Tuesday, December 31, 2013

Các nhà báo truy vấn về “quyền phạt báo chí"

Phiên họp báo cuối năm của Bộ Tư pháp nóng lên khi các nhà báo truy vấn đến cùng vấn đề “ai cũng có quyền xử phạt báo chí”. Chủ trì buổi họp báo hôm nay (31/12), ông Trần Tiến Dũng, Chánh văn phòng, người phát ngôn Bộ Tư pháp đã chỉ định các đại diện phòng ban chức năng trả lời những vấn đề mà các nhà báo thắc mắc.



Trả lời câu hỏi của PV Infonet về quan điểm của Bộ Tư pháp khi hiện nay có nhiều bộ ngành khác có quy định về xử phạt báo chí, ông Đặng Thanh Sơn – Tổ trưởng Tổ triển khai đề án về xử lý vi phạm hành chính cho biết:  “Vừa qua Chính phủ ban hành Nghị định số 159/2013/NĐ-CP, quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí xuất bản. Tuy nhiên một số hành vi cũng thuộc báo chí nhưng lại quy định tại một số nghị định khác. Tôi xin đính chính nó nằm ở nghị định khác chứ không phải do các Bộ quy định. Đây là một vấn đề thực tiễn không chỉ xảy ra với báo chí mà còn có thể xảy ra ở lĩnh vực khác. Từ 130 nghị định bây giờ Chính phủ rút xuống còn 50 nghị định. Số lượng hành vi quy định trong mỗi lĩnh vực trong đó có báo chí lên đến mấy trăm ngàn hành vi cho nên có thể có sự trùng lặp, quy định ở lĩnh vực này và nó có thể nằm ở lĩnh vực khác là có thể xảy ra”.


phatbaochiTheo ông Sơn, về mặt nguyên tắc, Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật xử lý hành chính, quy định tại khoản 5 điều 2:  “Hành vi vi phạm hành chính phải được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước tương ứng, phù hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này nhưng do tính chất vi phạm đặc thù của hành vi đó, thì có thể quy định và xử phạt trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác”. Vậy là điều đó có thể xảy ra trường hợp mặc dù tuyệt đại đa số các hành vi phạm trong lĩnh vực báo chí xuất bản được nằm trong Nghị định của Chính phủ về lĩnh vực báo chí, nhưng cũng có thể những hành vi thuộc lĩnh vực báo chí có đặc thù ở lĩnh vực khác nên nằm ở nghị định khác. Vì nghị định của Chính phủ là tương đương nhau, trừ trường hợp tương đương nhau nhưng do tính đặc thù làm tăng tính xâm hại của hành vi thì mức phạt có thể tăng lên hoặc giảm đi.


Ông Sơn cho biết: “Về vấn đề thẩm quyền xử phạt là trên cơ sở quy định của luật, các nghị định sẽ quy định cụ thể hóa các chức danh và các cơ quan có thẩm quyền xử phạt”.


Tiếp nối ý kiến của ông Đặng Thanh Sơn, bà Phạm Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ pháp luật hình sự – hành chính chia sẻ: “Một nguyên tắc xử phạt là căn cứ vào hành vi vi phạm và hậu quả gây ra. Vì vậy, theo tinh thần xây dựng luật cũng như nghị định về cơ bản, hành vi thuộc lĩnh vực “nhà ai thì gửi về nhà đó”.  


Tuy nhiên có những hành vi gây hậu quả đặc thù cần phải xem xét kỹ càng. Bà Thoa lấy ví dụ, hành vi hút thuốc lá trong y tế thì bị cảnh cáo, phạt từ 100-300 nghìn, còn hút thuốc lá trong máy bay lại có mức xử phạt cao hơn nhiều.


Bà Thoa phân tích: “Việc đưa tin không trung thực quy định tại Nghị định 159/3013/NĐ-CP chưa rõ, chẳng hạn như đăng phát thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc minh họa rút tít không phù hợp với nội dung thông tin làm người đọc hiểu sai nội dung… Điều 24, Nghị định 80/2013/NĐ-CP về hành vi giả mạo liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn, hành vi này không ảnh hưởng đến một nhóm mức phạt lên đến 10 đến 30 triệu đồng. Tôi thấy rõ sự đặc thù của điều này”.


Nhà báo truy vấn


PV Infonet: Có sự công bằng hay không khi các cơ quan khác vi phạm lĩnh vực báo chí xử phạt rất nhẹ còn cơ quan báo chí vi phạm ở lĩnh vực khác thì bị xử phạt rất nặng, ví dụ như đưa tin sai về giá? 


Ông Đặng Thanh Sơn: Thứ nhất, áp dụng pháp luật, Nghị định 81 quy định chi tiết biện pháp thi hành về hành chính. Chính vì nó xuất phát từ tình trạng khái quát hóa hành vi rút gọn Nghị định xử phạt hành chính xuống 50 nghị định nên nhiều hành vi làm sao giảm thiểu, dẫn đến sự chồng chéo hành vi. Mấy trăm hành vi thì xử lý không hề đơn giản. Trong trường hợp như vậy, việc hành vi có bị xử phạt hay không phải căn cứ vào quy phạm quản lý, pháp luật phải quy định như thế nào, hành xử ra sao, trong tình huống nào. Nếu có vi phạm hoặc làm không đúng, hoặc yêu cầu làm mà không làm, lúc đó chúng ta mới tính đến việc xử phạt. Thứ 2, phải căn cứ vào đặc điểm nhu cầu, trật tự quả lý nhà nước trong lĩnh vực đó. Thứ 3, phải đảm bảo vi phạm đó mô tả rõ ràng, cụ thể, xác định được và xử phạt được.


Ở đây có vấn đề xác định yêu cầu trật tự quản lý Nhà nước. Những hành vi xâm phạm phá vỡ trật tự quản lý đó, các nhà làm luật chúng tôi cũng đã có trao đổi. Lĩnh vực báo chí, xuất bản do Bộ TT&TT chủ trì, Bộ Tư pháp phối hợp thẩm định cùng các bộ ngành khác.


Nhà làm luật cho rằng hành vi vi phạm quy định về giá, ví dụ đăng tin, do đặc thù của báo chí sẽ gây ra ảnh hưởng trật tự xã hội lớn hơn, xâm hại nhiều hơn, người ta quy định mức chế tài cao hơn so với đối tượng khác khi họ vi phạm. Bình luận đã hợp lý hay chưa phải căn cứ vào nguyên tắc trong Nghị định 81/2013/NĐ-CP.


PV báo Thanh Niên: Có sự chồng chéo hay không giữa các cơ quan chức năng khi cùng phạt một hành vi vi phạm của báo chí?


Ông Đặng Thanh Sơn: Đặc điểm quản lý hành chính Nhà nước không thể rạch ròi hoàn toàn, trong quản lý Nhà nước có mảng chồng lấn lên nhau. Các Nghị định quy định xử phạt hành chính thuộc khu vực chồng lấn, các cơ quan quản lý Nhà nước đều có thẩm quyền nhất định, như trường hợp quản lý Nhà nước về Y tế liên quan đến quản lý Nhà nước về báo chí. Điều 52 Luật Xử lý Vi phạm Hành chính quy định nguyên tắc xác định quyền xử phạt hành chính, các nhà làm luật đã lường trước tình huống xảy ra. Xử phạt hành chính đa dạng như vậy sẽ xảy ra trường hợp cùng một hành vi vi phạm có 2 đơn vị xử lý. Điều 52, trong trường hợp có nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền xử phạt thì cơ quan nào thụ lý đầu tiên, cơ quan đó có quyền xử phạt. Không có chuyện 2 cơ quan ngồi bàn với nhau “tôi phạt hay ông phạt”.


PV báo Pháp luật Việt Nam: Quy định về giá, nếu 2 cơ quan báo chí cùng hành vi vi phạm về giá mà lại bị 2 cơ quan khác nhau xử lý thì có công bằng không khi mức xử phạt của Bộ TT&TT chỉ 30 triệu, còn mức Bộ Tài chính có thể xử phạt đến 100 triệu? 


Ông Đặng Thanh Sơn thừa nhận nếu hành vi như nhau mà mức xử phạt khác nhau là một bất hợp lý. Ông khẳng định: “Bộ Tư pháp sẽ thường xuyên nhận phản ánh và thực hiện việc rà soát, đánh giá, qua thực tiễn thấy điểm nào chưa có hợp lý sẽ kịp thời tổng hợp, xử lý báo cáo các cơ quan có thẩm quyền. Nếu có cùng hành vi, yếu tố thêm vào không có, tôi cho rằng sẽ phải xem xét kiến nghị cho phù hợp. Nghị định của Chính phủ, thẩm quyền sửa đổi bổ sung thuộc Chính phủ”.



Trước đó, các báo đưa tin, tại Nghị định 159/2013/NĐ-CP “…Phạt tiền từ trên 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi phổ biến thông tin thống kê sai sự thật và buộc cải chính thông tin thống kê sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã phổ biến”. Nhưng tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn của Chính phủ tại điều 14 cũng quy định: “Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường. Phạt tiền từ 75 – 100 triệu đồng đối với hành vi trên nếu đăng tải phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác”.


Theo  Hồng Chuyên (Infonet.vn)





Các nhà báo truy vấn về “quyền phạt báo chí"

Ai cũng được phạt báo chí ?

Quy định cho phép hàng loạt cấp, ngành được xử phạt báo chí đưa tin sai sự thật đang phá vỡ tính thống nhất về lãnh đạo và quản lý báo chí, gây rối rắm, bất khả thi và chồng chéo về thẩm quyền xử phạt…


 Cơ quan nào cũng phạt báo chí (!?)


Ngày 19.7.2013, Nghị định 79/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực thống kê (có hiệu lực thi hành từ 5.9.2013) tại điều 13, Vi phạm quy định về phổ biến thông tin thống kê quy định: “…Phạt tiền từ trên 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi phổ biến thông tin thống kê sai sự thật và buộc cải chính thông tin thống kê sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đã phổ biến”. Tại điều 14 Vi phạm quy định về sử dụng thông tin thống kê: “Cảnh cáo đối với hành vi không ghi rõ nguồn gốc của thông tin thống kê khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm. Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hành vi trích dẫn không đúng nguồn gốc thông tin thống kê khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm. Phạt tiền từ trên 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi làm sai lệch các thông tin thống kê đã được cơ quan có thẩm quyền công bố để phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm…”.


Phóng viên tác nghiệp - Ảnh: Ngọc Thắng Phóng viên tác nghiệp – Ảnh: Ngọc Thắng


Tiếp đó, Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn ngày 24.9.2013 (có hiệu lực từ 9.11.2013) của Chính phủ tại điều 14 cũng quy định: “Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường. Phạt tiền từ 75 – 100 triệu đồng đối với hành vi trên nếu đăng tải phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác”.


Gần đây, Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22.10.2013 quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực giáo dục (có hiệu lực có hiệu lực từ 10.12.2013) cũng có quy định phạt tiền từ 3 – 6 triệu đồng đối với hành vi thông tin sai sự thật về kỳ thi.


Chưa hết, ngày 13.11.2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 173/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ có hiệu lực từ 1.1.2014 cũng quy định phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng nếu đưa tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không nêu nguồn gốc cấp tin; phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi như: Đưa tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng không đúng quy định; làm sai lệch nội dung bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ do cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Trường hợp làm sai lệch nội dung bản tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ do cơ quan có thẩm quyền cung cấp gây hậu quả nghiêm trọng chịu mức phạt từ 40-50 triệu đồng.


 Chủ tịch xã cũng có quyền xử phạt báo chí !


Từ các văn bản nêu trên cho thấy, có rất nhiều cơ quan có “quyền” phạt báo chí. Chẳng hạn, trong lĩnh vực giáo dục, người có thẩm quyền xử phạt là chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn (có quyền phạt đến 5 triệu đồng, điểm b, khoản 1, điều 28, Nghị định 138) đến quận, huyện, thị xã, TP thuộc tỉnh và tỉnh, TP trực thuộc T.Ư; Thanh tra viên đang thi hành công vụ, Chánh thanh tra Sở GD-ĐT, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ; Chánh thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ… (điều 29, Nghị định 138) cũng có quyền xử phạt.


Trong lĩnh vực thống kê, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc về chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Ngoài ra, người có quyền phạt còn có: Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, TP trực thuộc T.Ư; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch – Đầu tư; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thống kê; Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Trưởng đoàn thanh tra Cục Thống kê tỉnh, TP trực thuộc T.Ư (điều 18, Nghị định 79).


Các văn bản chuyên ngành khác như trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Khí tượng thủy văn… cũng quy định chi tiết về các cơ quan có thẩm quyền xử phạt.


Trong khi đó, Nghị định 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong hoạt động báo chí, xuất bản; Nghị định 159/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 02 nói trên từ 1.1.2014, quy định thẩm quyền xử phạt báo chí thuộc thanh tra chuyên ngành thông tin – truyền thông; Chánh thanh tra Sở Thông tin – Truyền thông; Chánh thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông, và chủ tịch UBND cấp huyện trở lên…


Rối rắm, chồng chéo


Hiện nay, hành vi tác nghiệp của phóng viên, xuất bản… vi phạm pháp luật đã có Nghị định 02/2011. Đặc biệt, Nghị định 159/2013/NĐ-CP thay thế Nghị định 02 nói trên từ 1.1.2014. Như vậy, chỉ còn ít ngày nữa Nghị định 159 sẽ có hiệu lực song hành với các nghị định chuyên ngành trong lĩnh vực khác cùng xử phạt báo chí. Nghị định 159 có 4 chương, 38 điều với 13 điều quy định về mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về nội dung thông tin sai sự thật, không dẫn nguồn, minh họa, rút tít không phù hợp; về sử dụng thẻ; cung cấp, sử dụng thông tin của cơ quan báo chí; cải chính… Nói chung tất tần tật hành vi liên quan đến hoạt động báo chí (của cá nhân và tổ chức), xuất bản… đều bị nhắc đến và xử phạt nhẹ nhất là cảnh cáo và nặng nhất là phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.


Trong khi đó, điều 1, khoản 3 Nghị định 159 quy định: “Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động báo chí, xuất bản không quy định tại nghị định này mà quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác thì áp dụng các quy định đó để xử phạt”. Luật sư Phạm Công Út phân tích: Điều này, có nghĩa là chỉ những hành vi nào mà Nghị định 159 không quy định thì các nghị định khác mới được bổ sung, đưa vào để xử phạt. Phù hợp với quy định tại điều 3 luật Xử phạt vi phạm hành chính về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính: “Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần”.


Cụ thể, điều 8, Nghị định 159 đã quy định đầy đủ các hành vi: Không viện dẫn nguồn tin hoặc viện dẫn sai nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí; Đăng, phát thông tin sai sự thật, đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống… với những mức phạt rất cụ thể. “Tuy nhiên, các nghị định nói trên vẫn áp vào để xử phạt là trái với khoản 1, điều 3 nghị định 159 và các văn bản quy định về xử phạt trong hoạt động báo chí đang giẫm chân lên nhau”, luật sư Út nói.


Ai có quyền kết luận đúng sai ?


Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, để xử phạt hành chính thì các cơ quan có thẩm quyền phải chứng minh hành vi vi phạm. “Vậy căn cứ vào đâu để các cơ quan, tổ chức cho rằng hành vi, bài viết, bài báo đó vi phạm hành chính? Ai có quyền kết luận đúng sai? Như vậy, có thể có tình trạng bị xử phạt oan và xảy ra tình trạng khiếu kiện về sau”, luật sư Chánh phân tích. Ông cũng nhìn nhận: “Chưa có hoạt động nào mà bị nhiều ngành xử phạt hành chính như lĩnh vực hoạt động báo chí. Vì vậy, cần thống nhất lại các quy định xử phạt để tránh chồng chéo, mâu thuẫn nhau”.


Cùng quan điểm, luật sư Phạm Công Út cho rằng điều 8, Nghị định 159 đã quy định đầy đủ các hành vi: Không viện dẫn nguồn tin hoặc viện dẫn sai nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí; đăng, phát thông tin sai sự thật; đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống… với những mức phạt rất cụ thể. Nhưng các nghị định khác vẫn áp vào để xử phạt là trái với khoản 1, điều 3 Nghị định 159. “Các văn bản quy định về xử phạt trong hoạt động báo chí đang giẫm chân lên nhau”, luật sư Út nói.


Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích thêm: “Các nghị định xử phạt vi phạm hành chính ban hành phải tuân thủ luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, các ngành có thể ra quy định xử phạt nhưng chỉ xử phạt trong lĩnh vực mình quản lý. Chẳng hạn, thuế có quyền phạt báo chí nếu vi phạm các quy định về thuế như khai báo thuế không đúng quy định, mất hóa đơn… chứ không thể nhảy sang phạt báo chí đưa tin sai sự thật”.


Luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng những quy định như thế cho thấy sự khập khiễng, chồng lấn, không chuyên nghiệp. Dẫn đến tình trạng khi có hành vi vi phạm xảy ra sẽ có tranh chấp, bên “đòi” xử nhẹ, bên muốn “áp” xử nặng và không biết xử theo “luật” nào. Chia sẻ quan điểm này, luật sư Hà Hải đề nghị cần thống nhất về một đầu mối xử phạt. “Nếu ngành ngành ra văn bản xử phạt, mỗi nơi mỗi kiểu thì pháp luật không đi vào cuộc sống”, ông Hải nói.


Theo Lê Nga (Thanh niên)



Không đúng thẩm quyền


Bình luận xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hùng – Chánh thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT) cho biết:


Thời gian qua Chính phủ đã có một chủ trương hợp lý là yêu cầu các bộ ngành “rút gọn” các quy định xử phạt hành chính liên quan đến lĩnh vực mà bộ, ngành đó quản lý vào tối đa 1 – 3 nghị định (do Chính phủ ban hành). Ví dụ trong lĩnh vực thông tin – truyền thông trước đây có khoảng 10 nghị định xử phạt thì nay gom lại còn 2 nghị định. Đây là chủ trương mà tất cả các bộ ngành đều phải thực hiện và tiến hành xây dựng lại các văn bản. Chủ trương cũng yêu cầu gom các quy định xử lý vi phạm liên quan các bộ, ngành khác nhau về một văn bản chung. Ví dụ Nghị định số 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo do Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch chủ trì nhưng liên quan đến nhiều bộ, ngành khác.


Trong lĩnh vực báo chí xuất bản thì đã có Nghị định 159/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản sẽ có hiệu lực từ 1.1.2014. Nghị định này cũng đã bao trùm tất cả các vấn đề liên quan các lĩnh vực khác. Trước đây, Thanh tra Bộ TT-TT cũng từng được một số bộ ngành mời tham gia hội đồng tư vấn, thẩm định các dự thảo văn bản xử phạt trong đó có liên quan đến báo chí. Đã nhiều lần, chúng tôi đề nghị các cơ quan ban hành văn bản không đưa vấn đề xử phạt báo chí vào vì như vậy là không đúng thẩm quyền. Các cơ quan này, trong đó có cả Bộ Công an, cũng đã đồng ý và rút các quy định đó ra.


Tuy nhiên do thực tế xây dựng văn bản pháp luật của chúng ta còn nhiều bất cập. Không phải lúc nào Bộ TT-TT cũng được tham vấn ý kiến nên đã xảy ra nhiều trường hợp văn bản được ban hành rồi thì mới phát hiện ra như những chồng chéo, bất hợp lý.


Xin ông cho biết quy trình xử phạt các sai phạm liên quan đến lĩnh vực báo chí – xuất bản hiện nay?


Các quyết định xử phạt của Thanh tra Bộ TT-TT sẽ được căn cứ trên nhiều nguồn. Đầu tiên là dựa trên các đề nghị từ các cơ quan chức năng của Bộ TT-TT như Cục Báo chí, Cục Quản lý truyền hình – phát thanh và thông tin điện tử… Các cơ quan này cũng lấy thông tin từ nhiều nguồn khác như trong đó có nguồn từ các bộ, ngành hoặc qua các kênh khác phản ánh đến các cơ quan quản lý báo chí. Bên cạnh đó cũng có nhiều vụ việc do Thanh tra Bộ TT-TT tự phát hiện và xử lý. Chúng tôi cũng tiếp nhận thông tin từ các cá nhân, tổ chức gửi đến. Sau khi thẩm tra các thông tin này, nếu chính xác thì cũng sẽ tiến hành xử lý.


Ông đánh giá thế nào về tính khả thi nghị định xử phạt của các ngành?


Cần phải xem xét cụ thể xem các nghị định khác xử phạt báo chí có gì vênh với Nghị định 159 hay không? Trong thẩm quyền của mình chúng tôi sẽ cố gắng trao đổi đề nghị các cơ quan liên quan phối hợp. Còn về nguyên tắc quản lý báo chí thì trách nhiệm thuộc Bộ TT-TT. Mức phạt chênh lệch nhau cũng không công bằng và hợp lý do cách đánh giá của mỗi bộ ngành có sự khác biệt. Trong khi cần có một khung phạt thống nhất.


Trường Sơn


Sẽ dẫn tới sự lạm dụng


 Trao đổi với Thanh Niên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Lê Như Tiến (ảnh) cho rằng: Việc xử lý vi phạm trong các lĩnh vực là điều rất cần thiết và không ngoại lệ với báo chí, thế nhưng để tránh chồng chéo, tùy tiện trong việc xử phạt vi phạm với báo chí, chỉ nên áp dụng theo quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản. Nếu lĩnh vực nào, cơ quan nào cũng nhăm nhăm đòi xử phạt vi phạm của báo chí (chưa đề cập đến có vi phạm thực sự hay không), sẽ dẫn tới sự lạm dụng, chồng chéo, như chúng ta vẫn thường hay nói “thuế chồng lên thuế”, thì các quy định xử phạt báo chí trong các nghị định như câu hỏi đặt ra là “phạt chồng lên phạt”.


Tôi vẫn thường đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí là vừa quản lý tốt báo chí nhưng đồng thời cũng phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để báo chí phát triển và hội nhập, chứ không nên nhăm nhăm chỉ dùng phanh, ngoài phanh cũng còn phải có ga, phanh là để ngăn ngừa, xử lý kịp thời khi báo chí vi phạm hoặc làm quá đà, còn ga là thúc đẩy để báo chí phát triển và hội nhập, hai cái này phải song hành, chứ không chỉ quan tâm nhiều đến xử phạt và đôi khi không tạo điều kiện để báo chí phát triển và hội nhập.


Nếu chúng ta quy định xử phạt báo chí nhiều quá hay lạm dụng quy định xử phạt báo chí sẽ vô hình trung cản trở tác nghiệp của báo chí. Báo chí cần có khoảng rộng để hoạt động, tác nghiệp, nếu đưa tin sai đã có luật Báo chí điều chỉnh, tổng biên tập phải chịu trách nhiệm và cá nhân nhà báo đưa tin sai cũng sẽ bị xử lý, xử phạt theo luật định.


Vậy với các quy định xử phạt báo chí trong nội dung các nghị định xử phạt vi phạm hành chính của các ngành đã được ban hành, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội có yêu cầu làm rõ tính hợp lý, hợp pháp để tránh tình trạng chồng chéo như ông nói?


Theo quy định thì cơ quan giúp Chính phủ “gác cổng” các văn bản trước khi ban hành là Bộ Tư pháp. Thời gian qua, rất nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn thực thi các luật, pháp lệnh được ban hành theo soạn thảo, đề xuất từ các bộ ngành chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn rồi bị khai tử, trong đó có nhiều quy định rất phản cảm, không hợp lòng dân, khó khả thi, bị dư luận phản ứng, và Chính phủ cũng đã rất cầu thị sửa đổi.


Với các nghị định đã ban hành hoặc đang dự thảo liên quan đến xử phạt vi phạm báo chí cũng thế, nếu không hợp lý, hợp lệ thì các cơ quan soạn thảo, ban hành phải chủ động sửa đổi kịp thời cho phù hợp. Trong trường hợp các cơ quan ban hành không chủ động điều chỉnh, các ủy ban của Quốc hội được giao thẩm tra, thẩm định các lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách sẽ yêu cầu báo cáo lại, nếu thấy không hợp lý, hợp lệ, không đúng quy định của pháp luật, thậm chí là vi hiến, thì sẽ yêu cầu bãi bỏ hoặc sửa đổi lại cho phù hợp.


Bảo Cầm
(thực hiện)




Ai cũng được phạt báo chí ?

Nhà báo tác nghiệp trong làn đạn

Theo báo cáo công bố ngày 30/12 của Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (CPJ) có trụ sở tại New York (Mỹ), ít nhất 70 nhà báo đã bị giết hại khi đang tác nghiệp trên toàn thế giới vào năm 2013, trong đó có 29 người chết trong cuộc nội chiến ở Syria và 10 chết tại Iraq. 


Các nhà báo thiệt mạng ở Syria đa phần là làm việc cho các cơ quan truyền thông địa phương, bao gồm cả những nhà báo cộng tác với cơ quan truyền thông chính phủ và cả phe đối lập. Một số ít các phóng viên làm việc cho báo chí nước ngoài, trong đó có một phóng viên đài Al-Jazeera. 


Cũng theo báo cáo của CPJ, ngoài các trường hợp phóng viên thiệt mạng khi tác nghiệp tại các điểm nóng, năm 2013 cũng ghi nhận một số trường hợp nhà báo bị sát hại do đưa tin những vấn đến khác như tham nhũng, ma túy… tại các nước như Colombia, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ. Hiện CPJ đang điều tra 25 trường hợp phóng viên tử vong trong năm qua. Ngoài ra, năm 2013 còn có 60 nhà báo đã bị bắt cóc và một nửa trong số này hiện vẫn mất tích. 


Hãy cùng nhìn lại những hình ảnh các nhà báo lăn xả dưới những làn đạn, hoặc tại các điểm nóng trên thế giới thời gian qua.


photographer
Phóng viên ảnh Gleb Garanich của hãng Reuters, dù bị thương ở đầu nhưng vẫn cố gắng để có được những bức ảnh chân thực về cuộc biểu tình ở Kiev, Ukraine ngày 30/11/2013.


photographer1
Một cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ xô đẩy phóng viên ảnh tại quảng trường Taksim ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, khi anh đang chụp ảnh những người biểu tình tại đây ngày 11/6/2013.


photographer2
Hình ảnh ghi lại khoảnh khắc một viên cảnh sát trấn áp mạnh tay với nữ nhà báo Patricia Melo của hãng AFP trong cuộc đình công lớn ở thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha, ngày 22/3/2012.


photographer3
Nhiếp ảnh gia người pháp, Remi Ochlick tác nghiệp trong bạo động tại Cairo, Ai Cập, ngày 23/11/2011. Remi Ochlik và phóng viên người Mỹ Marie Colvin sau đó đã thiệt mạng trên chiến trường Syria ngày 22/2/2012.


photographer4


Hai nhà báo Bryn Karcha của Canada (giữa) và Toshifumi Fujimoto (phải) tác nghiệp tại một đường phố ở Aleppo, Syria, ngày 29/12/2012.


photographer5
Ayman al-Sahili, quay phim của hãng Reuters, bị bắn vào chân trong một cuộc giao tranh ở thành phố Aleppo, Syria, ngày 31/12/2013.


photographer6


Một nhà báo lép mình tránh những viên đá do người biểu tình ném về phía mình. Ảnh chụp gần quảng trường Tahrir ở Cairo, Ai Cập, ngày 25/11/2013.


photographer7


Nhiếp ảnh gia tự do Moamen Qreiqea chụp những người biểu tình đòi Israel thả tù nhân người Palestine tại Gaza ngày 1/10/2012. Moamen bị cụt hai chân do trúng đạn từ trận không kích của Israel năm 2008, khi anh đang tác nghiệp tại Gaza. Tuy nhiên anh vãn quyết tâm theo đuổi nghề nghiệp của mình.


Tuấn Kiệt (HNM)



Nhà báo tác nghiệp trong làn đạn

Friday, December 27, 2013

Cẩm nang nhiếp ảnh số dành cho người mới bắt đầu

Bài viết được dịch và biên soạn, chia sẻ trên diễn đàn vnphoto. Bộ cẩm nang bằng hình của mình (Tiếng Việt) biên tập từ một số nguồn tiếng anh chất lượng bao gồm:


* Bài chia sẻ trên http://www.digitalcameraworld.com/
* Hình ảnh miễn phí trên Internet
* Và một số là kiến thức bản thân tổng hợp lại


a11


 


Trực quan, dễ hiểu, rất tuyệt vời!


Dowload PDF (tải về file Zip, giải nén)


  1. Cẩm nang nhiếp ảnh số dành cho người mới bắt đầu (phần 1) 

  2. Cẩm nang nhiếp ảnh số dành cho người mới bắt đầu (phần 2)


Cẩm nang nhiếp ảnh số dành cho người mới bắt đầu

Thursday, December 26, 2013

Viettel chật vật chen chân vào truyền hình

Tham vọng lớn nhưng đại gia viễn thông này chưa thể kết nối với các doanh nghiệp truyền hình để phát sóng, trong khi không thể tự mình sản xuất nội dung.  



Tại buổi Tổng kết công tác năm 2013 và triển khai nhiệm vụ năm 2014 tại Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 26/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng-Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết các doanh nghiệp truyền hình có sẵn hạ tầng, lại làm nội dung nên không có nhu cầu kết nối. Nhà mạng yếu thế hơn, vừa không thể làm nội dung mà cũng không thể tự phát sóng.


Tuy nhiên, lúc này nhà mạng vẫn chưa thể kết nối được với các doanh nghiệp truyền hình nên phải tìm cách này hay cách khác đi làm nội dung. “Việc này vừa trái nghề, vừa lãng phí các nguồn lực”, ông Hùng cho biết. Đây trở thành khó khăn của doanh nghiệp viễn thông khi tham gia thị trường truyền hình.


Do đó, lãnh đạo Viettel đã đề nghị Bộ cần có chính sách về kết nối giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình cáp và đài truyền hình nắm giữ nội dung trên cơ sở hợp đồng thương mại. “Điều này để đảm bảo nhà đài vẫn lãi, còn nhà mạng có nội dung để cung cấp dịch vụ”, ông cho biết.


Nếu quy định ra đời sẽ giúp tránh lãng phí nguồn lực, vừa có thể truyền dẫn rộng rãi nội dung truyền hình đến đông đảo khách hàng, đặc biệt là thuê bao vùng nông thôn. Ông Hùng cũng đề xuất việc quản lý giá sàn trong môi trường cạnh tranh để tránh các hành vi đấu đá không lành mạnh, làm hỏng thị trường và gây thất thu cho Nhà nước.


vtcTrao đổi với VnExpress, ông Lê Đình Cường, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNPayTV cho rằng không có chuyện nhà đài làm khó Viettel hay bất kỳ đơn vị viễn thông nào nhằm cản bước họ bước chân vào thị trường. Ông cũng chia sẻ thêm các doanh nghiệp truyền hình đang e ngại sự có mặt của Viettel vì nhà mạng này đã đưa ra mức giá thấp hơn mặt bằng chung. Viettel đang chào giá thuê bao nông thôn chỉ 30.000-40.000 đồng.


“Giá sàn rất quan trọng và cần phải quản lý, không thể để phá giá”, ông Cường nhấn mạnh. Tổng thư ký VNPayTV cũng đề xuất cơ quan chủ quản áp giá sàn để đảm bảo thị trường. “Truyền hình rất ngại chuyện hạ giá quá thấp để cạnh tranh”.


Từ trước khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp truyền hình cáp cho Viettel hồi tháng 4 vừa qua (có hiệu lực 5 năm), lãnh đạo Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV) đã gửi văn bản đến Quốc hội và Chính phủ. Theo đại diện Hiệp hội, truyền hình trả tiền đang có dấu hiệu bão hòa, kinh tế khó khăn, Nhà nước có chủ trương thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế nên họ lo ngại những hệ quả xấu khi có thêm Viettel tham gia.


Tại một cuộc họp hồi tháng 9, nguyên Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV) kiêm Chủ tịch VNPayTV Vũ Văn Hiến cho rằng sự xuất hiện của các doanh nghiệp viễn thông với tiềm lực tài chính mạnh, sẵn sàng cung cấp dịch giá thấp trong truyền tình trả tiền đang khiến các đơn vị hiện tại lo lắng nguy cơ phá giá.


“Các công ty truyền hình có hạ giá dịch vụ, sản phẩm nhưng vẫn trên giá thành quy định nên chưa thể kết luận có chuyện phá giá hay hoạt động không lành mạnh. Tuy nhiên đây vẫn là điều mà các thành viên hiệp hội quan ngại bởi bán sản phẩm dưới giá thành là sự cạnh tranh ghê gớm nhất, nguy hiểm nhất”, Chủ tịch VNPayTV nhấn mạnh.


Theo Anh Quân (Vnexpress)




Viettel chật vật chen chân vào truyền hình

Monday, December 23, 2013

Đối mặt thách thức


Tại hội nghị trực tuyến với các địa phương sáng 23-12, Chính phủ đã có Báo cáo Dự thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2014. Mục tiêu đầu tiên được đề cập là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. 


Cũng trong sáng 23-12, họp báo về tình hình KT-XH năm 2013, Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng kinh tế đã có tín hiệu phục hồi, mức tăng GDP và chỉ số lạm phát đều đạt được mục tiêu tổng quát đề ra từ đầu năm, tỷ lệ lạm phát thấp hơn năm 2012.


Tín hiệu đáng mừng, nhưng vẫn chưa hết lo, bởi mức lạm phát năm 2013 dù là thấp nhất trong 10 năm qua, nhưng vẫn cao hơn mức tăng trưởng. Như vậy, mục tiêu “ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát” trong năm 2014 sẽ còn nhiều thách thức. Trước mắt là phải đối mặt trực tiếp với một loạt vấn đề về thị trường khi Tết đang cận kề. Thực ra, Tết thì năm nào cũng vậy, nhu cầu tiêu dùng tăng dẫn đến giá cả gia tăng cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay thì giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng, gas, than… tăng mạnh thời gian qua hoàn toàn có thể gây tâm lý tiêu cực và tác động trực tiếp đến thị trường. Thời điểm hiện tại, sau khi giá xăng tăng, nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng phàn nàn về những khó khăn họ phải đối mặt. Trong khi đó, nguy cơ nền kinh tế tiếp tục đình trệ là nhãn tiền, những lo ngại về tình trạng sản xuất kinh doanh sẽ tiếp tục đình đốn không phải là không có cơ sở.


Chỉ cách đây hơn một năm, chúng ta đã phải hứng chịu một đợt lạm phát kỷ lục, lên tới hơn 18% năm 2011 và giảm xuống còn 6,8% năm 2012, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 3% của các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Thái Lan… Mức lạm phát cao đã làm cho nguồn vốn đầu tư kinh doanh gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp không muốn hoặc không dám đầu tư, khiến sức mua sắm, tiêu dùng của người dân cũng giảm. Trong khi đó, số doanh nghiệp “rời” thị trường vẫn tiếp tục gia tăng. Đây là xu hướng không tốt với nền kinh tế.


Chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc năm 2013 và có lẽ cũng không còn sớm để đưa ra những dự đoán, nhận định cho năm 2014. Tuy chưa thể khẳng định lạm phát sẽ như thế nào trong vài tháng tới, nhưng với tình hình như hiện nay cũng không cho phép khinh suất trong công tác điều hành.


Dự thảo Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2014 nêu rõ nội dung “tổ chức thực hiện” với 9 giải pháp khá cụ thể, vấn đề đặt ra hàng đầu hiện nay vẫn là đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để thúc đẩy sản xuất, cải thiện sức mua và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.



Tuấn Kiệt


Đối mặt thách thức

Vai trò của truyền thông xã hội

Theo Tổng biên tập khối các ban ngôn ngữ, Liliane Landor, phóng viên BBC cần ý thức đầy đủ về trách nhiệm nghề nghiệp của mình khi sử dụng truyền thông xã hội, và phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc làm báo căn bản.




Bà Liliane Landor giải thích: Nhà báo BBC cần hiểu rõ sự khác biệt giữa đời tư và sinh hoạt làm báo của mình, và cần sử dụng truyền thông xã hội một cách hợp lý.




Trong các mạng xã hội, có nhiều người quan tâm theo dõi bạn, công khai hoặc âm thầm kín đáo.


Bạn có thể nói thoải mái về cuộc sống riêng của mình, nhưng không được nêu ý kiến riêng về các vấn đề chính trị, hay các vấn đề liên quan tới nghề nghiệp của bạn.


Bà Liliane Landor Bà Liliane Landor


Một phóng viên BBC không được là cổ động viên, bạn hữu, hay ủng hộ viên của bất kỳ chính trị gia hay nhà hoạt động nào thuộc bất kỳ đảng phái nào, ở bất kỳ xứ sở nào, dù đó là quốc gia quê hương bạn, là nước Anh hay bất kỳ một nước nào khác.


Lý do là bạn, với tư cách một phóng viên BBC, có trách nhiệm đảm bảo đưa tin bất thiên vị và hoàn toàn khách quan.Khi là phóng viên BBC, bạn không có ý kiến riêng, bạn không viết về ý kiến cá nhân của bạn khi tường thuật. “Tường thuật” ở đây gồm cả việc đăng trên Facebook hay Twitter.


Viết blog cá nhân và nêu quan điểm chính trị


Bạn không được phép đưa ý kiến cá nhân lên trang blog, kể cả khi bạn dùng hình đại diện hoặc dùng tên khác, bởi dưới bất kỳ tên hay hình đại diện nào thì bạn vẫn là phóng viên BBC. Bạn có nghĩa vụ không làm cho bất kỳ ai nghi ngờ về sự bất thiên vị và sự khách quan của nơi bạn đang làm việc.


Bạn có được phép tiết lộ quan điểm chính trị ở BBC hay không?


Tôi đã làm việc tại BBC từ hơn 20 năm nay rồi, có những người tôi đã làm việc cùng trong nhiều năm, nhưng quan điểm chính trị của họ là thế nào thì tôi vẫn không biết. Và tôi nghĩ rằng như thế là đúng.


Chúng ta không trông đợi người khác nói cho mình biết là họ chọn bỏ phiếu như thế nào, chúng ta không trông đợi người khác nói cho mình là họ chọn ủng hộ đảng phái nào, và tôi đương nhiên là không trông đợi người khác thảo luận về những vấn đề này trong môi trường làm việc chuyên nghiệp của BBC. Quy tắc này được áp dụng chung cho tất cả các phóng viên, dù là ở bộ phận tiếng Anh hay ở bất kỳ ban ngôn ngữ nào, nội địa hay toàn cầu.


Tham gia thảo luận trực tuyến (Online Chatrooms)


Phóng viên BBC có được phép tham gia các diễn đàn trao đổi (chatroom)? Chẳng hạn như các diễn đàn nói về nấu ăn, phòng tránh ung thư, hay về tình dục? Tất nhiên là có.


Bạn có được tham gia các diễn đàn nơi quan điểm chính trị được nêu rõ, hay nơi bạn thể hiện thái độ ủng hộ đảng phái nào đó hay xu hướng chính trị nào đó? Không, chuyện đó thì không.


Đó là sự khác biệt giữa vấn đề làm việc chuyên nghiệp và vấn đề quan điểm cá nhân áp dụng đối với tất cả các phóng viên của chúng tôi.


Điều này quan trọng, bởi vì đời sống riêng tư của bạn không phải là việc của BBC, bạn hoàn toàn được khuyến khích tham gia các chatroom theo nhu cầu đời sống riêng của mình.


Nhưng khi liên quan tới nghề nghiệp, tới tin tức, tới tính chất bất thiên vị của tổ chức nơi bạn làm việc, thì đó là vấn đề chúng ta cần phải có lằn ranh đỏ.


Nguyên tắc Bất thiên vị


Lý do duy nhất khiến BBC được tin cậy bởi hơn 230 triệu khán thính giả, độc giả trên toàn cầu, là bởi BBC đã chứng tỏ được rằng BBC có thể đảm bảo được tính bất thiên vị mạnh mẽ hơn so với các cơ quan truyền thông khác, và BBC luôn nỗ lực hết sức trong việc này, ngay cả trong những tình huống khó khăn.


BBC không phải chỉ là một tổ chức mà còn là từng cá nhân làm việc trong đó, ở mọi vị trí cấp bậc, từ người chuyên nghiên cứu tìm kiếm thông tin, trợ lý truyền thông, cho tới các chủ biên cao cấp. Đó là lý do giản dị nhất khiến chúng ta khuyến khích các phóng viên của chúng ta không nên cởi mở, công khai quan điểm chính trị của cá nhân mình.


Theo BBC Vietnamese



Vai trò của truyền thông xã hội

Làm báo sao cho độc đáo

Cựu biên tập viên chương trình Today, Kevin Marsh, chia sẻ về những kỹ năng cần trau luyện nhằm giúp bạn có thể làm tin bài hay, độc đáo. Cẩm nang này dựa trên một loạt bài giảng và các buổi hội thảo nhỏ do cựu biên tập viên chương trình Today, Kevin Marsh, biên soạn cho các phóng viên của BBC.


Đây chính là lý do vì sao chúng ta chọn nghề này. Cụm từ ‘báo chí độc đáo, hoàn toàn mới’ gần như là một nguyên lý – hay chí ít thì cũng nên như vậy. Nghề làm báo là nghề kể cho người ta nghe một chuyện gì đó mới mẻ, bắt trọn tâm trí, một điều làm người ta phải chú ý ngay. Tất cả các nhà báo – thậm chí cả những cây bút được chúng ta ngưỡng mộ – đều quan tâm tới việc bài của họ độc đáo đến mức nào, câu chuyện tiếp theo sẽ là gì.


Ayman al-Sahili, một phóng viên ảnh của Reuters, phản ứng khi bị một tay súng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad bắn vào chân trong lúc đang ghi hình tại tuyến đầu ở thành phố Aleppo, miền bắc Syria, ngày 31/12/2012. Ayman al-Sahili, một phóng viên ảnh của Reuters, phản ứng khi bị một tay súng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad bắn vào chân trong lúc đang ghi hình tại tuyến đầu ở thành phố Aleppo, miền bắc Syria, ngày 31/12/2012.


Việc làm báo nhằm tạo ra được sự độc đáo từ nguyên gốc đòi hỏi phải có kỹ năng. Một kỹ năng mà bạn có thể học nhưng cũng là điều mà nhiều người trong nghề đều nghĩ rằng việc áp dụng được nó thì khó hơn nhiều.


Nhà báo bây giờ phải viết nhiều bài hơn so với cách đây vài năm. Áp lực viết bài có thể khiến bạn nghĩ rằng nghề báo thật ra chỉ là xử lý thông tin chứ không phải là tìm ra hoặc điều tra một câu chuyện nào đó từ gốc rễ. Bên cạnh đó, biển thông tin vô tận và thông tin sai lệch truy cập được qua mạng có thể làm rối loạn bất cứ ai muốn tìm đến sự thật.


Tư duy và thói quen


Tạo ra được sự độc đáo từ nguyên gốc đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và cách ứng dụng. Việc này không dành cho những người nửa vời vì rất cực nhọc, không phải trong vòng vài ngày là xong mà phải làm liên tục. Như thế tức là bạn phải thay đổi tư duy và một điều khá chắc chắn là phải thay đổi các thói quen cố hữu.


Làm được hay không là tùy ở bạn thôi.


Tính tò mò


Trong lúc biên soạn các bài giảng và thực hiện các buổi hội thảo nhỏ, tôi đã nói chuyện với nhiều biên tập viên, phóng viên, người làm chương trình và chuyên viên nghiên cứu giàu kinh nghiệm của BBC.


Tò mò là thứ mở ra mọi câu chuyện để nhà báo bước vào điều tra. Không có trí tò mò thúc đẩy thì bạn chỉ phí thời gian mà thôi. Chính trí tò mò kích thích bạn đi săn các câu chuyện.


“Nếu bạn chưa bao giờ bước vào nơi làm việc với một câu chuyện của riêng mình thì hãy bắt đầu lại ngay việc tập luyện nghệ thuật săn tin.”


Sau đây là lời khuyên thẳng thắn của nhóm phóng viên BBC ở Belfast. Một người kể về một đồng nghiệp là biên tập viên.


“… Ông ấy đi hết cả một con phố và tự thách thức mình xem liệu cứ đi 500 thước là có thể tìm ra ý tưởng về bài vở nhiều hơn những người khác hay không. Nào là lượng rác thải, quy định đậu xe, nào là số xe mới, những người soát vé đậu xe, quán cafe đầy khách hút thuốc lá vì ở sở làm thì bị cấm, quán hàng cái đóng cửa, cái mở cửa, mấy kẻ ăn xin ai cũng có trong lòng một tâm sự, rồi cả những công trình xây cất. Đã bao lần đi ngang các công trình xây dựng mà bạn chẳng buồn hỏi: ‘Các vị xây gì ở đó thế?’”


Còn một biên tập viên khác thì nói:


“Bạn phải là kẻ tò mò tới mức thấy một bức tường trống thì lập tức tự hỏi tại sao lại có thể có bức tường để trống như vậy.”


Câu hỏi vì sao… đi kèm ngay câu tiếp – vì sao không?


Vậy muốn luyện óc tò mò thì cần làm gì?


Dĩ nhiên là phải luyện nhưng hãy coi chừng: Nếu làm đúng răm rắp thì bạn sẽ biến mình thành một người khó chịu, gây bực mình trong mắt người xung quanh.


Hãy tìm cách phát triển tư duy của mình đến mức là bạn không thể không nghĩ ‘chuyện này nghe/trông có vẻ kỳ quái’ hoặc, ‘tôi tự hỏi không biết chuyện này thật sự là gì?’ khi nghe ai đó hoặc đọc một bài báo hay tạp chí, hoặc lúc tản bộ trên đường.


Hãy gò mình để nghĩ đến tất cả các câu hỏi có thể nghĩ tới lúc bạn thấy hoặc đọc được mà không có câu trả lời.


Hãy thực hành bằng cách đọc những bản tin ngắn trên báo – lấy bài ngắn nhất và hãy ép mình thử hỏi tất cả các câu hỏi mà bài báo đó chưa giải đáp được.


Hãy lắng nghe chính phản ứng của mình


Bạn hãy nghe chính phản ứng đầu tiên của mình trước bất kỳ sự việc hay sự kiện gì.


Hãy thử không thiên vị chỉ một chốc lát để khởi động đầu óc. Phản ứng đầu tiên hay suy nghĩ đầu tiên của bạn là gì? Liệu người khác có nghĩ như vậy không? Chuyện gì xảy ra nếu bạn đặt câu hỏi về chính phản ứng đó? Từ đó dòng suy nghĩ sẽ còn đưa bạn tới đâu?


Hãy cứ luyện như vậy hàng ngày. Nhờ thế, bạn sẽ có được kỹ năng nhìn ra một điều gì đó, hoặc liên tưởng với điều mà người khác chưa thấy.


Michael Crick của chương trình Newsnight của BBC2 nói: “Ngay cả khi công việc đã thành thông lệ, gần như là lặp đi lặp lại, cũng vẫn cần tự hỏi: ‘Mình có thể đem lại điều gì mới vào câu chuyện?’”


Chuyện khởi động óc suy nghĩ một cách độc đáo là điều rất hay ở chỗ bạn không cần phải biết mọi thứ. Chỉ cần tò mò và tự hỏi mình.


Theo BBC Vietnamese



Làm báo sao cho độc đáo

Kinh nghiệm viết tựa bài hay của BBC

Khi đặt tựa bài, BBC chú trọng sự ngắn gọn, trong sáng, đủ ý và tránh dùng từ mạnh. Các báo lớn tại Anh thuê cả ‘chuyên gia đặt tựa’ cho những bài trang nhất để hút khách tối đa nhằm bán báo. Với BBC công việc này tuy không mang tính thương mại nhưng cũng rất quan trọng, vì đặt tựa không khác gì chuyện khai sinh cho một tác phẩm.


Ngắn và rõ


Một số báo bình dân ở Anh nêu nguyên tắc đặt tựa gồm ba chữ S: short, sharp, shock tức là ngắn, sắc và sốc.Ví dụ một bài trên trang web của báo lá cải The Sun: “Maniac’s bid to shoot new Italy’s PM”, tạm dịch là “Kẻ cuồng định bắn tân thủ tướng Ý”. Nhưng BBC chú trọng sự ngắn gọn, trong sáng, rõ ý và thường đặt câu có động từ và tránh dùng từ quá mạnh. Ví dụ cũng tin trên được BBC News chạy tựa: “Italy gunman ‘targeted politicians’ in Rome shooting” (“Tay súng Ý nhắm các chính trị gia trong vụ nổ súng ở Rome”).


GIAT-TIT


Tựa đề còn cần ngắn gọn vì các bài báo ngày nay được đọc trên cả các máy di động hoặc qua Twitter. Bạn đọc không mấy ai nhớ nổi cả một bài báo nhưng tựa đề hay có thể khiến họ nhớ mãi. Vì thế, người biên tập cần chú ý tạo ấn tượng cho bài, không khác gì họa sỹ ‘điểm nhãn’ cho con rồng để hoàn tất bức tranh, theo cách nói ngày xưa.


Ngoài ra, tựa đề cần phù hợp với thể loại của bài. Tin chính trị, kinh tế cần tựa đề nghiêm túc hơn bài cho mục giải trí hay thể thao. Riêng với tin thời sự, BBC quan niệm tựa đề cần đủ ý nhưng ngắn gọn, không thừa chữ. Đặt tựa vừa thừa chữ lại vừa thiếu ý như một số báo, kể cả ở cả Việt Nam là cách cần tránh.


Lấy ví dụ tựa bài: “Vận chuyển 2,1kg ma tuý, một phụ nữ Philippines bị tù chung thân” trên một tờ báo ở Việt Nam tháng 4/2013.Số lượng ma tuý chi tiết như trên là không cần thiết, trừ khi nó có ý nghĩa về tin tức, hoặc rất ít (Mang 100 gram ma tuý đã bị tù), hoặc rất nhiều (Chuyển hàng chục kilogram).


Ngược lại, dù chú ý đến cảm xúc bạn cũng không nên mặc định chuyện người đọc chia sẻ tình cảm nào đó với người viết bài.Ví dụ như tựa đề: “Đau lòng xem clip mẹ già vái lạy con trai” trên một báo mạng khác ở Việt Nam. Tựa đề cũng không nên là một đoạn diễn văn, trừ khi bạn cố ý muốn trích một câu nhằm làm nổi bật lên câu chuyện.


Bạn cũng có thể đặt câu hỏi nhằm gợi trí tò mò của bạn đọc và buộc họ phải đọc cả bài.Ví dụ như tựa “Đền Hùng từng bị yểm bùa?” trên bbcvietnamese.com 17/3/2013.


Quan trọng với ai?


Nhà báo cũng cần tránh nêu ra một sự kiện mang ít tính tin tức như trích lại nội dung thông báo của các hội đoàn, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.Ví dụ như một tựa đề thiếu động từ trong một bài trên báo Việt Nam: “Giải thưởng Kiến trúc nhà ở chung cư cho người thu nhập thấp”.


Kể cả khi viết tin chính trị, thời sự quan trọng, tựa đề loại như “Chủ tịch T thăm và làm việc với thành phố H” cũng quả là đơn điệu, không rõ về tầm quan trọng của tin. Chuyến thăm đó có thể quan trọng cho các báo địa phương nhưng với báo tầm quốc gia, quốc tế thì bạn đọc có quyền được biết vì sao đây là tin đáng để đọc.


Tóm lại, đặt tựa cho một bài báo là công việc cần đầu tư thời gian xứng đáng nhằm chuyển tải tốt nhất nội dung bài.Vì không gì đáng tiếc bằng chuyện một bài báo có nội dung hay, được đầu tư công phu nhưng ít người đọc vì tựa đề mơ hồ, khô khan hoặc vừa thừa chữ lại thiếu ý.


Theo BBC vietnamese



Kinh nghiệm viết tựa bài hay của BBC

Saturday, December 21, 2013

Phóng sự làm giả hài cốt liệt sĩ đoạt giải Liên hoan Truyền hình

Ban tổ chức Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 33 đã lựa chọn 2 giải vàng đặc biệt cho thể loại chương trình thiếu nhi (Bảo tồn loài voọc mông trắng do Ban Thanh thiếu niên, Đài Truyền hình Việt Nam); phóng sự (Táng tận lương tâm chôn xương động vật giả hài cốt liệt sĩ do trung tâm Truyền hình Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh).


Ngoài ra còn 33 giải vàng, 62 giải bạc và 139 tác phẩm được trao bằng khen tại lễ bế mạc ở 9 thể loại gồm: Chương trình dành cho thiếu nhi, phim tài liệu, phóng sự, chương trình chuyên đề-khoa giáo, giao lưu-đối thoại-tọa đàm, chương trình truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, chương trình ca múa nhạc, sân khấu, phim truyện truyền hình. 


Ban tổ chức liên hoan đã nhận được 527 tác phẩm của 104 đài phát thanh truyền hình và công ty truyền thông với tổng thời lượng hơn 34.000 phút tham gia. 


(Nguồn: TTXVN) (Nguồn: TTXVN)


Bên cạnh đó, những tác phẩm phóng sự thời sự xuất sắc trong năm và những bức ảnh được đánh giá cao nhất trong triển lãm ảnh tại kỳ liên hoan này cũng được tôn vinh ngay trong buổi lễ.


Tại lễ bế mạc và trao giải, những người làm truyền hình và khán giả cả nước được nhìn lại toàn cảnh kỳ liên hoan năm nay với nhiều hoạt động thiết thực và phong phú.


Nhiều màn biểu diễn độc đáo với sự xuất hiện của những nghệ sỹ được yêu thích vốn trưởng thành từ các cuộc thi ca nhạc và tài năng trên truyền hình trong lễ bế mạc và trao giải đã tạo nên những cảm xúc và ấn tượng tốt với người xem.


Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 33 là dịp để những người làm truyền hình cả nước chia sẻ những cách thể hiện mới, sáng tạo, hấp dẫn, những tác phẩm mang tính phát hiện trong thực tiễn sinh động ở các địa phương; phản ánh sâu sắc các thành tựu trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.


Liên hoan phản ánh gương người tốt việc tốt, các điển hình tiên tiến trong xây dựng đời sống văn hóa mới, trong xóa đói giảm nghèo, khắc phục thiên tai, bão lũ, trong đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực, bảo vệ an ninh tổ quốc, trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…


Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 34 sẽ được tổ chức tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) và do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Huế đăng cai./


Theo NGUYỄN HOÀNG (VIETNAM+) 



Phóng sự làm giả hài cốt liệt sĩ đoạt giải Liên hoan Truyền hình

Hơn 10 nghìn cán bộ, PV, BTV hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến

“Đối với ngành thông tin và truyền thông, tôi khẳng định mỗi cán bộ, chiến sỹ đang công tác trong ngành đều là một chiến sĩ. Và người chiến sĩ đó có nhiệm vụ hiện nay đang chiến đấu trên mặt trận thông tin và truyền thông để chúng ta giữ cho được sự ổn định chính trị của đất nước, tạo điều kiện tốt để phát triển kinh tế theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.”



Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai khẳng định như vậy tại cuộc gặp mặt các cựu chiến binh, các cựu quân nhân thông tin liên lạc hiện đang công tác tại các cơ quan thuộc Bộ, nhân kỷ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12) và ngày Hội quốc phòng toàn dân do Bộ TT&TT tổ chức chiều ngày 20/12..


Đây là dịp để các cán bộ, chiến sỹ, cựu quân nhân, cựu chiến binh ngành ôn lại những kỷ niệm, những truyền thống tốt đẹp đã đạt được trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.


Nữ nhà báo của TTXVN vào chiến trường Nữ nhà báo của TTXVN vào chiến trường


Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Trần Đức Lai đánh giá, ngày nay, chúng ta vẫn mang tinh thần bộ đội cụ Hồ vào trong lao động, sản xuất kinh doanh, hoạt động văn hóa tư tưởng… Trong đó, chiến lược kiên định của Đảng ta là xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Muốn xây dựng được chúng ta phải có cái chất của người lính, đóng góp những sáng tạo, những tâm huyết, lòng quyết tâm, dũng cảm… trong thời kỳ đổi mới. 


Chúng ta đang thực hiện quản lý nhà nước 2 lĩnh vực là hạ tầng công nghệ thông tin và báo chí, xuất bản. Cả hai lĩnh vực này trong thời chiến chống Pháp và Mỹ đều có nhiều cán bộ, chiến sỹ đã chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của Đảng và rất nhiều người hy sinh…


Riêng đối với ngành bưu điện có trên 10 nghìn chiến sĩ hy sinh, lĩnh vực báo chí cũng có gần 10 nghìn cán bộ chiến sĩ phóng viên, biên tập viên, nhà báo hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến vừa qua.


Thứ trưởng Trần Đức Lai khẳng định “Qua mỗi vị trí công tác, tôi thấy các đồng chí cựu quân nhân, cựu chiến binh đã phát huy tốt bản chất bộ đội cụ Hồ, phong cách làm việc, kỷ luật trong quân đội để áp dụng vào môi trường làm việc của ngành thông tin và truyền thông. Tôi mong rằng, các đồng chí tiếp tục phát huy hơn nữa bản chất bộ đội cụ Hồ, để là tấm gương tốt cho lớp trẻ học tập, noi theo…”.




Theo Nguyễn Hiếu (Infonet.vn)




Hơn 10 nghìn cán bộ, PV, BTV hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến

Tiếp nhận, xử lý 207 đơn thư khiếu nại việc đăng, phát thông tin

Đó là một trong những con số thể hiện vai trò quản lý và tham mưu cho Bộ Thông tin và Truyền thông của Cục Báo chí đã thực hiện trong năm 2013.



Qua hội nghị tổng kết 3 Cục (Cục Báo chí, Cục PTTH&TTĐT và Cục Thông tin Đối ngoại) diễn ra tại Bộ Thông tin và Truyền thông (ngày 20/12) đã cho thấy những nỗ lực của các Cục trong lĩnh vực của mình. Trong đó, Cục Báo chí trong vai trò là cơ quan quản lý, tham mưu của Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền thông đã ghi nhận những kết quả đạt được của các đơn vị. 


Theo Báo cáo tổng kết năm 2013, tính đến ngày 05/12/2013, Cục Báo chí đã tiếp nhận và xử lý 207 đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hơn 108 vụ việc được đăng, phát trên báo chí. Với những đơn thư hợp lệ, Cục đã giải quyết theo đúng quy định. Qua xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, có một số vụ việc cơ quan báo chí đã thông tin không chính xác trong bài viết, đã đăng hoặc có sai phạm như đơn tố cáo đã nêu. Theo từng vụ việc, Cục Báo chí đã có hình thức xử lý, từ đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến thu hồi Thẻ Nhà báo.


Hội nghị tổng kết Cục Báo chí, Cục PTTH&TTĐT và Cục Thông tin Đối ngoại (Ảnh: Nguyễn Dũng) Hội nghị tổng kết Cục Báo chí, Cục PTTH&TTĐT và Cục Thông tin Đối ngoại (Ảnh: Nguyễn Dũng)


Cục Báo chí đã xử lý hoặc tham mưu cho Bộ, đề nghị Thanh tra Bộ xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với sai phạm của các cơ quan báo chí. Sai phạm chủ yếu là thông tin sai sự thật, không thực hiện đúng quy định quy định về giấy phép hoạt động báo chí và vi phạm về quảng cáo.


Kết quả xử lý, có 11 trường hợp thuộc 10 cơ quan báo chí bị xử phạt hành chính, với tổng số tiền xử phạt là 119 triệu đồng (giảm so với năm 2012 có tổng số là 191 triệu đồng); Có 04 trường hợp bị thu Thẻ do có sai phạm, Bị cơ quan cảnh sát điều tra ra quyết định khởi tố bị can (01 trường hợp). Bị cơ quan chủ quản cách chức, cho thôi giữ chức Tổng Biên tập (02 trường hợp). Khai man hồ sơ để được cấp Thẻ (01 trường hợp). Ngoài ra, có 11 trường hợp thu hồi Thẻ Nhà báo do cơ quan báo chí bị thu hồi Giấy phép hoạt động báo chí.


Cũng theo, báo cáo tổng kết, từ năm 2011 đến nay số lượng các cơ quan báo chí số lượng cơ quan báo chí theo các năm như sau:


Năm 2011, tổng số có 786 cơ quan báo chí, với 266 ấn phẩm phụ (tăng 41 cơ quan báo chí so với năm 2010, chủ yếu là các tạp chí khoa học chuyên ngành). Trong đó, báo in có194 cơ quan (81 cơ quan báo chí Trung ương; 113 cơ quan báo chí địa phương), tạp chí in có 592 cơ quan (475 Tạp chí Trung ương; 117 Tạp chí địa phương), ấn phẩm phụ có 266 ấn phẩm.


Năm 2012, tổng số: 812 cơ quan báo chí, với 272 ấn phẩm phụ (tăng 26 cơ quan báo chí so với năm 2011, chủ yếu là các tạp chí khoa học chuyên ngành). Trong đó, báo in 197 cơ quan (84 cơ quan báo chí Trung ương; 113 cơ quan báo chí địa phương), tạp chí có 615 (488 Tạp chí Trung ương; 127 Tạp chí địa phương), ấn phẩm phụ có 272 ấn phẩm.
Tính đến tháng 9 năm 2013, Tổng số có 838 cơ quan báo chí, với 273 ấn phẩm phụ (tăng 26 cơ quan báo chí so với năm 2012, chủ yếu là các tạp chí khoa học chuyên ngành). Trong đó, báo in: 199 cơ quan (86 cơ quan báo chí Trung ương; 113 cơ quan báo chí địa phương), tạp chí: 639 cơ quan (507 Tạp chí Trung ương; 132 Tạp chí địa phương), ấn phẩm phụ: 273 ấn phẩm.


Ngoài ra, cũng tính đến ngày 05 tháng 12 năm 2013, Cục Báo chí làm 475 văn bản cấp phép xuất bản số phụ, sửa đổi – bổ sung, Đặc san, xuất bản Bản tin, Phụ trương, Giấy phép hoạt động cho các cơ quan báo, tạp chí theo chức năng, nhiệm vụ được giao.


Đặc biệt, Cục Báo chí đã thực hiện tốt công tác chỉ đạo thông tin. Năm 2013, Cục Báo chí đã chỉ đạo các cơ quan báo chí làm tốt nội dung các ấn phẩm báo Xuân, báo Tết năm 2013. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan báo chí, trong dịp Tết Nguyên đán thường xuyên phản ánh, đưa tin về các hoạt động vui xuân, đón tết của nhân dân trên các tờ báo, vì vậy nội dung thông tin rất kịp thời phản ánh sinh động bức tranh toàn cảnh về tình hình tết Quý Tỵ năm 2013.


Cục Báo chí cũng là cơ quan chỉ đạo sát sao các cơ quan báo chí tuyên truyền sâu rộng, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục các Nghị quyết Hội nghị Trung ương IV, V, VI (khóa XI), trong đó chú trọng nội dung Nghị quyết “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Thông tin kịp thời về Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; hiệu quả các giải pháp của Chính phủ về tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc doanh nghiệp; bám sát các vấn đề dân sinh, tập trung vào giá cả thị trường, an toàn giao thông, phòng, chống cháy, nổ, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội năm 2013.


Bên cạnh đó, việc chỉ đạo, đinh hướng tuyên truyền công tác sửa đổi Hiến pháp 1992, chỉ đạo tuyên truyền về công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam cúng được thực hiện hiệu quả.


Ngoài ra, Cục cũng chỉ đạo các cơ quan báo chí về công tác tuyên truyền 40 năm Hữu nghị Việt Nam – Italia (1973-2013); 40 năm Hữu nghị Việt Nam – Pháp (1973-2013); Tuyên truyền năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Nhật Bản; Dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi); tuyên truyền tốt các giải pháp thực hiện Năm An toàn giao thông quốc gia 2013; Tuyên truyền các ngày lễ lớn trong năm; Theo dõi, chỉ đạo công tác thông tin về việc đưa tin các kỳ của Quốc Hội năm 2013. Chuẩn bị tốt các nội dung có liên quan đến lĩnh vực báo chí in để Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông có cơ sở trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội; Chỉ đạo thông tin, tuyên truyền về an toàn giao thông; phòng, chống tham nhũng, cháy nổ, dịch bệnh, bão và lũ lụt, biến đổi khí hậu; vệ sinh, an toàn thực phẩm; an toàn lao động; phát triển nghề công tác xã hội; công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả cơn bão số 14 (Haiyan) và lũ, lụt ở miền Trung…


Theo Hồng Chuyên (Infonet.vn)




Tiếp nhận, xử lý 207 đơn thư khiếu nại việc đăng, phát thông tin

Cấp mới 118 giấy phép PTTH, 178 giấy phép thông tin điện tử

Năm 2013, công tác quản lý, thẩm định, cấp phép, xử lý đơn thư khiếu nại của Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã tiến hành thường xuyên, đạt hiệu quả. Điều này đã được Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận tại lễ tổng kết mới đây.



 Theo báo cáo, tổng kết năm 2013, về phát thanh, truyền hình, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử đã cấp mới 118 giấy phép; cấp lại 25; sửa đổi, bổ sung 25; thay đổi tôn chỉ mục đích 01 giấy phép các loại.  Bổ nhiệm và thỏa thuận bổ nhiệm lãnh đạo Đài phát thanh, truyền hình: 08 trường hợp (nhắc nhở 04 Đài PTTH về việc thực hiện thỏa thuận bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí chưa theo đúng quy định của pháp luật).


Truyền hình Việt Nam ngày đang đa dạng và hiện đại (minh họa) Truyền hình Việt Nam ngày đang đa dạng và hiện đại (minh họa)


Cũng theo báo cáo, về thông tin điện tử, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử cấp mới 178 giấy phép; sửa đổi, bổ sung 106 giấp phép các loại. Thu hồi 3 giấy phép, cụ thể: quyết định thu hồi giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp của báo Bạn Đường, tạp chí Thế giới mới do đơn vị đóng cửa, không tiếp tục hoạt động và giấy phép cấp cho Công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam do Công ty chuyển nhượng website cho bên thứ 3. Bổ nhiệm và thoả thuận bổ nhiệm lãnh đạo báo điện tử 3 trường hợp. Thực hiện thủ tục miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo báo điện tử 1 trường hợp.


Về việc quản lý, cấp thẻ nhà báo, tiếp nhận, thẩm định 780 hồ sơ xét đề nghị xét cấp thẻ nhà báo và đã bàn giao 499 thẻ nhà báo cho phóng viên, biên tập viên các đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử theo đúng quy định.


Bên cạnh đó, công tác xử lý đơn thư khiếu nại cũng được thực hiện tốt. Tính đến cuối tháng 11/2013, Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử đã tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, phản ánh của cá nhân, tổ chức như sau: Lĩnh vực phát thanh truyền hình: 7 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; Lĩnh vực thông tin điện tử: 71 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị (55 báo điện tử và 16 trang thông tin điện tử, chuyên trang điện tử tổng hợp).


Nội dung đơn thư chủ yếu phản ánh việc đăng thông tin không chính xác, sai sự thật ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, tổ chức, xúc  phạm danh dự cá nhân, hạ uy tín của các tổ chức; sử dụng hình ảnh trái quy định, gây ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp; quảng cáo trái phép…


Đồng thời, Cục PTTH& TTDT cũng phối hợp với các đơn vị khác trong Bộ xử lý một số vi phạm. Tính đến hết tháng 11/ 2013, Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã đề nghị Thanh tra Bộ và Sở Thông tin Truyền thông các tỉnh, thành phố xem xét, xử lý 48 vụ việc. Đã nhận được kết quả xử lý 29 vụ việc trong đó: Phạt tiền: 17 vụ việc với tổng số tiền là: 252,5 triệu đồng; nhắc nhở 06 trường hợp; tịch thu tang vật vi phạm 01 trường hợp và thu hồi 03 tên miền .vn. Ngoài ra, còn phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế giải quyết phản ánh của cơ quan ngoại giao có yếu tố nước ngoài liên quan. 




Theo Hồng Chuyên (Infonet.vn)




Cấp mới 118 giấy phép PTTH, 178 giấy phép thông tin điện tử

Friday, December 20, 2013

Chống hổng trách nhiệm


Vài ngày trước, trong phiên tòa xét xử vụ án Dương Chí Dũng tham ô tài sản Nhà nước, vị đại diện Viện KSND đã thốt lên rằng “nếu như doanh nghiệp nhà nước nào cũng vô trách nhiệm như thế này thì nền kinh tế đất nước sẽ còn thiệt hại đến mức độ nào?” để nói về việc người đứng đầu Vinalines hiện nay không có mặt tại tòa với tư cách là đại diện bị hại. 


Dù hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước đã bị thất thoát, nhưng thái độ của lãnh đạo Vinalines đã khiến công luận đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của nhiều nhà quản lý. Chính cách hành xử thiếu trách nhiệm như thế đang là lỗ thủng để tiền của Nhà nước bị rò rỉ, thất thoát. Chỉ bằng vài thủ thuật, Dương Chí Dũng cùng bộ sậu đã “hô biến” hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước. Sở dĩ Dương Chí Dũng có thể làm liều, tự tung tự tác để bỏ túi riêng nhiều tỷ đồng cũng một phần do sự thờ ơ của các cơ quan quản lý, giám sát.


Sự vô cảm trong quản lý gây thiệt hại cho Nhà nước, có thể là về kinh tế, cũng có thể là về uy tín, thương hiệu quốc gia. Mới đây, dư luận thật sự ngỡ ngàng, với quy trình kiểm soát thuộc loại gắt gao, nghiêm ngặt nhất như an ninh hàng không, thế nhưng đã có tới hàng tạ heroin dễ dàng lọt qua sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ra nước ngoài. Lời giải thích cho sự việc này sau đó chưa thuyết phục được dư luận khi cơ quan quản lý cho rằng đã “làm đúng quy trình”. “Đúng” mà vẫn có “sai”, nhưng trách nhiệm thuộc về ai thì vẫn còn tranh cãi. Với cách hành xử theo kiểu “hòa cả làng” như vậy, liệu sẽ không có những vụ việc tương tự xảy ra?


Tuần này, dư luận lại thêm một lần bức xúc về một vụ việc vừa được phát giác tại cửa khẩu Hoa Lư (Bình Phước). Đã có hàng trăm mét khối gỗ trị giá cả trăm tỷ đồng bị thu giữ do nghi ngờ là hàng lậu, sử dụng hóa đơn, tờ khai quay vòng khi vận chuyển. Số gỗ ấy theo ước tính nếu qua kiểm tra hải quan cũng phải mất vài ngày mới xong, thế nhưng lại không có bất cứ thông tin sổ sách nào được ghi lại, thậm chí khi được hỏi thì Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ở đây trả lời “không biết”. Họ không biết vì muốn trốn tránh trách nhiệm hay không biết vì vô trách nhiệm? Vì sao được tin tưởng bổ nhiệm là lãnh đạo nhưng những cán bộ này lại không biết điều gì đang xảy ra dù đó là trách nhiệm của mình?


Qua các vụ việc nổi cộm nêu trên càng thấy rõ những lỗ hổng trong bộ máy quản lý. Những lỗ hổng này không phải đến bây giờ mới lộ ra mà thực tế nó đã được đề cập từ rất lâu rồi. Vấn đề đặt ra bây giờ là làm thế nào để bịt, hoặc chí ít là hạn chế những lỗ hổng như thế. Thực tế vấn đề trách nhiệm người đứng đầu đã được luật hóa nhưng có lẽ cái đang thiếu chính là việc thực thi. Cơ chế “chịu trách nhiệm tập thể” dường như đang được các nhà quản lý lợi dụng, người nọ đùn đẩy trách nhiệm cho người kia. Thiếu cụ thể về trách nhiệm nên hoạt động kiểm tra, giám sát bị lơi lỏng, nhiều người có thể tự tung tự tác, đục nước béo cò.


Sự vô cảm trong thực thi công vụ đang là lỗ hổng lớn về trách nhiệm, tạo điều kiện cho tham nhũng, lãng phí còn đất sống, gây tổn hại uy tín, hiệu lực và hiệu quả quản lý. Chúng ta đang đẩy mạnh chống tham nhũng, lãng phí, do vậy việc bịt lại lỗ hổng trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ quản lý là hết sức cấp thiết.



Nữ Quỳnh


Chống hổng trách nhiệm

Tuesday, December 17, 2013

Những bức ảnh chỉ chứa một phần sự thực

8 bức ảnh dưới đây được chụp bởi 7 nhà nhiếp ảnh khác nhau. Cùng kể câu chuyện về một số phận, nhưng khi sắp xếp lại với nhau, những bức ảnh này có thể đưa người xem chuyển những cung bậc tâm trạng rất khác nhau. 


Trong ảnh là Fabienne Cherisma, một em gái 15 tuổi người Haiti. Trong trận động đất mạnh nhất 200 năm qua tại Haiti, Fabienne may mắn hơn gần 200.000 đồng bào mình khi em vẫn giữ được mạng sống. Tuy nhiên, sau đó vì tham gia đám người hôi của trong những khu nhà ngổn ngang, đổ sập bởi động đất em đã bị cảnh sát nã 3 phát đạn vào đầu. 


cherisma


Bức hình thứ 2 này do nhiếp ảnh gia Paul Hansen, phóng viên của tờ nhật báo Dagens Nyheter (Thụy Điển) chụp. Tấm ảnh này sau đó giúp Hansen giành giải Oscar cho hình ảnh của năm 2012 tại Thụy Điển. 


cherisma1


Những bức ảnh tiếp sau khiến người xem thực sự bị xúc động và ám ảnh ghê gớm về một số phận hẩm hiu. Tại sao phải là Fabienne Cherisma, trong khi em chỉ là một trong số rất nhiều người tham gia bòn rút những gì giá trị còn sót lại trên đống hoang tàn?!


cherisma2


cherisma3


cherisma4


cherisma5


Thậm chí những kẻ hôi của khác còn kéo cái xác của em ra để giành nốt những thứ mà vì nó Fabienne Cherisma phải trả giá bằng mạng sống của mình.


cherisma6


Tuy nhiên, tới bức hình cuối cùng cảm xúc của người xem đột ngột bị chuyển từ trạng thái thương cảm sang giận giữ. Một nhóm phóng viên ảnh đua nhau hăng hái bấm máy trước cái xác của Fabienne Cherisma. Không có chỗ cho sự đồng cảm, thương xót tồn tại, các phóng viên làm công việc của mình với sự chuyên nghiệp tối đa với mục đích… lấy nước mắt và sự thương cảm của độc giả!


cherisma7


Tấm ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia người Mỹ Nathan Weber, dĩ nhiên sau tác phẩm này anh cũng trở nên rất nổi tiếng. 


1994: Em bé người Sudan và một con kền kền – Kevin Carter 1994: Em bé người Sudan và một con kền kền – Kevin Carter


Vấn đề được rút ra ở đây là những bức ảnh cũng chỉ chứa một phần sự thực! Cũng giống như việc cả thế giới từng lên án Kevin Carter về bức ảnh “kền kền chờ đợi” khiến anh không chịu nổi áp lực phải tự tử. Trên thực tế thì sau khi chụp tấm ảnh trên, Kevin Carter đã xua đuổi bọn kền kền, đứa bé được đưa đi cấp cứu ở bệnh xá và không chết.


Vậy nên, bạn đừng bao giờ hoàn toàn tin vào câu chuyện được kể bởi những bức hình!


Trúc Mai (Depplus.vn/Mask)



Những bức ảnh chỉ chứa một phần sự thực

Báo Hànộimới được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa ký ban hành Quyết định số 2365/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho 9 đơn vị và cá nhân.
Theo đó, danh hiệu Anh hùng Lao động được trao cho Báo Hànộimới (TP Hà Nội) cùng các đơn vị: Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô (Bộ Quốc phòng); Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh (Bộ Y tế); Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (Bộ Giao thông Vận tải); Công ty TNHH một thành viên Thoát nước và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; nhân dân và cán bộ xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.


Uỷ viên BCT, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng lãnh đạo TP thăm Báo Hànộimới. Ảnh: Viết Thành Uỷ viên BCT, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cùng lãnh đạo TP thăm Báo Hànộimới. Ảnh: Viết Thành



Các cá nhân được phong tặng danh hiệu gồm ông Trần Trung Lập, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ Công ty TNHH một thành viên phà An Giang; Chuẩn đô đốc Nguyễn Đăng Nghiêm, TGĐ Công ty Tân cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân, Bộ Quốc phòng và ông Hồ Quang Cua, PGĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng.

9 đơn vị và cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội bảo vệ Tổ quốc.



Ngân Hạ


Báo Hànộimới được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động

Monday, December 16, 2013

Thương quá “thượng đế” ơi !

Mấy ngày qua, dư luận lại sôi lên chuyện bán hàng của Honda Việt Nam (HVN). Báo chí gọi là hiện tượng “loạn giá” khi người tiêu dùng (NTD) phải mua những chiếc xe của “thương hiệu lớn” HVN với giá chênh lên nhiều triệu đồng so với giá đề xuất.


Chỉ trong 1 ngày một đêm, tính từ 7h sáng 9-3-2009, một tờ báo điện tử đã nhận được hơn 9.200 thư và phản hồi của bạn đọc – NTD từ khắp mọi miền đất nước. Con s ố này cho thấy rõ sự quan tâm của NTD đến quyền lợi của mình. Song, họ được đáp ứng đến đâu?


Cách đây chừng gần năm, chính người viết cũng có ý định mua một chiếc Honda Air Blade sau khi được biết giá bán là 28 tri ệu đồng, nhưng đến cửa hàng thì được thông báo giá lên tới 34 triệu đồng, đành phải “ngậm ngùi” chọn hãng khác. Còn mới đây, anh bạn ở tận Quảng Ninh cũng phàn nàn khi phải mua chiếc xe này với giá hơn 33 triệu đồng. Th ế mới thấy chuyện này không phải đến bây giờ mới xảy ra. Dù vậy, từ phía HVN cho đến hôm nay vẫn chưa có một câu trả lời nào thỏa đáng. Trong khi NTD đang chờ một sự giải đáp sòng phẳng thì ngược lại, câu trả lời tiếp tục là… im lặng, cả từ phía HVN và các cơ quan chức năng.


Tờ báo điện tử vừa nêu trên đã tổ chức cuộc trao đổi xung quanh câu chuyện “dở khóc, dở cười” này, nhưng chỉ có 1 trong 5 khách mời là đại diện cho cơ quan hữu quan có mặt. HVN, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính), Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) là những “khách mời” vốn được NTD hỏi nhiều nhất, đều không đến với những lý do khác nhau. Khách mời duy nhất có mặt cũng chỉ có thể đưa ra lời khuyên với NTD rằng: Thông minh nhất là “giữ chặt túi tiền”, sử dụng quyền chọn lựa loại hàng hóa không bị nâng giá quá mức.


Câu chuyện của HVN thực ra chỉ là một “chuyện nhỏ” trong thị trường mở hiện nay. Chỉ trong một thời gian ngắn gần đây đã xảy ra hàng loạt vụ việc gây sốc với NTD. Điển hình như vụ sữa nhiễm mê-la-min, rượu gây ngộ độc chết người, những vụ gian lận đo lường xăng dầu và tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan đang đặt ra trách nhiệm phải làm thế nào để có thể hạn chế tình trạng vi phạm quyền lợi NTD, bảo vệ NTD một cách an toàn hơn? Pháp luật xác định trách nhiệm bảo vệ NTD của doanh nghiệp là phải cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, bảo đảm tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, trách nhiệm bảo hành, bảo đảm an toàn và giải quyết khiếu nại cho NTD. Thậm chí Bộ luật Hình sự cũng có những điều luật dành cho lĩnh vực này như “tội sản xuất hàng giả”, tội “lừa dối khách hàng”, tội “quảng cáo gian dối”… Nhưng tiếc là lâu nay vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD dường như chưa được quan tâm đúng mức, NTD chưa được bảo vệ như pháp luật quy định, những hành vi vi phạm quyền lợi của NTD đang ngày càng gia tăng trên diện rộng và đa dạng về hình thức… Thực tế có những vụ việc xâm hại quyền lợi rõ “mười mươi” như vụ gian lận xăng dầu, sữa “nghèo đạm”… đến nay vẫn chưa có người tiêu dùng nào được bồi thường. Ngay như vụ việc hiện tại của HVN, ngày 12-2-2009, Hội Tiêu chuẩn – Bảo vệ người tiêu dùng có công văn gửi HVN xoay quanh các ý kiến liên quan đến việc kinh doanh của mạng lưới Head với việc tăng giá. Hơn chục ngày sau (25-2) HVN có công văn trả lời và theo TS. Hồ Tất Thắng, Chủ tịch Hội, thì DN thể hiện sự vô trách nhiệm bằng việc đổ lỗi cho các đại lý (Head). Sự vô trách nhiệm đó lại càng đáng phê phán khi nó xuất phát từ một doanh nghiệp đã hoạt động nhiều năm ở Việt Nam, luôn đề cao khẩu hiệu “Tôi yêu Việt Nam”.


Hiện dự luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang được hoàn chỉnh, dự kiến có những chế tài hết sức nghiêm khắc và mang tính đặc thù để xử lý DN trong trường hợp họ không thực hiện các trách nhiệm với NTD. Tuy nhiên cho tới hiện tại thì dự thảo vẫn là dự thảo. Như vậy trước mắt là NTD vẫn cứ phải tiếp tục chấp nhận thua thiệt, ngậm bồ hòn làm ngọt…


Nữ Quỳnh



Thương quá “thượng đế” ơi !

Friday, December 13, 2013

Vẫn canh cánh nỗi lo

Rạng sáng qua, lần thứ 3 từ đầu mùa và là lần thứ 2 trong vòng 10 ngày, chỉ trong chốc lát buổi sáng, trời mưa to làm nhiều tuyến đường ở Hà Nội ngập lụt nặng, nhiều người phải mất cả buổi sáng không tìm được đường đến công sở.


Cho dù có sự vào cuộc quyết liệt của nhiều ngành chức năng, đặc biệt là ngành thoát nước, nhưng thực tế vẫn hiển hiện rõ mối lo với người dân khi mùa mưa mới bắt đầu.


Thực tế, từ sau trận mưa lịch sử tháng 11-2008 đến nay, Hà Nội đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm từng bước khắc phục những bất cập cho hệ thống thoát nước, nhưng hệ thống này vẫn chưa thể phát huy hiệu quả. Hơn thế, s ự manh mún, thiếu đồng bộ trong quy hoạch đang được coi là thủ phạm chính gây ra tình trạng khó tiêu thoát nước của Hà Nội. Đặc biệt đáng phê phán là sự thiếu ý thức trong các hoạt động xây dựng ở nội đô. Trong khi ngành chức n ăng ra sức khắc phục, thì vẫn còn quá nhiều thành phần khác vô tình, hoặc làm liều, mà hệ quả là năng lực tiêu thoát nước nội đô ngày càng bị hạn chế. Hiện tại, khu vực nội thành cũ, do hệ thống tiêu nước chưa được cải tạo đồng bộ. Nhiều công trình hạ tầng như nút giao thông Kim Liên, cống hóa các mương Hào Nam – Yên Lãng, Liễu Giai – Ngọc Hà… đang thi công, ảnh hưởng đến năng lực tiêu thoát nước và đây cũng chính là những điểm gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng nhất mỗi khi trời mưa.


Tình trạng úng ngập kéo dài ở thành phố ngày càng có xu hướng trầm trọng hơn khi tốc độ san lấp ao, hồ khai thác mặt bằng nhanh hơn nhiều lần nâng cấp hệ thống tiêu thoát. Đã có quá nhiều công trình, dự án chồng chất lên nhau nhưng lại thiếu sự gắn kết quy hoạch. Biết bao công trình đang triển khai, cứ như thể mạnh ai nấy làm, rất ít nhà đầu tư hoặc đơn vị thi công quan tâm đến việc của ngành thoát nước. Rất nhiều nơi vỉa hè cứ đào lên, lấp xuống liên tục, song đường cống chỉ được xử lý sơ sài, thi công hoàn tất thì bùn đất cũng lấp quá nửa cống… Thật nghịch lý, trời cứ mưa là đường ngập, trong khi đó hằng ngày các công trường vẫn đổ đất, đổ cát lấp cống, lấp mương. Không khó để điểm mặt, chỉ tên từng đơn vị, từng địa chỉ vi phạm, nhưng chẳng có ai bị xử lý thích đáng. Thế là tắc vẫn hoàn tắc. Chỉ khổ ngành thoát nước, mỗi khi mưa lại phải tất tả, vật lộn với dòng nước, sử dụng từng chiếc máy bơm nhỏ chống đỡ. Họ thật nhỏ nhoi.


Có thể thấy, với cách đối phó ngập nước từ ngọn của Hà Nội (và cả TP Hồ Chí Minh) bây giờ, có lẽ không ai dám bảo đảm sẽ hết ngập. Thật khó tránh khỏi úng ngập khi điều kiện đầu tư cho hạ tầng còn nhiều khó khăn, nhưng có thể thấy cách giải quyết vấn đề nan giải này của hai đô thị lớn còn để lại không ít lo ngại. Thực tế là nếu các công trình (cả dân sinh và công cộng) được thi công gọn gàng, sạch sẽ thì hệ thống thoát nước của thành phố cũng sẽ không quá đuối sức mỗi lúc mưa to như hiện tại. Đã đến lúc thành phố phải quyết liệt xử lý những hành vi xâm hại đến hệ thống thoát nước đô thị, thậm chí có thể phải đưa ra truy tố trước pháp luật những đối tượng làm bừa, làm ẩu gây thiệt hại lớn. Điều này có thể không phải chìa khóa giải quyết triệt để năng lực thoát nước thành phố, nhưng chắc chắn sẽ góp phần làm hạn chế hậu quả do mưa lớn. Người dân sẽ vơi đi nỗi lo canh cánh.


Nếu không hành động kịp thời, quyết liệt và hiệu quả, Thủ đô sắp ngàn năm tuổi sẽ không thể thoát úng ngập mỗi khi có mưa lớn.


Nữ Quỳnh



Vẫn canh cánh nỗi lo

Thursday, December 12, 2013

Để giảm nghèo bền vững

Những ngày đầu năm 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế khiến đời sống của những người nghèo bị tác động nhiều chiều thì việc ra đời Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ gi ảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện khó khăn khiến người dân tự tin hơn.


Triển khai chủ trương này, Chính phủ có đề xuất mỗi tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nhận hỗ trợ, giúp đỡ ít nhất một huyện nghèo để đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, đào tạo nghề miễn phí và nhận lao động vào làm việc. Đây là những biện pháp mới trong chủ trương lớn về giảm nghèo và xóa nghèo của Chính phủ. Tin mới đây cho biết, đã có gần 30 đơn vị được phân công tham gia chủ trương lớn này.


Có thể nói, xóa đói giảm nghèo luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Việc lấy người dân là chủ thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tức là người dân phải tham gia ngay từ đầu, với vai trò chính. Kết quả của việc xóa đói giảm nghèo có thành công hay không trước hết phụ thuộc vào sự nỗ lực vươn lên của chính người nghèo. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của cộng đồng đóng vai trò quan trọng, tích cực. Song trong một thời gian dài vừa qua, phương thức xóa đói giảm nghèo có phần nặng về tính hành chính, chủ yếu được coi là trách nhiệm của Chính phủ, triển khai qua các bô, điều hành cân đối nguồn vốn từ ngân sách. Các doanh nghiệp chỉ tham gia với tư cách “khách mời”, được giao nhiệm vụ thực hiện phần đầu tư xây dựng cơ bản và những khoản hỗ trợ vùng dự án. Hoặc trong từng kỳ cuộc cụ thể, doanh nghiệp được huy động thông qua các chương trình xã hội để tài trợ trực tiếp cho đối tượng nghèo cụ thể. Đáng chú ý là số doanh nghiệp tham gia một cách vô tư vào sự nghiệp lớn này còn chưa nhiều và không phải không có doanh nghiệp mang ít nhiều lợi ích về quảng bá khi tham gia.
Những năm trước, Chính phủ đã triển khai nhiều chính sách xóa đói giảm nghèo, song hiệu quả chưa như mong muốn, tình trạng tái nghèo vẫn diễn ra bởi sự thiếu mạch lạc trong tư duy cho “chiếc cần câu hay con cá”. Không ít nơi phấn đấu thoát nghèo theo phong trào hoặc coi tiền vốn cho xóa đói, giảm nghèo như tiền “trợ cấp”, “nhân đạo”… Hệ lụy của tư duy này là người dân sử dụng tiền được hỗ trợ không đúng mục đích, có đồng nào xào đồng nấy, một số ít doanh nghiệp thì coi đó như việc làm từ thiện, dư dả thì tham gia, lép hầu bao thì từ chối. Vì thế, nhiều khoản tiền dành cho xóa đói giảm nghèo có nơi cũng chỉ như “ném đá ao bèo”. Liệu có phải đây là một trong những nguyên cớ dẫn đến hiệu quả việc xóa đói giảm nghèo chưa cao, trong khi các khoản quyên góp tài trợ ngày một nhiều.


Các thương nhân, doanh nghiệp khó có đủ lòng tin và sự kiên trì khi thấy đồng tiền do mình bỏ ra không trực tiếp góp phần làm giảm bớt đi số hộ dân nghèo trong cộng đồng quanh mình. Xã hội ta không hiếm những cá nhân, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thật lòng và tâm huyết với công cuộc xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước và Chính phủ, song để những sự hảo tâm và đùm bọc ấy vững tin những đóng góp của mình – dẫu nhỏ nhoi – mang lại hiệu quả thiết thực, thì hơn lúc nào hết, cần thay đổi tư duy của chính những người dân được nhận phần hỗ trợ kia, hay chính xác hơn – thay đổi cách sử dụng những đồng vốn họ có được từ tổ chức từ thiện. Chỉ khi người dân biết sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có kế hoạch và theo hướng dẫn mới có thể xóa được đói, giảm được nghèo. Và cũng hơn lúc nào hết, cùng với những đồng tiền hỗ trợ, cần có những dự án chặt chẽ, mang tính khả thi bao gồm cả tuyên truyền, hướng nghiệp, kiểm tra, đánh giá tới tận các hộ nghèo, để những đồng vốn thực sự trở thành cái “cần câu” hữu ích.


Nữ Quỳnh



Để giảm nghèo bền vững

Sốc với màn khỏa thân để giảm cân của thí sinh "Người giấu mặt"

Chỉ vì mong muốn giảm bớt cân nặng, một số thí sinh nữ của Người giấu mặt đã không ngần ngại trút bỏ trang phục khiến khán giả xem truyền hình phải ‘nóng mặt’. 


“Chương trình như thế này thì có khác gì phim “mát mẻ” đâu?”, một khán giả chia sẻ trên Facebook về chương trình Người giấu mặt phát sóng tối 12.12 trên VTV6. 


Chỉ vì muốn giảm bớt cân nặng mà trong tập này, một số thí sinh nữ đã không ngần ngại cởi áo ra cân. Mặc dù một số cảnh đã được làm mờ khi lên sóng truyền hình nhưng hình ảnh Quỳnh Trang, Trish Lương chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi, sau đó dùng tay che vòng một rồi leo lên bàn cân đã khiến nhiều người khá sốc. 


Quỳnh Trang là người khởi xướng việc cởi áo để giảm bớt cân nặng - Ảnh chụp màn hình Quỳnh Trang là người khởi xướng việc cởi áo để giảm bớt cân nặng – Ảnh chụp màn hình


Quỳnh Trang là người khởi xướng việc cởi áo để giảm bớt cân nặng - Ảnh chụp màn hình Quỳnh Trang là người khởi xướng việc cởi áo để giảm bớt cân nặng – Ảnh chụp màn hình


Trish Lương cũng hưởng ứng việc cởi áo - Ảnh chụp màn hình Trish Lương cũng hưởng ứng việc cởi áo – Ảnh chụp màn hình


Cảnh quay nóng bỏng khiến khán giả... nóng mặt - Ảnh chụp màn hình Cảnh quay nóng bỏng khiến khán giả… nóng mặt – Ảnh chụp màn hình


Nhiều ý kiến cho rằng những cảnh quay này vô cùng phản cảm khi đưa lên sóng truyền hình và sẽ rất nguy hiểm nếu người xem là thiếu nhi. Trang fanpage của chương trình cũng trở thành diễn đàn tranh cãi giữa những luồng ý kiến khác nhau. 


Có thể nói, ngay từ khi về Việt Nam, Người giấu mặt đã được dự đoán là chương trình “gây sóng gió” vì những tai tiếng từ phiên bản gốc Big Brother. Mặc dù ban tổ chức từng khẳng định sẽ chọn lọc những yếu tố phù hợp với khán giả Việt Nam nhưng chương trình này vẫn không thiếu những cảnh quay sốc, từ chuyện hai thí sinh đồng tính nữ tình tứ luồn tay qua áo đến việc thí sinh nói xấu nhau, gọi nhau là “quỷ cái”, “não ngắn”… và đỉnh điểm là màn lột đồ táo bạo trong tập vừa qua. 


Trước khi phát sóng tập này, chương trình còn tung một đoạn clip (không che) về những cảnh lột trần táo bạo trên nhằm thu hút sự quan tâm của dư luận.  



Ngay trong tối 12.12, Thanh Niên Online đã liên hệ với đạo diễn Nguyễn Quang Dũng để trao đổi về những cảnh quay gây tranh cãi này. Vị đạo diễn của Mỹ nhân kế cho rằng với anh, những cảnh quay này… không hề phản cảm. 


* Trong tập phát sóng tối nay 12.12, nhiều khán giả sốc khi chứng kiến các thí sinh khỏa thân gần như 90%. Anh có nghĩ những hình ảnh này khi xuất hiện trên sóng truyền hình sẽ trở nên phản cảm không?


- Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng: Tôi nghĩ cũng không khỏa thân đến 90% đâu, những chỗ “nhạy cảm” nhất của cơ thể cũng không thấy gì. Nhưng tôi nghĩ sốc thì tất nhiên, ngay cả chúng tôi cũng rất bất ngờ khi thí sinh cởi áo để giảm cân!


Mới đầu chúng tôi cũng chỉ nghĩ cùng lắm họ thay bikini để giảm cân thôi. Tôi nghĩ những cảnh này không mô tả tính tính dục mà nó mang tính tâm lý, đấu tranh, quyết liệt và có chút hiếu thắng. Nên với tôi những cảnh đó không phản cảm.


* Một số ý kiến cho rằng việc các thí sinh cởi đồ là do có sự tác động của chương trình nhằm tạo scandal thu hút sự quan tâm của dư luận?


- Chúng tôi không yêu cầu thí sinh phải cởi đồ khi cân. Đó là do tính quyết liệt của từng thí sinh.


Tất nhiên khi quyết định đưa cảnh này vào chương trình phát sóng tôi đoán là sẽ có tranh cãi và sẽ thu hút người xem hay sẽ có nhiều bàn tán. Nhưng nếu các bạn xem kỹ thì cảnh cởi áo để giảm số cân nặng, nó có ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của đề cử. Nếu bỏ cảnh đó đi thì chúng tôi cũng rất khó lý giải với người xem vì sao số cân nặng cuối cùng có sự thay đổi.


Với tôi, cảnh này có ảnh hưởng lớn đến nội dung cũng như cá tính của các thành viên trong ngôi nhà chung.


* Người chơi hoàn toàn không biết khi lên hình mình sẽ như thế nào. Vậy khi đưa những hình ảnh khá nhạy cảm này lên truyền hình, anh có lo ngại những ảnh hưởng xấu sau này không?


- Trong bản cảm kết các thí sinh ký với chương trình, họ đều biết tất cả các hình ảnh của họ đều được ghi hình 24/24 ở khắp nơi trong ngôi nhà và Người giấu mặt được quyền sử dụng.


Trong bản hướng dẫn cũng ghi rõ ở những khu vực nào họ có thể thay đồ hay khoả thân. Ví dụ trong nhà tắm và phòng vệ sinh chúng tôi không ghi hình nhưng có camera quan sát lấy hình từ cổ trở lên để bảo vệ thí sinh cũng như công bằng của luật chơi.


Tôi nghĩ khi họ quyết định cởi áo để cân là họ có ý thức là đang được ghi hình. Chính vì điều đó bạn thấy rằng mỗi người họ đều có những quyết định riêng hay cách riêng.


Với tư cách là đạo diễn người làm chương trình, tôi cảm thấy thú vị với những tính cách mạnh mẽ và quyết liệt với cuộc thi. Với tư cách là khán giả thì tôi thấy điều đó cũng rất hấp dẫn.


Nếu với tư cách là người thân của thí sinh, tôi cũng hơi lo ngại. Còn nếu tôi là thí sinh thì tôi sẽ không dám làm điều đó, vì tôi biết body mình xấu và cũng không đủ máu ăn thua để làm điều đó.


* Việc bị ép giảm cân và thiếu lương thực, thực phẩm trong nhà chung liệu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi không? 


- Chương trình Người giấu mặt có chuyên gia về lương thực, thực phẩm. Chúng tôi cũng tính rồi, cho dù ngân quỹ của họ không còn % nào thì họ vẫn được cung cấp một lượng thực phẩm đủ để sống. Tất nhiên họ có thể ốm nhưng không bệnh vì thiếu chất. 


Bản chất của chương trình này luôn là cho thí sinh hơi thiếu thốn một chút, vì như thế các mâu thuẫn dễ xảy ra hơn. Tất nhiên thỉnh thoảng cũng có thể dư dả nếu như chúng tôi thấy sự dư dả đó có thể xảy ra chuyện.


* Đã trải qua hơn nửa tháng, anh đánh giá chương trình và các thí sinh như thế nào? 


- Tôi nghĩ đây là một format rất hay. Có thể mùa đầu tiên chúng ta còn chưa quen ngay cả người làm, người xem và cả thí sinh. Nhưng tôi tin những mùa sắp tới Người giấu mặt sẽ là một chương trình rất thu hút. Bởi với người chơi đây sẽ là một trải nghiệm có khi nhớ cả đời, họ có cơ hội nhìn lại mình và các mối quan hệ ở những góc độ khác và tổng quan hơn so với cuộc sống hằng ngày. Với người làm hay người xem thì luôn luôn có sự bất ngờ một cách tự nhiên vì không có kịch bản trước. 


Nói thật, tôi cũng không đoán được chính xác chuyện gì sẽ xảy ra sắp tới trong ngôi nhà chung. Cùng lắm tôi chỉ biết trước nhiệm vụ sắp tới là gì và Người giấu mặt sẽ có thể đưa ra điều gì. Nhưng các thành viên sẽ ứng phó hay làm gì, có kết quả ra sao thì tôi cũng chỉ đoán mò thôi.


Cảm ơn anh!



Theo  Thiên Hương (Thanh niên)



Sốc với màn khỏa thân để giảm cân của thí sinh "Người giấu mặt"