Wednesday, January 30, 2013

Chuyện trò với phóng viên trẻ về 'độ không của lối viết'

Bây giờ người đọc sẽ không bỏ tiền ra mua chữ nghĩa của chúng ta (in trên giấy) để biết tin tức. Họ mua lối viết và cách nhìn của chúng ta. Vì vậy phải xác định lại cấu trúc tin tức.”…Không còn có cuộc đấu tranh nào khác, người viết có một niềm say mê đủ để biện minh cho mình rồi: sự thai nghén hình thức. 

Nếu anh ta từ chối công cuộc giải phóng một hành ngôn văn bản mới, thì chí ít anh ta vẫn có thể nâng giá cái hành ngôn cũ lên, phủ lên nó đầy những ý đồ, một hành ngôn giàu có và sinh động. 

Lối viết truyền thống lớn ấy…chứng tỏ rằng hình thức, trong sức nặng của nó, trong sắc phục đặc biệt của nó, là một giá trị siêu việt đối với lịch sử, cũng giống như hành ngôn nghi lễ của các vị giáo sĩ. 

nha-bao-tre

Lối viết thiêng liêng đó, nhiều cây bút khác cho rằng chỉ có thể giải tà nó bằng cách làm phân rã nó ra: họ bèn đánh mìn hành ngôn văn bản, mỗi lúc họ lại phá tung cái vỏ tái sinh của những sáo ngữ, những thói quen, cái vỏ hình thức quá khứ của người viết; trong mớ hỗn loạn các hình thức, trong sa mạc các từ, họ tìm đến một vật tuyệt đối không có Lịch sử, tìm lại vẻ tươi xanh của một trạng thái mới của hành ngôn. 

Song những bấn loạn ấy cuối cùng lại đào ra những rãnh mòn của chính chúng, làm ra những lề luật của chính chúng. 

Văn bản đe dọa mọi hành ngôn không thuần túy cơ sở trên lời nói xã hội. Cứ bị một cú pháp hỗn loạn đuổi chạy mãi về phía trước, sự tan rã của hành ngôn chỉ có thể dẫn đến một sự im lặng của lối viết. . . Từ ngữ, bị bóc đi lớp vỏ những sáo nghĩa quen thuộc, những phản xạ kỹ thuật của người viết, sẽ hoàn toàn vô trách nhiệm về mọi ngữ cảnh khả dĩ, nó tiến đến gần một hành vi ngắn gọn, đặc biệt, mà vẻ mờ đục xác định một sự cô đơn, tức là một sự vô tội. 

Nghệ thuật đó mang chính cấu trúc của sự tự vẫn, ở đấy sự im lặng là một thời gian thơ đồng chất, nó hãm kẹt và làm bùng nổ từ như một thứ ánh sáng, một chân không, một vụ sát hại, một tự do, hơn là một mảnh của một bản mật ước …”. (Độ không của lối viết – Roland Barthes) 

Tình cờ đọc lại tiểu luận (theo mình , nó là sự pha trộn giữa Triết học, Phê bình văn học và Tuyên ngôn nghệ thuật) của nhà phê bình theo chủ nghĩa cấu trúc này, thấy vẫn tươi mới, mặc dù bản dịch này (hình như của Nguyên Ngọc) hơi trúc trắc, tối nghĩa. Nhớ lại cách đây 25 năm, vào năm thứ ba Đại học, mình bị choáng ngợp thực sự khi lần đầu đọc nó tại thư viện khoa học xã hội 24 Lý Thường Kiệt- một bản dịch đánh máy trên giấy pơ -luya mỏng dính của với cái tên hơi khác: “Độ không của việc viết”. Không biết bản nào dịch sát với nguyên bản tiếng Pháp hơn, nhưng hình như bản dịch của GS Phan Ngọc có độ “phiêu” hơn bản dịch hiện tại. 

Chả biết hình hài cái chủ nghĩa cấu trúc của giới học giả tư sản ấy thế nào, nó có ngon lành hơn cái mớ lý thuyết ngập ngụa sự ngán ngẩm về “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” tạo nên một cái đầm lầy kiến thức bất tận trong khoa Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày ấy hay không, chỉ biết rằng sự chênh vênh đầy ấn tượng của ngôn từ tạo cảm giác mạo hiểm thú vị cho người đọc của Roland Barthes khiến thằng bé mê tít và…nhớ đến tận bây giờ. 

Một phần tư thế kỷ sau, một người đàn ông 45 tuổi không thể bắt những thằng bé của thời hiện tại- những phóng viên trẻ của mình đồng cảm trải nghiệm của thời quá khứ. 

Nhưng một Tổng biên tập thì có quyền yêu cầu họ phải tự trang bị một hành trang tối cần thiết cho một phóng viên báo giấy hiện đại: phải tạo được “độ không của lối viết” cho riêng mình. 

Vì sao vậy? Vì Internet đã tạo ra một con quái vật media mang tên báo mạng, nó giống như một hoá thân của quái vật Medusa trong thần thoại Hy Lạp làm hoá đá mọi tin tức sốt dẻo trên báo giấy, làm cứng đơ một kỹ năng tối cần thiết có tên gọi “săn tin” của phóng viên. 

Trang báo giấy giống như một pháp trường trắng hành quyết những khái niệm như “Tin mới nhận”, “Tin giờ chót”, “Tin độc quyền”, vân vân và vân vân. Hãy cho chúng một phát súng ân huệ thay vì để chúng ngắc ngoải, giãy giụa trên trang báo giấy khiến người đọc ngán ngẩm và kinh sợ. Hãy chôn theo nấm mồ của chúng những lý thuyết lỗi thời vẫn được các thầy chưa bao giờ làm báo rao giảng ra rả ở các giảng đường báo chí, những cái khuôn đúc ra kiểu viết tin hình tháp ngược giống nhau đến nhàm chán , những kiểu tư duy bức tử sự sáng tạo trong cách thể hiện. Hãy gieo trên trang báo giấy của bạn những hạt mầm có tên là lối viết. Hạt mầm ấy sẽ nảy nở thành những loài cây có tên là bản sắc. Loài cây ấy sẽ tạo nên những vụ mùa bội thu. 

Nói cách khác, bây người đọc sẽ không bỏ tiền ra mua chữ nghĩa của chúng ta (in trên giấy) để biết tin tức. Họ mua lối viết và cách nhìn của chúng ta. Vì vậy phải xác định lại cấu trúc tin tức. Bạn đọc không cần chúng ta (báo giấy) cho họ biết “Ai, cái gì, ở đâu”. Họ cần chúng ta miêu tả “Ai, cái gì, ở đâu” mà họ đã biết qua báo mạng một cách hấp dẫn và sinh động nhất, họ cần chúng ta chúng ta đưa ra những quan điểm về “Ai, cái gì, ở đâu” một cách thông minh, thú vị và bất ngờ nhất. Hãy nhìn BBC, bây giờ đó không phải là một cơ quan truyền thông nhanh nhạy, sốt dẻo bậc nhất nữa, nhưng họ vẫn duy trì được thương hiệu vì tính bản sắc trong thông tin. Bây giờ người ta nghe, đọc BBC không phải để biết sự kiện, mà là biết quan điểm của người viết (đương nhiên cũng là của BBC) 

Cuối cùng, nếu bạn muốn tạo “độ không của lối viết” cho riêng mình, hãy luôn luôn phản biện mọi ý kiến mà bạn cho là không hợp lý, không phù hợp với quan điểm của mình trong cách tác nghiệp, kể cả ý kiến này của tôi – Tổng biên tập của bạn.

 

Nguyễn Tiến Thanh (Tổng biên tập báo Đời sống & Pháp luật, báo Người đưa tin)

(Nguồn: Infonet)


Chuyện trò với phóng viên trẻ về 'độ không của lối viết'

Phóng viên mất trộm hàng trăm triệu đồng trong phòng nghỉ resort

Kẻ trộm đã đột nhập từ phía tường bên ngoài phòng tắm lộ thiên của dãy nhà trên, rồi ra tay hành động một cách nhanh gọn, chuyển đồ ra bên ngoài cho đồng bọn đợi sẵn và tẩu thoát.

Đêm 26 rạng sáng ngày 27/1, hai đoàn du khách với hơn 80 người đang nghỉ dưỡng tại Hồ Tràm Beach Resort trên địa bàn xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bị trộm đột nhập vào phòng lấy cắp tài sản gồm máy ảnh chuyên dụng, Iphone 5, Ipad, laptop, tiền mặt, với tổng trị giá khoảng 120 triệu đồng. 

Giấy tờ và thuốc uống của phóng viên tạp chí Ô tô xe máy bị bọn trộm vứt bỏ tại khu vườn

Vụ trộm xảy ra tại khu Vila Lady Bird gồm 3 phòng liền kề, nằm ngay trong khuôn viên resort. Nạn nhân là một phóng viên tạp chí Ô tô xe máy bị mất nguyên bộ máy ảnh chuyên dụng Canon EOS 60D và 3 bộ ống kính (fix, zoom), 1 iPhone 5, 1 iPad. Người ở chung phòng với PV này phụ trách chuyên trang Cafe ô tô cũng bị lấy cắp những món đồ tương tự.

Do thiết kế liên kết có chung cửa thông gian nên bọn trộm đã không bỏ lỡ cơ hội đột nhập sang phòng kế bên của vợ chồng anh Nguyễn Minh Hải, nhân viên Công ty in ấn HP Print, cuỗm mất bóp tiền hơn 12 triệu đồng và hai điện thoại iPhone.

Qua điều tra của Công an xã Phước Thuận, kẻ trộm đã đột nhập từ phía tường bên ngoài phòng tắm lộ thiên của dãy nhà trên, rồi ra tay hành động một cách nhanh gọn. Sau đó, chuyển đồ ra bên ngoài cho đồng bọn đợi sẵn và tẩu thoát.

Điều đáng ngạc nhiên là địa chỉ này luôn có lực lượng bảo vệ khá dày, túc trực 24/24, mà bọn trộm vẫn ngang nhiên hành động trộm đồ của du khách và không bị phát hiện. Ngoài số tài sản giá trị trên, bọn đạo chích quơ luôn cả phiếu ăn sáng tại resort của một nữ phóng viên báo Công Thương ở kế bên, sau khi không thể lấy thứ gì khác do chị này khá cảnh giác đã cất tài sản ở đầu giường và tắt hết đèn khi ngủ. 

Mặc dù du khách bị mất trộm ngay tại khuôn viên resort, song ban quản lý resort chỉ cho biết “chờ công an điều tra”! Trong khi đó, phía du khách không thể nào bỏ việc để chạy lên chạy xuống giữa TP.HCM và Bà Rịa-Vũng Tàu để phục vụ cho việc điều tra vụ trộm.

 Hiện vụ việc đang được công an tiếp tục điều tra.

Trần Nhã (Infonet)


Phóng viên mất trộm hàng trăm triệu đồng trong phòng nghỉ resort

Báo chí nước ngoài là cầu nối Việt Nam và thế giới

Ngày 30/1, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã tổ chức cuộc gặp gỡ phóng viên báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội và tùy viên báo chí của các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam nhân dịp năm mới 2013. 

Tới dự, có đông đảo các phóng viên và trợ lý báo chí của 29 văn phòng báo chí nước ngoài thường trú tại Hà Nội và đại diện cùng tùy viên báo chí của hơn 40 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. 

quayphim

Thay mặt lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga phát biểu chào mừng. 

Sau khi điểm lại tình hình phát triển kinh tế, xã hội và kết quả các hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong năm 2012, Thứ trưởng Nguyễn Phương Nga đã cảm ơn sự hợp tác hiệu quả của các cơ quan báo chí nước ngoài và các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam. 

Thứ trưởng nói: “Những tin bài, phóng sự của các bạn đã giúp chuyển tới cộng đồng quốc tế bức tranh toàn cảnh chân thực và đầy đủ hơn về Việt Nam, về chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam, những thành tựu mà chúng tôi đã nỗ lực đạt được và cả những khó khăn mà chúng tôi đã, đang và sẽ phải vượt qua.”

 Bà Nguyễn Phương Nga cũng bày tỏ mong muốn trong thời gian tới các cơ quan báo chí nước ngoài, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam sẽ tiếp tục đóng vai trò là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới, đem đến cho nhân dân thế giới những thông tin toàn diện, chân thực và khách quan về Việt Nam. 

Thứ trưởng cho biết Bộ Ngoại giao sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng và các địa phương tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu hoạt động báo chí của các phóng viên, cơ quan báo chí và cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam./.

 

(TTXVN)


Báo chí nước ngoài là cầu nối Việt Nam và thế giới

Iran bắt giữ nhiều phóng viên hợp tác với truyền thông nước ngoài

Iran đã bắt giữ hàng chục phóng viên bị tố cáo là hợp tác với các tổ chức truyền thông tiếng Ba Tư ở nước ngoài. Báo chí Iran hôm 28.1 nói rằng, các phóng viên bị cầm giữ đã làm việc với 6 tổ chức truyền thông khác nhau, kể cả 5 nhật báo hoặc tuần báo và hãng tin bán chính thức ILNA. 

Các nhà hoạt động của phóng viên "Không biên giới" làm những vết thương giả biểu tình bên ngoài văn phòng của Iran Air ở Paris để phản đối việc bỏ tù các nhà báo Iran.

Các nhà hoạt động của phóng viên “Không biên giới” làm những vết thương giả biểu tình bên ngoài văn phòng của Iran Air ở Paris để phản đối việc bỏ tù các nhà báo Iran.

Các bản tin nói rằng, các nhà báo này bị cáo buộc là có liên hệ với truyền thông “phản cách mạng” – một cụm từ mà chính quyền Iran thường dùng để nói đến việc hợp tác với các tổ chức truyền thông nước ngoài. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Văn hóa Iran thì những lời cáo buộc đó không có liên hệ tới các hoạt động truyền thông. Được biết, một số nhà báo bị bỏ tù nói trên đã tham dự một phiên họp với cựu Tổng thống Iran Akbar Hashemi Rafsanjani – một nhân vật đối lập hàng đầu – một ngày trước khi bị bắt giữ. 

Iran có những quy định hết sức nghiêm ngặt đối với các ký giả tác nghiệp ở trong nước và thường áp đặt những người làm việc với các cơ sở truyền thông bị chính quyền coi là nguy hiểm. Ủy ban Bảo vệ các nhà báo xếp Iran, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ… là các nước bỏ tù nhiều nhà báo nhất trên thế giới.

 

Diệu Linh (Lao động/VOA)


Iran bắt giữ nhiều phóng viên hợp tác với truyền thông nước ngoài

Tuesday, January 29, 2013

Góp ý quyền tự do ngôn luận, báo chí trong Hiến pháp

Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trần Đức Lai giao các cục báo chí, xuất bản, phát thanh – truyền hình, thông tin đối ngoại, cũng như các báo và đài truyền hình trực thuộc, chuyên đề về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong dự thảo sửa đối Hiến pháp 1992.

 

>> Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lấy ý kiến nhân dân

 

Nội dung này cũng như các nội dung khác trong chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, và tất cả các điều trong dự thảo đều là phạm vi góp ý của các vụ, phòng, ban và cán bộ, công chức ngành thông tin – truyền thông, Thứ trưởng Lai nhấn mạnh tại hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong toàn ngành hôm nay (29/1). 

Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Trần Đức Lai: Không chỉ nghe loáng thoáng rồi góp ý cho có. Ảnh: Chung Hoàng

Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Trần Đức Lai: Không chỉ nghe loáng thoáng rồi góp ý cho có. Ảnh: Chung Hoàng

Thứ trưởng Trần Đức Lai yêu cầu tất cả cơ quan, đơn vị trong nghành tham gia hoạt động này. “Cần nghiên cứu kỹ dự thảo để góp ý chứ không chỉ nghe loáng thoáng rồi góp ý cho có”, ông Lai nhấn mạnh. “Mọi ý kiến thảo luận, góp ý cần phải thống nhất với mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác định đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN”. 

Theo phân công của Chính phủ, Bộ Thông tin – Truyền thông còn có một nhiệm vụ là phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền và tạo điều kiện để nhân dân tham gia góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. 

Thứ trưởng Trần Đức Lai yêu cầu đăng tải tin bài góp ý cho dự thảo “cần đảm bảo khách quan, tiêu biểu và có tính xây dựng”, “tránh khuynh hướng phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, không trung thực”. 

Bên cạnh đó là nhiệm vụ đấu tranh chống các luận điệu sai trái, thù địch, lợi dụng đợt sinh hoạt chính trị này để tuyên truyền phản động, chống Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân và dân tộc. 

Các phương tiện thông tin đại chúng cũng cần quán triệt để người dân tin tưởng rằng mọi ý kiến đóng góp đều được trân trọng, tổng hợp nghiêm túc, tránh tâm lý “phổ biến thế thôi chứ góp ý có ai nghe đâu”.

 

Chung Hoàng (Vietnamnet)


Góp ý quyền tự do ngôn luận, báo chí trong Hiến pháp

Hoãn Hội báo xuân 2013 tại TP Hồ Chí Minh

Sở TT&TT TP.HCM vừa cho biết, Hội báo xuân Quý Tỵ 2013 sẽ không diễn ra như dự kiến vào ngày 26 – 27/1. Theo ông Võ Văn Long, Phó Giám đốc Sở TT&TT, do trong dịp Tết tại thành phố cùng lúc diễn ra nhiều sự kiện nên Hội báo xuân 2013 không được chuẩn bị chu đáo và cũng không thể diễn ra như dự kiến. 

“Phía Sở TT&TT đang tất bật với lễ hội Đường Sách 2013, phía Hội Nhà báo TP.HCM – đơn vị đồng tổ chức, cũng đang bận rộn với nhiều chương trình, hoạt động trong dịp Tết. Chính vì thế, không thể tổ chức Hội báo xuân Quý Tỵ như dự kiến ban đầu”. 

Ông Long cũng cho biết thêm, ban tổ chức đã thống nhất dời ngày tổ chức Hội báo xuân Quý Tỵ sang ngày 21/6, nhằm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Và khi đó, sẽ xem xét đổi tên Hội báo xuân thành một tên gọi khác cho phù hợp với thời gian diễn ra hội báo. 

Theo như dự kiến bao đầu, Hội báo xuân Quý Tỵ 2013 sẽ diễn ra trong hai ngày 26 – 27/1/2013, tại TP.HCM với khoảng 60 gian hàng của các cơ quan thông tấn báo chí tự trưng bày, giới thiệu và bán các ấn phẩm phục vụ khách tham quan.

 

Duy Nguyên  (Infonet)


Hoãn Hội báo xuân 2013 tại TP Hồ Chí Minh

Sức trẻ ở VOV Giao thông

“Sau hơn 3 năm kể từ ngày ra đời, VOV giao thông đã thực hiện được một sứ mệnh có ý nghĩa, đó là chứng minh radio vẫn là một phương thức truyền thông hiệu quả và hoàn toàn hữu ích với xã hội hiện đại. Và những bước phát triển vượt bậc của VOV Giao thông trong 3 năm qua đều in đậm dấu ấn của những người làm báo trẻ tuổi. Chính “sức trẻ” đã làm cho VOV Giao thông dễ dàng đổi mới…”. Đó là những lời khen tặng mà Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) Nguyễn Đăng Tiến đã dành cho VOV giao thông. 

Phóng viên VOV Giao thông tác nghiệp tại hiện trường

Phóng viên VOV Giao thông tác nghiệp tại hiện trường

Sức hấp dẫn của một kênh trẻ trên sóng VOV 

Quả thật, sự xuất hiện của VOV giao thông- kênh phát thanh chuyên biệt hữu ích đã là một dấu ấn có tính đột phá, cho thấy sự chuyển mình của VOV nhằm gần gũi hơn với những nhu cầu thiết thân của thính giả. Với VOV giao thông, chính tính tương tác đã là yếu tố quyết định tạo nên sự hấp dẫn của kênh. Thính giả đón nhận bởi họ nhìn thấy được bản thân mình ở đó, thấy được những cảm xúc thực của chính mình khi đồng hành với VOV giao thông. Và cũng chính họ đã làm nên sự phong phú cho kênh. Bên cạnh đó, cũng chính sự tương tác mạnh mẽ của VOV giao thông đã dẫn đường cho lòng quả cảm, sự nhân ái và tri thức của cộng đồng tìm đến với nhau. Điều đó được thể hiện bởi những thông tin kịp thời giúp người bị nạn được giúp đỡ trên đường; để anh lái taxi phát hiện và giúp cơ quan chức năng tìm được cháu bé bị bắt cóc …

Quá trình hoàn thiện của VOV giao thông được chứng minh qua hơn 3 năm ra đời (21/6/2009), với sự “chào đời” lần lượt từ VOV giao thông Hà Nội đến VOV giao thông TP.HCM. Với hệ thống hàng trăm camera hiện đại lắp đặt tại các giao lộ, các điểm thường kẹt xe, ngập nước… VOV giao thông đã giúp người tham gia giao thông ở 2 thành phố lớn (TP. Hà Nội và TP.HCM) chủ động hành trình, nhất là khi đi qua các “điểm nóng” ùn tắc vốn luôn là “ác mộng” đối với người đi đường. Không chỉ có thế, với phương châm “Tin phải thật nhanh, kịp thời và tuyệt đối chính xác. Bền vững khi biết tự làm mới mình, luôn hướng lên phía trước, dừng lại là thua cuộc”, ê kíp của VOV giao thông đã không ngừng sáng tạo cho ra đời những sản phẩm mới, những chuyên mục hữu ích gần gũi với đời sống dân sinh như “Giờ cao điểm”, “Đường tin”, “Bánh xe đồng vọng”, “Phía sau tội ác”… 

Giờ đây, khi đã trở thành một kênh phát thanh hữu ích, hiệu quả, nhưng cộng đồng vẫn luôn gửi gắm và mong muốn nhiều hơn nữa từ VOV giao thông. Vẫn còn đó một dự án VOV giao thông Quốc gia với tên gọi “Đường trường không cô đơn” mà khi nhắc đến, nhà báo Vũ Minh Tuấn- Phó TGĐ Đài TNVN, kiêm Giám đốc VOV Giao thông vẫn không khỏi trăn trở. Vị giám đốc kênh xin lỗi khán, thính giả vì sự lỡ hẹn trong năm 2012 bởi một số lý do khách quan và với quyết tâm trong năm 2013 sẽ thực hiện được mong muốn ấy. Đây sẽ là kênh tuyên truyền bền bỉ nhất, trực tiếp nhất, hiệu quả nhất Luật An toàn giao thông, giúp nâng cao nhận thức người dân để tiến tới hình thành cái gọi là “văn hoá giao thông” vốn còn rất xa lạ với nhiều người… Hy vọng trong khoảng thời gian sớm nhất, trên con đường nối dài Bắc- Nam, khán thính giả cả nước sẽ sớm thụ hưởng một sản phẩm phát thanh mới, độc đáo, hấp dẫn và hữu ích khi “Đường trường không cô đơn” lên sóng. 

Những người trẻ ở VOV Giao thông 

Thành công của VOV giao thông hôm nay, ngoài những giá trị truyền thống, chính là sự góp sức mang dấu ấn của tuổi trẻ. Tuổi trẻ đã là bản sắc và cũng là sức mạnh của VOV Giao thông. Chính những người trẻ, năng động, tâm huyết, tận tụy và không ngừng sáng tạo, từ “thủ lĩnh” Vũ Minh Tuấn- Giám đốc kênh và đã vinh dự được đề bạt vị trí Phó Tổng Giám đốc Đài TNVN khi mới 37 tuổi (năm 2012), đến đội ngũ những nhà báo, phóng viên, biên tập viên, MC, kỹ thuật viên… đã làm cho VOV giao thông dễ dàng đổi mới. Cũng chính tuổi trẻ đã tạo nên sự đột phá trong cách nghĩ, cách làm để biến mọi ý tưởng thành hiện thực, là động lực tạo nên sự yêu nghề đến mức dấn thân của tập thể này.

Chỉ có thể là sức trẻ mới có thể giúp các phóng viên hiện trường- những người làm nên những bản tin sống động, đặc trưng của VOV giao thông- đủ sức len lỏi, di chuyển liên tục suốt cả ngày, tới những điểm “nóng” giao thông để đảm bảo thông tin giao thông của VOV giao thông luôn nhanh, kịp thời và chính xác… Chẳng lạ với phóng viên VOV giao thông việc họ phải lao ra đường từ sáng sớm tinh mơ và chỉ trở về sau khi ánh đèn đường đã bật.

 

Chỉ có thể là sức trẻ mới có thể giúp những người dẫn chương trình VOV giao thông, bỏ ngoài phòng thu tất cả nỗi lo toan thường ngày, để “sống” cùng những tuyến đường và những người tham gia giao thông. Buổi sáng đầu giờ, nếu nhận được nhiều thông tin khả quan và chia sẻ của thính giả… thì những người làm chương trình “vui như Tết”. Nhưng khi nhận được những tin tai nạn giao thông, với những tiếng thét dội về từ hiện trường hay cảnh hỗn loạn tắc đường thì lòng họ lại chùng xuống. Cảm xúc buồn- vui xen kẽ trong mỗi giờ phát sóng… 

“Nếu không tâm huyết, không yêu nghề, không coi đây là một công việc nghiêm túc thì sẽ khó trụ lại được ở đây. Anh em cống hiến không mệt mỏi bởi thấy công việc mình đang làm rất hữu ích cho cộng đồng…”- NB Trang Công Tiến- Trưởng Phòng phóng viên lưu động- VOV giao thông- đã chia sẻ rất thật như vậy về công việc mà mình và đồng nghiệp đang theo đuổi. Thực sự là vậy, sau mỗi ca trực căng thẳng, nhận được lời cảm ơn từ những thính giả khi họ đã về nhà an toàn, các tài xế xe tải gọi điện cảm ơn vì nhờ nhà đài mà không lỡ chuyến hàng… thì các phóng viên, biên tập viên, MC, kỹ thuật viên… lại cảm thấy mọi mệt nhọc qua nhanh và lòng trào dâng niềm vui, hạnh phúc. Mong sao giữ được tỷ lệ người nghe thật cao cũng như sự tin tưởng của bạn nghe đài dành cho VOV giao thông… 

Phố phường đông đúc, từng dòng người ngược xuôi, hối hả với bộn bề công việc cuối năm. Hoà trong dòng chảy đó có các phóng viên của VOV giao thông, họ đang tất bật để thực hiện nhiệm vụ thông tin nhanh nhất về tình hình giao thông, góp phần giảm thiểu ùn tắc và tai nạn. VOV Giao thông- Mong một mùa xuân bình an!

 

Ngọc Lành (VOV News)


Sức trẻ ở VOV Giao thông

Báo Hànộimới ngày càng khẳng định vị thế là tờ báo hàng đầu

Chiều 29/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã tới thăm, chúc Tết và làm việc với Báo Hànộimới về kết quả công tác năm 2012 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 của Báo.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2012, Tổng Biên tập Báo Hànộimới Tô Quang Phán cho biết, dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo sâu sát của Thường trực Thành uỷ, cùng với sự đoàn kết nội bộ, sự thống nhất cao trong tư duy, hành động của tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên, Báo Hànộimới đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao. Báo đã thực hiện đúng vai trò là cơ quan báo chí quan trọng của Thành ủy, “giữ nhịp” mặt bằng báo chí của Hà Nội, và ở chừng mực nào đó “giữ nhịp” mặt bằng báo chí cả nước khi viết về Hà Nội; phục vụ có hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, đáp ứng yêu cầu thông tin của bạn đọc.

Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị thăm toà soạn Báo Hànộimới

Bí thư Thành uỷ Phạm Quang Nghị thăm toà soạn Báo Hànộimới

Đặc biệt, Báo Hànộimới đã và luôn đi đầu hệ thống báo chí của Hà Nội trong nhiệm vụ đấu tranh với các thế lực thù địch, các luận điệu sai trái chống phá Đảng, chống phá Nhà nước XHCN, nhất là trên địa bàn Hà Nội; đấu tranh kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, những hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng đô thị…

Năm qua, Báo Hànộimới đã tổ chức nhiều cuộc thi viết thành công như: “Nét đẹp người Thủ đô” lần thứ 2, “Mỗi ngày một chuyện”; Phóng sự – Ký sự – Điều tra “Chống lãng phí, thực hành tiết kiệm”; Bút ký – Phóng sự “Môi trường và Cuộc sống”… Báo cũng triển khai nhiều họat động xã hội, từ thiện như: Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 39 – Vì hòa bình – 2012; Giải bóng bàn Cúp Báo Hànộimới lần thứ nhất; trao quà hỗ trợ các gia đình chính sách gặp khó khăn, gia đình nghèo ở địa bàn Hà Nội…

Cùng với các ấn phẩm báo giấy, Báo Hànộimới Điện tử cũng luôn cập nhật đầy đủ, nhanh, phản ánh đúng, trúng những vấn đề bạn đọc quan tâm, bình quân có từ 40.000 – 50.000 lượt bạn đọc truy cập/ngày. Năm 2012, Báo đã triển khai thành công truyền hình, phát thanh Internet trên Báo Hànộimới Điện tử và trên thiết bị di động.

Song song với hoạt động chuyên môn, Đảng ủy, Ban Biên tập Báo Hànộimới luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ; kịp thời thực hiện việc rà soát, luân chuyển cán bộ, phóng viên trong nội bộ cơ quan. Trong năm 2012, được sự đồng ý của Thành uỷ, Ban Tổ chức Thành uỷ, Đảng ủy, Ban Biên tập báo Hànộimới đã phối hợp tổ chức xét tuyển viên chức 44 cán bộ, phóng viên.

Về công tác xây dựng Đảng, năm qua, Đảng ủy Báo Hànộimới đã kết nạp được 8 quần chúng tích cực vào Đảng, công nhận chính thức 8 đảng viên dự bị; tổ chức Lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho 2 đảng viên.

Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2013, Báo Hànộimới sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các ấn phẩm báo chí, đẩy mạnh tuyên truyền toàn diện trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố năm 2013; tăng cường nguyên tắc báo chí hiện đại: giải đáp những câu hỏi, những búc xúc, nguyện vọng của bạn đọc…

Tổng Biên tập Tô Quang Phán cũng kiến nghị Thành phố phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển Báo Hànộimới đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 theo hướng xây dựng Báo Hànộimới là cơ quan truyền thông đa phương tiện, đa sản phẩm của Thành ủy Hà Nội, đủ sức chi phối về thông tin, tài chính báo chí trên địa bàn và một phần ở tầm quốc gia; Xem xét đầu tư từ ngân sách hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại cho Báo Hànộimới, trong đó tập trung xây dựng Tòa soạn điện tử tích hợp hiện đại, xây dựng Báo Hànộimới Điện tử tiếng Anh và tiếng Trung để phục vụ công tác đối ngoại của Đảng; Xem xét đầu tư từ ngân sách xây dựng trụ sở mới, hiện đại cho Báo Hànộimới nhằm tạo điều kiện để Báo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị đòi hỏi ngày càng cao.

Đánh giá cao những kết quả hoạt động của Báo Hànộimới, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị khẳng định: Những hoạt động của thành phố, những sự kiện trọng đại của đất nước và quốc tế đã được Báo Hànộimới phản ánh nhanh, đa dạng, Báo ngày càng khẳng định được vị thế là một trong những tờ báo hàng đầu của cả nước.

Bí thư Thành ủy đề nghị, những cán bộ, phóng viên của Báo Hànộimới phải luôn phản ánh về các sự kiện, hiện tượng của Thủ đô và cả nước với tư cách là người trong cuộc, là người chia sẻ và cao hơn nữa là người dẫn dắt, phải nói được tiếng nói của đại diện, của xu thế, của số đông, theo cái đúng, cái tốt, chứ không phải chỉ có phê phán dữ dội.

Bí thư Thành ủy cũng ghi nhận những kiến nghị của Báo Hànộimới và đề nghị Báo Hànộimới cần cụ thể hóa hơn nữa các đề án, trên cơ sở đó, thành phố sẽ cân đối nguồn lực và hỗ trợ thực hiện.

Nhân dịp Xuân về, thay mặt lãnh đạo Thành phố, Bí thư Thành ủy đã dành những lời chúc tốt đẹp nhất với tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Hànộimới.

H.Vân (Hànộimới)

 


Báo Hànộimới ngày càng khẳng định vị thế là tờ báo hàng đầu

Monday, January 28, 2013

Khai mạc Hội Báo xuân Quý Tỵ 2013

Sáng 29-1, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt Xô, Hội Nhà báo TP Hà Nội đã khai mạc Hội Báo xuân Quý Tỵ 2013 và trao giải thưởng Báo chí Ngô Tất Tố năm 2012 cùng một số giải thưởng khác.
 
baoxuan
 
Đã thành truyền thống, từ nhiều năm nay, cứ đến dịp Tết, bạn đọc và báo giới lại háo hức mong đợi Hội Báo xuân, một hoạt động sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của giới báo chí Thủ đô nói riêng, của các cơ quan báo chí trên địa bàn Hà Nội và nhân dân Thủ đô nói chung.
Đến với Hội Báo xuân Qúy Tỵ 2013, bạn đọc và công chúng sẽ thấy được sự đổi mới mạnh mẽ của báo chí cả nước hội tụ trên địa bàn Thủ đô. 27 gian hàng của các cơ quan báo chí Thủ đô, báo chí TƯ và các ngành với hàng trăm ấn phẩm được trình bày một cách sinh động, hấp dẫn đã tạo sức hút bạn đọc tham dự Hội Báo xuân.
 
Nhóm tác giả Báo Hànộimới nhận giải Nhất Giải thưởng Ngô Tất Tố năm 2012
Nhóm tác giả Báo Hànộimới nhận giải Nhất Giải thưởng Ngô Tất Tố năm 2012
Cùng với những cảm nhận đổi mới về hình thức, bạn đọc đã thấy những nét đổi mới trong cách thể hiện nội dung của từng tờ báo. Đặc biệt, mỗi số báo Tết là tinh hoa, đặc thù của từng tờ báo, làm cho bức tranh xuân của báo chí Thủ đô và báo chí cả nước thêm rực rỡ.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Trần Gia Thái, Chủ tịch Hội nhà báo TP Hà Nội nhấn mạnh, tổ chức Hội Báo xuân cũng là một trong những việc làm thiết thực đưa báo chí đến với bạn đọc, lắng nghe ý kiến của công chúng để báo chí được cải tiến và nâng cao chất lượng.

Giải thưởng Báo chí Ngô Tất Tố năm 2012 gồm 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 4 giải Ba và 20 giải Khuyến khích. Loạt bài “Điểm tựa giữa trùng khơi” của nhóm phóng viên Báo Hànộimới được trao một giải Nhất. Ngoài ra, các phóng viên của Hànộimới cũng giành 2 giải Nhì, 1 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.
 

Hoạt động viết thư pháp tại Hội Báo xuân
Hoạt động viết thư pháp tại Hội Báo xuân
Ngoài Giải thưởng Báo chí Ngô Tất Tố, Hội Nhà báo Hà Nội cũng đã trao các giải thưởng cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải 2 cuộc thi viết về Dân số KHHGĐ và Gương người tốt việc tốt.

Hội Báo Xuân Quý Tỵ 2013 sẽ diễn ra trong các ngày, từ 29 đến 31-1.

 
T.Hoa (HNM)

Khai mạc Hội Báo xuân Quý Tỵ 2013

Nhà báo Mỹ từng phỏng vấn Tướng Giáp qua đời

Stanley Karnow, nhà báo kiêm nhà sử học và là tác giả một cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, vừa qua đời ở tuổi 87.

Theo AP, nhà báo Stanley Karnow, tác giả cuốn sách “Việt Nam: một lịch sử”, sáng qua từ trần ở tuổi 87 vì nhồi máu cơ tim tại nhà riêng ở Potomac, bang Maryland, Mỹ. Karnow từng giành giải Pulitzer cho quyển “In Our Image”, sách lịch sử về Philippines. 

 

Nhà báo Stanley Karnow, tác giả cuốn "Việt Nam: một lịch sử". Ảnh: AP

Nhà báo Stanley Karnow, tác giả cuốn “Việt Nam: một lịch sử”. Ảnh: AP

Với tư cách trưởng đại diện của tạp chí Time, phụ trách khu vực Đông Nam Á, ông là người đưa tin về cái chết của hai lính Mỹ đầu tiên tại Việt Nam năm 1959, và sau đó đưa tin về chiến tranh trong những năm 1970 cho Time, Washington Post và các hãng tin khác. 

Kết quả của quãng thời gian ông ở Việt Nam là sự ra đời của cuốn sách dày 750 trang “Việt Nam: một lịch sử” được xuất bản năm 1983 và bộ phim tài liệu đồng hành với nó, “Việt Nam – Thiên lịch sử truyền hình”. Không giống như những cuốn sách, phim ảnh và bản tin thời sự hàng tối về Việt Nam những năm 1960 và 1970, chỉ tập trung vào vai trò của Mỹ và hệ quả của nó ở Mỹ và nước ngoài, ông Karnow chú ý phân tích về các bên trong cuộc chiến và lần theo lịch sử, văn hóa Việt Nam. Cuốn sách của Karnow trở thành một trong những sách bán chạy nhất và được khen ngợi, còn bộ phim tài liệu giành được 6 giải Emmy và là một trong những bộ phim được xem nhiều nhất vào thời điểm đó. 

Karnow cũng từng có cơ hội phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho tạp chí New York Times hồi năm 1990. Bài viết của ông có tựa đề “Ký ức của Tướng Giáp”.

 Stanley Karnow thường được mời phát biểu, xuất hiện trên truyền hình và tham khảo ý kiến về các sự kiện thời sự. Theo USA Today, Karnow hồi năm 2009 từng trao đổi với tướng Stanley McChrystal, tư lệnh quân Mỹ tại Afghanistan về điểm giống nhau giữa chiến tranh Việt Nam và Afghanistan. “Chúng ta học được gì từ Việt Nam ư?”, AP dẫn lời Karnow sau đó nói. “Chúng ta học được rằng ta không nên ở đó ngay từ đầu”. 

Trọng Giáp (Vnexpress)


Nhà báo Mỹ từng phỏng vấn Tướng Giáp qua đời

Sunday, January 27, 2013

Cựu bộ trưởng kinh tế Đức bị tố gạ tình phóng viên

Cựu bộ trưởng kinh tế Đức Rainer Bruederle đã bị một nữ phóng viên của tạp chí Stern cáo buộc buông lời gạ gẫm đầy khiếm nhã đối với cô tại quầy bar khách sạn, vụ việc khiến chính giới Đức nổi sóng. 

Nữ phóng viên 29 tuổi Laura Himmelreich, viết trên tờ báo tuần Stern rằng chính giá gia Rainer Bruederle của đảng Dân chủ tự do (FDP) đã liếc nhìn vào ngực cô và nói: “Cô cũng có thể căng đầy trong một chiếc áo dirndl” (dirndl là loại chiếc váy trễ cổ truyền thống dành cho phụ nữ của vùng Bavaria) hôi năm ngoái. 

Theo lời Himmerlreich, sau đó ông Bruederle nói với cô: “Các nhà chính trị luôn gục ngã trước các phóng viên.”

Tiết lộ nói trên năm trong một bài báo đề cập tới chuyện nhiều quan chức thích “đùa cợt” đối với cánh phóng viên nữ. 

Trong khi đó, ông Bruederle (67 tuổi), từng nắm giữ chức cựu bộ trưởng kinh tế, đồng thời đang cạnh tranh chức chủ tịch FDP với đương kim bộ trưởng kinh tế gốc Việt Philipp Roesler. 

Bruederled đã từ chối bình luận về bài báo trên, song các quan chức hàng đầu của FDP đã lên tiếng bảo vệ chính trị gia này, cáo buộc phóng viên nói trên đã phạm vào một “điều cấm kỵ” khi tiết lộ những câu chuyện trong các cuộc rượu mang tính riêng tư. 

“Cách thức để thông báo về một việc diễn ra cách đó một năm thật hoàn toàn không công bằng,” Bộ trưởng Ngoại giao Guido Westerwelle cho hãng thông tấn DPA biết. 

“Rõ ràng và có cơ sở là bài báo này nói nhiều về phóng viên của Stern hơn là về ngài Bruederle,” đại diện FDP Rainer Stinner nói. 

Ngay cả đảng Dân chủ Xã hội đối lập cũng vào cuộc.

 “Nó cho thấy một cách lý giải kỳ quặc về một người tác nghiệp bằng cách trò chuyện với một chính trị gia tại một quầy bar khách sạn lúc nửa đêm,” đại biểu quốc hội Sebastian Edathy nói trên tờ Tageszeitung. 

Tuy nhiên, một số bài xã luận đã chỉ trích gay gắt cách cư xử lỗ mãng mà phụ nữ phải đối mặt trong công việc cũng như bức tường im lặng xung quanh vấn đề này, thậm chí ngay cả ở một đất nước mà chính trị gia có quyền lực nhất là một phụ nữ, đồng thời là đất nước được coi là “có đạo đức” hơn so với nước láng giềng Pháp. 

Cây bút Nina Bovensiepen của tờ Sueddeutsche Zeitung đã gọi vụ việc này là “mối quan hệ vô hại” nhưng cũng nói rằng nó đã đụng chạm đến một vấn đề nghiêm trọng. 

“Vấn đề này vẫn do đàn ông chiếm ưu thế,” cô viết. “Các cáo buộc về tình dục và vượt quá giới hạn rõ ràng là rất phổ biến ở đây.” 

Một biên tập viên có thâm niên của tạp chí Der Spiegel, Patricia Dreyer, nói rằng cô rất “biết ơn” phóng viên của Stern. 

“Các phóng viên nữ thường gặp phải những lời nhận xét ngu xuẩn, những sự quyến rũ ngớ ngẩn, bị hạn chế sự xuất hiện và gặp tai tiếng vì giới tính của mình giống như hàng triệu phụ nữ trong các lĩnh vực khác và đang phát ốm vì điều đó,” cô viết. 

Cô lưu ý rằng những cuộc “họp báo có cồn” bên lề các sự kiện chính trị là thường là nơi để các phóng viên tìm kiếm các tin tức hậu trường.

 Anja Maier của Tageszeitung cho biết thêm: “Sự ác ý chống lại Himmelreich, những lời dèm pha và khiếm nhã – đó là tất cả những dấu ấn rõ ràng cho thấy cô đã làm đúng: mở ra mặt tối của mối quan hệ giữa chính trị và truyền thông.”

Rainer Bruederle (trái) và bộ trưởng kinh tế gốc Việt Philipp Roesler tại đại hội đảng FDP (Nguồn: AFP)

Rainer Bruederle (trái) và bộ trưởng kinh tế gốc Việt Philipp Roesler tại đại hội đảng FDP (Nguồn: AFP)

 

Cuộc tranh luận này là một ví dụ điển hình về truyền thông mạng xã hội, khi các tài khoản Twitter ở Đức đã xuất hiện một cơn lũ những lời luận bàn về đề tài tình dục trong cuộc sống hàng ngày, cũng như vấn đề nữ quyền. 

Người phát ngôn của Thủ tướng Angela Merkel, Steffen Seibert đã từ chối bình luận về những cáo buộc chống lại Bruederle, nhưng ông nói rằng nền tảng pháp luật cnhững vụ việc như này cần phải rõ ràng. 

“Tất nhiên thủ tướng tin vào cách tiếp xúc chuyên nghiệp và có phép tắc trong chính trị cũng như giữa các chính trị gia với các phóng viên,” ông nói trong một cuộc họp báo thường kỳ./.

 

(Nguồn: Vietnam+)


Cựu bộ trưởng kinh tế Đức bị tố gạ tình phóng viên

Saturday, January 26, 2013

Báo Công Thương có Tổng biên tập mới

Ngày 23/1/2013, thay mặt lãnh đạo Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải đã trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Quý– Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức Tổng biên tập Báo Công Thương.

Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải trao quyết định bổ nhiệm chức danh Tổng Biên tập cho đồng chí Nguyễn Hữu Quý.

Thứ trưởng Nguyễn Nam Hải trao quyết định bổ nhiệm chức danh Tổng Biên tập cho đồng chí Nguyễn Hữu Quý.

Tại buổi trao quyết định bổ nhiệm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Nam Hải khẳng định: Đây là vinh dự cho đồng chí Nguyễn Hữu Quý nói riêng và Báo Công Thương nói chung. Vinh dự lớn nhưng cũng đi cùng trách nhiệm nặng nề, nhất là trong tình hình nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, ảnh hưởng đến hoạt động báo chí, trong đó có Báo Công Thương. Bên cạnh đó, năm 2013 cũng có thuận lợi và thách thức nữa là việc Báo VEN sáp nhập với Báo Công Thương. Thuận lợi ở đây là sự tập hợp lực lượng nhưng đồng thời cũng là khó khăn do số lao động tăng cao. Thứ trưởng tin tưởng sau khi sáp nhập, lãnh đạo Báo Công Thương hợp nhất sẽ đưa báo vượt qua khó khăn, góp phần cùng Chính phủ và Bộ Công Thương từng bước khôi phục niềm tin của doanh nghiệp; truyền tải cơ chế, chính sách của nhà nước trong lĩnh vực ngành Công Thương; là cầu nối giữa doanh nghiệp với ngành Công Thương. Đối với đồng chí Nguyễn Hữu Quý, luôn có bản lĩnh vững vàng, tập hợp cán bộ, biên tập viên, phóng viên đoàn kết, đưa tờ báo ngày một lớn mạnh.

Nguyễn Hải  (Báo Công thương)


Báo Công Thương có Tổng biên tập mới

Larry Burrows và những bức ảnh gây chấn động về cuộc chiến ở Việt Nam

Larry Burrows, phóng viên ảnh chiến trường, ghi lại một ngày sinh tử của binh lính Mỹ trên một chiếc trực thăng tháng 3/1965, tạo nên bộ ảnh tư liệu quý giá về sự ác liệt của cuộc chiến. 

Nhân kỷ niệm 40 năm ngày ký kết Hiệp định Paris dẫn đến việc Mỹ phải rút toàn bộ quân ra khỏi Việt Nam, tạp chí Life giới thiệu lại bộ ảnh “Một ngày cùng bay với Yankee Papa 13″ – từng đăng tải ngày 19/4/1965 và gây chấn động dư luận bởi nó cho thấy mức độ ác liệt của cuộc chiến. Trong lần tái xuất này, Life đưa ra những bức ảnh chưa từng công bố trong cả phóng sự.

Mùa xuân năm 1965, chỉ trong vài tuần, 3.500 lính thủy đánh bộ Mỹ được điều đến Việt Nam. Larry Burrows, một phóng viên ảnh người Anh khi đó 39 tuổi, làm việc cho tạp chí Life, gửi về tổng bộ “báo cáo từ Đà Nẵng” và chỉ ít ngày sau, cả thế giới phải rúng động bởi phóng sự về chuyến bay tử thần. 

Đội trực thăng của Thủy quân lục chiến Mỹ với nhiều máy bay Yankee Pappa (YP) tập trung ở Đà Nẵng để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển một tiểu đoàn của quân đội Việt Nam Cộng hòa đến một địa điểm cách thành phố 32 km trong ngày 31/3/1965.

 

Một ngày trước khi thực hiện nhiệm vụ, James Farley, 21 tuổi, cùng với xạ thủ của mình, Wayne Hoilien, 20 tuổi, đi chơi và thăm thú trên đường phố Đà Nẵng. Trong ảnh, Farley tinh nghịch thử một chiếc mũ.

 

Farley, chỉ huy chiếc Yankee Papa 13, hăm hở cầm khẩu súng máy M-60 lên trực thăng.

 

Yankee Papa 13 là một trong 17 trực thăng tham gia nhiệm vụ. Phi công chính và phụ đã sẵn sàng, xạ thủ Hoilen lên đạn cho khẩu M-60.

 

Trực thăng đáp xuống cánh đồng, những người trên máy bay nhảy xuống tham chiến.

 

Trực thăng và lính Mỹ trên đồng lúa, nhìn từ máy bay Yankee Papa 13.

 

Một chiếc trong đội, YP 3, bị hạ. Từ phía YP 3, một xạ thủ bị thương – trung sĩ Owens, chạy về phía YP 13 trong khi Farley đứng đón ở cửa.

 

“Trong buồng lái chiếc YP 3, chúng tôi nhìn thấy phi công đã đổ sập thân hình xuống bàn điều khiển. Anh ta không cử động. Mặt anh ta đầy máu và có một lỗ ở cổ. Chúng tôi tin rằng anh ta đã chết”, Phóng viên Burrows vừa chụp ảnh vừa ghi âm. “Tôi quỳ xuống đất để tránh đạn”.

 

Farley tiếp tục bắn để thoát khỏi hiện trường. Anh ta vừa nã đạn ra ngoài vừa nhìn chằm chằm vào viên phi công phụ của trực thăng YP 3 đang nằm trên sàn.

 

 

Farley lấy đồ sơ cứu cho vết thương của phi công phụ Magel của YP 3, trong khi Hoilen chăm sóc cho xạ thủ Owens (đeo kính đen) ngồi gục mặt cạnh đó. Owens bị vỡ vai vì đạn.


Kiệt sức trước những căng thẳng, Farley bước qua xác Magel trong khi Hoilien cố gắng an ủi Owens. Đột nhiên, Farley chửi thề rồi bật khóc. Ban đầu anh ta còn giấu mọi người nhưng về sau không quan tâm ai đang nhìn mình khóc.

 

Về đến Đà Nẵng, Owens được đưa xuống khỏi máy bay để đi chữa trị vết thương.

 

Trên sàn máy bay đầy vỏ đạn đã sử dụng trong trận chiến.

 

Farley và Hoilien, kiệt quệ sau chuyến bay, nói với những người khác rằng nếu chỉ ở lại trên cánh đồng đó thêm 10 giây nữa thôi thì họ sẽ trúng đạn và không bao giờ quay về được nữa.

 

Trong kho tiếp tế, tay che mặt, James Farley òa khóc vì một ngày mệt mỏi và đau thương trên chiến trường.

 

6 năm sau khi đăng phóng sự “Một ngày cùng Yankee Papa 13″, Larry Burrows tử nạn cùng 3 phóng viên khác khi chiếc trực thăng chở họ bị bắn rơi trên đất Lào tháng 2/1971.

Vũ Hà (VnExpress. Ảnh: LIFE)


Larry Burrows và những bức ảnh gây chấn động về cuộc chiến ở Việt Nam

Nghề nguy hiểm và những bài báo… nguy hiểm!

Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cơ quan báo chí truyền thông là tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và các loại tệ nạn xã hội mà Đảng và Nhà nước phát động. Để đảm bảo mục tiêu truyền tải thông tin đến công chúng một cách trung thực, khách quan và có định hướng, tại các cơ quan báo chí truyền thông đã hình thành nên một trong những loại hình hoạt động đặc thù đó là hoạt động báo chí điều tra.

Đây cũng được xem là một mảng đầy gai góc và nguy hiểm bậc nhất của nghề báo. Tuy nhiên, chính nhờ những bài báo thuộc thể loại điều tra này, mà nhiều hành vi vi phạm pháp luật, những thói hư tật xấu và những vấn đề được coi là mặt trái của xã hội bị đẩy lùi, nhiều tập thể, cá nhân bị xử lý trước pháp luật… Nghề báo dù vất vả, nhiều khi luôn đối mặt với những hiểm nguy là vậy nhưng qua đó lại đem đến cho người cầm bút những trải nghiệm sâu sắc, bao kỷ niệm khó phai. Những câu chuyện của các nhà báo dưới đây đem đến cho bạn đọc nhiều suy ngẫm, cảm xúc nghề nghiệp… 

Một vụ phóng viên bị hành hung

Một vụ phóng viên bị hành hung

Nhà báo Trần Thanh Tường, Trưởng ban Kinh tế – Xã hội Báo Đại Đoàn kết: Hút chết trên sông Sài Gòn! 

Trong quãng đời làm báo của mình, với tôi, “Đêm thác loạn trên sông Sài Gòn” là một kỷ niệm khó phai. Và, cũng là một trong nhiều lần… “hút chết”: Dạo ấy, tôi là phóng viên báo Công an TP. Hồ Chí Minh, công tác tại Văn phòng đại diện Hà Nội. Đầu năm 2003, tôi là một trong những phóng viên đầu tiên của tờ báo này thực hiện chủ trương “luân chuyển công tác” phóng viên. Tôi vào Sài Gòn làm báo với nhiều bỡ ngỡ, lạ đất, lạ người, lạ cả tác phong và môi trường làm báo. Cũng may, được nhiều đồng nghiệp giúp đỡ, “tư vấn” các vấn đề, đề tài nên tôi hăm hở lao vào thực hiện ngay và có những kết quả thực tế. Khoảng giữa tháng 6 năm đó, qua nguồn tin từ các mối quan hệ, tôi nắm được thông tin từ khoảng 22 giờ đêm đến sáng sớm một đêm cuối tuần, ở giữa dòng sông Sài Gòn sẽ có một cuộc “mây mưa” đúng nghĩa của một số “anh chị tay chơi” Sài thành. Cuộc chơi “thác loạn” này diễn ra trên một chiếc tàu nhỏ neo đậu trên sông, đoạn gần bến Bạch Đằng. “Cơ sở bí mật” của tôi đã mô tả về diễn tiến của cuộc chơi này “từ A đến Z” và chưa từng có bao giờ, khiến tôi càng thêm háo hức. Được biết những đối tượng tổ chức cuộc ăn chơi thác loạn này, chủ yếu là người Việt đang sinh sống ở nước ngoài, vài tháng lại về hò hẹn và tổ chức những cuộc chơi thác loạn như thế một lần ngay giữa sông Sài Gòn!. 

Có thông tin, lên kế hoạch tác nghiệp xong, tôi và phóng viên Đặng Hồng Giang (cùng cơ quan) bàn bạc, phác thảo phương án tiếp cận. Cái khó, chúng tôi là người lạ, chắc chắn không “đủ tuổi” ra bến, xuồng ca nô chạy lên tàu neo đậu giữa sông như những tay chơi thứ thiệt. Và nếu chỉ sơ sểnh một chút thôi, mọi phương án kế hoạch sẽ trở nên thất bại hoàn toàn và cũng khó bảo toàn cả tính mạng nữa! Cuối cùng, chúng tôi thống nhất chạy xe honda đến Phòng CSGT đường thủy (nay là phòng PC68 – Công an TP. Hồ chí Minh) để nhờ các cán bộ ở đây có các phương án hỗ trợ quá trình tác nghiệp và đã nhận được sự giúp đỡ. Tôi là người sẽ trực tiếp tiếp cận con tàu đang neo đậu giữa sông. 

Nhưng việc làm sao để tôi leo lên được boong tàu mà không bị lộ mới là vấn đề phải tính toán. Chạy xuồng máy chuyên dụng của CSGT đường thủy ra áp sát tàu thì chẳng khác “lạy ông tôi ở bụi này”! Đúng cái lúc khá rối trí đó, khi chúng tôi đứng trên bờ nhìn ra phía chiếc tàu sáng đèn và phát nhạc ầm ĩ thì có một vài chiếc xà lan lặng lẽ chạy qua. Tôi đề xuất bám theo một trong những chiếc xà lan đó và đề nghị người lái cho sát chiếc tàu là mục tiêu của chúng tôi. Đó có lẽ cũng là phương án khả dĩ nhất vào lúc bấy giờ. 

Phương án được chấp nhận. Tôi lận lưng chiếc máy ảnh nhỏ và một máy ghi âm kỹ thuật số như một chiếc bút bình thường cài vào túi áo sơ mi. Chiếc xuồng máy chuyên dụng của CSGT đường thủy không bật đèn pha lặng lẽ rẽ sóng chạy ngược lại áp sát một chiếc xà lan chở vật liệu xây dựng đang ì ì giữa sông. Sau đó rất nhanh, tôi được lên xà lan và xuôi về phía con tàu mà chúng tôi đã chọn là mục tiêu. May là khi xà lan áp sát, tôi nằm trên nóc buồng lái xà lan mà không bị phát hiện, nên tôi đã “đu người” bay lên cầu tàu và chui vào boong ở ngay tầng hai chiếc tàu. Chiếc tàu này có 3 tầng, tạm hiểu tầng trên cùng là nơi đặt quầy bar và các bàn tối để uống cà phê, hóng gió; tầng thứ hai (ở giữa) là sàn nhảy; và tầng dưới cùng là những “cabin” nhỏ được quây sơ sài bằng những tấm rèm cẩu thả, dùng để cho các đôi trai gái cả ta lẫn Tây cùng … thác loạn. 

Đêm giữa sông Sài Gòn trời bắt đầu mưa mỗi lúc thêm nặng hạt. Tôi ngồi vào bàn trước khi móc ví lấy tờ 50 nghìn mua một chai bia “Foster” nhỏ mà không được “thối lại” (trả tiền thừa). Sau này, tôi cứ buồn cười bởi chi tiết này, vì mình quá “quê độ”. Rất may, không “thối lại tiền” tôi cũng không thắc mắc gì mà lặng lẽ quay ra bàn ngồi. Phải thú nhận rằng bộ dạng tôi không giống dân chơi, lại đi một mình, nên tôi bắt đầu bị “đèn soi”. Tôi mặt lạnh rời chỗ ngồi và đi loanh quanh lên xuống các khoang tàu, ý như đi tìm bạn bè đi cùng, và đi đâu cũng bị mấy tay “mặt rô” cao to như hộ pháp bám theo “canh me” như hình với bóng. Tôi mặc kệ (chứ biết làm sao!) và cứ “ghi nhận thực tế” các cảnh thác loạn trên chiếc tàu nhỏ ấy vào trong bộ não của mình. Mấy lần định rút máy ảnh ra, nhưng lại nhanh tay đẩy vào thắt lưng vì chắc chắn chỉ cần một ánh đèn flash lóe lên, mấy gã hộ pháp kia chắc chắn sẽ cho mình xuống “tắm” sông Sài Gòn ngay tắp lự. Hồi đó, cánh phóng viên chúng tôi cũng không có ai xài điện thoại di động có chế độ chụp hình. Đành bó tay! 

Vào khoảng 2 giờ sáng đêm hôm đó, trời vẫn mưa to, sông Sài Gòn vẫn mịt mùng nhưng những chiếc xuồng chở các “tay chơi” ra tàu thác loạn vẫn không dừng lại. Lượng người đông, con tàu nhỏ oằn mình hết sức và… quá tải. Dưới khoang hầm, nơi được đặt khoảng 30-40 chiếc “ca bin” và lúc nào cũng không ngót tiếng thở hổn hển, tiếng rên rỉ, thậm chí tiếng “oh yeah” như ve sầu mùa hạ, bỗng bắt đầu có những tiếng kêu thất thanh: “Nước tràn. Chìm tàu”… Và tôi, dù rất lo lắng nhưng (hình như) chẳng còn nhớ gì mình là ai nữa, đã chạy ngược xuống khoang hầm, trong khi người ở dưới đó thì cứ lũ lượt chạy lên. Có người, vừa chạy vừa mặc vội quần áo, và cũng có người chẳng kịp mặc, cứ thế ôm quần áo mà chạy. Có lẽ, trong cuộc đời làm báo của mình, tôi khó có cơ hội chứng kiến những “thước phim” tương tự như thế thứ hai! 

Dưới khoang hầm khi tôi xuống và chứng kiến, hơn chục người đang hì hụi tát nước ra ngoài. Sau này tôi mới biết, nước ngoài sông tràn vào tàu qua mấy chỗ sàn boong hơi thấp, chứ không phải tàu bị thủng hay bục gì đó. Và nhận được tín hiệu ứng cứu của tôi, phóng viên Hồng Giang cùng một vài chiến sĩ CSGT đường thủy đã đưa tôi vào bờ an toàn, dù tất cả chúng tôi đều bị mưa ướt như chuột lụt. 

Nhà báo Tuấn Anh, Trưởng phòng Phóng viên Thanh tra Báo Thanh tra: Bị kiện vì nói lên… sự thật! 

Cách đây gần 4 năm, khi nhận được đơn thư của các công dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa kêu cứu về việc bị chính quyền địa phương chèn ép, buộc giao đất trái luật cho doanh nghiệp… tôi đã được Ban biên tập giao việc điều tra. Sau 3 bài báo đầu tiên, Thanh tra Chính phủ đã thành lập Đoàn thanh tra làm rõ những khuất tất tại đây (Dự án Khu đô thị mới Phước Long). 

Ngày tôi vào Khánh Hòa gặp dân, cũng là ngày tôi vô tình gặp được tổ công tác của Thanh tra Chính phủ. Sau 3 bài viết, một cán bộ của Đoàn thanh tra đã gọi điện cho tôi hỏi: “Anh viết vậy, Tổng Thanh tra biết ký như thế nào?” Tôi đáp, “ký như thế nào do tham mưu của đoàn thanh tra. Còn tôi viết như thế nào là do thực tế và lương tâm nghề nghiệp. Nếu sai xin chịu kỷ luật”. Quả nhiên, sau đó tôi đã bị “kiện” lên Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông và Tổng Thanh tra Chính phủ bởi một Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa với đủ các lý do khác nhau cho rằng tôi có hành vi gây rối, kích động, vi phạm Luật Thanh tra … Và, tất nhiên sau đó đã có một cuộc kiểm tra, làm rõ những nội dung từ bài báo của tôi và theo đơn phản ảnh của “đối thủ”. Kết quả là, nhờ có sự công tâm của các cơ quan có thẩm quyền, các đối tượng liên quan đã bị xử lý trước pháp luật, bản thân tôi bình an vô sự. 

Còn cách đây chưa lâu, khi được giao điều tra về một doanh nghiệp có dấu hiệu chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng, trốn thuế, vi phạm các quy định trong sản xuất thuốc chữa bệnh… tôi cũng bị đủ các áp lực từ các mối quan hệ dội về. Nào là từ ban nọ trên Trung ương (to lắm!), nào là thủ trưởng này là bạn của lãnh đạo kia … để “phanh” cho bằng được. Và đương nhiên, đơn kiện lại xuất hiện tới tấp và tôi lại phải gò lưng ra giải trình. Hoặc có những cuộc rỉ tai: “Dây vào đó làm gì cho mệt!” 

Tuy vậy, điều khiến tôi ngại nhất vẫn là các cuộc điện thoại gọi đến đe dọa bản thân và gia đình. Rồi, bị vu khống, lăng mạ trên trang mạng của doanh nghiệp nọ, khi báo có ý kiến với Sở Thông tin Truyền thông thì họ cứ lờ tịt đi… Thông tin mới nhất mà tôi nắm được, vị lãnh đạo Cty này đã bị khởi tố hình sự vì những tội danh nói trên. 

Nhà báo Trần Đức Vinh, Trưởng ban Pháp luật & Bạn đọc Báo Pháp luật Việt Nam: “Chiến thắng của lẽ phải, của chân lý”

 “Nghề báo – nghề nguy hiểm, có lẽ ai cũng biết. Song, những bài báo có thể gây nguy hiểm cho cá nhân, xã hội hay cho chính tác giả thì không phải độc giả nào cũng biết. Ví như, tham nhũng mà bị báo chí phanh phui thì rõ là gây nguy hiểm cho người khác (người xấu), sẽ dẫn đến việc người ta có xu hướng mua chuộc hoặc trả thù nhằm bưng bít thông tin. Mặt khác, cũng có nhà báo viết sai sự thật, chỉ “nghe hơi nồi chõ” mà đăng báo như thật, đó là vụ “Bố chồng dính vào nàng dâu”- đây được xem như những thông tin xấu bẩn, độc hại mà nó đã gây nguy hiểm rất lớn cho xã hội”!

 Tâm sự về những nguy hiểm trong quá trình tác nghiệp và viết mảng điều tra, nhà báo Trần Đức Vinh cho biết: “Năm 2003, tôi được phân công xác minh đơn của một số người dân ở một xã của một tỉnh đồng bằng Bắc bộ về tình trạng cán bộ xã chia đất trái phép, làm giả hồ sơ thương binh… Sau khi điện thoại đặt lịch, tôi về địa phương gặp người có đơn rồi lên làm việc với lãnh đạo xã thì thấy gần chục người dân đứng ngoài phòng họp. Trong khi cán bộ hết bao biện rồi quay sang xin bỏ qua, thì những người đứng ngoài cửa thì buông lời đe dọa “hết đường về Hà Nội”. Làm việc xong, vừa ra khỏi cổng ủy ban thì mấy chục người lố nhố cầm gậy, liềm hái ùa ra quây lấy tôi chửi bới, đe dọa.

Tôi quay vào ủy ban để tìm kiếm sự an toàn thì thấy cửa phòng họp và các phòng đều đóng kín, kể cả phòng bảo vệ. Đành liều, tôi phóng bạt mạng nhưng đám người đuổi theo rất sát, gạch đá, gậy gộc ném tứ tung. Thời đó chưa đội mũ bảo hiểm, chiếc mũ lưỡi trai đang đội bị rơi tôi cũng không dám dừng nhặt; không quen đường nên sau một hồi chạy lòng vòng tôi lại ra đúng đường trước cổng ủy ban; lại tốc ga bỏ chạy, phía sau đám người vẫn đuổi trong khi trời bắt đầu nhá nhem tối. Đang chạy rất nhanh tôi phát hiện 4 người đi hai xe máy chạy trước giơ gậy ra. Tôi nghĩ dừng cũng chết nên lao thẳng vào nhưng gần đến nơi nghe tiếng gọi tên mình tôi giảm tốc độ thì một người nói “anh đi theo em”. Không biết là ai nhưng hoảng quá nên tôi đành đi theo; sau một hồi ngoắt nghéo họ dẫn tôi ra đến tỉnh lộ để về Hà Nội. 

Đến lúc này, nhìn kỹ tôi mới biết một trong bốn người là con trai của người viết đơn tố cáo. Chưa kịp cảm ơn, thì các “ân nhân” vội vàng quay xe đi vì sợ đám người kia phát hiện. Vụ việc sau đó được xử lý nghiêm, nhiều đối tượng đã bị xử lý hình sự vì tội cố ý làm trái và giả mạo giấy tờ của cơ quan Nhà nước; còn những người đuổi theo tôi hôm đó là những người được làm giả thương binh, những người mua đất trái phép… 

Còn về vụ đối đầu với Cty Lavie, từ một bài viết cảnh báo tình trạng nước khoáng không đảm bảo chất lượng nói chung với tài liệu khoa học chắc chắn, có thật, nhưng doanh nghiệp này cho rằng họ bị ảnh hưởng bởi bài báo nên khiếu nại với lời lẽ thiếu tôn trọng và yêu cầu đính chính nhưng không được đáp ứng. Cty LaVie khởi kiện châm ngòi cho cuộc chiến pháp lý giữa doanh nghiệp và giới báo chí nói chung về vấn đề “như thế nào là sự thật trong báo chí”. Lúc đó, đã là dân điều tra lành nghề nhưng tôi vẫn hoang mang vì nếu thua thì ngoài việc bồi thường vật chất rất lớn (như mọi người nói là bán ½ tòa soạn để bồi thường), thì sự nghiệp làm báo của tôi chắc chắn chấm dứt, thậm chí còn có thể bị quy tội hình sự về hành vi vu khống, viết sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng. 

Bởi, với lợi thế của mình là doanh nghiệp nước ngoài, Cty Lavie kêu cứu lên Chính phủ, Bộ Công nghiệp, Đại sứ quán Pháp, Bộ Thương mại, Thanh tra Chính phủ và một số bộ, ngành… Nhưng sau hai năm trời với gần 60 bài viết cùng sự hỗ trợ lên tiếng của báo giới lúc đó, chúng tôi đã chiến thắng tại phiên sơ thẩm dân sự do TAND TP Hà Nội xét xử (án có hiệu lực sau 15 ngày vì Cty Lavie đã phải tâm phục khẩu phục); về hành chính thì Thanh tra Chính phủ đã kết luận chúng tôi không sai. Đúc kết vụ việc, một nhà báo lão thành đã nói với tôi, đây là chiến thắng của lẽ phải, của chân lý”. 

Chí Tuyên – Thành Vĩnh (Công luận)


Nghề nguy hiểm và những bài báo… nguy hiểm!

Chức năng tìm kiếm ảnh mới của Facebook hỗ trợ nhà báo

Facebook vừa công bố chức năng tìm kiếm ảnh (Graph Search) mới tại New York và chức năng này có tiềm năng trở thành cánh tay trái của các nhà báo. 

Khi các nhà báo luôn phải “săn” các nguồn thông tin và các bức ảnh mới để đi kèm với các tin tức, tính năng tìm kiếm thông minh mới nhất của mạng xã hội này có thể mang đến nhiều cơ hội thông tin mới. Khả năng lớn nhất cho các nhà báo là chọn lọc thông qua các bức ảnh đã đăng tải trực tuyến và tìm kiếm các chuyên gia. 

Facebook1

Với cải tiến này mới này, người sử dụng tìm kiếm hình ảnh xã hội có thể tìm những hình ảnh về bạn bè thích các chương trình truyền hình cụ thể hoặc những bức ảnh do bạn bè chụp. 

“Chức năng tìm kiếm mới của Facebook cho phép các nhà báo tìm kiếm sâu hơn khi cố gắng tìm hình ảnh cụ thể cho thông tin của mình. Ví dụ, bạn đang viết một tin về một công ty cụ thể tại New York bạn đang tìm kiếm để phỏng vấn ai đó đang làm việc tại công ty này bạn có thể tìm kiếm việc này bằng cách gõ tìm kiếm những người đang làm việc với tên công ty đó tại New York để tìm kiếm những nhân viên có thể phỏng vấn”, Facebook cho biết. 

Các nhà báo hiện nay có thể thu hẹp tìm kiếm hơn nhiều để tìm kiếm những ai làm việc tại công ty với một tiêu đề cụ thể, và thực hiện điều tương tự để tìm kiếm ảnh. 

“Với hơn 240 tỷ bức ảnh trên Facebook, chức năng tìm kiếm ảnh sẽ giúp tìm kiếm ảnh đã được đăng tải và lọc các kết quả dễ dàng hơn, như tìm kiếm các bức ảnh đã đăng tải tại một vị trí cụ thể cũng như các bức ảnh trong một thành phố đến các bức ảnh được đăng tải về một địa danh cụ thể dựa trên từ tìm kiếm địa chỉ mà người sử dụng gõ. Đây được xem là một công cụ tuyệt vời trong các tình huống tin “nóng” hoặc thậm chí để tìm kiếm về một địa chỉ để nắm bắt điều gì xảy ra như thế nào”, Facebook cho biết. 

Ví dụ, Facebook mô tả cách sử dụng trang như thế nào trong Olympics London 2012 có thể là một công cụ quan trọng để tìm kiếm các bức ảnh: “Nếu bạn là một nhà báo viết tin tức, bạn có thể tối ưu tìm kiếm (ví dụ, các bức ảnh được chụp tại Olympic Park) để tìm kiếm các bức ảnh đã đăng tải trong một khu vực cụ thể và tìm kiếm các nguồn lực tiềm năng, và nếu khi được đồng ý bạn sẽ có bức ảnh trong câu chuyện của bạn. 

Đồng thời, Facebook cho biết chức năng tìm kiếm mới này giúp người sử dụng dễ dàng hơn trong việc theo sát các nhà báo bằng cách gõ “các nhà báo” để tìm kiếm phần đăng tin.

 

Mai Anh (ICT Press)


Chức năng tìm kiếm ảnh mới của Facebook hỗ trợ nhà báo

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thêm chức năng, nhiệm vụ mới

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 06/2013/QĐ-TTg ngày 24/1/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, thay thế Quyết định 83/2008/QĐ-TTg ngày 25/6/2008. 

Theo quyết định mới này, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ nay được xác định là cơ quan tích hợp thông tin hành chính điện tử và cơ quan thông tin truyền thông đa phương tiện của Chính phủ, thuộc Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quản lý trực tiếp. 

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ là tổ chức hành chính, có con dấu hình Quốc huy. Chức danh người đứng đầu là Tổng Giám đốc.

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thực hiện 3 chức năng, nhiệm vụ lớn là: Tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đầu mối kết nối mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan; tích hợp thông tin các dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ. 

Bên cạnh các chức năng, nhiệm vụ trước đây Thủ tướng Chính phủ đã quy định, tại Quyết định mới này, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ được giao thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ quan trọng trước đó do một số đơn vị chức năng của Văn phòng Chính phủ thực hiện, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. 

Đó là, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác bảo đảm thông tin phục vụ hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ. 

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức họp báo, tiếp báo chí, trả lời phỏng vấn báo chí của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ; theo dõi, tổng hợp thông tin từ báo chí, trình Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan kiểm tra, báo cáo về vấn đề báo chí nêu; phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý vấn đề báo nêu theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ. 

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ cũng là đơn vị chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan quản lý, xuất bản, phát hành Công báo in và Công báo điện tử nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Một nhiệm vụ mới khác của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ là tổ chức, bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ hành chính điện tử có liên quan đến hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 

Thủ tướng tiếp tục giao Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức thực hiện giao lưu, giao ban, đối thoại trực tuyến và các hình thức giao tiếp khác bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan với nhân dân. 

Thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức có hiệu quả các cuộc đối thoại trực tuyến với nhân dân của các thành viên Chính phủ (tính riêng năm 2012 đã có hàng chục cuộc); phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Truyền hình Quân đội nhân dân và Truyền hình Công an nhân dân thực hiện Chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” tạo thành những kênh thông tin – truyền thông hiệu quả gắn kết Chính phủ với người dân và doanh nghiệp, trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính Nhà nước. 

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ gồm Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc. 

Là bộ máy tổ chức tương đương cấp Tổng cục, cơ cấu của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ giảm từ 10 đầu mối xuống còn 6 đầu mối trực thuộc. Bao gồm 3 đơn vị hành chính là Ban Hành chính điện tử và Công báo, Ban Kế hoạch – Tài chính, Văn phòng; 3 đơn vị sự nghiệp gồm: Báo điện tử Chính phủ, Trung tâm Công nghệ và truyền thông đa phương tiện, Trung tâm Dữ liệu điện tử. Trong đó, Báo điện tử Chính phủ có cơ quan thường trú tại các thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ). 

Theo chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, bộ máy của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ được tổ chức lại, kiện toàn so với trước đây, nay chuyên sâu, chuyên nghiệp hơn, tập trung vào các chức năng, nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao. 

Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2013.

 

Minh Đạt (VGP News)


Cổng Thông tin điện tử Chính phủ thêm chức năng, nhiệm vụ mới