tấn xã Việt Nam với lợi thế 25 phân xã ở nước ngoài đã tổ chức làm tin, khai thác tin tức từ các hãng thông tấn, đài phát thanh, truyền hình một cách chuyên nghiệp, cung cấp nguồn tin dồi dào, phong phú cho Báo Tin tức. Ngoài nguồn tin của TTXVN, Báo Tin tức tự tổ chức biên tập, khai thác các nguồn tài liệu để bổ sung đầy đủ hơn, phong phú hơn các thông tin trên báo. Riêng ở Văn phòng đại diện Báo Tin tức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bố trí hai biên tập viên kỳ cựu Nghiêm Sĩ Thái và Nguyễn Quang Vinh (nay là Tổng Biên tập Báo Tin tức) làm việc miệt mài hàng ngày để có thêm hai trang báo chuyên về các sự kiện nóng này phục vụ yêu cầu bạn đọc. Ở thời điểm ấy, Báo Tin tức phát hành ở Thành phố Hồ Chí Minh đều trên 200.000 bản/ngày, có nhiều ngày lên trên 255.000 bản. Còn ở Hà Nội, báo phát hành trên dưới 30.000 bản/ngày. Bước ngoặt mới Khi Internet bùng nổ, nhu cầu cập nhật thông tin của độc giả đã được đáp ứng khiến làng báo Việt Nam có nhiều xáo trộn. Nhận thức rõ mục tiêu ra báo buổi chiều để “lấp khoảng trống thông tin” không còn phù hợp, dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo TTXVN, Báo Tin tức quyết định ra báo vào buổi sáng kể từ ngày 2/4/2008, mở rộng đối tượng độc giả tới các địa phương. Theo Chỉ thị 1441/CT-TTg ngày 14/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao vai trò của TTXVN trong tình hình mới, Báo Tin tức được xác định là "một kênh thông tin của Chính phủ." Đây thực sự là một điều kiện thuận lợi cho báo, nhưng cũng là một thách thức với lãnh đạo và phóng viên, biên tập viên Báo Tin tức cũng như toàn ngành TTXVN. Tháng 8/2010 Báo Tin tức bắt đầu tham gia chương trình cấp phát báo cho vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 975/QĐ-TTg ngày 20/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về cấp phát báo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo. Để phục vụ tốt nhiệm vụ, toàn thể cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Tin tức đã tích cực triển khai mọi mặt công tác, cải tiến nội dung, hình thức tờ báo cho phù hợp với đối tượng mới là đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa… thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đến đối tượng độc giả đa dạng và rộng lớn. Song song với việc thực hiện nhiệm vụ chính là phát hành tờ báo giấy, Báo Tin tức đã triển khai xây dựng website www.baotintuc.vn để cập nhật thông tin, mở rộng đối tượng độc giả, đem thông tin chính thống, có định hướng cao đến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước. Ba mươi năm hình thành và phát triển, những người làm Báo Tin tức luôn ý thức rất rõ trách nhiệm với ngòi bút, đem thông tin trung thực, khách quan đến với đông đảo độc giả. Đặc biệt, Báo Tin tức góp phần thực hiện một trong những chức năng của TTXVN là thông tin phản hồi, phản biện nhằm định hướng dư luận, đấu tranh chống lại những âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, góp phần giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội, bảo vệ đất nước.../. Đón nhận Huân chương Lao động Hiện tại, các ấn phẩm của Báo Tin tức gồm: Báo Tin tức ra hàng ngày từ thứ 2 đến 7 hàng tuần, phát hành rộng rãi trên toàn quốc, số lượng phát hành khoảng 40.000 tờ/kỳ số ra hàng ngày. Báo Tin tức Cuối tuần phát hành 10.000 bản/kỳ, vào thứ 5 hàng tuần và Báo Tin tức điện tử tại địa chỉ www.baotintuc.vn với thông tin cập nhật, mỗi ngày thu hút hàng trăm ngàn lượt độc giả từ khắp nơi trên thế giới. Với những đóng góp nổi bật trên mặt trận thông tin, nhân dịp kỷ niệm 30 năm, Báo Tin tức vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Đảng và Nhà nước trao tặng. Trung Hiền (Vietnam+)

Sunday, May 19, 2013

Liên hoan phim Tài liệu truyền hình và Phóng sự

Tối 19/5, tại khu Resort Eden, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã khai mạc liên hoan phim Tài liệu truyền hình và Phóng sự chuyên đề các Đài Phát thanh Truyền hình lần 2/2013.

Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng phối hợp với Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử đồng tổ chức liên hoan này.


Liên hoan phim Tài liệu truyền hình và Phóng sự. Ảnh: Hoàng Thi

Liên hoan phim Tài liệu truyền hình và Phóng sự. Ảnh: Hoàng Thi



Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ Quí Doãn cho biết liên hoan lần này là dịp để các Đài Phát thanh Truyền hình các tỉnh, thành phố gặp gỡ, giao lưu, thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Với 2 chủ đề chính: “Quê hương-đất nước-con người Việt Nam trong tiến trình hội nhập” (phim Tài liệu truyền hình) và “Truyền thông nâng cao nhận thức về ứng phó biến đổi khí hậu và an toàn vệ sinh lao động” (Phóng sự chuyên đề), liên hoan phim lần này có 110 tác phẩm của 45 đơn vị trong toàn quốc tham dự. Trong đó, có 72 phim tài liệu và 37 phóng sự chuyên đề từ các đơn vị phát thanh truyền hình trong cả nước.


Ban tổ chức sẽ trao một giải nhất, ba giải nhì và năm giải ba; một giải kịch bản xuất sắc nhất, một giải đạo diễn xuất sắc nhất và một giải quay phim xuất sắc nhất cho thể loại phim tài liệu và ba giải nhất, năm giải nhì, năm giải khuyến khích cho thể loại phóng sự chuyên đề.


Trong khuôn khổ của chương trình liên hoan, ngày 20/5 sẽ tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng kịch bản phim tài liệu trên sóng truyền hình.


 

Liên hoan phim Tài liệu truyền hình và Phóng sự chuyên đề lần 2/2013 sẽ kéo dài đến ngày 21/5./.


Đặng Tuấn (TTXVN)


Liên hoan phim Tài liệu truyền hình và Phóng sự

Saturday, May 18, 2013

Việc gấp lắm rồi…

Hôm qua, đọc được mẩu tin trên báo cho hay, theo một khảo sát thì Hà Nội hiện đang dẫn đầu cả nước về giải quyết việc làm, là thành phố tốt nhất để tìm kiếm việc làm, hơn cả TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. 


Ngẫm thật mừng. Bởi cũng chỉ mới ngày hôm trước, theo dõi thông tin từ phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghe Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói mà thắt ruột, bà khẳng định: “Tình hình kinh tế gay go lắm rồi”. Và cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nhấn mạnh: Tình hình doanh nghiệp bi đát, tôi nghĩ có tới 100.000 doanh nghiệp “chết” chứ không phải mấy chục nghìn… Trong một bối cảnh như vậy mà giải quyết tốt việc làm thật đáng mừng lắm lắm!


Song, cũng phải thắt lòng khi cùng một ngày lại được nghe tin đang có tới hơn 4,5 vạn người Việt sinh sống và làm việc tại Angola nhưng Bộ LĐ-TB&XH không biết vì chưa từng cấp phép cho bất cứ ai qua thị trường này.


Nghe chuyện, hầu như tất cả đều giật mình. Vì sao lại có đến cả chục nghìn lao động bơ vơ nơi xứ người từ hàng chục năm mà các cơ quan quản lý không biết? Ai đã tuyển dụng và đưa họ sang bằng cách nào? Sức hấp dẫn nào khiến người lao động phải chấp nhận đi làm chui bất chấp những rủi ro pháp lý?


Dù câu trả lời thế nào thì việc này cũng đã lộ rõ sự tắc trách, hay nói đúng hơn là thiếu trách nhiệm của ngành chủ quản. Hàng vạn người ùn ùn kéo sang chứng tỏ thị trường Angola vô cùng hấp dẫn, ít nhất cũng là về mặt thu nhập. Ấy vậy mà bằng ngần ấy năm Bộ LĐ-TB&XH lại không hề ngó ngàng gì đến, không có bất cứ động thái nào nghiên cứu, khảo sát thị trường. Không hiểu cơ quan được Chính phủ giao chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường đang làm gì? Trong lúc thị trường lao động trong nước vô cùng khó khăn vì những tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế, thì chúng ta lại bỏ qua một thị trường tiềm năng như vậy?


Vấn đề nữa, khi chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép mà hàng vạn người lại dễ dàng qua biên giới đến với xứ sở xa xôi ấy làm việc. Bộ máy quản lý đi đâu cả mà có chuyện “đàn voi chui lọt lỗ kim”? Không chính ngạch, tức là người lao động xuất khẩu bằng tiểu ngạch, nhưng dù có tiểu ngạch thì họ vẫn phải làm hộ chiếu, phải có hồ sơ pháp lý, phải có thị thực… Vậy sao tất cả đều lọt lưới cơ quan quản lý?


Những câu hỏi ấy cần có một câu trả lời rõ ràng. Trách nhiệm của ai, cơ quan nào… cần phải được minh bạch. Chuyện đã lộ rồi, số phận của hơn 4,5 vạn lao động giờ chắc chắn bị treo đó. Không xới thì thôi, chứ đến nước này thì hẳn là chính quyền nước bạn sẽ chẳng thể để yên, khi ấy bất lợi cho người lao động Việt là điều không thể bàn cãi. Thế nên, thật buồn khi lúc hay chuyện ngành chủ quản mới chỉ nói về “trách nhiệm” của mình là “chưa cấp phép”, chứ chưa có ai đề cập đến chuyện sẽ hỗ trợ ra sao cho công dân của mình khi tới đây chắc chắn họ sẽ phải đối mặt với các vấn đề pháp lý từ nước bạn. Việc đã gấp lắm rồi, nếu không có động thái cấp kỳ thì số phận của hơn 4,5 vạn người lao động sẽ không chỉ là đối mặt với mất việc, là sống chui sống lủi, mà còn có thể là tán gia bại sản, là vướng vòng lao lý nơi xứ người…


Tuấn Kiệt


Việc gấp lắm rồi…

Thuế, ca sỹ và trẻ sơ sinh

Từ ngày 1-7, Luật Thuế thu nhập cá nhân chính thức có hiệu lực, trong đó sẽ áp dụng mã số thuế cá nhân cho người phụ thuộc được đại diện Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết ngày 16-5. 

Như vậy có thể hiểu, với những đứa trẻ mới sinh ra, khi bố hoặc mẹ kê khai để giảm trừ gia cảnh sẽ được cấp mã số thuế cá nhân. Mục đích của việc này là để ngăn chặn một người con được cả bố lẫn mẹ đăng ký giảm trừ gia cảnh để “ăn gian” thuế.


Đó là một quy định nên làm. Cũng như mã số cá nhân, mã số thuế cho mỗi công dân là điều không cần bàn cãi (nếu có thể dùng chung một mã số thì càng tốt). Song việc này đang xới chuyện thuế thu nhập cá nhân, sau nhiều năm các nhà quản lý vẫn tỏ ra rất lúng túng. Đôi lúc có cảm giác cách thức triển khai của ngành thuế giống như “được chăng hay chớ” vậy. Đến thời điểm này, vẫn không quá khó để nhận thấy các chiêu lách thuế của một số đối tượng, đặc biệt là nhóm có thu nhập cao thật sự. Dư luận đã biết và cũng tốn không ít giấy mực liên quan đến việc trốn thuế của giới ca sỹ, ngôi sao. Nếu nói là các ca sỹ nổi tiếng thu nhập thấp nên đóng thuế ít thì chắc chắn chẳng ai tin, bởi sự thật nó sờ sờ ra đó. Người thu nhập thấp thì không thể có siêu xe, biệt thự, trang trại… Mà một khi tiền để mua những thứ ấy là thu nhập chính đáng thì ắt họ phải đóng thuế.


Nhưng, hầu hết những người này luôn sẵn trong đầu tâm lý trốn thuế. Một báo cáo mới nhất tại TP Hồ Chí Minh hồi tháng 4 vừa qua cho thấy, nhiều “sao” ca nhạc dù nhận cát xê mỗi sô diễn lên đến vài chục triệu đồng nhưng nộp thuế còn thua người làm công ăn lương. Thậm chí, khi cơ quan thuế mời 210 nghệ sỹ đến kê khai thuế thì cũng chỉ có 44 người có mặt. Ý thức của người đóng thuế kém chỉ là một mặt của vấn đề. 


Việc trốn đóng thuế thu nhập cá nhân xuất phát từ những kẽ hở trong công tác kế toán đến các chính sách quản lý tiền tệ… Và người trốn thuế cũng không chỉ có giới nghệ sỹ mà còn cả ở các lĩnh vực khác như bất động sản, bán hàng, môi giới… Nhưng nếu cơ quan quản lý chặt chẽ hẳn sẽ bớt thất thu. Đơn cử như trường hợp của một nữ ca sỹ nọ năm 2009 khai thuế chỉ có 13,3 triệu đồng, nhưng khi cơ quan thuế buộc phải kê khai lại mới lộ ra số thuế phải nộp thêm lên đến 400 triệu đồng. Hay như lĩnh vực bất động sản, phổ biến hiện nay là việc người dân mua bán chỉ qua “hợp đồng ủy quyền công chứng” với mức phí công chứng vài trăm nghìn đồng cho căn nhà bạc tỷ, mọi khoản thuế khác đều nằm ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Thất thu mười mươi biết rõ ấy sao không được điều chỉnh?


Chính vì thế, nên chăng thay vì dàn trải với nhiều việc đối tượng, ngành thuế hãy tập trung làm dứt điểm từng việc cho tốt. Trước khi tìm cách “chống trẻ sơ sinh trốn thuế” hãy chống triệt để việc những người thu nhập cao trốn thuế. Cần tích cực tổ chức việc phối hợp với các ngành chức năng như VH-TT&DL, công thương, công an… thu thập thông tin về thu nhập của giới nghệ sỹ, kiểm soát nguồn thu của các đối tượng này. Với các lĩnh vực khác như bất động sản, rà soát ngay các lỗ hổng để điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Tăng cường hạch toán sổ sách kế toán, tăng cường thanh toán qua ngân hàng với các giao dịch của giới nghệ sỹ, bất động sản, môi giới… Như vậy vừa chống thất thu, vừa tạo sự công bằng với những người thu nhập không cao nhưng vẫn hằng tháng đều đặn nộp thuế vì tiền lương của họ được chi trả qua ngân hàng.


Thay đổi phương thức, quản lý sớm đối tượng nộp thuế là cần thiết. Nhưng trước khi “quản” trẻ sơ sinh, hãy “quản” cho được những người thu nhập cao đang trốn thuế. Như vậy mới là công bằng và đúng với ý nghĩa của việc nộp thuế thu nhập cá nhân!


 

Nữ Quỳnh


Thuế, ca sỹ và trẻ sơ sinh

Friday, May 17, 2013

Nhiều điểm mới về Quy chế phát ngôn cho báo chí

Người phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền phát ngôn, cung cấp thông tin thường xuyên cho báo chí. 

Tại buổi họp báo ngày 17/5, ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin – Truyền thông) cho biết đó là một trong những nội dung quan trọng của “Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” có hiệu lực từ ngày 1/7 tới.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị (Ảnh minh họa)

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị (Ảnh minh họa)



Theo ông Lượng, bản quy chế mới cũng bổ sung thêm số điện thoại, địa chỉ e-mail của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn.

Thời hạn phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ trong Quy chế mới cũng được rút ngắn so với trước. Trong đó, cơ quan hành chính nhà nước hàng tháng phải cung cấp thông tin định kỳ và ít nhất 3 tháng một lần tổ chức họp báo cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí.


Quy chế cũng quy định rõ quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát ngôn, cung cấp tin cho báo chí. Đặc biệt, trong Quy chế mới đã có một điều quy định về khung xử lý vi phạm mà Quy chế cũ không có. 


Đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong Quy chế mới thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.


Cục trưởng Cục Báo chí cho biết thêm cơ quan báo chí cũng có trách nhiệm đăng tải, phát, phản ánh trung thực nội dung phát ngôn, thông tin do người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn cung cấp; đồng thời ghi rõ họ tên, người phát ngôn, người được ủy quyền.


Để Quy chế mới thực sự phát huy hiệu quả, ông Lượng tiết lộ từ nay đến trước khi Quy chế mới có hiệu lực, Bộ Thông tin – Truyền thông sẽ tổ chức tiếp 2 buổi tập huấn dành cho người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn của các cơ quan hành chính nhà nước./.



Mỹ Bình (TTXVN)


Nhiều điểm mới về Quy chế phát ngôn cho báo chí

Thursday, May 16, 2013

Bức hình đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới 2013 bị tố dùng mánh khóe

Từ khi nhiếp ảnh gia Paul Hansen nhận giải đến nay, liên tục có những lời tố cáo rằng anh đã sử dụng mánh khóe, thủ thuật để cắt ghép ảnh nhằm tạo ra khuôn hình đầy kịch tính.



Bức hình đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới 2013 ghi lại khoảnh khắc hai đứa trẻ người Palestine bị giết hại sau một vụ tấn công tên lửa của Israel được đưa đi chôn cất trong một tang lễ nghèo nàn đã từng thu hút sự chú ý của giới nhiếp ảnh trên khắp thế giới.


Nhưng kể từ khi nhiếp ảnh gia Paul Hansen được nhận giải đến nay, liên tục có những lời tố cáo rằng anh đã sử dụng mánh khóe, thủ thuật để có thể tạo ra bức hình đầy kịch tính này. Những lời tố cáo đó thường cho rằng Hansen đã ghép nhiều bức ảnh lại với nhau từ các góc độ để tạo ra một khuôn hình hoàn hảo.


Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng những file ảnh mà tác giả Paul Hansen đã gửi về để tham dự cuộc thi, ban tổ chức giải Ảnh Báo chí Thế giới 2013 khẳng định bức ảnh không phải là ảnh ghép.


Bức ảnh giành giải Ảnh Báo chí Thế giới 2013 được chụp bởi nhiếp ảnh gia Paul Hansen

Bức ảnh giành giải Ảnh Báo chí Thế giới 2013 được chụp bởi nhiếp ảnh gia Paul Hansen


Đại diện ban giám khảo cho biết: “Chúng tôi đã kiểm tra kỹ lưỡng những file ảnh mà tác giả gửi về cho giải World Press Photo và kết quả cho thấy Hansen đã sử dụng những biện pháp chỉnh sửa ở mức độ rất nhẹ, phù hợp với những tiêu chuẩn đặt ra của ban tổ chức.


Những chỉnh sửa này chỉ nhằm thay đổi tông màu để tạo hiệu ứng mạnh hơn. Ngoài ra, chúng tôi không tìm được bất cứ dấu hiệu nào cho thấy bức hình trên sử dụng những thủ thuật như cắt ghép ảnh.”


Sau khi những kết luận của ban tổ chức giải được đưa ra, tác giả bức ảnh – anh Hansen đã trả lời phỏng vấn của báo chí: “Tôi cảm thấy rất nhẹ lòng bởi ba vị giám khảo cũng đồng thời là những chuyên gia về công nghệ đã hoạt động độc lập từ hai quốc gia, họ đã cùng đưa ra một kết luận rõ ràng.


Bức ảnh trước đó đã từng trải qua các vòng thẩm định nghiêm ngặt bởi 4 hội đồng giám khảo quốc tế, đương nhiên, trong ban giám khảo luôn có những chuyên gia về lĩnh vực công nghệ. Đây là bức ảnh được quan tâm nhất trong sự nghiệp của tôi từ trước đến nay.


Những ngày chờ đợi kết quả thẩm định từ ban giám khảo là những ngày mệt mỏi, giờ đây khi trắng đen đã được phân định rõ ràng, tôi thực sự muốn biết nguồn gốc của những lời cáo buộc trên xuất phát từ đâu.”


 


Nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Paul Hansen

Nhiếp ảnh gia người Thụy Điển Paul Hansen


Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Hansen đã đồng thời giành giải nhất ở hạng mục ảnh tin tức tiêu điểm và giải chung cuộc cao nhất tại World Press Photo 2013.


Bức hình ghi lại khoảnh khắc thi thể hai em bé – Suhaib Hijazi 2 tuổi và Muhammad 4 tuổi được các bác đưa tới một đền thờ Hồi giáo để chuẩn bị cho tang lễ. Bức ảnh được chụp tại thành phố Gaza của Palestine.


Hai em nhỏ bị thiệt mạng bởi nhà của các em nằm trong vùng tấn công của trận không kích do quân đội Israel thực hiện ngày 19/11/2012. Cuộc không kích cũng khiến cha của các em, ông Fouad qua đời, mẹ của các em và 4 anh chị em khác bị thương nặng.


Giám khảo Mayu Mohanna đến từ Peru từng nhận xét về bức ảnh như sau: “Sức nặng của bức hình nằm ở hai thái cực đối lập giữa sự căm phẫn tột cùng và nỗi đau vô hạn hiện diện trên khuôn mặt của những người đưa tang chứng kiến sự ra đi của hai sinh linh bé nhỏ vô tội. Đó là một bức ảnh mà tôi sẽ không thể nào quên.”


Khi nhận giải thưởng cao quý này, anh Hansen từng nói: “Giải thưởng của World Press Photo là niềm vinh dự lớn lao nhất mà tôi có thể nhận được trong sự nghiệp của mình. Tôi rất hạnh phúc nhưng cũng rất buồn.


Một gia đình đã mất đi hai đứa con và người mẹ vẫn đang bất tỉnh trong bệnh viện. Tâm trạng của tôi lúc này vô cùng phức tạp. Thật khó để có thể diễn đạt những cảm xúc đó, để các vị hiểu được những gì đang diễn ra.


Lúc đứng ở ngoài đường lớn, ánh sáng chói gắt và có quá đông người. Khi đoàn người đi vào con hẻm nhỏ, ánh sáng bị các mặt tường cản bớt nên tôi nghĩ đây chính là lúc để mình chụp được toàn cảnh… Ở những khoảnh khắc như vậy, bạn chìm sâu vào suy nghĩ làm sao để tạo ra một bức ảnh đẹp, lúc đó chỉ còn quan tâm đến góc độ và ánh sáng…”


 

 

Pi Uy Theo Daily Mail

(Nguồn: Dân trí)



Bức hình đoạt giải Ảnh Báo chí Thế giới 2013 bị tố dùng mánh khóe

Đầu tư 183,2 tỉ đồng xây dựng kênh Truyền hình Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý với việc xây dựng kênh truyền hình Quốc hội, trong buổi họp cuối phiên họp thứ 18 UBTVQH sáng qua (16.5).


heo đề án được trình, kênh truyền hình Quốc hội VN sẽ được xây dựng tại TP Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.

heo đề án được trình, kênh truyền hình Quốc hội VN sẽ được xây dựng tại TP Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM.


Theo đề án được trình, kênh truyền hình Quốc hội VN sẽ được xây dựng tại TP. Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Cơ quan chủ quản là Đài Tiếng nói VN (VOV) và Văn phòng Quốc hội (VPQH) đóng vai trò “cơ quan phối hợp để vận hành”. Tổng mức đầu tư là 183,2 tỉ đồng, sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2013 – 2015.


Phương án 2 cũng được trình bày là xây dựng kênh truyền hình Quốc hội tại VPQH. Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: VPQH thiên về phương án giao cho VOV là cơ quan chủ quản của kênh truyền hình Quốc hội, nhằm tận dụng các thuận lợi vốn có như sẵn hệ thống hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, độ phủ sóng rộng lớn, lại sẵn có chuyên mục “Quốc hội với cử tri” với 80 nhân sự trong biên chế và 120 cộng tác viên.


Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Văn Hiện thắc mắc: Tại sao không nhờ VTV mà lại nhờ VOV? Chủ nhiệm VPQH giải thích: Chọn VOV bởi ưu thế hạ tầng và sự tích cực của lãnh đạo VOV trong chuẩn bị đề án: “VOV đi đầu để ra kênh này. Hơn nữa, VOV có sẵn chương trình 12 tiếng dân tộc… có 4 loại hình là không ai có. Ở nước ngoài, quốc hội họ chỉ có đài, như mình hiện nay có cả báo, cả truyền hình là rất phong phú”.


Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đồng ý với phương án VPQH đề xuất. Tuy nhiên, ông đề nghị kênh truyền hình Quốc hội VN phải đưa tin phong phú, không chỉ đưa tin hoạt động Quốc hội. Chủ tịch cũng đề nghị phải “giảm thiểu đưa phim ảnh quảng cáo”.


 


A.Đ (Báo Lao Động)



Đầu tư 183,2 tỉ đồng xây dựng kênh Truyền hình Quốc hội

Wednesday, May 15, 2013

Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam sắp phát sóng

Tại cuộc họp báo chiều 15/5, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam là Cơ quan ngôn luận của Quân ủy Trung ương-Bộ Quốc phòng, tiếng nói của lực lượng vũ trang và nhân dân Việt Nam. Đây sẽ chính thức là một kênh truyền hình chuyên biệt của lực lượng quân sự, quốc phòng nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, quảng bá sâu rộng về xây dựng Quân đội nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. 
Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ



Truyền hình Quốc phòng Việt Nam cũng sẽ là kênh cung cấp các thông tin chính thống, định hướng của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng một cách kịp thời, liên tục, trung thực và có chiều sâu đến quân dân cả nước.

Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam có nội dung phong phú với gần 40 format chính được sản xuất chuyên sâu về các lĩnh vực quân sự-quốc phòng và truyền thông tập trung cho nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc. 


Kênh có 7 nhóm nội dung chương trình cơ bản, gồm tin tức, tài liệu-chính luận, tài liệu-nhân văn, phim truyện, thể thao-giải trí, tiếp sóng và phát lại chương trình của VTV, giới thiệu chương trình và đệm sóng. 


Qua các chương trình trên, quân dân cả nước sẽ được xem những tin tức thời sự trong và ngoài nước; phản ánh, bình luận hoạt động quốc phòng, các hoạt động chính trị, xã hội theo định hướng tuyên truyền của Đảng, Nhà nước; các tin tức về kinh tế quốc phòng, hoạt động sản xuất, kinh doanh ở các khu kinh tế-quốc phòng và các doanh nghiệp quân đội.


Bên cạnh đó, quân dân còn được xem các chuyên đề, phim tài liệu chính luận về lịch sử, quân sự, vũ khí trong nước và thế giới theo góc nhìn quốc phòng của Việt Nam…


Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam được xây dựng trên hệ thống công nghệ xử lý tín hiệu thành phần bằng kỹ thuật số với chuẩn hình ảnh độ phân giải cao HD. Hệ thống trang thiết bị xử lý tín hiệu đồng bộ từ tiền kỳ đến hậu kỳ và phát sóng, đảm bảo số hóa dữ liệu 100% và được lưu trữ tập trung trên nền Itbase. 


Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam dự kiến có thời lượng phát sóng 18,5 giờ/ngày, từ 5 giờ 30 sáng đến 24 giờ đêm và sẽ được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng truyền hình: Vệ tinh DTH quảng bá; VCTV; SCTV; BTS; HTVC; dịch vụ truyền hình IPTV và Mobile TV của Viettel…/.



Nguyễn Cường (TTXVN)


Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam sắp phát sóng

Tuesday, May 14, 2013

Nhà Trắng bao biện vụ thu ghi âm cuộc gọi của AP

Trước làn sóng chỉ trích của các nghị sỹ, giới báo chí và các tổ chức về quyền dân sự, ngày 14/5 giới chức chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ra sức bao biện cho vụ thu thập nội dung các cuộc gọi điện thoại của phóng viên hãng thông tấn Associated Press (AP) ở nhiều nơi trên lãnh thổ Mỹ. 

nghelen2Đại diện của Bộ Tư pháp Mỹ cũng bác bỏ yêu sách của AP đòi trả lại hãng toàn bộ bản lưu nội dung các cuộc gọi điện thoại và hủy các bản sao. 


Phóng viên TTXVN tại Wasington dẫn phát biểu của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder nói rằng vì nhiều lý do, ông đã giao vụ điều tra này cho cấp dưới.


Ông Holder dự kiến sẽ phải ra điều trần trước Ủy ban Tư pháp của Hạ viện trong ngày 15/5. Cấp phó của ông Holder, Thứ trưởng Bộ Tư pháp James Cole cho biết các băng ghi âm các cuộc gọi của phóng viên hãng AP đã được bảo quản một cách thận trọng và “chỉ nhằm mục đích duy nhất là phục vụ cuộc điều tra hình sự.” 


Ông Cole bác bỏ yêu sách của Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AP, ông Gary Pruitt, đòi trả lại toàn bộ số băng ghi âm hơn 20 đường dây điện thoại của hơn 100 phóng viên làm việc tại 4 văn phòng đại diện của hãng ở thành phố New York, thủ đô Washington DC, thành phố Hartford, bang Connecticut và đường dây điện thoại chính của hãng tại Phòng báo chí của Hạ viện trong thời gian từ tháng 4-5/2012. 


Bất chấp việc người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney tuyên bố Nhà Trắng không can dự vào vụ này, nhiều nghị sỹ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ đều đã lên tiếng chỉ trích Nhà Trắng. Chủ tịch Ủy ban toàn quốc của đảng Cộng hòa, ông Reince Priebus cho rằng sẽ là sai lầm nếu Tổng thống Obama không lập tức sa thải ngay Bộ trưởng Tư pháp Holder vì Bộ này đã vi phạm nghiêm trọng điều khoản bổ sung thứ nhất trong Hiến pháp Mỹ là xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do báo chí. 


Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ Cộng hòa John Boehner cho rằng sự bao biện của Bộ Tư pháp Mỹ là “không chấp nhận được.” 


Chủ tịch Ủy ban Tư Pháp Thượng viện, Thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Patrick Leahy thừa nhận “rất phiền toái” với việc làm này của Bộ Tư pháp.


Trong khi đó, Trưởng Ban tổ chức của đảng Cộng hòa tại Hạ viện, Hạ nghị sỹ Kevin McCarthy mô tả việc làm trên của AP là một hành động sai lầm tiếp theo của chính quyền Tổng thống Obama, sau vụ cố tình giấu diếm vụ người biểu tình Libya tấn công sát hại Đại sứ Christopher Steven và 3 nhân viên ngoại giao khác của Mỹ hồi tháng 9/2012./.



(TTXVN)


Nhà Trắng bao biện vụ thu ghi âm cuộc gọi của AP

Monday, May 13, 2013

Bộ Tư pháp Mỹ “nghe lén” điện thoại của phóng viên AP

Mười ngày sau khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố một cách nghiêm túc trước các phóng viên rằng tự do báo chí và báo chí độc lập là “trụ cột quan trọng trong nền dân chủ Mỹ”, hãng tin AP đã lên tiếng cáo buộc chính quyền của ông Obama phá hoại “trụ cột quan trọng này” bằng cách bí mật giám sát các cuộc đàm thoại của phóng viên và biên tập viên AP trong 2 tháng.


nghelenTrong bức thư gửi cho Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành AP Gary Pruitt cho rằng “hành động này của Bộ Tư pháp Mỹ là một sự can thiệp nghiêm trọng vào quyền hiến định của AP là thu thập và đưa tin”. Chủ tịch AP coi hành động giám sát liên tục này là một sự “xâm nhập lớn và chưa từng có tiền lệ“.


Ngay sau đó, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã có hồi đáp lại cho hãng tin AP. Tuy thừa nhận nhưng Bộ Tư pháp Mỹ không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào cho việc làm này.


AP cho rằng hơn 100 nhà báo của hãng đã bị đưa vào diện giám sát điện thoại của Bộ Tư pháp Mỹ. Nội dung các cuộc đàm thoại có liên quan đến chính phủ và nhiều chủ đề khác. 


Bộ Tư pháp Mỹ đã “bí mật thu các cuộc điện thoại ở hơn 20 đường dây được phóng viên và văn phòng AP đăng ký, bao gồm cả điện thoại di động và cố định”. Và việc thu lén này “kéo dài đúng 2 tháng vào đầu năm 2012”, trong đó có điện thoại của trụ sở AP ở New York, các văn phòng đại diện của AP ở New York, Washington, Hartford, Connecticut và Hạ viện.


Ông Pruitt cũng cho biết, AP đang xem xét hành động pháp lý đối với vụ việc và đòi giới chức Mỹ trao trả lại toàn bộ nội dung đã thu thập được.


Người ta tin rằng thông tin “bị nghe lén” từ các cuộc điện thoại là một phần của một cuộc điều tra hình sự những thông tin rò rỉ về hoạt động của CIA ở Yemen để làm sáng tỏ một âm mưu kích nổ một chuyến bay đến Mỹ của al-Qaeda năm 2012.


Phát biểu về vụ việc, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney cho biết ngoài thông tin của hãng AP, Nhà Trắng không có thông tin gì về việc Bộ Tư pháp nghe lén điện thoại./.



Thanh Hà/VOV online 
(Theo RT, The Ticket)




Bộ Tư pháp Mỹ “nghe lén” điện thoại của phóng viên AP

Saturday, May 11, 2013

Cục phó Cảnh sát xin rút kinh nghiệm vụ phát ngôn xúc phạm nhà báo

Chiều 8/5, sau thời gian đi công tác xa trở về, ông Đinh Mạnh Toàn đã đến gặp ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam để giải trình thêm về phát ngôn gây bức xúc công luận hồi tháng 3. Ông Toàn nói rằng ông “đã lỡ lời, bản thân ông không có ý miệt thị hay xúc phạm báo chí… Dù sao sự việc cũng đã xảy ra rồi, tôi mong được báo chí cả nước và dư luận xã hội cảm thông cho tôi. Và qua sự việc này, cá nhân tôi xin rút kinh nghiệm sâu sắc”.


 
Ông Đinh Mạnh Toàn đang phát biểu tại hội thảo chiều 11/3

Ông Đinh Mạnh Toàn đang phát biểu tại hội thảo chiều 11/3



Trước đó, ngày 11/3, tại hội nghị tổ chức ở Bộ Giao thông vận tải bàn về các nội dung của dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, Đại tá Đinh Mạnh Toàn đã phát biểu nặng lời phê phán báo chí đưa tin không đúng về mũ bảo hiểm giả, thật; dùng những lời lẽ (thiết tưởng không nên nhắc lại tại đây) mà ông Hà Minh Huệ cho rằng đã “xúc phạm danh dự của người làm báo, khó chấp nhận được”. Phát ngôn gây sốc đó đã bị dư luận xã hội và các cơ quan báo chí bất bình. Ngày 12/3, trao đổi với phóng viên báo Năng lượng mới, ông Hà Minh Huệ cho rằng “phóng viên báo chí đã luôn sát cánh cùng lực lượng công an trong công tác phòng chống tội phạm và công sức của họ đáng được ghi nhận hơn là những lời nói xúc phạm kiểu này, và đề nghị ông Đinh Mạnh Toàn có lời giải thích.

 

Được biết Bộ Công an cũng đã yêu cầu ông Toàn báo cáo giải trình về vụ việc báo chí nêu.

 

Trong cuộc gặp chiều 8/5, ông Hà Minh Huệ đã hoan nghênh tinh thần cầu thị, dù muộn của ông Toàn. Ông nói: “Với vai trò là cơ quan quản lý báo chí và bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của nhà báo, chúng tôi ghi nhận thái độ cầu thị của ông Toàn và mong không có sự lặp lại ở bất kỳ đâu, và cũng là để khép lại vụ việc”.  

 

Thời gian qua, nhiều cơ quan báo chí cũng đã vào cuộc, với mong muốn sự việc được làm rõ, tìm câu trả lời thỏa đáng của người đã lỡ lời, xúc phạm tới danh dự của người làm báo.

 

Theo Nhà báo và Công luận


Cục phó Cảnh sát xin rút kinh nghiệm vụ phát ngôn xúc phạm nhà báo

Friday, May 10, 2013

Bắt tận tay, rồi sao...?

Hơn cả bức xúc, mà là phẫn nộ. Đó là cảm giác của rất nhiều bà mẹ, các bậc phụ huynh khi nghe thông tin về việc “bớt xén liều lượng vắc xin” tiêm phòng cho trẻ vừa xảy ra ở Hà Nội.

Nhưng sự việc y sĩ Bùi Thị Phương Hoa – nhân viên tiêm chủng thuộc Phòng tiêm chủng số 70, Nguyễn Chí Thanh (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) đã “bớt” 0,2ml trong lọ vắc xin Pentaxim khi tiêm cho trẻ bị “bắt tận tay” hôm 19-4 vừa qua chỉ là “giọt nước tràn ly”. Thực tế từ nhiều tháng trước, dư luận đã rất bức xúc trước thông tin phản ánh về việc bớt xén liều lượng vắc xin tại chính cơ sở này. Cũng chính từ thông tin ấy mà một người dân đã “cảnh giác” và đã bắt quả tang việc y sĩ tiêm thiếu vắc xin phòng dịch cho con mình. 

Lần trước, khi dư luận ồn ào chuyện bớt xén, lãnh đạo cơ sở này quả quyết là “không có” và “không có bằng chứng”. Đến bây giờ, bằng chứng đã có. Nhưng cũng chính vị lãnh đạo từng phát ngôn lần trước lại qua quýt cho rằng “chỉ là con sâu làm rầu nồi canh” và kết quả là người vi phạm cũng chỉ cần giải trình qua loa rằng vì “mệt” để hưởng cái “án” được đề xuất gọi là “đuổi muỗi”: Không bố trí tham gia hoạt động tiêm chủng đến hết năm 2013; hạ bậc thi đua trong tháng 4, xếp loại C; các tháng còn lại cho đến hết năm 2013 xếp loại B.


Liều vắc xin là 0,5ml, bớt lại gần 0,2ml, dẫn tới hiệu quả phòng bệnh kém. Từ những diễn biến thực tế, điều dư luận đang đặt ra là phải chăng việc này đã có hệ thống và phải chăng có sự trục lợi cá nhân? Khi bị “bắt quả tang”, trong hộp của y sĩ Hoa có tới 3 lọ như vậy. Dư luận không thể không nghi ngờ!


Gạt bỏ các vấn đề y học, điều đáng nói nhiều hơn sau vụ việc này chính là y đức. Theo giải thích của lãnh đạo trung tâm, quy trình bảo quản vắc xin rất nghiêm ngặt, tức là có thừa cũng không dùng lại được. Nhưng đó là nguyên tắc. Còn với những người đã bất chấp nguyên tắc, vì mục đích trục lợi phi pháp thì không thể nói đến chuyện nguyên tắc. Bớt một chút thuốc, họ đã quyết tâm đánh cược sức khỏe của một đứa trẻ và dùng số thuốc thừa để sử dụng tức là họ sẵn sàng coi thường tính mạng của đứa trẻ khác. Nếu họ chấp hành đúng nguyên tắc thì dù có không định trục lợi nhưng với lương tâm của người thầy thuốc, họ sẽ phải tiêm đủ, tiêm đúng cho bệnh nhân. Nếu sự việc chỉ là sai sót thì không thể có chuyện có nhiều cái sai cùng một lúc như thế. Trong khi thực tế, chuyện này dư luận xì xào đã lâu.


Dân gian vẫn nói “thợ may ăn vải, thợ vẽ ăn hồ”, nhưng y sĩ tiêm chủng mà “ăn” vắc xin thì dù với bất cứ lý do gì cũng không thể chấp nhận được. Ngành y tế đang đặt ra mục tiêu chấn chỉnh y đức. Ăn bớt thuốc cũng là biểu hiện của sự xuống cấp về y đức, thậm chí đáng lên án hơn nhiều so với hành động nhận phong bì bởi nó tác động trực tiếp đến sức khỏe con người. Bộ Y tế đã rất mạnh mẽ khuyến khích người dân cung cấp thông tin tiêu cực để hỗ trợ ngành y thực hiện mục tiêu làm trong sạch cán bộ y tế. Bây giờ, dân đã “bắt tận tay”, ngành y tế sẽ xử lý ra sao? Câu hỏi này xin gửi đến Bộ trưởng Bộ Y tế…!


 

Nữ Quỳnh


Bắt tận tay, rồi sao...?

Thursday, May 9, 2013

1.450 tác phẩm dự vòng sơ khảo Giải báo chí quốc gia

Ngày 9-5, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã khai mạc vòng chấm sơ khảo Giải Báo chí quốc gia lần thứ VII-2012. Số lượng tác phẩm dự vòng sơ khảo giải lần này lớn nhất từ trước đến nay, lên tới 1450 tác phẩm.
 
bao-chi-viet-nam-toan-canhTrong số các tác phẩm dự giải có 1.253 tác phẩm của các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, 197 tác phẩm của cộng tác viên. 56 liên chi hội và chi hội nhà báo trực thuộc Trung ương và 59 hội nhà báo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã gửi tác phẩm dự giải. Bốn hội nhà báo cấp tỉnh không có tác phẩm dự giải là Bình Phước, Tây Ninh, Đắc Nông và Hòa Bình. 

Các tác phẩm sẽ tranh suất dự vòng chung khảo ở 13 loại giải khác nhau. Các loại giải có nhiều tác phẩm dự vòng chấm sơ khảo nhất là phóng sự, phóng sự, điều tra, bút ký báo chí, ghi chép (báo in) với 347 tác phẩm. Loại giải có ít tác phẩm dự vòng chấm sơ khảo nhất là chuyên đề phát thanh tổng hợp với 12 tác phẩm. Giải báo chí quốc gia năm nay cũng là lần đầu tiên có 2 loại giải dành riêng cho báo điện tử. Dự vòng chấm sơ khảo thể loại báo này có 113 tác phẩm. 


69 thành viên của 10 tiểu ban sẽ phải làm việc từ nay đến trước ngày 22-5 để chọn ra 191 tác phẩm vào vòng chung khảo.


Hiền Lương (HNMO)


1.450 tác phẩm dự vòng sơ khảo Giải báo chí quốc gia

Tuesday, May 7, 2013

MC nhập vai công an sẽ kiện báo đưa tin sai

Thoại Kỳ cho biết sẽ có đơn kiện các báo đã đưa thông tin sai lệch xung quanh vụ việc “nhập vai quá đà” của anh. 


Ngày 6/5, anh Lê Thoại Kỳ (nguyên MC VTV Phú Yên) cho biết từ lúc xảy ra vụ việc “nhập vai công an để tác nghiệp” và bị phát hiện đêm 29/4 đến nay, tinh thần và cuộc sống của anh hết sức khó khăn do sự đồn thổi của dư luận và không còn nguồn thu nhập.


Lê Thoại Kỳ.

Lê Thoại Kỳ.


Đại diện Công an huyện Tuy An (Phú Yên) cũng đã có buổi làm việc thứ hai với anh nhưng kết quả cụ thể vẫn chưa được kết luận, công bố.


Bên cạnh đó, ông Nguyễn Thái Học – Phó Đoàn đại biểu Quốc hội Phú Yên cũng đã gặp gỡ Thoại Kỳ để tìm hiểu thông tin vụ việc, theo kiến nghị của cử tri.


Hiện tại, Thoại Kỳ vẫn đang theo học năm thứ 2 khoa Công tác xã hội hệ đại học (do Đại học Mở TP.HCM và Trung tâm Giáo dục thường xuyên Phú Yên tổ chức). Thoại Kỳ cũng cho biết sẽ có đơn kiện các báo đã đưa thông tin sai lệch xung quanh vụ việc “nhập vai quá đà” của anh.


Ông Lê Văn Gia – Giám đốc VTV Phú Yên cho hay, đơn vị cũng đã cố gắng thực hiện đầy đủ các thủ tục giải quyết vụ việc “nhập vai” của Thoại Kỳ và động viên anh bình tĩnh trong cuộc sống.


Ông Gia cũng cho hay, chưa nghe Thoại Kỳ nói về việc khiếu kiện các báo đưa thông tin không chính xác. VTV Phú Yên vẫn đang đợi kết luận từ phía cơ quan công an để có các bước ứng xử tiếp theo.


Theo Hùng Phiên Dân Việt



MC nhập vai công an sẽ kiện báo đưa tin sai

Monday, May 6, 2013

Biên dịch 2 loại kênh truyền hình nước ngoài


Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 18a/2013/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền ban hành kèm theo Quyết định 20/2011/QĐ-TTg ngày 24/3/2011. Theo đó, có 2 loại kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền phải được biên dịch.

 

Theo Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả tiền ban hành kèm theo Quyết định 20/2011/QĐ-TTg ngày 24/3/2011, việc biên dịch được thực hiện tùy theo loại kênh chương trình nước ngoài.


 Cụ thể, có 4 loại kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền phải lược dịch, biên dịch: 1- Đối với kênh phim truyện: biên dịch 100% nội dung kênh chương trình; 2- Đối với kênh tin tức: lược dịch 100% nội dung kênh chương trình; 3- Đối với kênh khoa học, giáo dục: biên dịch 100% nội dung chương trình tin tức; 4- Đối với kênh tổng hợp, kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao, ca nhạc: biên dịch 100% các chương trình tin tức, phóng sự, tài liệu.


Còn Quyết định 18a/2013/QĐ-TTg mới được ban hành chỉ quy định 2 loại kênh chương trình nước ngoài trên truyền hình trả tiền phải biên dịch gồm: 1-  Biên dịch 100% nội dung kênh chương trình phim truyện; 2- Biên dịch 100% các chương trình phóng sự, tài liệu của kênh tổng hợp, kênh giải trí tổng hợp, kênh thể thao, kênh ca nhạc.


Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định việc phân loại kênh chương trình truyền hình nước ngoài trên truyền hình trả tiền.


Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý gia hạn thực hiện việc biên tập, biên dịch đến 15/5/2013 đối với tất cả các kênh truyền hình nước ngoài trên hệ thống truyền hình trả


Hoàng Diên (chinhphu.vn)



Biên dịch 2 loại kênh truyền hình nước ngoài

Ban hành quy chế mới về cấp thông tin cho báo chí

Ngày 4/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Quyết định gồm 3 Chương, 10 Điều và quy định rõ về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cơ quan hành chính nhà nước) theo các quy định của pháp luật về báo chí hiện hành; người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. 


Theo đó, người phát ngôn cũng như người được ủy quyền phát ngôn phải là cán bộ, công chức thuộc biên chế chính thức và đang công tác tại cơ quan hành chính nhà nước; có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt và thái độ trung thực khách quan. 


Người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn còn phải am hiểu sâu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, lĩnh vực quản lý của cơ quan hành chính nhà nước mà mình đang công tác; có hiểu biết nhất định về lĩnh vực báo chí, nắm vững cá quy định pháp luật về báo chí…
631224
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực Trung ương tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí theo định kỳ 1 tháng một lần về hoạt động, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bằng hình thức họp báo và đăng tải trên Công thông tin điện tử của Chính phủ. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh và thành phố tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan, lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình. 


Quy chế này cũng quy định rõ về người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn phải có trách nhiệm phát ngôn, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường; quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; quyền và trách nhiệm của người phát ngôn và người được ủy quyền phát ngôn; trách nhiệm của cơ quan báo chí và nhà báo. 


Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2013 và thay thế Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí./.



(TTXVN)


Ban hành quy chế mới về cấp thông tin cho báo chí

Friday, May 3, 2013

Bộ Công an muốn báo chí tiết lộ nguồn tin

Trả lời cử tri, Bộ Công an cho biết sẽ đề xuất sửa đổi điều 7 Luật Báo chí theo hướng yêu cầu báo chí cung cấp nguồn tin rộng rãi hơn để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng.


Cho rằng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa đạt kết quả cao, cử tri 3 tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng, Quảng Ngãi đề nghị Chính phủ cần kiên quyết chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ việc tiêu cực, tham nhũng, nhất là đối với vụ xảy ra tại tập đoàn kinh tế lớn như Vinashin, Vinalines, vụ việc có liên quan đến hoạt động ngân hàng…


Trong văn bản trả lời, Bộ Công an thừa nhận, kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân. Tình hình tội phạm tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, nhất là trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai và trong các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, như vụ Vinashin, Vinalines…


Vấn đề cung cấp nguồn tin một lần nữa được Bộ Công an xới lại trong văn bản trả lời cử tri. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Vấn đề cung cấp nguồn tin một lần nữa được Bộ Công an xới lại trong văn bản trả lời cử tri. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.


Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng, một trong những hướng giải quyết được Bộ Công an đưa ra là sẽ tham mưu, đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống tham nhũng.


Cụ thể, Bộ cho rằng cần nghiên cứu, sửa đổi điều 7 Luật Báo chí theo hướng “chánh án TAND, viện trưởng VKSND và thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền yêu cầu cơ quan báo chí cung cấp nguồn tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng”.


So với Luật Báo chí hiện hành, đề xuất này quy định rộng hơn các trường hợp buộc báo chí phải cung cấp nguồn tin. Điều 7 Luật Báo chí hiện hành quy định: “Báo chí có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của viện trưởng VKSND hoặc chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng”.


Đề xuất này từng được đề cập vào năm 2012 trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng, cụ thể: “Cơ quan báo chí, phóng viên đưa tin về hành vi tham nhũng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng”. Tuy nhiên, kiến nghị này đã bị bác bỏ.


Nguyễn Hưng (VnExpress)



Bộ Công an muốn báo chí tiết lộ nguồn tin

Thursday, May 2, 2013

Tờ New York Times thăng hoa mạnh mẽ nhờ thu phí


Theo số liệu mới nhất được tổ chức kiểm toán Alliance for Audited Media công bố, tờ New York Times đã tăng 18% lượng phát hành hàng ngày, qua đó vượt USA Today để trở thành tờ báo lớn thứ 2 tại Mỹ.

nyt


 

Lượng phát hành trung bình hàng ngày của New York Times đã tăng lên 1,87 triệu trong giai đoạn 6 tháng, kết thúc vào ngày 31/3 vừa qua.

Trong khi đó, ngôi vị số 1 của làng báo Mỹ vẫn đang thuộc về Nhật báo Phố Wall thuộc tập đoàn truyền thông News Corp.


Với tỷ lệ tăng trưởng 12%, Nhật báo Phố Wall đã có lượng phát hành trung bình hàng ngày đạt 2,38 triệu.


Do bị sụt giảm 7,9% xuống còn trung bình 1,67 triệu bản phát hành mỗi ngày, USA Today của tập đoàn Gannett Co. chấp nhận tụt xuống vị trí thứ 3, sau 2 “ông lớn” kể trên.


Nếu xét tổng thể thì lượng độc giả hàng ngày của các tờ báo ở Mỹ đã giảm 0,7% trong giai đoạn sáu tháng nêu trên, so với cùng kỳ năm ngoái.


Trong khi đó, các ấn bản ngày Chủ Nhật vốn thu hút được nhiều tiền quảng cáo nhất cũng bị giảm 1,4%.


Đặc biệt, Alliance for Audited Media đã ghi nhận xu hướng rằng ngày càng có người nhiều đọc tin tức trực tuyến, chiếm 19% tổng lượng phát hành trong giai đoạn đã đề cập, cao hơn so với mức 14% của cùng kỳ năm ngoái.


Đáng chú ý, New York Times đã chứng kiến lượng tăng đáng kể các thuê bao trực tuyến kể từ khi tờ báo này lập ra paywall (“hàng rào” yêu cầu độc giả phải trả phí thì mới được đọc nội dung) hồi năm 2011.


Phía New York Times cho biết trong một tuyên bố riêng rẽ: “Chúng tôi tăng mạnh lượng phát hành là nhờ việc đưa ra các gói thuê bao kỹ thuật số phổ biến rất hấp dẫn và hợp lý hiện nay”./.



Văn Hưng (Vietnam+)

 



 

 


Tờ New York Times thăng hoa mạnh mẽ nhờ thu phí