Saturday, August 31, 2013

Một dạng tham nhũng

Trong tuần, dư luận xôn xao vì chuyện giám đốc và các chức danh chủ chốt của một số doanh nghiệp công ích tại TP Hồ Chí Minh (Công ty một thành viên Thoát nước đô thị, Công ty một thành viên Chiếu sáng công cộng, Công ty một thành viên Công trình giao thông và Công ty một thành viên Công viên cây xanh) nhận mức lương ngất trời, cao nhất tới 2,6 tỷ đồng/năm. 


Mức lương của các “sếp” ở những công ty nói trên “khủng” đến mức mà Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cũng phải thảng thốt: “Tôi cũng choáng!”. Dĩ nhiên cả dư luận cùng choáng. Còn những người công nhân dưới quyền của các sếp này thì ngậm ngùi: “Mấy ổng đâu biết mùi của nước cống là thế nào đâu, sao lại “ăn” lương khiếp thế?”.


Nhận lương cao nếu đi kèm với hiệu quả công việc cao cũng là chuyện bình thường. Nhưng ở đây cả mấy trường hợp các “sếp” nhận lương hàng tỷ đồng mỗi năm lại đều là các công ty công ích, hiệu quả công việc không dễ đánh giá và việc chi trả lương phải tuân thủ theo các quy định chung của nhà nước. 


Sai phạm đã rõ, nhưng xử lý ra sao xem ra còn nhiều chuyện phải bàn. Thực tế, có không ít vị lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước trong quá trình thi hành công vụ có sai sót (cố ý hoặc vô ý) gây thiệt hại cho tập thể, thất thoát tài sản công hoặc có hành vi bòn rút công quỹ bằng cách này hay cách khác, đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đó có thể là hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, đó cũng có thể là hành vi tham ô, tham nhũng, tuy nhiên trong một số vụ việc giá trị tài sản thất thoát, bị bòn rút còn thấp hơn nhiều so với số lương “khủng” vượt mức của các trường hợp nói trên.


Theo phản ánh của dư luận thì mức lương 2,6 tỷ đồng/năm của Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị cao gấp 41 lần lương của người lao động mùa vụ (bình quân 5,43 triệu đồng/tháng), và nếu tính theo ngày thì trung bình sếp này nhận tới 8,3 triệu đồng cho mỗi “8 giờ vàng ngọc”. Sự chênh lệch khủng khiếp này cũng chính là lời khẳng định cho mức độ nghiêm trọng của việc chi trả lương sai nói trên, họ đã cố ý không thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, và ở đây mục đích là vụ lợi cá nhân, bòn rút tiền ngân sách – tức là tiền của nhân dân! Đây chắc chắn là một dạng hành vi tham nhũng điển hình, cần có biện pháp xử lý cứng rắn theo quy định của pháp luật. Vấn đề bây giờ không chỉ là truy thu số tiền chi không đúng quy định, cũng không thể chỉ là đương sự nói lời xin lỗi hay cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật công vụ, mà cần thiết phải xem xét truy tố những người cố ý làm trái quy định của Nhà nước để trục lợi một cách hệ thống và kéo dài. 


Vụ việc đã gây bức xúc cao độ trong dư luận, đồng thời nó còn hé lộ thêm một thực tế khác về việc quản lý tài chính trong các doanh nghiệp nhà nước đang bị buông lỏng. Vì thế cần có cơ quan thanh tra, kiểm toán vào cuộc để làm rõ các vấn đề sai phạm, những ai phải chịu trách nhiệm. Nếu không hành động quyết liệt, không đưa ra ngay những giải pháp xử lý thì đây sẽ là cơ hội cho tham nhũng, cơ hội cho những quan tham khác “chưa bị lộ” có cơ hội bòn rút tiền công quỹ, tiền đóng thuế của nhân dân.


Nữ Quỳnh


Một dạng tham nhũng

Friday, August 30, 2013

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về Nghị định 72

“Điều quan trọng là cộng đồng người sử dụng Internet tại Việt Nam cần nâng cao trình độ, nhận thức để nhận biết và tránh bị lợi dụng, bị lừa đảo bởi những hành vi mạo danh trên môi trường Internet, đặc biệt là đối với các trang tin mạo danh có xuất xứ từ nước ngoài”.


 



Cuộc trao đổi dưới đây của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son sẽ lý giải về những quy định trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn khi khi Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 9 tới.


Trong một cuộc họp báo mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Nghị định 72 sẽ xử lý nghiêm minh các trang tin mạo danh. Vậy việc xử lý cụ thể sẽ được tiến hành như thế nào vì thực tế có nhiều các trang tin mạo danh nhưng lại xuất phát từ nước ngoài, thưa Bộ trưởng?


Trước hết cần phải thấy hành vi mạo danh một cá nhân hay tổ chức nào đó đều là việc làm sai trái, kể cả trên môi trường mạng và cần phải được xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.  


Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son


Trong thực tiễn thời gian qua, một số tổ chức, cá nhân đã lợi dụng môi trường mở của Internet để phục vụ cho các ý đồ xấu. Một số trang tin mạo danh không dừng lại ở mức gây hại cho một vài cá nhân mà còn có biểu hiện cố tình tung tin thất thiệt làm nhiễu loạn thông tin về tài chính, tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế, hoặc gây thông tin chia rẽ ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất đoàn kết nội bộ…


Chính vì vậy, điểm e, khoản 1, điều 5 của Nghị định 72 đã quy định rất rõ việc cấm “Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.


Đây là bước đi cụ thể trong việc đấu tranh, ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực đang nẩy sinh trên môi trường mạng.


Mọi hành vi giả mạo, mạo danh dù được thực hiện trong môi trường ảo trên Internet vẫn sẽ để lại các bằng chứng, dấu vết… và các cơ quan chức năng của Việt Nam hoàn toàn có thể truy tìm ra thủ phạm để xử lý nghiêm theo quy định.


Với trường hợp các hành vi mạo danh được thực hiện trên các tên miền, máy chủ đặt ở nước ngoài tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các cơ quan chức năng của Việt Nam dựa trên cơ sở hợp tác, điều ước quốc tế về phòng chống tội phạm mạng, sự phối hợp giữa các đơn vị cảnh sát quốc tế (Interpol), các tổ chức ứng cứu sự cố máy tính khẩn cấp (CERT) vẫn có thể phối hợp với các cơ quan chức năng tại các quốc gia có các máy chủ và tên miền đó để truy tìm ra thủ phạm và xem xét xử lý.


Tuy nhiên có một số trường hợp do có sự khác biệt nhất định trong khuôn khổ pháp lý của các nước đối với việc quản lý hoạt động trên Internet nên là một thách thức trong việc phối hợp, hợp tác để ngăn chặn, xử lý các hiện tượng tiêu cực xuyên quốc gia trên môi trường mạng hiện nay.


Chính vì vậy, điều quan trọng là cộng đồng người sử dụng Internet tại Việt Nam cũng cần nâng cao trình độ, nhận thức để nhận biết và tránh bị lợi dụng, bị lừa đảo bởi những hành vi mạo danh trên môi trường Internet, đặc biệt là đối với các trang tin mạo danh có xuất xứ từ nước ngoài nhằm mục đích xuyên tạc sự thật, chống phá chế độ và xâm hại lợi ích của đất nước, dân tộc Việt Nam.


Càng gần đến ngày Nghị định có hiệu lực thì mối quan tâm của người dân càng tăng lên, họ rất muốn biết Nghị định này sẽ có những điểm tích cực cụ thể nào để thực sự làm trong lành lại môi trường Internet. Bộ trưởng có thể cho biết một vài điểm tích cực, mới mẻ từ Nghị định này?


Chúng ta đều biết, mọi quốc gia trên thế giới đều rất quan tâm, tôn trọng tự do ngôn luận, đều có những quy định để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của con người. Nhưng không một quốc gia nào coi quyền tự do ngôn luận là vô hạn mà luôn đặt trong khuôn khổ luật pháp. Tự do ngôn luận được bảo vệ khi nó không xâm phạm lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia, của cộng đồng.


Chính vì vậy, để góp phần không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội, ngày 15/7/2013, Chính phủ đã ký quyết định để ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nghị định này thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử.


Nghị định 72 gồm 6 chương, 46 điều quy định chi tiết về dịch vụ Internet, tài nguyên Internet; nguyên tắc quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng; quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; việc cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; việc cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin trên mạng.


Riêng về quản lý thông tin trên Internet, Nghị định 72 đã bám sát nguyên tắc phát triển đi đôi với quản lý, cụ thể:


Tiếp tục cho phép các hoạt động cung cấp, tìm kiếm, trao đổi, chia sẻ thông tin trên mạng, phát triển các loại hình thông tin trên mạng như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; đồng thời quy định rõ điều kiện, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ, thiết lập các loại hình thông tin trên mạng.


Quản lý việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.


Quy định về quyền và trách nhiệm của các tổ chức đối với việc cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng và các biện pháp tăng cường nhằm bảo vệ người sử dụng Internet, sử dụng thông tin trên mạng.


Nghị định 72 cũng đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý trò chơi điện tử trên mạng, cụ thể là:


Quản lý các loại trò chơi điện tử thông qua các biện pháp cấp phép, phê duyệt nội dung, kịch bản, đăng ký và thông báo cung cấp trò chơi điện tử theo hướng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phù hợp với các quy định hiện hành, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người chơi.


Phân loại trò chơi theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ theo độ tuổi nhằm giúp người chơi chọn lựa trò chơi điện tử phù hợp với lứa tuổi và tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ có thể biết, chọn lựa hoặc giám sát con em mình để tránh được những tác động tiêu cực của trò chơi điện tử.


Quản lý các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên cơ sở quy định cụ thể các điều kiện hoạt động, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.


Vậy điểm mới nhất của Nghị định 72 chuẩn bị có hiệu lực từ tháng 9 tới đây là gì, thưa Bộ trưởng?


Một điểm rất mới của Nghị định 72 là các quy định về quản lý an toàn thông tin và an ninh thông tin. Các giải pháp đưa ra trong Nghị định nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin, bao gồm:


Phân biệt khái niệm về an toàn thông tin và an ninh thông tin, theo đó “an toàn thông tin” là việc quản lý hình thức của thông tin, “bảo vệ thông tin và các hệ thống thông tin tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin”.


Còn “an ninh thông tin” là việc quản lý nội dung thông tin, “bảo đảm tính hợp pháp của thông tin thông qua việc kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, loại bỏ việc lưu trữ, truyền đưa, cung cấp và sử dụng các thông tin có nội dung gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, lợi ích của công dân và các thông tin có nội dung vi phạm pháp luật khác”.


Quy định cụ thể quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thông tin, an ninh thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các bộ ngành khác có liên quan; quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin công cộng trên mạng.


Trong thời gian tới Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định quan trọng này.


Xin cảm ơn Bộ trưởng!




Nguyễn Dũng (Infonet)




Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói về Nghị định 72

Wednesday, August 28, 2013

Nợ xấu đáng lo

Dữ liệu cập nhật mới nhất cho thấy nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã giảm tháng thứ hai liên tiếp. Song, tính chung cả nửa đầu năm 2013, so với cuối năm 2012, thì nợ xấu vẫn tăng khá mạnh. 


Trên thực tế, từ đầu năm 2012, vấn đề xử lý nợ xấu trong ngân hàng đã bắt đầu được đưa ra, nhiều phương án được tính đến và một trong những động thái mới nhất là việc ra đời của công ty mua bán nợ xấu. Tuy vậy, đến nay tình hình dường như vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. Nợ xấu đang trở thành gánh nặng, là mối lo ngại với cả nền kinh tế. 


Có một điều đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm chính là con số “thực” trong các báo cáo về nợ xấu. Nhìn vào sổ sách của các ngân hàng thì hầu như nợ xấu đều trong “ngưỡng cho phép”. Nhưng nhiều chuyên gia nghi ngờ các tổ chức tín dụng đã cố tình “làm đẹp” sổ sách. Để giảm “nợ xấu”, nhiều ngân hàng tìm cách đưa tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp (dưới 3%). Họ có thể áp dụng nhiều cách như hỗ trợ giải ngân cho khách hàng để đảo nợ, thực hiện giải ngân lòng vòng giữa các ngân hàng hoặc mua chéo nợ của nhau… Và thực tế là, nếu các khoản nợ xấu vẫn trong mức an toàn thì chắc hẳn sẽ chưa cần đến sự ra đời của công ty mua bán nợ xấu với số vốn không nhỏ.


Các ngân hàng cũng chẳng muốn bán nợ vì không ai muốn “vạch áo cho người xem lưng”, bán nợ rồi mà vẫn phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro, mất cả quyền xử lý trong khi nếu sau 5 năm không xử lý hết nợ xấu thì họ vẫn phải nhận lại số nợ đã bán.


Ai cũng biết nợ xấu cao thì hệ lụy sẽ như thế nào. Đây cũng chính là điều khiến các ngân hàng sẵn sàng tìm mọi cách, thậm chí cả giấu nợ xấu. Nhưng cái “lợi” trước mắt của ngân hàng lại trở thành cái “hại” với hệ thống tài chính cũng như với nền kinh tế. Nó chẳng những không phản ánh đúng thực trạng của hệ thống ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến nguồn cung vốn cho cả nền kinh tế. 


Rõ ràng, yêu cầu giải quyết bài toán nợ xấu đang đặt ra rất cấp bách. Khi tình hình nợ xấu được cải thiện sẽ góp phần làm lành mạnh nền tài chính nước nhà, phá băng tín dụng, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, kích thích được sự tăng trưởng của nền kinh tế. Tất nhiên, để nhiệm vụ này hoàn thành, điều kiện tiên quyết vẫn phụ thuộc vào chính thái độ của các ngân hàng.


Vấn đề đặt ra là cần phải có sự minh bạch. Các ngân hàng phải nhìn nhận đúng tác động của các khoản nợ xấu, xác định đúng trạng thái nợ để từ đó có giải pháp xử lý tích cực, tái cơ cấu nợ một cách hiệu quả nhất. Hiện nay, rất nhiều khoản nợ xấu được bảo đảm bằng bất động sản, trong khi thị trường bất động sản lại đang rơi vào trầm lắng. Hơn thế, bảo đảm nợ bằng tài sản cũng đồng nghĩa là chấp nhận sự giảm dần giá trị theo thời gian và thị trường. Như vậy thì chính giá trị của khoản nợ xấu cũng giảm theo, trong khi rủi ro ngày càng tăng cao, chi phí xử lý ngày càng lớn. Chịu thiệt đầu tiên sẽ chính là ngân hàng.


Nữ Quỳnh



Nợ xấu đáng lo

Tuesday, August 27, 2013

Test Post from Ngh� Báo - Thư ký của th�i �ại

Test Post from Nghề Báo - Thư ký của thời đại http://nghebao.com/nb

Phóng viên thả ngực trần khi phỏng vấn

Thị trưởng một thành phố ở Canada được phen sửng sốt khi nữ phóng viên đang phỏng vấn ông về vấn đề nữ quyền bất ngờ cởi phăng áo, thả rông bộ ngực trần. 


 Theo Telegraph, trong cuộc phỏng vấn ông Walter Gray, thị trưởng thành phố Kelowna, bang  British Columbia, nữ phóng viên Lori Welbourne bất ngờ yêu cầu ông này cầm hộ mic, rồi cởi chiếc áo yếm buộc cổ và hỏi ông nghĩ gì về việc phụ nữ thả ngực trần ở nơi công cộng. 

Ông Gray sửng sốt hỏi lại nữ phóng viên “Cô đang làm gì thế?”. 


Phóng viên thả ngực trần khi phỏng vấn

Phóng viên thả ngực trần khi phỏng vấn


Welbourne, dẫn chương trình đối thoại On the Rocks, bắt đầu câu chuyện về bình đẳng bằng việc kể lại trường hợp một phụ nữ ở New York cởi áo trong nhà hàng. Chủ nhà hàng nói rằng hành động của cô ta là phạm pháp, ngoại trừ trường hợp cô cởi áo trên đường phố.


Thị trưởng Gray cho rằng nếu một phụ nữ ở Kelowna có hành động tương tự, có thể một vài người sẽ điện cho cảnh sát để trình báo vụ việc là bất hợp pháp, dù luật cấm phụ nữ thả ngực trần đã bị bãi bỏ.


Dù hành động trên không vi phạm điều luật nào, theo ông Gray, việc khoe ngực nơi công cộng vẫn là không nên bởi điều này có thể gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.


Cuộc phỏng vấn kết thúc với việc thị trưởng Gray từ chối lời mời uống rượu của nữ phóng viên Welbourne. 


Nhân Mã (Vnexpress)



Phóng viên thả ngực trần khi phỏng vấn

Monday, August 26, 2013

TP HCM: Không thông tin cho báo chí có thể bị xử lý hình sự

Cơ quan, cá nhân không cung cấp thông tin hoặc thực hiện không đúng theo Quy chế phát ngôn tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.



UBND TP HCM vừa ban hành Quy chế phát ngôn quy định về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND thành phố.


Theo đó, người phát ngôn (NPN) và người cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí gồm người đứng đầu hoặc người được người đứng đầu cơ quan giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên (gọi là người phát ngôn) hoặc ủy quyền phát ngôn trong trường hợp cần thiết (gọi là người được ủy quyền phát ngôn).


Quy chế cũng quy định rõ người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc phát ngôn và cung cấp thông tin kể cả trong trường hợp ủy quyền cho người khác.


ảnh minh hoạ (Dân trí)

ảnh minh hoạ (Dân trí)


Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ email của NPN phải được công bố bằng văn bản gửi Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM, các cơ quan báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan theo hướng dẫn của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.


NPN hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột xuất, bất thường khi thấy cần thiết phải thông tin về các sự kiện, vấn đề quan trọng, có tác động lớn trên địa bàn thành phố thuộc phạm vi quản lý của cơ quan mình nhằm định hướng và cảnh báo kịp thời trong xã hội; về quan điểm và cách xử lý của thành phố, của các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan đối với các sự kiện, vấn đề đó.


Riêng trong trường hợp xảy ra vụ việc cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì NPN hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí trong thời gian chậm nhất là một ngày, kể từ khi vụ việc xảy ra.


Quy chế phát ngôn do UBND thành phố ban hành cũng quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong quy chế này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.


Tuy nhiên, đối với những vấn đề thuộc bí mật nhà nước; những vấn đề bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng; những vấn đề không thuộc quyền hạn phát ngôn; hoặc các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, người phát ngôn hoặc người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin.


Tương tự, các vụ việc đang trong quá trình thanh tra; nghiên cứu giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan, đơn vị nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định không được cung cấp thông tin hay những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến thì người phát ngôn hoặc được ủy quyền cũng có trách nhiệm từ chối cung cấp.


Trung Sơn (Vnexpress)




TP HCM: Không thông tin cho báo chí có thể bị xử lý hình sự

Chắc gốc sẽ bền ngọn

Có lẽ không cần bàn nhiều thì ai cũng hiểu để có một thị trường nhân lực có chất lượng, yếu tố đầu tiên xuất phát từ đào tạo. Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay có nhiều sinh viên ra trường chưa đáp ứng được các tiêu chí mà nhà tuyển dụng đặt ra. 


Thực tế này chắc chắn ít người phủ nhận. Chính vì thế, việc xây dựng một đội ngũ lao động có chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường đang là đòi hỏi bức xúc, nhưng cũng là vấn đề khá nan giải. Về chất lượng lao động “xuất thân” từ các trường ĐH, CĐ và dạy nghề, chúng ta đều phải thừa nhận rằng hệ thống đào tạo hiện chưa đáp ứng yêu cầu.


Nhận xét đào tạo ở nước ta hiện mang tính “học thuật cao, nhưng xa rời thực tế” chắc chắn sẽ bị một số người làm công tác giáo dục cho là phiến diện, tuy nhiên đánh giá, nhìn nhận của các nhà tuyển dụng đã khẳng định quan điểm này. Và sự thực, nếu chỉ so sánh với một số nước trong khu vực như Thái Lan hay Malaysia thì chất lượng lao động của Việt Nam cũng mới chỉ bằng 1/5 đến 2/5 (tính về hiệu suất lao động, năng lực thực tế…). Cái chính ở đây là chúng ta đang thiếu một chiến lược và một chương trình đào tạo bài bản, việc đào tạo nhân lực nói chung, đào tạo nghề nói riêng, chưa gắn với thực tiễn. Quá trình xã hội hóa giáo dục dường như cũng góp phần không nhỏ làm cho chất lượng đào tạo bị giảm sút. Điều dễ nhận thấy nhất chính là lúc này các trường ĐH, CĐ đang cố gắng giành giật sinh viên, bất chấp khả năng, kiến thức của người được tuyển như thế nào. Nói cách khác, đó là sự “vơ bèo, vạt tép”, miễn sao cho đủ chỉ tiêu, đủ để không… lỗ vốn. Với tư duy như vậy, chắc chắn những người tổ chức đào tạo sẽ không thể hoàn thành trách nhiệm với hiệu quả cao nhất công tác đào tạo nguồn nhân lực.


Trong đào tạo nói chung, đào tạo nghề nói riêng, phải nhìn thấy trước được nhu cầu xã hội, tức là thấy trước được tương lai của thị trường, dự đoán được nền kinh tế sẽ như thế nào, cần lao động ra sao… để từ đó xây dựng được chiến lược đào tạo gắn với nhu cầu thực tế. Một khi chính sách đầu vào tốt, chắc chắn sản phẩm đầu ra sẽ có chất lượng. Nói cách khác, chắc gốc sẽ bền ngọn, “đầu vào” có chuẩn thì “đầu ra” mới đáp ứng được yêu cầu.


 


Tuấn Kiệt



Chắc gốc sẽ bền ngọn

5 nghi phạm hiếp dâm nữ phóng viên Ấn Độ bị bắt

Cả 5 người đàn ông bị truy nã trong vụ cưỡng hiếp tập thể một nữ phóng viên ảnh ở Mumbai đã bị bắt.


 BBC dẫn lời cảnh sát cho hay, nghi phạm cuối cùng vừa bị tóm ở thủ đô New Delhi hôm qua, và đang được đưa trở lại Mumbai. 


Nghi phạm đầu tiên “sa lưới” ở phía nam thành phố Mumbai vào hôm 23/8 là một thanh niên 19 tuổi, thất nghiệp. Hai nghi phạm tiếp theo bị bắt vào ngày hôm sau. Vụ bắt giữ nghi phạm thứ tư vừa được thông báo vào hôm qua. 


5 nghi phạm đã tấn công tình dục một nữ phóng viên ảnh tại Shakti Mills, một xưởng dệt bỏ hoang ở trung tâm thành phố vào chiều tối 21/8. Là một thực tập sinh của một tạp chí tiếng Anh ở Mumbai, cô cùng một đồng nghiệp nam đến đây để chụp ảnh.


Cảnh sát Ấn Độ áp giải một trong các nghi phạm của vụ cưỡng hiếp nữ phóng viên, sau khi y ra tòa ở Mumbai hôm qua. Ảnh: AP

Cảnh sát Ấn Độ áp giải một trong các nghi phạm của vụ cưỡng hiếp nữ phóng viên, sau khi y ra tòa ở Mumbai hôm qua. Ảnh: AP


Những kẻ hiếp dâm giả dạng là quan chức để tiếp cận họ, sau đó trói tay người đồng nghiệp nam bằng thắt lưng và đưa nữ phóng viên ra sau một bức tường sâu trong xưởng. Tại đây, những tên này cùng nhau hiếp dâm cô gái. Cô cho hay chúng đã đe dọa cô bằng nhiều thứ, trong đó có những mảnh vỡ chai bia sắc nhọn. 


Hiện nữ phóng viên đang được điều trị trong bệnh viện với nhiều vết thương nhưng cô vẫn rất nóng lòng được quay trở lại với công việc sau vụ tấn công. “Bị cưỡng hiếp không phải là kết thúc cuộc đời. Tôi muốn hình phạt nghiêm khắc nhất cho tất cả các nghi phạm”, cô nói.


Vụ cưỡng hiếp đã một lần nữa làm dấy lên làn sóng phẫn nộ về tình trạng tấn công tình dục ở Ấn Độ. Những cuộc biểu tình vẫn diễn ra ở khắp nước này kể từ tháng 12 năm ngoái, sau khi một nữ sinh 23 tuổi bị cưỡng hiếp tập thể trên một xe buýt ở New Delhi và qua đời vì bị thương nặng. 


Người dân Mumbai đang rất sốc bởi vụ việc, bởi thành phố này trước nay vẫn được coi là an toàn với phụ nữ hơn nhiều so với thủ đô New Delhi. Nhiều cuộc biểu tình đang diễn ra và giới chức Ấn Độ cũng vô cùng phẫn nộ.


Bộ trưởng Tư pháp Kapil Sibal nói các cuộc tấn công tình dục phải được xử lý “theo cách nghiêm khắc nhất”. “Đất nước này không thể chịu được việc những người phụ nữ và trẻ em của chúng ta bị mất an toàn”, ông nói. 


 


Anh Ngọc (Vnexpress)



5 nghi phạm hiếp dâm nữ phóng viên Ấn Độ bị bắt

Friday, August 23, 2013

Những "khối u" trong ngành y

Liên tiếp nhiều “thủ thuật”, “chiêu trò” của một số y, bác sĩ, nhân viên y tế biến chất được phát giác gần đây đã gây sốc dư luận. Từ chuyện cắt xén, đánh tráo chủng loại phim chụp cho bệnh nhân, đến việc ăn bớt vắc xin tiêm chủng cho trẻ, gần đây nhất là việc “nhân bản” kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức… Có lẽ chưa bao giờ chuyện “bếp núc” của ngành y lại được dư luận “giải phẫu” nhiều như vậy. 

Thật đáng mừng là có những vụ việc sau khi phát hiện đã được xử lý rốt ráo như vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm hay bớt xén vắc xin. Nhưng cũng thật đáng tiếc khi thực tế có nhiều việc mờ ám dù đã “lộ sáng” song kết quả xử lý lại chẳng theo tinh thần “cứu người như cứu hỏa”, dù rằng nó có liên quan trực tiếp đến nhiều người bệnh như vụ “xén phim”, “đánh tráo chủng loại phim” xảy ra ở một bệnh viện lớn tại TP Hồ Chí Minh. Theo phản ánh của báo chí, với hành vi ghép phim, đánh tráo chủng loại phim chụp cho bệnh nhân, mỗi năm số tiền mà nhóm bác sĩ thực hiện việc này trục lợi được lên đến gần 3 tỷ đồng. Đáng nói là việc làm bất nhân tâm này đã diễn ra từ nhiều năm nay. Vụ việc được phát giác từ đầu tháng 5 vừa qua, nó không chỉ là sự vi phạm nghiêm trọng y đức, mà còn là hành vi tham ô, vi phạm pháp luật một cách trắng trợn, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả xử lý.

Ngoài ra, cũng phải nhắc đến nhiều “thủ thuật” được một số y, bác sĩ bất chấp những quy tắc của ngành sẵn sàng áp dụng triệt để nhằm móc túi người bệnh như: Lạm dụng chỉ định bệnh nhân xét nghiệm, làm các kỹ thuật cao; xé lẻ vỉ thuốc để nhập nhèm giá bán, dùng thuốc được trợ giá để bán giá cao nhờ sự lập lờ về tác dụng của thuốc (ví dụ như nhóm thuốc cân bằng nội tiết có nhiều tác dụng khác nhau); tái sử dụng thiết bị y tế vốn được quy định chỉ dùng một lần để trục lợi bảo hiểm…


Liên quan đến những câu chuyện này, gần đây dư luận bàn nhiều, cho rằng đó là một sự xuống cấp về y đức. Tuy nhiên, xem ra kết luận như vậy có phần thái quá. Thực ra y đức không có tội. Mà những sự thật đau lòng trên chỉ là những khiếm khuyết trong hệ thống y tế cần thiết phải loại bỏ. 


Từ xưa, Hải Thượng Lãn Ông đã liệt kê một danh sách các vấn đề y đức mà ông cho là “tội” như thái độ “hống hách” hay việc “chẩn đoán qua loa”. Đặc biệt ông cho rằng người làm nghề y mà thiếu đạo đức thì chẳng khác gì “bọn cướp”. Nhắc lại những lời y huấn ấy ở thời điểm này thật đúng lúc.


Tuy nhiên, cũng thật may mắn khi giờ đây chúng ta vẫn có thể chắc chắn rằng, những tiêu cực nói trên không phải là bản chất, mà chỉ là hiện tượng, là sự tha hóa có tính đột biến của số ít các thầy thuốc biến chất. Nó như những khối u trong một cơ thể. Song, đó là những khối u tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, di căn. Và khi đã được “hội chẩn”, biết rõ căn nguyên những khối u ấy thì ngành y tế cần có đủ quyết tâm, tinh thần trách nhiệm và cần cả những chuyên gia giỏi để “giải phẫu”, cắt bỏ. Nếu không chính những khối u tưởng như nhỏ bé ấy sẽ biến chứng, di căn hủy hoại “cơ thể” của ngành y, gặm nhấm dần niềm tin của người bệnh và xã hội.


 

Nữ Quỳnh


Những "khối u" trong ngành y

Một nữ phóng viên ảnh bị hiếp dâm tập thể ở Ấn Độ

 Hôm nay, 23/8, cảnh sát Ấn Độ cho biết, một phóng viên ảnh đã bị hiếp dâm tập thể tại thành phố Mumbai của nước này, vụ việc được so sánh là tương tự với vụ hiếp dâm xảy ra ở Delhi hồi tháng 12 năm ngoái gây sốc dư luận.

Theo hãng tin Reuters, vụ tấn công tối qua đã làm bùng phát những cuộc biểu tình và sự giận dữ trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhiều người đã sốc vì nó xảy ra ở Mumbai, một thành phố được cho là an toàn nhất tại Ấn Độ.
Cảnh sát điều tra hiện trường vụ án

Cảnh sát điều tra hiện trường vụ án



Nạn nhân mới ngoài 20 tuổi và đã được đưa tới một bệnh viện ở phía nam Mumbai tối qua. Hiện cô đã ổn định.

Vụ tấn công xảy ra ở một xưởng dệt may bị bỏ hoang tại Lower Parel, một quận công nghiệp cũ và giờ là một trong những vùng phụ cận phát triển nhanh nhất về các căn hộ hạng sang, siêu thị, quán bar. Khi xảy ra vụ việc, nạn nhân đang đi tác nghiệp cùng với một đồng nghiệp nam.


Được biết, 10 người đã được thẩm vấn và vụ án cũng đã được khởi tố.


 

H.Vân (HNM)


Một nữ phóng viên ảnh bị hiếp dâm tập thể ở Ấn Độ

Monday, August 19, 2013

“Cấm” công dân và nhà báo ghi hình CSGT làm nhiệm vụ?

Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) đã ra văn bản gửi Trưởng phòng CSGT các tỉnh, TP chỉ đạo về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”. Nội dung văn bản này đang khiến bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu là từ sau khi có chỉ đạo này thì công dân, nhà báo sẽ không được ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ?



Ngày 26/4, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, TP trực thuộc trung ương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”. Trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.

Nội dung văn bản của Cục CSGT đường bộ, đường sắt đang gây khó hiểu cho PV khi tác nghiệp.

Nội dung văn bản của Cục CSGT đường bộ, đường sắt đang gây khó hiểu cho PV khi tác nghiệp.


Văn bản nêu trên mục đích nhằm “xử lý” hành vi giả danh nhà báo tuy nhiên, ngôn ngữ trong văn bản thiếu rõ ràng gây khó hiểu. Theo đó, quy định “đối tượng”, “quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ” cần phải làm rõ. Theo đó, “đối tượng” được nêu ở đây là ai? Là những người “có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ” hay bất kỳ người dân nào chứng kiến và ghi nhận lại sự việc?


Theo tham khảo của PV Báo GĐ&XH, công ty TNHH Luật YouMe khẳng định: “Về nguyên tắc, công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm. Cán bộ, công chức, chiến sỹ công an trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao chỉ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Ở đây, cần xác định rõ việc công dân thực hiện “quay phim, chụp ảnh hoạt động TTKS” của CSGT có bị pháp luật cấm? Hoặc được thực hiện trong phạm vi khu vực cấm hoặc hạn chế quay phim, chụp ảnh hay không? Nếu không thuộc các trường hợp này mà CSGT cấm người dân hoặc phóng viên quay phim, chụp ảnh là đã thực hiện những việc ngoài nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Việc quay phim, chụp ảnh CSGT khi đang thi hành công vụ không thể hiểu ghi hình ảnh riêng tư của một hay một vài cá nhân cụ thể, mà là ghi hình ảnh thi hành công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng (công khai) nên không cần phải được CSGT (hay bất cứ cá nhân nào) ở có mặt ở nơi công cộng này “đồng ý”, hoặc “không đồng ý”.


Cùng đó, với quy định: “Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản…” cũng là khái niệm khó hiểu. Phải chăng trong trường hợp nhà báo (có thẻ nhà báo được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp) thực hiện nghiệp vụ ghi hình, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ thì phải được “sự đồng ý” của CSGT thì mới có quyền tác nghiệp? Động thái yêu cầu “tập hợp, thông báo cho cơ quan chủ quản” do Đại tá Hà đưa ra là nhằm mục đích gì? Phải chăng, trong trường hợp này, nhà báo vừa phải được sự đồng ý của CSGT, được lực lượng này tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản xong thì mới được tiếp tục tác nghiệp?


Luật sư Phạm Ngọc Minh, Công ty TNHH Luật YouMe cho rằng, theo quy định của Luật báo chí, thì nhà báo: “Được đến các cơ quan, tổ chức, thư viện, bảo tàng, triển lãm để thu thập thông tin, tra cứu tài liệu, làm nghiệp vụ báo chí. Khi đến làm việc, nhà báo chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo. Các cơ quan nhà nước không được từ chối cung cấp cho nhà báo những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước”  (khoản 1 Điều 8 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 hướng dẫn thi hành chi tiết Luật Báo chí). Như vậy, nghĩa vụ cung cấp thông tin không thuộc bí mật Nhà nước là trách nhiệm (bắt buộc) của cơ quan, tố chức. Do đó, hướng dẫn của Cục CSGT Đường bộ, đường sắt tại công văn số 1042/C67-P3 yêu cầu chỉ khi CSGT “cho phép”, “đồng ý” thì nhà báo mới được quay phim, chụp ảnh là trái quy định của pháp luật”.


Ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, nhà báo hoạt động theo Luật Báo chí và khi nhà báo tác nghiệp đúng Luật Báo chí thì không ai có quyền ngăn cản. Ngày 20/8, ông Hà Minh Huệ sẽ có trả lời cụ thể PV Báo Gia đình và Xã hội trước nội dung ông văn số 1042 của Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an)


Công Tâm (nguồn: giadinh.net)




“Cấm” công dân và nhà báo ghi hình CSGT làm nhiệm vụ?

Sự thích nghi của báo in Đức trong thời đại mới

Ở đâu đó đã có những tờ báo thích nghi được với sự thống trị của internet. Süddeutsche Zeitung, một trong những tờ báo hàng đầu của nước Đức, đã thành công trong việc duy trì song song cả báo in truyền thống và báo điện tử.


Họ quan tâm hơn đến lượng “click” của mỗi người đọc trên trang báo điện tử, trong mỗi bài viết, chuyên mục. Các phóng viên, biên tập viên cũng nhờ đó mà thay đổi quan điểm về cách vận hành song song cả báo in và báo điện tử. Họ trở nên nhạy cảm hơn với sự chú ý đặc biệt của độc giả.


Phối hợp giữa phiên bản báo in và báo điện tử


Với tờ Süddeutsche Zeitung, các biên tập viên không những vừa phải duy trì một tờ báo điện tử với thông tin nhanh nhất, cập nhật chính xác nhất, vừa phải tạo nên một tờ báo in duy trì cảm hứng của độc giả vào ngày hôm sau. 5 giờ chiều là thời điểm cuối cùng mà tờ Süddeutsche Zeitung phải chuẩn bị xong các chuyên mục và các bài viết sẽ đưa lên báo in.


Donaukurier, một trong số ít tờ báo in ở Đức đang bước đầu thành công với hướng đi mới.

Donaukurier, một trong số ít tờ báo in ở Đức đang bước đầu thành công với hướng đi mới.


Hai phiên bản báo điện tử và báo in truyền thống phối hợp nhịp nhàng tạo cho người đọc một cảm giác cập nhật thông tin trên báo điện tử là đủ nhưng vẫn muốn mua một tờ báo in để đọc vào ngày kế tiếp. Wolfgang Krach, Phó Tổng Biên tập tờ Süddeutsche Zeitung, chia sẻ: Kỳ vọng của các nhà phát hành rằng họ sẽ giành được độc giả mới cho các tờ báo in thông qua báo điện tử đang cho thấy “là một sai lầm. Chúng ta phải tận dụng các khả năng mà máy tính bảng cung cấp…” 


Mỗi buổi tối, từ 10 đến 15 bài viết từ các tờ báo in của ngày hôm sau xuất hiện trên trang báo điện tử, ngoại trừ một số bài viết thuộc những chuyên mục độc đáo của tờ báo in. Người làm báo chuyên nghiệp cần phải xây dựng một tờ báo điện tử vừa phải cập nhật một cách thời sự nhất, nhưng cũng phải hỗ trợ được báo in truyền thống. Có như vậy doanh thu quảng cáo đến từ tờ báo điện tử sẽ là nguồn thu để bù đắp cho việc duy trì xuất bản báo in. 


Tận dụng công nghệ để phân phối báo in


Giải pháp chuyển toàn bộ ngành báo in truyền thống sang cung cấp cho người đọc mỗi trang báo thông qua hệ thống e-books đang được coi là sự đầu tư của tương lai. Nhiều người hào hứng với ý tưởng này bởi họ vẫn có thể sử dụng một chiếc máy tính bảng để cập nhật những thông tin mới nhất và có chiều sâu như ở báo in truyền thống.


Người Đức mua tổng cộng khoảng 380.000 phiên bản e-books của báo chí Đức mỗi ngày. Con số này tăng gần gấp đôi so với năm ngoái nhưng vẫn còn quá ít để ngành báo in truyền thống có thể hoàn toàn sống được nhờ thu phí người đọc. Máy tính bảng được xem là một cơ hội mới cho các tờ báo truyền thống. 




Người Đức mua tổng cộng khoảng 380.000 phiên bản e-books của báo chí Đức mỗi ngày. Con số này tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.


Máy tính bảng cũng như điện thoại thông minh cho phép người dùng liên tục cập nhật những thông tin mới nhất. Điều này tạo ra sự thay đổi đối với người sử dụng, internet, báo chí và xã hội. Người đọc không còn chỉ đọc đơn thuần mà có thể tương tác với chính bài báo, tờ báo hay tác giả.


 


Từ thông tin và ý kiến của độc giả, các tờ báo có thể phát triển các hình thức cũng như phương tiện truyền thông mới, đáp ứng những nhu cầu cao hơn của người dùng mà hệ thống in ấn truyền thống không thể có được. Máy tính bảng hay các thiết bị đọc e-books cho phép đọc các bài viết dài hơn, cụ thể và hiệu quả hơn trên giấy, ngoài ra còn xem được cả video.


Số lượng máy tính bảng tại Đức đã tăng gấp đôi trong năm 2012 và dự kiến đến năm 2016 sẽ có khoảng 24 triệu người Đức sử dụng các thiết bị thông minh. Hàng triệu ứng dụng đến từ các trang báo, tạp chí ở Đức được tải về cho thấy sự quan tâm của người đọc với hình thức còn tương đối mới này. Những tờ báo ở Đức rất kỳ vọng vào một sự đổi mới đến từ chính công nghệ máy tính bảng.    


Tìm cách kiếm được nhiều tiền hơn từ báo điện tử, phát triển kênh phân phối mới như e-books, sản xuất với chi phí thấp hơn, nâng cao chất lượng và đổi mới chính tờ báo là những gì mà ngành báo chí Đức đang hướng tới.


Donaukurier là một tờ báo lâu đời ở Đức, với tuổi trung bình của các độc giả vào khoảng 54. Tờ báo là một trong những minh chứng về sự thích nghi với thời đại của internet. Song song với việc duy trì ấn phẩm báo in truyền thống, Donaukurier đã bán được khoảng 1.000 bản e-paper mỗi ngày (mua tờ báo trực tuyến và xem thông qua những ứng dụng đọc e-books) dù Donaukurier không hề duy trì một trang báo điện tử nào. 





Nhiều người lạc quan tin rằng sự thành công đến từ những tờ báo như Donaukurier sẽ là động lực để ngành báo chí Đức vượt qua khó khăn. Hiện có khoảng 18 triệu bản báo in vẫn được bán ở Đức hằng ngày, tạo nên doanh thu khoảng 10,7 tỷ USD với khoảng 13.000 người được tuyển dụng mỗi năm. 


Tuy nhiên, việc hơn 50 tờ báo biến mất trong một thập kỷ qua cùng với lợi nhuận từ quảng cáo đã giảm còn 1,3 tỷ USD từ năm 2006 cho thấy ngành báo chí Đức cũng như toàn thế giới cần phải có sự thay đổi để thích nghi với thời đại.



 


Nguyễn Hồng Đăng (theo Spiegel)
Thể thao & Văn hóa



Sự thích nghi của báo in Đức trong thời đại mới

Khủng hoảng ngành báo in (kỳ 1): 'Cơn bão' càn quét từ Mỹ sang Đức

Cuộc khủng hoảng ngành báo in là một xu hướng tất yếu xảy đến trong thời đại ngày nay mà không một tên tuổi lừng lẫy nào trong ngành báo chí có thể thoát khỏi.


1. Cơn bão khủng hoảng ngành báo in từng khiến các tờ báo lớn ở Mỹ phải chao đảo nay đã càn quét đến cả những tờ báo giấy ở Đức. Hơn bao giờ hết, các phương tiện truyền thông Đức đã phải tìm cách tự làm mới ngành báo in vốn đã quá cũ kỹ để thu hút lại độc giả.


Những tờ báo giấy đình đám một thời và là món ăn không thể thiếu nay đang lâm vào tình trạng thua lỗ trầm trọng, mất kiểm soát và gần như… rơi tự do. Tình hình nghiêm trọng đến mức người Đức đã phải gọi cuộc khủng hoảng này bằng một phức từ mới: “Cái chết của báo in”.


Song những tín đồ trung thành với báo giấy vẫn trăn trở, không muốn tin vào điều đó. Họ tin rằng, báo giấy chắc chắn sẽ không thể chết dần như thế. Báo giấy chỉ đang chống chọi với những khó khăn của thời đại để sang một trang mới.


Sueddeusche Zeitung, một trong những tờ báo in đang gặp khó khăn và bước đầu thành công với hướng đi mới tại Đức

Sueddeusche Zeitung, một trong những tờ báo in đang gặp khó khăn và bước đầu thành công với hướng đi mới tại Đức


2. Hơn 30 năm trước, ấn phẩm hàng ngày của người dân Munich mang tên Abendzeitung luôn duy trì một lượng độc giả ở con số 300.000 người. Vậy mà giờ đây, con số độc giả trung thành với tờ báo này đã giảm mạnh, chỉ còn lại hơn 100.000 người.


Những phòng tin tức lớn từng nhộn nhịp người ra vào của Abendzeitung nay chỉ còn lại những chiếc ghế trống. Cứ mỗi năm, Tổng Biên tập Arno Makowsky lại phải vẽ một đường cong đi xuống trên biểu đồ doanh số bán ra của tờ báo và khi đó, ông chỉ còn biết cười mà như mếu.


Makowsky hiểu rằng ông không thể vực dậy được tờ báo để mỗi năm có thể vẽ nên một đường cong đại diện cho sự phát triển nữa. Những tờ báo in hàng đầu khác của Đức như Berliner Morgenpost, Tagesspiegel, Berliner Zeitung, Hamburger Abendblatt và Hamburger Morgenpost cũng nằm chung số phận.


Nhiều năm qua những tờ báo từng thống trị ngành truyền thông nước Đức giờ chỉ còn cầm cự trước sự suy giảm lượng người đọc mỗi năm. Ở những thành phố lớn như Berlin, Hamburg và Munich, các tờ báo địa phương để mất khoảng 30% lượng độc giả trong một thập kỷ qua. Thậm chí số lượng người đọc quay lưng lại với báo in đang có chiều hướng giảm mạnh hơn nữa. 




Báo chí truyền thống không chỉ bị đe dọa bởi internet mà còn bị đe dọa bởi chính những người làm báo chuyên nghiệp.


Hamburger Abendblatt, một trong những tờ báo in đầu tiên ở Đức, đã bị rao bán và buộc phải từ bỏ thị trường báo hằng ngày, gây sốc cho cả ngành báo in ở đất nước này. Ngay cả một tờ báo in có sự hậu thuẫn mạnh mẽ của nhà nước cũng không thể thoát khỏi cơn bão khủng hoảng. Một hồi chuông báo tử đã rung lên hết sức nghiệt ngã. 


Ông Makowsky biết rằng lượng người đọc trung thành của báo chí ở Đức trong nhiều thập kỷ qua đã giảm sút bởi sự phát triển của Internet, của công nghệ thông tin. Độc giả vì nhiều lý do như tiền bạc, thời gian đã từ bỏ thói quen đọc báo giấy để sử dụng internet như một công cụ cập nhật thông tin hữu hiệu nhất. Các công ty, tổ chức, doanh nghiệp dần chi ít tiền hơn vào quảng cáo trên báo in càng khiến ngành báo chí truyền thống gặp nhiều khó khăn.


3. Báo chí truyền thống không chỉ bị đe dọa bởi internet mà còn bị đe dọa bởi chính những người làm báo chuyên nghiệp. Không ít các tổ chức, các tòa soạn đã chấm dứt xuất bản báo in (như trường hợp của tạp chí hàng đầu Newsweek ở Mỹ) để chuyển hẳn sang một tờ báo điện tử hoàn toàn.


Nhiều tờ báo mạng đã gặt hái thành công nhờ đáp ứng được nhu cầu của độc giả, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, khác biệt và với chi phí thấp hơn hẳn báo in. Những tờ báo mạng, dần có chỗ đứng nhất định trên internet cùng với công cụ tìm kiếm hay các mạng xã hội… đã và đang chiếm hết mọi thị phần của báo in vốn chậm chạp và quá nặng nề.


Kỳ 2: “Sự thích nghi của ngành báo in Đức trong thời đại mới” 


Nguyễn Hồng Đăng (theo Spiegel)
Thể thao & Văn hóa



Khủng hoảng ngành báo in (kỳ 1): 'Cơn bão' càn quét từ Mỹ sang Đức

“Anh có thể bịt miệng tất cả các tờ báo không?”

Đó là câu hỏi thường trực mà những người làm trong lĩnh vực quản lý khủng hoảng truyền thông thường nhận được từ khách hàng… 


Đối với một diễn giả, không có gì bực mình hơn khi anh đang phát biểu trong một hội nghị thì chiếc điện thoại di động của anh lại rung lên bần bật trong túi quần. 



Tôi đã rơi vào tình huống đó vào một ngày tháng 7/2004 trong lúc đang nói chuyện tại một cuộc họp khu vực của tập đoàn ở Singapore. Ngay cả khi tôi kết thúc phần của mình, chiếc điện thoại vẫn còn rung lên một cách bướng bỉnh.

Tôi xin lỗi mọi người rồi bước nhanh ra hành lang. Ở đầu dây bên kia là giọng của Khun P., giám đốc dịch vụ của chúng tôi ở văn phòng Thái Lan. “Sơn này, có việc khẩn cấp, chúng tôi cần anh quay về Việt Nam ngay bây giờ”. “Khun P., chị biết tôi đang họp ở Singapore mà. Tôi sẽ cố gắng về ngay sau khi kết thúc cuộc họp”. “Không, chúng tôi đã đặt vé máy bay cho anh, anh sẽ bay sau 3 tiếng nữa. Chúng tôi đã thanh toán tiền phòng và đồ đạc của anh đã được để ngoài cửa phòng họp. Chúng tôi cần gặp anh muộn nhất là sau 6 tiếng đồng hồ nữa. Khách hàng của chúng ta, công ty M. đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng truyền thông lớn”.


truyenthong

Đó là lần đầu tiên tôi đối mặt với một cuộc khủng hoảng truyền thông lớn, nhưng những cú điện thoại như vậy sẽ còn theo đuổi tôi suốt mười mấy năm sau. Chào mừng bạn đến với đặc tính đầu tiên của khủng hoảng truyền thông- xuất hiện vào những lúc bạn không ngờ nhất, ít chuẩn bị nhất và không đúng lúc nhất. 

Chiếc điện thoại của tôi sẽ còn rung lên vào nửa đêm, giữa kỳ nghỉ của tôi ở nước ngoài, vào những ngày cuối tuần hay thậm chí trong các bữa ăn, đến mức sẽ có lúc bạn cảm thấy căm thù cái phương tiện kết nối bạn với thể giới bên ngoài, vì đi cùng với những “cuộc gọi lúc nửa đêm’ sẽ luôn là cảm giác tim thắt lại và câu cảm thán não nuột “trời ơi, đừng” xuất hiện trong đầu, với một áp lực nặng nề về thời gian và trách nhiệm.


 

Những ngày sau đó đối với tôi thật là khủng khiếp. Chúng tôi “trực chiến” gần như 24/24 ở “phòng chiến tranh” (the war room- theo cái cách chúng tôi gọi đùa trung tâm xử lý khủng hoảng). Chỉ sau có một tuần, tôi sụt mất 4 kí-lô vì không ăn uống được trước những thông tin căng thẳng hàng ngày hàng giờ. 

Cho đến khi Khun P., người đồng nghiệp giàu kinh nghiệm của tôi gọi tôi ra một góc nói chuyện. “Sơn, anh căng thẳng quá, và như vậy không tốt cho công việc. Hãy để tôi nói một cách thẳng thắn: chúng ta không có trách nhiệm gì về khủng hoảng của khách hàng. Đây là cuộc khủng hoảng của họ! Chúng ta không được thuê để giải quyết cuộc khủng hoảng này, cho nên đừng có cảm thấy mình có trách nhiệm phải giải quyết nó. Chúng ta được thuê để đưa ra cho khách hàng những lời khuyên nhằm giúp họ truyền thông một cách tốt nhất trong khủng hoảng, và trách nhiệm của chúng ta chỉ dừng lại ở đó. Tôi nhắc lại, nếu như khách hàng thuê chúng ta để giải quyết cuộc khủng hoảng này, mức phí họ phải trả cho chúng ta phải lớn gấp hàng chục, thậm chí vài chục lần mức phí hiện nay chúng ta đang tính. Cho nên, hãy hiểu rõ trách nhiệm của mình, bình tĩnh suy xét như một người ở bên ngoài. Khách hàng của chúng ta đã có quá nhiều những người mất bình tĩnh, chúng ta không nên thêm vào cho họ một gánh nặng”.


 

Có lẽ, đó là một trong những lời khuyên chân thành và đáng giá nhất đối với tôi trong “sự nghiệp” quản lý truyền thông trong khủng hoảng (chứ không phải “giải quyết hay quản lý khủng hoảng” như người ta thường nhầm tưởng). 

Sau này, khi làm việc với những chuyên gia thực sự về quản lý khủng hoảng truyền thông, tôi càng hiểu lý do tại sao họ có thể làm việc được với áp lực của công việc này. “Tôi phụ trách quản lý khủng hoảng truyền thông cho khoảng 130 nhãn hiệu trên gần một trăm nước. Trung bình một ngày tôi có ba cuộc khủng hoảng nhỏ và mỗi tuần có hai-ba cuộc khủng hoảng truyền thông lớn”-ông H., đối tác của tôi, người phụ trách quản lý khủng hoảng truyền thông toàn cầu cho tập đoàn N., nói “nhưng tôi vẫn muốn về nhà ăn tối với vợ vào lúc 7h, xem chương trình truyền hình ưa thích, uống một ly rượu vang và ngủ ngon mỗi tối. Để làm được điều đó, bắt buộc tôi phải đặt mình ra ngoài cuộc khủng hoảng. Không phải với tôi nó không quan trọng, vấn đề là chỉ ở vai trò cố vấn bên ngoài, không bị ràng buộc bởi cảm xúc, tôi mới có thể đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất”


 

Rất nhiều công ty và các thương hiệu ở Việt Nam không hiểu được điều đó. Đối với họ, khi thuê một chuyên gia truyền thông giải quyết khủng hoảng có nghĩa anh đi thuê một “người sửa chữa” (Mr.Fix), và chính vì như vậy, họ có những trông đợi khá hão huyền. 

“Anh có thể bịt miệng tất cả các tờ báo không?” là câu hỏi thường trực. Khi tôi đã rất lễ phép giải thích cho họ rằng, làm sao họ có thể trông đợi một công ty với vài chục người, không có quyền lực gì ngoài những mối quan hệ sẽ lung lay ở thời điểm xảy ra khủng hoảng, lại có thể “bịt miệng” được báo chí, thì họ nhìn chúng tôi với vẻ rất coi thường “vậy các anh có thể làm được gì cho chúng tôi?”. “Khá nhiều, nhưng chắc chắn không có việc giải quyết được cuộc khủng hoảng này cho các anh. Việc đó các anh phải tự làm lấy”- đó là câu trả lời thường trực của tôi, câu trả lời thường lấy mất đi của tôi hai phần ba số khách hàng, nhưng đảm bảo cho tôi một đêm ngủ bình an.


 

Nguyễn Thanh Sơn Tổng giám đốc T&A Ogilvy.

(nguồn: Infonet)



“Anh có thể bịt miệng tất cả các tờ báo không?”

Saturday, August 17, 2013

Nhà báo Võ Thanh Tùng viết thư hối lỗi, thừa nhận sai phạm

Do đã nhận thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật nên Võ Thanh Tùng đã khai báo thành khẩn về việc làm của mình, bởi theo Tùng viết: “Tôi đã tự nguyện khai báo tất cả các nội dung sự việc với mong muốn sửa chữa các sai lầm, khắc phục các vi phạm. Tôi biết việc vi phạm pháp luật của tôi sẽ bị Nhà nước trừng trị. Nhưng việc trừng trị để cho tâm hồn tôi được thanh thản nên tôi sẵn sàng chấp nhận”.

 

Chiều 16/8, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối với 3 đối tượng: Võ Thanh Tùng, 31 tuổi; Nguyễn Văn Tài, 21 tuổi; Dương Văn Minh, 24 tuổi, cùng trú tại xã Thiện Tân (Vĩnh Cửu, Đồng Nai) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Đáng tiếc rằng, Võ Thanh Tùng là một nhà báo khá nổi danh của Báo Pháp luật TP HCM với bút danh Duy Đông. Tùng đã có những bài viết được đánh giá là gây dư âm, thậm chí đã được giải báo chí về đề tài chống tiêu cực. Tuy nhiên, trong quá trình tác nghiệp, Tùng đã không giữ được chữ “tâm” của nhà báo, lại sử dụng chính những phát hiện tiêu cực của mình để cưỡng đoạt tài sản của nhiều người khác. Để đến lúc này, khi sa vào vòng lao lý, chính bị can đã phải thốt lên rằng “Tôi đã không chiến thắng được những cám dỗ của vật chất!”.


Lá thư xin lỗi của Võ Thanh Tùng.

Lá thư xin lỗi của Võ Thanh Tùng.



Theo thông tin chính thức từ cơ quan CSĐT – Bộ Công an, hồi 12h15 ngày 7/8, tại khách sạn Wooshu (TP Biên Hòa, Đồng Nai), cơ quan Công an đã bắt quả tang Võ Thanh Tùng đang nhận 50 triệu đồng của một chủ quán bar trên địa bàn TP Biên Hòa.

Tại cơ quan CSĐT, Tùng khai nhận được Ban biên tập Báo Pháp luật TP HCM phân công thu thập tin tức, nắm tình hình và viết bài về sai phạm trong lĩnh vực xã hội tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Để thực hiện nhiệm vụ được phân công, Tùng cùng với Nguyễn Văn Tài, Dương Văn Minh đã xâm nhập vào hầu hết các quán bar trên địa bàn TP Biên Hòa để thu thập tài liệu viết bài. Đáng chú ý, Tài hiện đang là sinh viên của Trường Đại học Đồng Nai, còn Minh là nhân viên tổ trật tự quản lý đô thị phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, được Tùng tự tuyển làm cộng tác viên cho mình.


Trong quá trình tác nghiệp, Tùng đã phát hiện tại một số quán bar có biểu hiện múa cột, dùng ma túy. Sau đó, từ các tài liệu thu thập được, Tùng đã viết loạt bài “Vào quán bar xem múa cột” để đăng trên Báo Pháp luật TP HCM. Nội dung bài báo này tập trung vào các sai phạm của quán bar MTM (K30, khu phố 7, phường Võ Thị Sáu, TP Biên Hòa).


Sau khi bài báo đầu tiên được đăng trên Báo Pháp luật TP HCM, anh Trần Thế Duy Thanh, chủ quán bar MTM đã liên hệ với Tùng xin được gặp mặt để thương lượng không tiếp tục đăng bài về quán của mình nữa. Tùng thông báo luôn cho anh Thanh biết, sẽ tiếp tục đăng cả loạt, 4 kỳ về những sai phạm của quán bar MTM trên Báo Pháp luật TP HCM. Nếu anh Thanh chịu gặp người của Tùng sớm thì Tùng sẽ không cho đăng tiếp kỳ 2. Và Tùng yêu cầu anh Thanh liên hệ giải quyết việc này với phóng viên Hiền Khang (bút danh của Nguyễn Văn Tài).



Theo yêu cầu của Tùng, anh Thanh đã 2 lần gặp gỡ 2 cộng tác viên của Tùng là Tài và Minh tại các quán cà phê trên địa bàn TP Biên Hòa. Lần thứ nhất vào ngày 29/7 tại quán cà phê Vàng, lần 2 ngày 30/7 tại quán cà phê Pop. Trong 2 lần gặp mặt này, anh Thanh đã phải đưa “lót tay” trước cho bọn Tùng, Tài, Minh 15 triệu đồng. Tuy nhiên, để giải quyết “việc chính” là dừng đăng các bài báo tiếp theo, các đối tượng yêu cầu anh Thanh phải đưa 10 nghìn USD.

Sau lần gặp thứ 2, Tùng chỉ đạo Tài liên tục gọi điện đe dọa, thúc giục anh Thanh phải chuyển tiền vào tài khoản của Tài. Rồi Tùng lại thay đổi ý định, yêu cầu anh Thanh phải đưa 200 triệu đồng cho Tùng. Do quá sợ và lo ảnh hưởng đến việc kinh doanh của quán bar, anh Thanh đã phải rút 200 triệu đồng tại ngân hàng để đưa cho Tùng, đồng thời anh gửi đơn tố cáo đến cơ quan CSĐT Bộ Công an để nhờ cơ quan Công an can thiệp.


Buổi sáng 7/8, Võ Thanh Tùng hẹn anh Thanh đến khách sạn Wooshu để giao 200 triệu đồng. Khi anh Thanh đến và giao số tiền trên cho Tùng, vì phát hiện camera trong khách sạn đang hướng về mình nên Tùng chưa nhận tiền. Tùng rút một tập (50 triệu đồng) bên dưới, ra ký hiệu cho anh Thanh mang vào phòng VIP ở gần đó để đưa cho kín đáo. Khoảng 12h30 cùng ngày, Võ Thanh Tùng bị cơ quan CSĐT – Bộ Công an bắt quả tang trong túi quần có số tiền 50 triệu đồng vừa nhận của anh Thanh tại tầng 6 khách sạn Wooshu.


Ngay sau khi Tùng bị bắt quả tang, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của Võ Thanh Tùng, ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Tài, Dương Văn Minh vì đồng phạm với Tùng thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản. Khám xét nơi ở của Tùng, cơ quan Công an đã thu giữ được nhiều tài liệu, phương tiện, thiết bị, các dữ liệu liên quan đến hành vi phạm tội của 3 đối tượng trên và một số đối tượng khác.


Từ trái qua: Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Tài và Võ Thanh Tùng.

Từ trái qua: Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Tài và Võ Thanh Tùng.



Kết quả đấu tranh ban đầu, Võ Thanh Tùng, Nguyễn Văn Tài, Dương Văn Minh đều khai nhận đã bàn bạc, phân công nhau cùng thực hiện hành vi cưỡng đoạt tiền của anh Thanh. Đặc biệt, qua mở rộng điều tra, cơ quan CSĐT đã làm rõ Tùng và các đồng phạm đã lợi dụng hoạt động báo chí để gây ra một số vụ vi phạm pháp luật khác, thu lợi hàng trăm triệu đồng. Chẳng hạn, sau khi viết bài “Rừng quanh Vườn quốc gia Cát Tiên ngày đêm chảy máu”, Tùng đã đứng luôn ra mua gỗ trái phép từ rừng Đạ Tẻh, Lâm Đồng để vận chuyển về Đồng Nai tiêu thụ. Hiện cơ quan CSĐT đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án…

Khi nghiên cứu vụ việc này, quả thực, chúng tôi cũng thấy xót xa. Võ Thanh Tùng là một phóng viên trẻ, xông xáo, có “nhãn quan” của người làm báo, biết phát hiện những tiêu cực trong cuộc sống. Tùng đã có hàng loạt bài viết về chống tiêu cực trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, lĩnh vực bảo vệ rừng được dư luận quan tâm, chú ý. Thậm chí, Tùng đã đoạt giải nhất thể loại tin, ảnh báo chí, của giải báo chí TP HCM, với tác phẩm “Cướp lại 2,2 tấn thịt bò bẩn bị tiêu hủy”. Một phóng viên trẻ có tiềm năng như thế, tiếc thay, đã đánh mất mình vì sự cám dỗ của đồng tiền.


Sau khi bị bắt, Tùng cũng rất ân hận và nhận thức được những hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Trong bức thư xin lỗi bạn đọc gửi đến Ban biên tập Báo Pháp luật TP HCM, Tùng đã chua xót viết: “Khi bạn đọc biết đến tôi như một nhà báo, phóng viên đã dũng cảm đấu tranh, chống tiêu cực thì chính những lúc này, tôi đã phải đối mặt với hình phạt của pháp luật khi không chiến thắng được những cám dỗ của vật chất. Chính tôi đã lợi dụng các bài báo trên để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng là phóng viên để tác động vào các hoạt động đúng đắn của Nhà nước để trục lợi cá nhân. Việc làm trên của tôi đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Báo Pháp luật TP HCM nói riêng và hình ảnh của người làm báo, cũng như tôi đã làm xấu đi hình ảnh của tôi trong lòng bạn đọc…”.


Do đã nhận thức được việc làm của mình là vi phạm pháp luật nên Võ Thanh Tùng đã khai báo thành khẩn về việc làm của mình, bởi theo Tùng viết: “Tôi đã tự nguyện khai báo tất cả các nội dung sự việc với mong muốn sửa chữa các sai lầm, khắc phục các vi phạm. Tôi biết việc vi phạm pháp luật của tôi sẽ bị Nhà nước trừng trị. Nhưng việc trừng trị để cho tâm hồn tôi được thanh thản nên tôi sẵn sàng chấp nhận”.


Võ Thanh Tùng đã gửi lời xin lỗi đến tất cả bạn đọc và Ban biên tập Báo. Chúng tôi tin rằng, đó là những lời xin lỗi tận đáy lòng như bị can nói. Nhưng chúng tôi vẫn mong rằng, tất cả những người làm báo, đừng bao giờ phải nói lời xin lỗi muộn màng ấy. Bởi khi người phóng viên đã lợi dụng hoạt động báo chí để vi phạm pháp luật, không chỉ bản thân họ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật, mà tai hại hơn, họ đã tạo ra dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của một đội ngũ những người làm báo luôn dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, cố gắng xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn…


 

Nhóm PV báo CAND


Nhà báo Võ Thanh Tùng viết thư hối lỗi, thừa nhận sai phạm

Giải thưởng truyền thông số châu Á có 7 hạng mục

Hiệp hội Báo chí và Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) vừa thông báo, thời hạn chót đăng ký tranh giải thưởng Truyền thông số châu Á 2013 (Digital Media Awards Asia) là ngày 23/8. 


Lễ trao giải sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Truyền thông số châu Á tổ chức tại Kuala Lumpur (Malaysia) từ 12-14/11 tới. 


Giải sẽ được trao ở 7 hạng mục (tạm dịch) gồm Báo điện tử xuất sắc nhất; Báo có nhiều loại hình truyền thông phối hợp tốt nhất; Video online xuất sắc nhất; Thông tin đồ họa hay nhất; Ấn bản dành máy tính bảng hay nhất và giải dành cho Tương tác truyền thông xã hội.
IFRA
WAN-IFRA cho biết đối tượng đăng ký dự giải là tất cả các cơ quan truyền thông khu vực châu Á-Thái Bình dương và Trung Đông, trong đó có một số hạng mục mở rộng cho cả đối tượng nhà báo tự do (freelancer). Các tác phẩm dự thi phải được xuất bản trong thời hạn từ tháng 9/2012 đến tháng 8/2013.


Theo WAN-IFRA, giải thưởng nhằm ghi nhận những cơ quan truyền thông biết thích ứng với những thay đổi lớn trong kỷ nguyên kỹ thuật số, coi truyền thông số như một phần trong việc đưa thông tin đến đông đảo bạn đọc.


“Độc giả khắp châu Á đã có thể kết nối rộng rãi và đang dịch chuyển từ báo in sang báo điện tử; những website mới, với nội dung số giá trị có thể tạo nên sự khác biệt khi cạnh tranh với các loại hình báo chí khác,” thông cáo của WAN-IFRA cho hay.


Thể lệ đăng ký và thông tin chi tiết có thể xem tại www.wan-ifra.org/adma./.


 


PV (Vietnam+)



Giải thưởng truyền thông số châu Á có 7 hạng mục

Friday, August 16, 2013

Khởi tố phóng viên tống tiền chủ quán bar

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Võ Thanh Tùng, Phóng viên Báo Pháp luật TP HCM để làm rõ hành vi “cưỡng đoạt tài sản”.


 Ngày 16/8, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can Võ Thanh Tùng (SN 1982, bút danh Duy Đông) về tội “cưỡng đoạt tài sản”. Trước đó, trưa 7/8, Duy Đông và “đối tác” vào nhà hàng Wusu (đường Phạm Văn Thuận, phường Tân Mai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).


Loạt bài của Duy Đông trên báo Pháp luật TP.HCM

Loạt bài của Duy Đông trên báo Pháp luật TP.HCM


Sau một hồi trao đổi, Duy Đông nhận “hàng” của đại diện quán bar M.T.M để đổi lấy sự im lặng. Sau khi cầm tiền và ra về, phóng viên này bị cơ quan chức năng ập đến bắt giữ khi vừa bước ra khỏi nhà hàng.


Tại cơ quan Công an, Duy Đông thừa nhận hành vi của mình. Liên quan đến vụ việc, vợ của Duy Đông cũng đã phải làm việc theo lệnh triệu tập của cơ quan chức năng. Trong vụ án, cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ các đối tượng được xem “cộng sự” đắc lực cho phóng viên này thực hiện hành vi… tống tiền.


Ngoài ra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã triệu tập một số nhà báo có “tên tuổi” để làm rõ những nghi vấn có liên quan đến Duy Đông.


Cách đó không lâu, Báo Pháp luật TP HCM đã làm loạt bài nhiều kỳ nhắm vào quán bar M.T.M (tỉnh Đồng Nai) và D1 (tỉnh Bình Dương).


Loạt bài này của Duy Đông đã gây được sự chú ý trong xã hội và cơ quan chức năng vào cuộc chấn chỉnh hoạt động các vũ trường trên những địa phương trên.


Theo Petrotimes



Khởi tố phóng viên tống tiền chủ quán bar

Hợp pháp hoá cờ bạc - Cần thận trọng!

 Sau rất nhiều tranh cãi, cuối cùng Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã “gật đầu” với việc cho thí điểm tổ chức đặt cược quốc tế. Có thể đây sẽ là một sự đột phá lớn trong tư duy của những nhà làm luật, sự thích nghi của các nhà quản lý. Nhưng vấn đề lớn hơn đặt ra là có nên hợp pháp hóa cờ bạc hay không?
Câu tục ngữ “cờ bạc là bác thằng bần” từ xa xưa vẫn còn nguyên giá trị. Hẳn không phải ngẫu nhiên.

Về pháp lý, pháp luật hiện hành cấm đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức (Điều 248 và Điều 249 Bộ luật Hình sự). Dĩ nhiên, để ban hành quy định này, các nhà làm luật phải căn cứ trên những cơ sở khoa học pháp lý chặt chẽ. Ngoài đời sống, đánh bạc vẫn được coi là đi liền với những tệ nạn xã hội, gây mất trật tự xã hội, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, thậm chí nhiều kẻ từ “bác thằng bần” đã nhanh chóng trở thành những tên tội phạm. Nói như vậy, không phải là bây giờ cho phép thì các nhà làm luật thiếu cơ sở, nhưng rõ ràng theo báo cáo đánh giá tác động của nghị định về kinh doanh đặt cược mới chỉ nêu ra những tác động tích cực như đẩy lùi cá cược bất hợp pháp, tạo công ăn việc làm, thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách để phục vụ các mục tiêu phúc lợi xã hội… nhưng cũng chỉ chung chung như vậy và chưa đánh giá đầy đủ tác động tiêu cực của nó. Mà đây mới chính là vấn đề lớn.


Những tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh cá cược với xã hội thật khó có thể đo đếm cụ thể, nhưng nó lại như những con sâu gặm nhấm dần vào cơ thể xã hội. Ngoài tác động trực tiếp đến từng đối tượng, nhóm người, các tệ nạn xã hội xuất phát từ cờ bạc cũng làm phát sinh những chi phí gián tiếp để xử lý hậu quả, mà chắc chắn con số không hề nhỏ.


Quan điểm của những người ủng hộ cho phép kinh doanh cá cược và cho người Việt vào casino thì việc này không chỉ vì mục tiêu kinh tế mà nhằm giải quyết vấn đề xã hội. Nhưng giải quyết như thế nào thì chưa được làm rõ.


Thực tế, Nhà nước đang cho phép loại hình xổ số tồn tại hợp pháp. Xét cho cùng, xổ số cũng là một dạng “may rủi” theo kiểu “đỏ đen”. Người dân, dù giàu hay nghèo, đều có thể chơi vé số mà không sợ vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, từ lâu những thứ ăn theo vé số như lô đề, cầu số đã quá phổ biến. Và dĩ nhiên, hệ lụy từ nó cũng không ít, thậm chí vô cùng ghê gớm.


Rõ ràng, trước vấn đề đặc biệt nhạy cảm như thế này, nhất thiết phải có sự đánh giá chi tiết, đầy đủ, đúng mức, các quy định cần rõ ràng, chặt chẽ hơn, chứ không thể chỉ dựa vào những suy diễn định lượng chung chung. Trước khi “nhấn nút khởi động” cho sự ra đời văn bản pháp lý loại này cần thiết phải có sự đánh giá sát nhất về tác động đối với kinh tế – xã hội, an ninh trật tự. Không nhất thiết quốc tế có cái gì thì chúng ta phải có cái đó, vì có nhiều việc còn cần dựa trên văn hóa, phong tục, điều kiện cụ thể. Nếu chấp nhận rồi để sau đó công an hay các cơ quan quản lý liên quan lại tất tả lo chạy theo xử lý hệ quả là điều phải tuyệt đối tránh. Những hệ quả xấu từ nạn cờ bạc trong thực tế chắc chắn ai cũng hiểu. Đang cấm mà quản còn chưa nổi thì nói gì thả nổi sẽ quản ra sao? Chỉ khi những người muốn “hợp pháp hóa” cờ bạc lý giải được các vấn đề trên một cách khoa học, khi ấy mới nên xem xét việc chấp thuận.


 

Nữ Quỳnh


Hợp pháp hoá cờ bạc - Cần thận trọng!

Tin nhắn cuối cùng của nữ nhà báo thiệt mạng ở Ai Cập

Hoảng loạn và sợ hãi, việc duy nhất mà nữ phóng viên trẻ Habiba Elaziz còn có thể làm là gửi những tin nhắn cầu cứu tới mẹ cô, trước khi bị nhấn chìm vào dòng người đang điên cuồng chạy trốn và thiệt mạng không lâu sau đó.


“Thành phố đang cực kỳ hỗn loạn và đã lên tới mức báo động. Hãy cầu nguyện cho con mẹ ơi”, Babiba soạn vội những dòng tin nhắn hoảng sợ trước khi nhấn nút “Gửi” để chuyển chúng cho mẹ của cô, người đang sống tại Sharjah, một thành phố thuộc Các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE).



“Cầu Chúa toàn năng ban phước lành cho con”, mẹ cô bối rối trả lời.


Nữ phóng viên trẻ Habiba Elaziz

Nữ phóng viên trẻ Habiba Elaziz


“Con sẽ chạy tới chỗ trú ẩn ngay bây giờ. Có rất nhiều xe tăng ngoài đó”, Habiba trả lời, và đó cũng là tin nhắn cuối cùng trong cuộc đời nữ nhà báo 26 tuổi. 


Elaziz, sinh ra tại Ai Cập, là một trong số hàng trăm nạn nhân xấu số đã thiệt mạng trong vụ đụng độ đẫm máu hôm thứ 4 (theo giờ địa phương) ở gần nhà thờ Hồi giáo Rabaa al-Adawiya, Cairo.


Theo CNN, đoạn tin nhắn đẫm nước mắt này sau đó được The National công bố, với sự xác nhận của Arwa Ramadan, em gái cô. 


Vốn là một phóng viên đầy triển vọng của Xpress, một tờ báo có trụ sở tại UAE, Habiba Elaziz và cha cô có mặt tại Ai Cập trong thời gian này để tham dự lễ hội Tế sinh của người Hồi giáo. Cô cũng có mặt trong cuộc biểu tình của những người ủng hộ cựu tổng thống dân cử đầu tiên của Ai Cập, ông Mohamed Morsi. 


“Tôi không thể tin rằng cô ấy đã ra đi”, Mazha Farooqui, phó tổng biên tập củaXpress, nói. ”Cô ấy rất đam mê công việc và có một sự nghiệp đầy hứa hẹn”.


Trước khi nhận được tin dữ, mẹ của Hababi đã không ngừng cầu nguyện cho chồng và con gái, với hy vọng may mắn sẽ đến với họ. 


“Con phó thác Ahmed, chồng con, và Habiba, con gái con cho Ngài. Con không thể giúp bất cứ ai trong số họ. Xin Chúa ban cho họ sức mạnh, ủng hộ họ và trao cho họ sự kiên định trong thời khắc diễn ra cuộc chạm trán này.”


Đáp lại tin nhắn cuối cùng của Hababi, bà đã viết: ”Habiba, hãy trả lời mẹ. Mẹ đã gọi cho con cả nghìn lần. Con yêu, làm ơn đi. Mẹ đang rất lo lắng. Làm ơn hãy cho mẹ biết tình hình của con”.


Quỳnh Hoa (Vnexpress)




Tin nhắn cuối cùng của nữ nhà báo thiệt mạng ở Ai Cập

Thursday, August 15, 2013

Yêu em, anh yêu cả nghề báo

Người ta thường nói: “Yêu nhau yêu cả đường đi – Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng”. Câu đó quả đúng với mọi thời đại và đúng với hầu hết mọi người, trong đó có anh và em.


Từ ngày anh nói “Anh yêu em” là từ ngày đó anh yêu tất cả những gì thuộc về em. Anh đã yêu cái nghề của em từ lúc nào mà không biết – nghề báo.


Anh học thể thao, một ngành mà chẳng liên quan chút gì đến cái nghề của em cả. Suốt ngày anh chỉ đọc báo Bóng đá, Thể thao hay những chương trình gì liên quan đến nó. Đi đường gặp chuyện, anh vì tò mò mà đứng lại xem. Thấy nhiều chuyện bất bình anh cũng chỉ bình luận vài ba câu qua loa rồi thôi. Thế mà, cho đến một ngày…


nghebaoAnh gặp em, một cô sinh viên báo chí nhút nhát, thụ động và rất lười viết. Học báo ba năm nhưng em không có lấy một bài báo được đăng, mà nói đúng ra là chưa hề viết một bài báo nào. Anh lấy làm ngạc nhiên lắm. Anh bắt đầu động viên em viết bài.


Anh đồng hành cùng em bắt đầu từ những chuyến đi của bộ môn thực tế cho đến kỳ thực tập quan trọng.


Mỗi khi thầy cô giao bài tập là đi viết tin là em hoàn toàn ung dung, bình thản trong khi tụi bạn em nháo nhào tìm đường, phương tiện… đi. Bởi em biết em có anh lo cho em tất cả những điều đó. Anh là xe ôm trên mọi chuyến đi của em. Có khi viết bài nhóm, nhóm em tất cả 11 người. Ấy thế mà một mình em là được anh chở đi lấy tin, còn mọi người đều đi xe bus. Khi đó em cảm thấy tự hào và yêu anh biết nhường nào.


Cứ thế, những chuyến đi thực tế cứ qua đi và đến kỳ thực tập căng thẳng. Là căng thẳng thật, bởi đây là lần đầu tiên em chính thức làm báo. Em căng thẳng, nghĩa là mức độ căng thẳng, lo lắng của anh lại tăng thêm nhiều bậc.


Anh bắt đầu thay đổi thói quen đọc báo. Thay vì trước đây anh chỉ duy nhất vào báo 24h.com thì nay anh chuyển sang theo dõi Vietnamnet hàng ngày – báo em đang thực tập. Anh theo dõi thường xuyên hơn cả là những lúc bài em gửi đi mà không biết được đăng hay không. Khi thấy tin bài của em có mặt trên báo, anh gọi điện thông báo với em. Xem anh kìa, anh còn vui hơn em rất nhiều đó. Những lúc bài em không được đăng thì anh vẫn xem báo và chờ nó hàng giờ.


Yêu em, anh biết thế nào là tin, là cái đáng để lên báo. Anh quan tâm nhiều đến cuộc sống xung quanh để tìm đề tài cho em viết. Đi đường anh trở thành “kẻ nhiều chuyện” từ lúc nào mà anh không hề hay biết. Hễ có vấn đề gì bất thường là anh lại chạy lại xem. Nếu có vấn đề, anh không bao giờ quên chụp hình và hỏi thăm sau đó đưa lại cho em viết. Có những lúc anh mắc công chuyện, thế mà gặp một vụ tai nạn giao thông anh vẫn cố tình nán lại để may ra có tin giúp em. Mới đầu anh cứ ngỡ cái gì “có vấn đề” chút là có thể viết để đăng báo. Nhưng sau một thời gian, giờ đây anh đã biết cái nào là tin và cái nào là không phải. Anh thường nói: “Em là cộng tác viên của người khác, nhưng anh nhất định sẽ là cộng tác viên của riêng em”.


Những lúc coi em viết bài, anh thường ngồi bên “chỉnh sửa” cho em. Mặc dù anh không giỏi bên văn, bên báo nhưng đọc bài của em anh lại góp ý, ý kiến này nọ. Nhiều lúc em thấy khó chịu. Anh bảo “Anh đặt mình là cương vị người đọc để chỉnh sửa cho em”. Ừ nhỉ, anh đọc mà thấy vấn đề thì tất nhiên người ta đọc cũng vậy. Và bài viết được gửi đi, dù được đăng hay không thì anh và em cũng đều trân trọng sản phẩm đó vì đó là sự cố gắng của hai đứa.


Thời gian cứ thế trôi, hai tháng thực tập đã qua đi. Mình giận nhau, không liên lạc với nhau. Em tự hỏi không biết bây giờ anh có thường xuyên theo dõi báo VietNamNet xem có bài em không. Anh nhìn thấy tin tức có nhớ em không… Anh biết không? Bây giờ em rất thèm cái cảm giác được anh chở đi lấy tin mọi lúc mọi nơi. Thèm nghe câu nói “Em à! Ở đâu đó? Ở đây có cái tin này, đi viết nha”. Thèm được nhìn vẻ lo lắng của anh mỗi khi em gửi bài. Thèm được trở lại cái cách ăn mừng của hai đứa với nhau khi sự cố gắng được đền đáp… Nói chung là em nhớ anh nhiều lắm anh à.


Trần Thị Hải (Nguồn: Vietnamnet)



Yêu em, anh yêu cả nghề báo

Monday, August 12, 2013

Báo chí Mỹ đang tìm kiếm mô hình kinh doanh mới

Sau vụ tỷ phú Jeff Bezos thâu tóm tờ Bưu điện Washington (Washington Post), nhiều người đặt câu hỏi phải chăng thời của các ông trùm báo chí đã qua và đâu là mô hình và cách thức kinh doanh mới nhằm khôi phục ngành công nghiệp báo chí?

Báo Le Monde (Thế giới) số ra ngày 7/8 giới thiệu đôi nét về đại gia đã đem lại niềm tin cho báo giới, đồng thời điểm lại các vụ chuyển đổi của một vài tờ báo có tên tuổi ở Mỹ và cho thấy không phải thương vụ nào cũng dẫn đến thành công.


Ở Mỹ, báo chí vốn có truyền thống được các gia đình tư sản nắm giữ. Trải qua nhiều thập kỷ phát triển, các tờ báo lớn không chỉ cung cấp những thông tin đáng tin cậy làm nên uy tín và thương hiệu của tờ báo, mà còn tạo ra lợi nhuận nhờ doanh số bán ra cũng như doanh thu từ quảng cáo.

Tờ Washington Post đã phải đối diện với một tương lai ảm đạm (Nguồn: AFP)

Tờ Washington Post đã phải đối diện với một tương lai ảm đạm (Nguồn: AFP)



Tuy nhiên, cùng với sự lớn mạnh của báo mạng, báo giấy rơi vào khủng hoảng và bị buộc phải đổi chủ nhiều lần. Các chủ cũ đã không thể trụ lại trong một lĩnh vực đang biến động mạnh trước làn sóng kỹ thuật số.

Việc nhà sáng lập trang bán lẻ trực tuyến Amazon.com quyết định mua lại tờ nhật báo có ảnh hưởng lớn tại Mỹ với giá 250 triệu USD không phải là sự nổi hứng bất thường của một tỷ phú, mà nó phản ánh rõ nét cuộc chuyển giao nền công nghiệp già cỗi vào tay các doanh nhân cừ khôi và xuất chúng, nhạy bén với các cơ hội đầu tư và luôn tìm kiếm những nguồn lợi mới, điều mà các ông chủ cũ đã không làm được.

Trên thực tế, Jeff Bezos là người mới vào nghề trong lĩnh vực kinh doanh báo chí. Nhưng ông hiểu rất rõ là cần phải làm gì để mọi người yêu thích đọc sách báo trên máy tính bảng bởi năm 2011, ông đã rất thành công khi tung ra dịch vụ sách điện tử Kindle cho phép tất cả mọi người trở thành khách hàng của dịch vụ này thông qua bất cứ nền tảng nào, từ máy tính cá nhân cho đến smartphone (iOS, Android, BlackBerry và Windows Phone 7).


Jeff Bezos, năm nay 49 tuổi, hiện được xếp thứ 19 trong danh sách những người giàu nhất thế giới với tài sản trên 25 tỷ USD.


Năm 1994, ở tuổi 30, Jeff Bezos đã thành lập Amazon nhờ khoản tiền 300.000 USD vay của cha mẹ. Trong gần 20 năm, ông đã biến một thư viện nhỏ trên mạng thành tập đoàn hàng đầu thế giới về thương mại điện tử.


Ở Mỹ, Amazon lúc đầu bán các sản phẩm văn hóa, rồi dần mở rộng kinh doanh ra các lĩnh vực khác như máy tính, điện tử gia dụng, thiết bị làm vườn và xe hơi. Khi đã có đủ tiềm lực tài chính, Amazon lấn sân sang các ngành nghề khác và trở thành “quán quân” của công nghệ điện toán đám mây với doanh số 61 tỷ USD vào năm 2012.


Trong công cuộc chinh phục các thị trường, Jeff Bezos không tiếc tiền đầu tư và không nóng vội thu lời. Năm ngoái, Amazon thậm chí còn thua lỗ một chút. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư tiếp tục đặt niềm tin nơi ông.


Trong 5 năm, giá trị vốn hóa của Amazon trên thị trường chứng khoán đã tăng gấp ba lần, đạt 137 tỷ USD. Bên cạnh đó, dịch vụ sách điện tử Kindle của Amazon đã làm các thư viện vô cùng e ngại.


Jeff Bezos được ca ngợi là hiện thân cho một tinh thần làm việc sáng tạo kết hợp với sự năng động gây ngạc nhiên vốn đã trở thành tư tưởng thống trị tại thung lũng Silicon. Trong bài phát biểu ngày 5/8, Jeff Bezos khẳng định những “giá trị” của tờ Washington Post sẽ không thay đổi, song sẽ có những thay đổi đối với tờ báo, vì “chúng tôi cần sáng tạo, điều đó có nghĩa là chúng tôi phải thử nghiệm.”


Chính vì vậy, gia đình Graham, những người sở hữu tờ báo từ 80 năm, qua bốn thế hệ, đã vô cùng hạnh phúc khi tìm được người xứng đáng để “chọn mặt gửi vàng,” được kỳ vọng sẽ thổi luồng gió mới vào tờ báo.


Các thương vụ rao bán và chuyển nhượng


Nếu 20 năm trước, các thương vụ chuyển nhượng các tờ báo lớn thường có giá tiền tỷ thì ngày nay, chúng được rao bán với giá thấp hơn rất nhiều. Mặc dù vậy, không phải thương vụ nào cũng dẫn đến thành công.


Nhật báo phố Wall (Wall Street Journal-WSJ): Được thành lập năm 1889 và thuộc sở hữu của gia đình Brancroft vào năm 1902, tờ WSJ và cùng với nó là công ty thông tin tài chính Dow Jones đã được ông vua truyền thông Murdoch mua lại vào tháng 8/2007 với giá kỷ lục 5,6 tỷ USD.


Vào thời điểm đó, việc thâu tóm của người khai sinh ra Tập đoàn News Corp được ví như chiến tích vĩ đại, vì WSJ là một tờ báo luôn thu hút được sự chú ý của những độc giả thạo tin kinh tế và chính trị. Song đã có lúc, ông trùm truyền thông đã phải chấp nhận sự sụt giá của các cổ phiếu xuống mức xấp xỉ 2,8 tỷ USD trên sàn chứng khoán.


Tuy nhiên, trong bối cảnh u ám của báo chí hiện nay, số lượng phát hành của WSJ vẫn tiếp tục ổn định, thậm chí tăng lên đôi chút.


Với 2,4 triệu độc giả trong đó hơn 1/3 là thuê bao điện tử, tờ báo giữ vững vị trí dẫn đầu tại Mỹ, trên cả New York Times với 1,9 triệu người đọc/ngày (trong đó hơn một nửa là thuê bao điện tử).


Điều đặc biệt là, WSJ là một trong số rất ít tờ báo đã tận dụng được khủng hoảng tài chính để nâng số lượng độc giả (+12,3% trong thời gian giữa 2012 và 2013).


Thời báo Los Angeles (Los Angeles Times): Ra đời năm 1881, Los Angeles Times được gia đình Chandler mua vào năm 1917. Bị chê là không chuyên nghiệp và thiếu nghiêm túc trong một thời gian dài, Los Angeles Times chỉ thực sự khởi sắc vào những năm 1960 sau khi giành liên tiếp bốn giải Pulitzer.


Vào đầu thập niên 1990, Los Angeles Times đạt số phát hành kỷ lục với 1,5 triệu bản cho số cuối tuần, cao hơn rất nhiều so với New York Times. Tuy nhiên, sự vượt trội của tờ báo giảm dần sau khi Otis Chandler, người có công dẫn dắt tờ báo ra đi.


Los Angeles Times gặp khó khăn trong việc tìm nguồn thu và phải để lại rất nhiều trang báo cho các nhà quảng cáo. Năm 1999, tờ báo dính vào vụ bê bối sân vận động Staples Center do bị cáo buộc thông đồng với các chủ sân vận động để chia chác các khoản thu từ quảng cáo.


Bị tác động mạnh bởi vụ bê bối, vào năm 2000, gia đình Chandler đã bán tờ báo với giá cao ngất ngưởng (6,4 tỷ USD trong đó có 1,8 tỷ tiền vay nợ) cho tập đoàn The Tribune đang quản lý nhiều cơ quan báo đài, truyền hình địa phương có trụ sở tại Chicago.


Sau khi được mua lại, tờ báo đã không bao giờ tìm lại được thời vàng son trước đây của mình. Do quản lý tài chính yếu kém cộng với sự phát triển của Internet, tập đoàn đã phải đệ đơn xin phá sản vào năm 2008 và chỉ thoát ra khỏi khủng hoảng vào năm 2012.


Giờ đây, mặc dù các khả năng tài chính được củng cố, Los Angeles Times không còn làm cho các ông chủ quan tâm nữa. Một sự chuyển nhượng đã được nhắc đến sau khi Washington Post và Boston Globe được mua lại. Tuy nhiên, một vài nhà đầu tư đã từng có ý định tìm hiểu nay lại không ưu tiên dự án này.


Tờ Boston Globe: Từng là trụ cột báo chí của bang New England, cho đến những năm 1990, tờ Boston Globe vẫn được coi như là một trong những tờ nhật báo tốt nhất của nước Mỹ.


Được thành lập năm 1872 bởi một nhóm doanh nhân Boston, tờ báo đã lên sàn chứng khoán vào năm 1973 và được tập đoàn New York Times mua với giá 1,1 tỷ USD vào năm 1993.


Mặc dù gia nhập làng báo điện tử từ rất sớm từ năm 1995 cũng như đã có sự điều chỉnh về thông tin địa phương và thông tin mang tính toàn quốc, song tờ báo đã không thể giữ chân được độc giả của họ.


Tập đoàn New York Times đã dọa bán Boston Globe từ năm 2009 nếu như việc cắt giảm chi phí nhân công không được giới công đoàn chấp nhận.


Vào đầu tháng Tám vừa qua, tập đoàn New York Times đã đạt được thỏa thuận bán tờ Boston Globe cho John W. Henry, ông chủ đội bóng bầu dục Boston Red Sox với giá 70 triệu USD, rẻ hơn 25 lần so với giá ở thời điểm mua vào.


Mặc dù vậy, vẫn có những lời xì xào xung quanh thương vụ chuyển nhượng khi ba hồ sơ đăng ký với giá hời hơn đã bị các cổ đông từ chối. Chính vì vậy, dù hợp pháp trên giấy tờ, thương vụ vẫn được cho là không minh bạch đối với những người đăng ký nhưng không mua được, nhất là khi New York Times đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào cho sự lựa chọn của mình.


Một vài người còn cho rằng New York Times cố tình lựa chọn ứng viên cấp tiến để mua lại Boston Globe, dù phải bỏ lại nhiều triệu USD trên bàn đàm phán.


Có thể nói tương lai của Boston Globe là hết sức không chắc chắn, không phải chỉ do bối cảnh chung mà còn do sự cạnh tranh gay gắt từ những tờ báo địa phương, đặc biệt là từ tờ báo khổ nhỏ Globe Herald mà trớ trêu thay lại được in ngay trong xưởng in của Boston Globe.


Tạp chí Newsweek: Được một cựu Tổng biên tập của tạp chí Time thành lập vào năm 1933, tờ tạp chí hàng đầu nước Mỹ Newsweek luôn theo sát mọi sự kiện thời sự nổi bật trên toàn thế giới và cập nhật đủ loại tin tức cho người dân, từ cuộc Chiến tranh Việt Nam cho tới việc đánh giá các bộ phim hay ở Mỹ.


Năm 1961, Newsweek được Washington Post, hãng sở hữu tờ báo nổi tiếng cùng tên mua lại. Newsweek có thời kỳ phát triển đỉnh cao vào những năm 1990 mà kỷ lục là phát hành 4 triệu bản mỗi số vào thời kỳ đầu năm 2000, nhưng ngay sau đó số lượng phát hành đã sụt giảm nhanh chóng.


Tờ tuần báo với bốn phiên bản bằng các ngữ khác nhau và 12 ấn bản địa phương bắt đầu vật lộn với việc thua lỗ nghiêm trọng từ năm 2005.


Vào tháng 8/2010, Washington Post đã bán lại tờ tạp chí với giá tượng trưng 1 USD cho Sidney Harman, nhà tỷ phú âm thanh người California.


Ông chủ mới đã hợp nhất tờ báo với trang web Daily Beast của công ty IAC (InterActive Corps) để phát triển thành tờ báo trực tuyến.


Sau khi ông Harman qua đời vào năm ngoái, để giảm bớt khó khăn tài chính cho công ty IAC, ban lãnh đạo đã quyết định ngừng xuất bản ấn phẩm in của tờ tạp chí danh tiếng để ưu tiên phát triển phiên bản kỹ thuật số.


Vào thời điểm đó, việc ngừng ra báo in của tờ Newsweek được ví như sự sụp đổ của một tượng đài, đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí thế giới và để lại bao nuối tiếc cho hàng triệu độc giả. Tuy nhiên, chưa đầy sáu tháng sau cú bẻ quẹo hoàn toàn sang phiên bản kỹ thuật số, các lãnh đạo IAC đã quyết định rao bán tờ báo.


Theo thông báo ngày 3/8 vừa qua, IBT – hãng truyền thông đang sở hữu tờ International Business Times đã tuyên bố mua lại Newsweek.


IBT do hai nhà đầu tư Etienne Uzac (người Pháp ) và Jonathan Davis (người Mỹ) thành lập năm 2006 tại New York, đang sở hữu các trụ sở cũ của Newsweek tại Wall Street.


IBT quản lý nhiều cổng thông tin thời sự quốc tế, chuyên đưa tin về giới doanh nhân quốc tế và các vấn đề kinh tế. Do IBT là công ty 100% kỹ thuật số nên chắc chắn sẽ tập trung phát triển tạp chí trực tuyến. Mặc dù vậy, IBT tuyên bố vẫn có ý định ra ấn phẩm in ở ngoài lãnh thổ nước Mỹ.


Nếu như giá trị của thương vụ chuyển nhượng này không được tiết lộ, thì cũng có rất ít khả năng giá bán cao hơn giá mang tính biểu tượng 1 USD, do nhà đầu tư sẽ phải gánh vác các trách nhiệm pháp lý nặng nề đi kèm.


Trước những lời bàn tán xôn xao đó, IBT đã không che giấu ý đồ và tuyên bố điều hấp dẫn hai nhà đầu tư là thương hiệu Newsweek và các thu nhập quảng cáo và kinh doanh trên địa chỉ trang web của tờ báo vốn đang có sức hút rất mạnh./.



Phạm Bích Hà/Paris (Vietnam+)


Báo chí Mỹ đang tìm kiếm mô hình kinh doanh mới

Saturday, August 10, 2013

Hà Nội: Hai phóng viên bị đề nghị khởi tố

Văn phòng công chứng Hà Nội cho biết đã gửi văn bản đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Bộ Công an khởi tố hai phóng viên của hai cơ quan báo chí lớn ở Hà Nội vì cho rằng các phóng viên này đã đăng tin không chính xác, có dấu hiệu phạm tội “vu khống” theo điều 122 Bộ luật hình sự.


Trong văn bản đề ngày 9/8/2013 của Văn phòng công chứng (VPCC) Hà Nội do tiến sỹ luật học, công chứng viên Lê Quốc Hùng ký gửi cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Bộ Công an cho biết: Ngày 05/8 báo DT có bài viết : “Một căn hộ bán cho hai người: Văn phòng công chứng có đứng ngoài cuộc?”, ngày 06/8 báo BVPL có bài viết ” đối tượng lừa đảo có móc nối với VPCC”, nội dung khẳng định VPCC Hà Nội đã “ giúp sức ” cho hành vi lừa đảo khách hàng.


Ông Lê Quốc Hùng khẳng định: VPCC Hà Nội đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật khi công chứng giao dịch trong vụ việc nói trên.


 


Công chứng viên Lê Quốc Hùng và các đồng nghiệp tại VPCC Hà Nội.

Công chứng viên Lê Quốc Hùng và các đồng nghiệp tại VPCC Hà Nội.


Cụ thể: ngày 12/7/2012 ông Trương Minh Hải có vợ là bà Nguyễn Thị Minh Phương tới VPCC Hà Nội yêu cầu công chứng Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ đối với Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư số: 1475/HĐ/HH2D-LVL ngày 12/05/2011 (Chủ đầu tư là: công ty CP tập đoàn Nam Cường, Hà Nội) với bên nhận chuyển nhượng là Ông Nguyễn Tuấn Anh và vợ Bà Vũ Thị Yến.


Người yêu cầu công chứng đã xuất trình đủ hồ sơ gốc gồm: Hợp đồng mua bán với chủ đầu tư; Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư số công chứng, kèm theo Xác nhận của chủ đầu tư đã sang tên Hợp đồng cho ông Trương Minh Hải; Các phiếu thu đã nộp tiền cho chủ đầu tư ; Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy đăng ký kết hôn của hai bên .


Sau khi tiếp nhận hồ sơ, VPCC Hà Nội đã kiểm tra thông tin giao dịch của căn hộ trên mạng UCHI . Tuy nhiên, việc tra cứu không thực hiện được do sự cố lỗi mạng.


Cần nhấn mạnh rằng việc tra cứu thông tin giao dịch trên mạng UCHI chỉ có tính chất tham khảo và hỗ trợ, không có quy định pháp luật nào bắt buộc phải tra cứu thông tin trên UCHI mới đủ điều kiện để xác lập giao dịch.


Ngoài ra, việc tra cứu UCHI không phải lúc nào cũng thực hiện được do nhiều sự cố khác nhau và không phải mọi thông tin về giao dịch đều được cập nhật đầy đủ, kịp thời lên UCHI. Mạng UCHI là mạng nội bộ của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Hà Nội tự nguyện tham gia để cùng cập nhật, tra cứu thông tin của nhau liên quan đến các giao dịch được công chứng.


Do vậy, khi xét thấy yêu cầu công chứng của khách hàng là hợp lệ, Công chứng viên Lê Quốc Hùng đã công chứng việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ nêu trên.


“Việc công chứng giao dịch trên là hoàn toàn tuân thủ các quy định của pháp luật”, ông Lê Quốc Hùng khẳng định.


Ngày 10/05/2013, VPCC Hà Nội nhận được kiến nghị của ông Lê Quang Khánh cho rằng : Văn bản chuyển nhượng căn hộ chung cư được công chứng tại VPCC Hà Nội nêu trên có dấu hiệu lừa đảo. Do trước đó, ngày 15/7/2011 Ông Trương Minh Hải và Bà Nguyễn Thị Minh Phương đã chuyển nhượng Hợp đồng mua bán căn hộ này cho Ông Lê Quang Khánh tại VPCC Lạc Việt, số công chứng 1096/2011.


Xét thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật của bên chuyển nhượng, VPCC Hà Nội đã gửi công văn tới Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Cường Hà Nội đề nghị dừng các giao dịch liên quan đến việc mua bán căn hộ theo Hợp đồng mua bán căn hộ nêu trên do đang có tranh chấp.


Tuy nhiên, sau đó phóng viên hai báo nói trên đã đưa tin và chỉ trích VPCC Hà Nội “giúp sức” cho hành vi lừa đảo khách hàng và quy kết trách nhiệm thuộc về VPCC Hà Nội khi đã công chứng giao dịch này.


“Để khẳng định Công chứng viên VPCC Hà Nội có “ giúp sức “ hay không cũng như việc quy kết trách nhiệm chính có thuộc về VPCC Hà Nội hay không cần có kết luận của cơ quan cảnh sát điều tra và phán quyết cuối cùng của Tòa án có thẩm quyền. Tác giả các bài bài này không có quyền tự khẳng định ai là người lừa đảo, ai là người giúp sức. Hành vi trên của những tác giả này có dấu hiệu của tội vu khống theo quy định tại điều 122 Bộ luật hình sự 1999. Ngoài ra, bài báo sử dụng nhiều ngôn từ như : VPCC Hà Nội “ bao biện”, VPCC Hà Nội “ móc nối” với đối tượng lừa đảo để chiếm đoạt tiền của người dân là xúc phạm nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của VPCC Hà Nội”, ông Lê Quốc Hùng bức xúc nói.


Được biết, VPCC Hà Nội đã nhiều lần gửi công văn tới hai tòa báo đề nghị xem xét sự việc, đưa tin khách quan, đúng sự thực nhưng không nhận được phản hồi do vậy VPCC Hà Nội đã có văn bản gửi tới Bộ Thông tin & Truyền thông, đồng thời đề nghị cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội – Bộ Công an điều tra làm rõ.


Theo phapluatvn.vn



Hà Nội: Hai phóng viên bị đề nghị khởi tố

Friday, August 9, 2013

Để thoát ngập cho Hà Nội

(HNM) – Thêm một lần nữa, ngập lụt lại trở thành nỗi ám ảnh của người Hà Nội. Trận mưa lớn ngày 8-8 đã biến gần như cả Hà Nội thành một hồ nước lớn, từ trung tâm Hồ Gươm ra đến các vùng ven, vùng ngoại thành đều bị nước nhấn chìm, giao thông rối loạn.
 
Đến sáng 9-8, nhiều người vẫn phải chật vật tìm đường đến công sở do nhiều tuyến đường, khu vực vẫn chìm sâu trong nước. Ở Bệnh viện 103, đến trưa 9-8, bệnh nhân và bác sĩ vẫn bì bõm cấp cứu nhau trong “biển nước”…

Không phủ nhận từ 5 năm trước, sau trận lụt lịch sử tháng 11-2008, như được cảnh tỉnh và Hà Nội đã triển khai khá nhiều giải pháp, dự án nhằm cải thiện năng lực thoát nước. Cuối tháng 6 vừa qua, sau cơn bão số 2 Hà Nội không xảy ra ngập, trả lời báo chí, lãnh đạo ngành thoát nước Hà Nội cho biết đã “sẵn sàng phương án thoát nước mùa mưa”, nghe mà thật mừng. Thế nhưng giờ đây, chỉ một cơn mưa kéo dài, Hà Nội lại ngập.


Nhưng ngập có phải là lỗi của ngành thoát nước? Thực tế năng lực thoát nước của Hà Nội hiện nay ra sao? Đến khi nào thì người dân có thể yên tâm trước những trận mưa lớn?… Những câu hỏi ấy dường như chưa thể trả lời thỏa đáng. 


Cuối năm ngoái, HĐND TP Hà Nội thông qua Quy hoạch thoát nước Thủ đô với tổng kinh phí dự trù khoảng 117 nghìn tỷ đồng. Nhưng đó là cho tới năm 2030. Còn hiện tại, sau trận mưa ngày 8-8 thì chắc người ta đã có thể hình dung ra được năng lực thoát nước của Hà Nội ra sao. Và thực tế là dù có đổ vào hàng trăm tỷ đồng thì chắc chắn sẽ vẫn còn ngập trong nhiều năm tới. Vấn đề chính ở chỗ dù chúng ta có chủ động trong việc đầu tư hạ tầng thoát nước, nhưng lại bị động trong việc “quản lý nguồn nước” thì mơ ước “thoát ngập” sẽ khó thành hiện thực.


Có một thực tế là Hà Nội đang trong một tốc độ xây dựng chóng mặt, thế nhưng hầu hết các công trình xây dựng rất ít quan tâm đến giải pháp thoát nước, thậm chí họ còn làm hỏng hệ thống tiêu thoát chung. Cả thành phố là một đại công trường, từ nội thành ra đến ngoại ô, và chính cái công trường ấy đang là nguyên nhân lớn nhất làm tắc nghẽn các dòng chảy, làm tê liệt khả năng tiêu úng. Hơn chục năm trước, cả Hà Nội có trên 40 hồ với tổng diện tích trên 850ha, nhưng khi địa giới được mở rộng hơn, các công trình mọc lên, dân số đông hơn thì số lượng hồ lại bị giảm mạnh, hiện chỉ còn 19 hồ với tổng diện tích trên 600ha. 


Để giải quyết bài toán thoát ngập cho Hà Nội, ngoài việc đầu tư nâng cấp hạ tầng, đã đến lúc Hà Nội phải quyết liệt ngay từ khâu quy hoạch, tuyệt đối không phê duyệt các dự án làm ảnh hưởng đến diện tích và khả năng tiêu thoát của sông hồ. Trong phát triển đô thị, xây dựng công trình bắt buộc phải có cam kết trách nhiệm tham gia xử lý tiêu thoát nước. Giống như người đi xe máy thì phải đóng góp phí đường, cần thiết nên cân nhắc việc bắt buộc các chủ đầu tư công trình xây dựng phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc đầu tư hệ thống thoát nước, cần quy định bắt buộc về cốt nền xây dựng, bắt buộc tăng diện tích mặt nước tại các khu đô thị, nhất là các khu đô thị mới có diện tích lớn bắt buộc phải có hồ để điều hòa xử lý lượng nước mưa. Trong quá trình thi công các công trình nói chung phải có sự giám sát chặt chẽ, quy trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm việc xâm hại đến hệ thống thoát nước công cộng hoặc không tuân thủ các quy định về thoát nước. Có như vậy mới hy vọng, bằng không dù có đầu tư cả nghìn tỷ đồng thì trong nhiều năm tới Hà Nội cũng chưa thể thoát cảnh ngập úng.


 

Nữ Quỳnh


Để thoát ngập cho Hà Nội